Đến nội dung

Hình ảnh

Cách dạy bài phương trình mũ và phương trình logarit (tiết 2)


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 1 trả lời

#1
E. Galois

E. Galois

    Chú lùn thứ 8

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 3861 Bài viết
Các bạn giáo viên hãy cùng trao đổi tại topic này các ý tưởng của các bạn về cách dạy bài phương trình mũ và phương trình logarit (tiết 2). (GT12 cơ bản, chương II)
Bài này gồm phần II - Phương trình lôgarit

1) Xem cách đăng bài tại đây
2) Học gõ công thức toán tại: http://diendantoanho...oạn-thảo-latex/
3) Xin đừng đặt tiêu đề gây nhiễu: "Một bài hay", "... đây", "giúp tớ với", "cần gấp", ...
4) Ghé thăm tôi tại 
http://Chúlùnthứ8.vn

5) Xin đừng hỏi bài hay nhờ tôi giải toán. Tôi cực gà.


#2
E. Galois

E. Galois

    Chú lùn thứ 8

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 3861 Bài viết

Mình dự kiến như sau:


I. Mục đích – yêu cầu:

1. Về kiến thức:

- Biết phương trình lôgarit cơ bản.

2. Về kỹ năng:

- Giải được phương trình lôgarit: phương pháp đưa về lôgarit cùng cơ số, phương pháp mũ hoá, phương pháp dùng ẩn số phụ.

3. Về tư duy:

- Khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lí và suy luận lôgic;

- Khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình và hiểu được ý tưởng của người khác;

- Các thao tác tư duy: so sánh, tương tự, khái quát hoá, đặc biệt hoá.

4. Về thái độ:

- Có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập;

- Có đức tính trung thực, cần cù, vượt khó, cẩn thận, chính xác, kỉ luật, sáng tạo;

- Có ý thức hợp tác, trân trọng thành quả lao động của mình và của người khác;

- Nhận biết được vẻ đẹp của toán học và yêu thích bộ môn Toán.

II. Phương pháp – phương tiện:

1. Phương tiện:

a. Kiến thức liên quan: học sinh cần ôn lại ở nhà các kiến thức sau:

- Hàm số mũ, hàm số lôgarit, đạo hàm, dạng đồ thị, các tính chất.

- Các tính chất của lũy thừa và lôgarit;

- phương trình mũ.

b. Công cụ cần chuẩn bị:

- HS: máy tính CASIO fx – 570 MS, SGK GT12, thước kẻ.

- GV: Phấn viết, thước kẻ.

2. Phương pháp chủ yếu: Gợi mở vấn đáp + thuyểt trình.

III.Tiến trình dạy học:

1. Ổn định trật tự:(1’).

2. Kiểm tra bài cũ (7’).

a. Nội dung:  Nêu công thức nghiệm của phương trình mũ cơ bản, có khi nào phương trình mũ vô nghiệm không.

b. Hình thức: Gọi 1 HS đứng tại chỗ

c. Đối tượng: HS yếu.

3. Nội dung bài mới:

Tiết 33. §5. PHƯƠNG TRÌNH MŨ VÀ PHƯƠNG TRÌNH LÔGARIT (tiết 2)


II – Phương trình lôgarit:
1. Phương trình lôgarit cơ bản:
a) Định nghĩa: $log_ax = b (1 \neq a > 0)$.
ĐK: $x > 0$.

b) Cách giải:
* Minh họa đồ thị:
- GV chiếu hình minh họa đồ thị hàm số $y = log_ax$ và đường thẳng $y=b$, cho đường thẳng $y=b$ chuyển động rồi đặt câu hỏi:
+ Em hãy quan sát đồ thị và cho biết hai đồ thị trên cắt nhau tại mấy điểm,
+ So sánh hoành độ giao điểm với 0

* Cách giải:
$$log_ax=b\Leftrightarrow x=a^b$$

Tổng quát:
$$log_af(x)=b\Leftrightarrow f(x)=a^b$$
Chú ý: Khi giải pt trên, ta không cần đặt điều kiện dạng $f(x) > 0$

* Ví dụ 1: (phiếu học tập) giải các phương trình sau:
(a) $log_2x = 512$
(b) $ln x = 0$
© $logx=-1$
(d) $log_2(x^2 - 3x + 6) = 4$

Chia lớp thành 3 nhóm.


2. Cách giải một số phương trình lôgarit đơn giản:
a) Đưa về cùng cơ số:
...

1) Xem cách đăng bài tại đây
2) Học gõ công thức toán tại: http://diendantoanho...oạn-thảo-latex/
3) Xin đừng đặt tiêu đề gây nhiễu: "Một bài hay", "... đây", "giúp tớ với", "cần gấp", ...
4) Ghé thăm tôi tại 
http://Chúlùnthứ8.vn

5) Xin đừng hỏi bài hay nhờ tôi giải toán. Tôi cực gà.





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh