Đến nội dung

Hình ảnh

Phương trình-hệ phương trình qua các kỳ TS Đại Học

* * * * * 9 Bình chọn Tổng hợp

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 102 trả lời

#1
vietfrog

vietfrog

    Trung úy

  • Hiệp sỹ
  • 947 Bài viết

Phương trình - Hệ phương trình

qua các kì tuyển sinh Đại học- ôn thi Đại học

(từ 2002 đến 2012)

Một số lưu ý:

- Topic gồm những câu PT-HPT Đại số (có thể có tham số)

- Đề bài cần ghi rõ đề thi năm.....,khối......

- Lời giải trình bày đẹp, ( ghi hướng suy nghĩ,phân tích thì càng tốt )

- Có thể đưa các câu Phương trình-Hệ Phương trình trong các đề thi thử

nhưng cần ghi rõ đề của .... số(đợt)....năm....

- Có tuyệt chiêu, thủ thuật gì thì cứ phát biểu thoải mái.

( sẽ tiếp tục )

P/s: - Mong các bạn ủng hộ, mình hơi yếu phần này.

- Các Mod THPT, Olympiad tham gia ủng hộ nhé!


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi vietfrog: 15-11-2011 - 23:20

Sống trên đời

Cần có một tấm lòng

Để làm gì em biết không?

Để gió cuốn đi...

Chủ đề:BĐT phụ

HOT: CÁCH VẼ HÌNH


#2
vietfrog

vietfrog

    Trung úy

  • Hiệp sỹ
  • 947 Bài viết
Bài 1: ( Khối A-2003)
Giải hệ phương trình:

$\left\{ \begin{array}{l}
x - \dfrac{1}{x} = y - \dfrac{1}{y}\\
2y = {x^3} + 1
\end{array} \right.$
Bài 2: ( Khối B-2003)
Giải hệ phương trình:

$\left\{ \begin{array}{l}
3y = \dfrac{{{y^2} + 2}}{{{x^2}}}\\
3x = \dfrac{{{x^2} + 2}}{{{y^2}}}
\end{array} \right.$

Bài 3: ( Khối D-2003)
Giải phương trình:
${2^{{x^2} - x}} - {2^{2 + x - {x^2}}} = 3$

Bài 4: ( Khối D-2011 ) ( Câu V)
Tìm m để hệ phương trình sau có nghiệm:

$\left\{ \begin{array}{l}
2{x^3} - (y + 2){x^2} + xy = m\\
{x^2} + x - y = 1 - 2m
\end{array} \right.$


Mong mọi người ủng hộ!

Sống trên đời

Cần có một tấm lòng

Để làm gì em biết không?

Để gió cuốn đi...

Chủ đề:BĐT phụ

HOT: CÁCH VẼ HÌNH


#3
Ispectorgadget

Ispectorgadget

    Nothing

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 2946 Bài viết
Bài 2: Nhận thấy đây là hệ phương trình đối xứng loại 2 nên ta sẽ lấy 2 phương trình trừ cho nhau.

Bài giải

Nhận xét: $VP>0$ do đó $x,y>0$
Hệ phương trình đã cho
$\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
3yx^2 = y^2 + 2(1) \\
3xy^2 = x^2 + 2(2) \\
\end{array} \right.$
Lấy $(1)-(2)$
$3xy(x - y) = (y - x)(y + x) \Leftrightarrow (x - y)(3xy + x + y) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
3xy + x + y = 0 (l)\\
y = x \\
\end{array} \right.$ loại vì $(x,y>0)$
Thay $x=y$ vào (1) $3x^3-x^2-2=0$
$ \Leftrightarrow $ $(x-1)(3x^2+2x+2)=0$ $ \Leftrightarrow $ $x=1 =>y=1$
Vậy hệ có nghiệm duy nhất $(x;y)=(1;1)$
----------------
@vietfrog: Bạn không gõ dấu tương đương như thế này

<=>

Mình đã sửa cho bạn rồi đó. Rút kinh nghiệm nha!

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi vietfrog: 16-11-2011 - 12:10

►|| The aim of life is self-development. To realize one's nature perfectly - that is what each of us is here for. ™ ♫


#4
MIM

MIM

    KTS tương lai

  • Thành viên
  • 334 Bài viết

Bài 1: ( Khối A-2003)
Giải hệ phương trình:
$\left\{ \begin{array}{l}
x - \dfrac{1}{x} = y - \dfrac{1}{y}\\
2y = {x^3} + 1
\end{array} \right.$

$\left\{ \begin{array}{l}
x - \dfrac{1}{x} = y - \dfrac{1}{y}(1)\\
2y = {x^3} + 1(2)
\end{array} \right.$
Ta có:
(1)$\Leftrightarrow x-y+\dfrac{x}{xy}-\dfrac{y}{xy}=0$
$\Leftrightarrow (x-y)(1+\dfrac{1}{xy})=0$
$\Leftrightarrow\left[ \begin{array}{l}
x=y (*)\\
xy=-1(**) \\
\end{array} \right.$
Trường hợp (*):
Thế $x=y$ vào (2),ta được phương trình mới:
$\Leftrightarrow x^{3}-2x+1=0\Leftrightarrow (x-1)(x^{2}+x-1)=0$
$\Leftrightarrow\left[ \begin{array}{l}
x=1 \\
x=\dfrac{-1+\sqrt{5}}{2}\\
x=\dfrac{-1-\sqrt{5}}{2}\\
\end{array} \right.$
Mà $x=y$ nên :
$\Leftrightarrow\left[ \begin{array}{l}
x=y=1 \\
x=y=\dfrac{-1+\sqrt{5}}{2}\\
x=y=\dfrac{-1-\sqrt{5}}{2}\\
\end{array} \right.$
Trường hợp (**):
$\left\{ \begin{array}{l}
xy=-1\\
2y = {x^3} + 1
\end{array} \right.$
$\Leftrightarrow\left\{ \begin{array}{l}
y=\dfrac{-1}{x}\\
2y = {x^3} + 1
\end{array} \right.$
Thay $y=\dfrac{-1}{x}$ vào phương trình $2y=x^{3}+1$ ta được phương trình mới :
$x^{4}+x+2=0\Leftrightarrow (x^{4}-2.\dfrac{1}{2}x^{2}+\dfrac{1}{4})+(x^{2}+x+\dfrac{1}{4})+\dfrac{3}{2}=0$
$\Leftrightarrow (x^{2}-\dfrac{1}{2})^{2}+(x+\dfrac{1}{2})^{2}+\dfrac{3}{2}=0$.
Mà $(x^{2}-\dfrac{1}{2})^{2}+(x+\dfrac{1}{2})^{2}+\dfrac{3}{2}$ luôn lớn hơn 0 nên trường hợp này phương trình vô nghiệm.Do đó,ở trường hợp (**),phương trình trên vô nghiệm.
Vậy,nghiệm của phương trình
$\left\{ \begin{array}{l}
x - \dfrac{1}{x} = y - \dfrac{1}{y}\\
2y = {x^3} + 1
\end{array} \right.$
là:
$(x,y)=(1,1)$,$(\dfrac{-1-\sqrt{5}}{2})$,$(\dfrac{-1+\sqrt{5}}{2})$
---------------------
@vietfrog: Gõ thế này không đẹp đâu . Nên chèn 2 dấu dola vào.

x=y


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi vietfrog: 16-11-2011 - 12:11


#5
vietfrog

vietfrog

    Trung úy

  • Hiệp sỹ
  • 947 Bài viết
Còn Bài 3(D-2003)Bài 4( D-2011) các bạn nhé.
Giờ xin post thêm vào câu rồi đi học bài.
Bài 5:( Khối A-2011)
Giải hệ phương trình:
\[\left\{ \begin{array}{l}
5{x^2}y - 4x{y^2} + 3{y^3} - 2(x + y) = 0\\
xy({x^2} + {y^2}) + 2 = {(x + y)^2}
\end{array} \right.\]
Bài 6: (Khối B-2011)
Giải phương trình
\[3\sqrt {2 + x} - 6\sqrt {2 - x} + 4\sqrt {4 - {x^2}} = 10 - 3x\]
Bài 7: (Khối D-2011) ( Câu II)
Giải phương trình:
\[{\log _2}(8 - {x^2}) + {\log _{\dfrac{1}{2}}}(\sqrt {1 + x} + \sqrt {1 - x} ) - 2 = 0\]

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi vietfrog: 16-11-2011 - 19:13

Sống trên đời

Cần có một tấm lòng

Để làm gì em biết không?

Để gió cuốn đi...

Chủ đề:BĐT phụ

HOT: CÁCH VẼ HÌNH


#6
CD13

CD13

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1456 Bài viết

Bài 1: ( Khối A-2003)
Giải hệ phương trình:
$\left\{ \begin{array}{l}
x - \dfrac{1}{x} = y - \dfrac{1}{y}\\
2y = {x^3} + 1
\end{array} \right.$

Có thể giải bằng cách xét hàm $f(t)=t-\dfrac{1}{t}$.
Dễ thấy $f(t)$ đồng biến với mọi $t$ thuộc tập xác định. Như vậy phương trình đầu của hệ chỉ xảy ra khi $x =y$.
Thay vào phương trình thứ hai ta được
$x^3-2x+1=(x-1)(x^2+x-1)=0$ suy ra nghiệm $(x,y)$ như em huynhmylinh đã giải

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi ongtroi: 16-11-2011 - 19:58


#7
Cao Xuân Huy

Cao Xuân Huy

    Thiếu úy

  • Hiệp sỹ
  • 592 Bài viết
Em học THCS nhưng cũng xin được tham gia giải một tí.
Bài 6: $3\sqrt {2 + x} - 6\sqrt {2 - x} + 4\sqrt {4 - {x^2}} = 10 - 3x$
Đặt $a = \sqrt{2+x}$ và $b = \sqrt{2-x}$. ĐK: $-2 \le x \le 2$. Ta được hệ phương trình:
$\left\{ \begin{array}{l}3a - 6b + 4ab = 4 + 3{b^2}\\{a^2} + {b^2} = 4\end{array} \right.$
Trừ theo vế 2 phương trình ta được:
$3a - 6b = 4{b^2} - 4ab + {a^2}$
$ \Leftrightarrow {(2b - a)^2} + 3(2b - a) = 0$
$ \Leftrightarrow (2b - a)(2b - a + 3) = 0$
Ta có 2 trường hợp
+TH1: $2b - a = 0 \Leftrightarrow 4(2 - x) = 2 + x \Leftrightarrow x = \dfrac{6}{5}$ (thỏa)
+TH2: $2b - a + 3 = 0 \Leftrightarrow \sqrt {2 - x} = \sqrt {2 + x} - 3$
Theo ĐK thì: $x \le 2 \Rightarrow VP = \sqrt {2 + x} - 3 \le \sqrt 4 - 3 < 0 \le VT \Rightarrow VP < VT$ (không có $x$)
Vậy phương trình có 1 nghiệm: $S = \left\{ {\dfrac{6}{5}} \right\}$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Cao Xuân Huy: 18-11-2011 - 17:26

Cao Xuân Huy tự hào là thành viên VMF

Hình đã gửi


#8
hoangtrong2305

hoangtrong2305

    Trảm phong minh chủ

  • Phó Quản lý Toán Ứng dụ
  • 861 Bài viết

Bài 5:( Khối A-2011)
Giải hệ phương trình:
\[\left\{ \begin{array}{l}
5{x^2}y - 4x{y^2} + 3{y^3} - 2(x + y) = 0\\
xy({x^2} + {y^2}) + 2 = {(x + y)^2}
\end{array} \right.\]


\[\left\{ \begin{array}{l}
5{x^2}y - 4x{y^2} + 3{y^3} - 2(x + y) = 0 (1)\\
xy({x^2} + {y^2}) + 2 = {(x + y)^2} (2)
\end{array} \right.\]

(2) <=> $xy[(x+y)^{2}-2xy]+2=(x+y)^{2}$

<=>$(x+y)^{2}(xy-1)-2(xy+1)(xy-1)$

<=>$(xy-1)[(x+y)^{2}-2(xy+1)]=0$

<=>$\begin{bmatrix} xy=1<=>y=\frac{1}{x}(*)\\ x^{2}+y^{2}=2 \end{bmatrix}$

Thay (*) vào (1) <=> $5x-\frac{4}{x}+\frac{3}{x^{3}}-2x-\frac{2}{x}=0$

<=> $3x^{4}-6x^{2}+3=0$

<=>$x^{2}=1$

<=>$x=\pm 1$

Thay vào (*) ta có nghiệm của hệ phương trình:

$\left\{\begin{matrix} x=1\\ y=1 \end{matrix}\right.$ hay $\left\{\begin{matrix} x=-1\\ y=-1 \end{matrix}\right.$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hoangtrong2305: 18-11-2011 - 18:53

Toán học là ông vua của mọi ngành khoa học.

Albert Einstein

(1879-1955)

Hình đã gửi


-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Click xem Đạo hàm, Tích phân ứng dụng được gì?

và khám phá những ứng dụng trong cuộc sống


#9
phuonganh_lms

phuonganh_lms

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 293 Bài viết
Bài 7: (Khối D-2011) ( Câu II)
Giải phương trình:
\[{\log _2}(8 - {x^2}) + {\log _{\dfrac{1}{2}}}(\sqrt {1 + x} + \sqrt {1 - x} ) - 2 = 0\]
ĐK: $-1\le x\le 1$
Ta có pt $\Leftrightarrow {\log _2}(8 - {x^2})=2-\log_{\dfrac{1}{2}}{(\sqrt{1+x}+\sqrt{1-x})}$
$\Leftrightarrow \log_2({8-x^2})=\log_2{4}+\log_2{(\sqrt{1+x}+\sqrt{1-x})}$
$\Leftrightarrow \log_2({8-x^2})=\log_2{[4.(\sqrt{1+x}+\sqrt{1-x})]}$
$\Leftrightarrow 8-x^2=4(\sqrt{1+x}+\sqrt{1-x})\Leftrightarrow (8-x^2)^2=16.(2+2\sqrt{1-x^2})$ (1)
Đặt $\sqrt{1-x^2}=t$
(1)$\Leftrightarrow (7+t^2)^2=32.(1+t)\Leftrightarrow t^4+14t^2-32t+17=0\Leftrightarrow t=1$
$t=1\Leftrightarrow \sqrt{1-x^2}=1\Leftrightarrow x=0$ (tmđk)

Hình đã gửi


#10
vietfrog

vietfrog

    Trung úy

  • Hiệp sỹ
  • 947 Bài viết

Bài 3: ( Khối D-2003)
Giải phương trình:
${2^{{x^2} - x}} - {2^{2 + x - {x^2}}} = 3$

Bài làm
Ta có:

\[\begin{array}{l}
{2^{{x^2} - x}} - {2^{2 + x - {x^2}}} = 3\\
\Leftrightarrow {2^{{x^2} - x}} - \frac{4}{{{2^{{x^2} - x}}}} = 3\\
\Rightarrow {2^{{x^2} - x}} = 4 \Leftrightarrow {x^2} - x = 2 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = 2\\
x = - 1
\end{array} \right.
\end{array}\]

Sống trên đời

Cần có một tấm lòng

Để làm gì em biết không?

Để gió cuốn đi...

Chủ đề:BĐT phụ

HOT: CÁCH VẼ HÌNH


#11
CD13

CD13

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1456 Bài viết
Anh gửi cho các em thêm mấy bài

Bài 8 (Dự bị 1, KA-2002)
Giải phương trình: $16\log_{27x^2}x-3\log_{3x}x^2=0$

Bài 9 (Dự bị 2, KA-2002)
Tìm k để hai bất phương trình sau có nghiệm chung:
$|x-1|^3-3x-k<0$ và $ \frac{1}{2}\log_2x^2+\frac{1}{3}\log_2(x-1)^3 \le 3 $

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi vietfrog: 19-11-2011 - 23:28


#12
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết

\[\left\{ \begin{array}{l}
5{x^2}y - 4x{y^2} + 3{y^3} - 2(x + y) = 0 (1)\\
xy({x^2} + {y^2}) + 2 = {(x + y)^2} (2)
\end{array} \right.\]

(2) <=> $xy[(x+y)^{2}-2xy]+2=(x+y)^{2}$

<=>$(x+y)^{2}(xy-1)-2(xy+1)(xy-1)$

<=>$(xy-1)[(x+y)^{2}-2(xy+1)]=0$

<=>$\begin{bmatrix} xy=1<=>y=\frac{1}{x}(*)\\ x^{2}+y^{2}=2 \end{bmatrix}$

Thay (*) vào (1) <=> $5x-\frac{4}{x}+\frac{3}{x^{3}}-2x-\frac{2}{x}=0$

<=> $3x^{4}-6x^{2}+3=0$

<=>$x^{2}=1$

<=>$x=\pm 1$

Thay vào (*) ta có nghiệm của hệ phương trình:

$\left\{\begin{matrix} x=1\\ y=1 \end{matrix}\right.$ hay $\left\{\begin{matrix} x=-1\\ y=-1 \end{matrix}\right.$

Bài này bạn thiếu 2 cặp nghiệm $\,\,\left( {\frac{{ - 2\sqrt {10} }}{5};\frac{{ - \sqrt {10} }}{5}} \right);\,\left( {\frac{{2\sqrt {10} }}{5};\frac{{\sqrt {10} }}{5}} \right)$.

#13
MIM

MIM

    KTS tương lai

  • Thành viên
  • 334 Bài viết

\[\left\{ \begin{array}{l}
5{x^2}y - 4x{y^2} + 3{y^3} - 2(x + y) = 0 (1)\\
xy({x^2} + {y^2}) + 2 = {(x + y)^2} (2)
\end{array} \right.\]

(2) <=> $xy[(x+y)^{2}-2xy]+2=(x+y)^{2}$

<=>$(x+y)^{2}(xy-1)-2(xy+1)(xy-1)$

<=>$(xy-1)[(x+y)^{2}-2(xy+1)]=0$

<=>$\begin{bmatrix} xy=1<=>y=\frac{1}{x}(*)\\ x^{2}+y^{2}=2 \end{bmatrix}$

Có 2 trường hợp,
$\begin{bmatrix} xy=1<=>y=\frac{1}{x}(*)\\ x^{2}+y^{2}=2 \end{bmatrix}$
Sao bài của bạn chỉ thấy xét trường hợp (*) thôi??

#14
vietfrog

vietfrog

    Trung úy

  • Hiệp sỹ
  • 947 Bài viết

Bài 4: ( Khối D-2011 ) ( Câu V)
Tìm m để hệ phương trình sau có nghiệm:

$\left\{ \begin{array}{l}
2{x^3} - (y + 2){x^2} + xy = m\\
{x^2} + x - y = 1 - 2m
\end{array} \right.$

Ta có:

\[\begin{array}{l}
\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{2{x^3} - (y + 2){x^2} + xy = m}\\
{{x^2} + x - y = 1 - 2m}
\end{array}} \right.\\
\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
\left( {{x^2} - x} \right)\left( {2x - y} \right) = m\\
\left( {{x^2} - x} \right) + \left( {2x - y} \right) = 1 - 2m
\end{array} \right.
\end{array}\]
Đặt :\[{x^2} - x = a \ge - \frac{1}{4};2x - y = b\]
Khi đó ta sẽ tìm $m$ để hệ sau có nghiệm:

\[\left\{ \begin{array}{l}
ab = m\\
a + b = 1 - 2m
\end{array} \right.\]
Hệ tổng, tích thì đơn giản rồi. Chú ý điều kiện.

Sống trên đời

Cần có một tấm lòng

Để làm gì em biết không?

Để gió cuốn đi...

Chủ đề:BĐT phụ

HOT: CÁCH VẼ HÌNH


#15
Ispectorgadget

Ispectorgadget

    Nothing

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 2946 Bài viết
Khối B năm 2006
Câu 2:
\[
\left\{ \begin{array}{l}
x + y - \sqrt {xy} = 3 \\
\sqrt {x + 1} + \sqrt {y + 1} = 4 \\
\end{array} \right.(x;y \in R)
\]


Topic này giờ đìu hiu nhỉ

►|| The aim of life is self-development. To realize one's nature perfectly - that is what each of us is here for. ™ ♫


#16
vietfrog

vietfrog

    Trung úy

  • Hiệp sỹ
  • 947 Bài viết
Ùm. Điu hiu thật đấy Kiên ạ. :( .
Anh cũng post 1 câu trong đề thi thử của ĐHSP.
Giải hệ pt sau:
\[\left\{ \begin{array}{l}
2+ 6y = \frac{x}{y} - \sqrt {x - 2y} \\
\sqrt {x + \sqrt {x - 2y} } = x + 3y - 2
\end{array} \right.\]

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi vietfrog: 07-12-2011 - 19:22

Sống trên đời

Cần có một tấm lòng

Để làm gì em biết không?

Để gió cuốn đi...

Chủ đề:BĐT phụ

HOT: CÁCH VẼ HÌNH


#17
NGOCTIEN_A1_DQH

NGOCTIEN_A1_DQH

    Never Give Up

  • Thành viên
  • 625 Bài viết

Ùm. Điu hiu thật đấy Kiên ạ. :( .
Anh cũng post 1 câu trong đề thi thử của ĐHSP.
Giải hệ pt sau:
\[\left\{ \begin{array}{l}
x + 6y = \frac{x}{y} - \sqrt {x - 2y} \\
\sqrt {x + \sqrt {x - 2y} } = x + 3y - 2
\end{array} \right.\]


anh Việt post sai đề rồi kìa, bài này đề đúng ra phải là:

$\left\{\begin{matrix} 2+6y=\frac{ x}{y}-\sqrt{x-2y}& \\ \sqrt{x+\sqrt{x-2y}}=x+3y-2 & \end{matrix}\right.$


thôi em chém bài này luôn vậy, nó cũng đã từng được đưa vào topic của anh truclamyentu rồi nhưng em không thâý

$ PT(1) \Leftrightarrow x-2y-y\sqrt{x-2y}-6y^2=0 $

$ \sqrt{x-2y}=3y $ hoặc $\sqrt{x-2y}=-2y$

xét TH $ \sqrt{x-2y}=3y $
suy ra $ x=9y^2+2y $
thay vào PT(2) ta dc:

$ \sqrt{9y^2+2y+3y}=9y^2+2y+3y-2 $

giải PT này là việc khá nhẹ nhàng, TH còn lại cũng tương tự

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi NGOCTIEN_A1_DQH: 07-12-2011 - 19:53

Em cắm hoa tươi đặt cạnh bàn

Mong rằng toán học bớt khô khan

Em ơi trong toán nhiều công thức

Cũng đẹp như hoa lại chẳng tàn

#18
NGOCTIEN_A1_DQH

NGOCTIEN_A1_DQH

    Never Give Up

  • Thành viên
  • 625 Bài viết

Khối B năm 2006
Câu 2:
\[
\left\{ \begin{array}{l}
x + y - \sqrt {xy} = 3 \\
\sqrt {x + 1} + \sqrt {y + 1} = 4 \\
\end{array} \right.(x;y \in R)
\]


Topic này giờ đìu hiu nhỉ


mình làm bài này :D :D
bình phương PT (2), kết hợp PT(1) ta có hệ:

$\left\{\begin{matrix} x+y+2\sqrt{x+y+xy+1}=14 &\\ x+y-\sqrt{xy}=3 & \end{matrix}\right.$

đặt x+y=S, xy=P ta dc:

$\left\{\begin{matrix} S+2\sqrt{S+P+1}=14 &\\ S-\sqrt{P}=3 & \end{matrix}\right.$

từ PT dưới ta được $ S=3+\sqrt{P} $

thay vào PT trên và bình phương ta dc:

$ 3P+26\sqrt{P}-105=0 $

$ \Rightarrow \sqrt{P}=3 $

tới đây thì công việc nhẹ nhàng rồi :D :D
Em cắm hoa tươi đặt cạnh bàn

Mong rằng toán học bớt khô khan

Em ơi trong toán nhiều công thức

Cũng đẹp như hoa lại chẳng tàn

#19
phuonganh_lms

phuonganh_lms

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 293 Bài viết

Khối B năm 2006
Câu 2:
\[
\left\{ \begin{array}{l}
x + y - \sqrt {xy} = 3 \\
\sqrt {x + 1} + \sqrt {y + 1} = 4 \\
\end{array} \right.(x;y \in R)
\]

ĐK: $x \ge -1, y \ge -1, xy \ge 0$
Đặt $x+y=a, xy=b$
Ta có hệ trở thành $ \left\{\begin{array}{|}a-\sqrt{b}=3\\ a+2+2\sqrt{a+b+1}=16\\\end{array}\right.$
$\Leftrightarrow \left\{\begin{array}{|} a=\sqrt{b}+3 \\ 2\sqrt{4+\sqrt{b}+b}=11-\sqrt{b}\\\end{array}\right.$
$\Rightarrow \left\{\begin{array}{|} b \le 121 \\ 3b+26\sqrt{b}-105=0 \Leftrightarrow \sqrt{b}=3\\\end{array}\right.$
$\Leftrightarrow b=9,a=6$
Từ đây ta có $\left\{\begin{array}{|}x+y=6\\xy=9\\\end{array}\right. \Leftrightarrow x=3,y=3$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi phuonganh_lms: 07-12-2011 - 20:22

Hình đã gửi


#20
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết

Khối B năm 2006
Câu 2:
\[
\left\{ \begin{array}{l}
x + y - \sqrt {xy} = 3 \\
\sqrt {x + 1} + \sqrt {y + 1} = 4 \\
\end{array} \right.(x;y \in R)
\]


Giờ mới ghé thăm pic này của vietfrog. Anh ủng hộ em với một cách giải khác cho bài trên.

Điều kiện: ...

Đặt $$\left\{ \begin{array}{l}
\sqrt {x + 1} = 2 + t\\
\sqrt {y + 1} = 2 - t
\end{array} \right.\,\,\,\left( { - 2 \le t \le 2} \right) \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x + 1 = {t^2} + 4t + 4\\
y + 1 = {t^2} - 4t + 4
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x = {t^2} + 4t + 3\\
y = {t^2} - 4t + 3
\end{array} \right.$$
Khi đó phương trình thứ nhất của hệ trở thành: $$2{t^2} + 6 - \sqrt {\left( {{t^2} + 3 + 4t} \right)\left( {{t^2} + 3 - 4t} \right)} = 3 \Leftrightarrow \sqrt {{t^4} - 10{t^2} + 9} = 2{t^2} + 3$$
$$ \Leftrightarrow {t^4} - 10{t^2} + 9 = 4{t^4} + 12{t^2} + 9 \Leftrightarrow 3{t^4} + 22{t^2} = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
{t^2} = 0\\
{t^2} = - \dfrac{{22}}{3}\left( L \right)
\end{array} \right.$$
$$ \Leftrightarrow t = 0 \Leftrightarrow \boxed{x = y = 3}$$

P/s: Các bạn có nhận ra điều thú vị ở cách đặt ẩn không. Tại sao lại đặt $\left\{ \begin{gathered}
\sqrt {x + 1} = 2 + t \\
\sqrt {y + 1} = 2 - t \\
\end{gathered} \right.$. Các bạn thử phân tích nhé
:icon1:





Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: Tổng hợp

1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh