Đến nội dung

Hình ảnh

Môn Topo mang xuống cấp dưới?

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 35 trả lời

#1
con-meo

con-meo

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 32 Bài viết
Vì sao không học môn Topo...ngay từ cấp 3?!.Theo tôi nó cũng đơn giản...không khó lắm.Chỉ toàn là khái niệm....?!.(Có gì sai thì mấy sư phụ thông cảm nha!).
[COLOR=red]
con-meo Chào mấy bạn!

#2
MrMATH

MrMATH

    Nguyễn Quốc Khánh

  • Hiệp sỹ
  • 4047 Bài viết
Con-meo nói không hẳn k0 có lý, nhưng mình cứ thử làm phản biện xem thế nào:
  • Thứ nhất là môn topo k0 hề dễ, chí ít là với cách tiếp cận của mình: học vài khái niệm cơ bản và thử làm quen với 1 số định lý nổi tiếng. Nếu nói rằng topo rất thú vị và hay ho, nhưng cũng không đến nỗi phức tạp lắm thì còn có vẻ hợp lý hơn
  • Topo là 1 ngành của toán học cao cấp, dĩ nhiên cái từ "cao cấp" là hơi tương đối, nhưng nó cũng nói lên 1 điều là: những tư tưởng của topo hòan toàn không dễ tiếp thu hết được. Nói trắng ra là mức tư duy của HSPT chưa đủ để hấp thụ nó. Việc kéo thêm kiến thức cao quá xuống có thể sẽ làm hại cái đầu của các em nhỏ........
P.S: mấy điều bàn tán cho vui, mọi người tiếp tục.............okie?!


#3
thánhtoán

thánhtoán

    Toán học là bể khổ

  • Thành viên
  • 195 Bài viết
Các em ấy còn đang học mờ măt ra chưa xong lại nhồi nhét thêm nhưng cái đấy chắc điên mất ,để hiểu được cái đấy cần nhiều kiến thức cao cấp nếu có học topo mà kiến thức để hiểu nó chưa đủ thì cũng chẳng đem lại kết quả gì chỉ tổ làm cho các em thấy toán học sao loằng ngoằng thế.
:D

#4
pizza

pizza

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 143 Bài viết
Tôpô hoàn toàn không đơn giản , ngay cả cách tiếp cận theo hướng ứng dụng trong giải tích chứ chưa nói đến bất biến . Mình thấy chương trình pt dạy giới hạn và liên tục trên R rất sơ sài , các hs hiểu được nó đã toát mồ hôi thì nói gì đến tôpô ? Hoàn toàn đồng ý với Thánh_toán , cái gì cũng phải đúng lúc của nó , vội vàng là hỏng ngay ( tất nhiên là không tính các thần đồng ) .

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi pizza: 07-09-2005 - 13:03

The world is what it is; men who are nothing , who allow themselves to become nothing , have no place in it !
(Naipaul)
Khi mê tiền chỉ là tiền
Ngộ ra mới biết trong tiền có tâm
Khi mê dâm chỉ là dâm
Ngộ ra mới biết trong dâm có tình
(NBS)

#5
vietbac

vietbac

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 35 Bài viết
Đừng có đưa ra ý kiến dại dột thế con-meo a. Môn tô pô không khó thì cũng có ít môn dễ lắm.
Cứ tích phân với đạo hàm là đã đủ chết với Học sinh cấp ba rồi.

#6
ngoisaosang99

ngoisaosang99

    Lính mới

  • Thành viên
  • 2 Bài viết
[COLOR=blue]Có thể đối với bạn môn học đó không có gì là khó,nhưng bạn cũng không nên nói rằng môn học đó nên học ở cấp 3.Bạn hãy thử nghiên cứu kĩ xem,môn học đó cũng không phải là quá dễ dàng như bạn nói đâu.Mình cũng đang học môn đó,nhưng không học ở Việt Nam.Mình không biết ở VN các bạn học như thế nào nhưng ở chỗ mình các thầy yêu cầu rất cao,đó là môn học không dễ vượt rào chút nào.

#7
TQFT

TQFT

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 67 Bài viết
Nói chung chuyện mang topology xuống cấp dưới là chuyện không tưởng. Hỏi thật chứ mình không tin có nhiều người hiểu được topology một cách nghiêm túc, ít nhất là hết được cuốn sách giáo khoa của Kelly.
0-->Topology---->Geometry----->Moduli space---->0
Is it splitting?

#8
Ham_Toan

Ham_Toan

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 147 Bài viết
MOn topo mà đem xuống phổ thông sẽ có 2 chuyện xảy ra:
. Thứ nhất môn Toán khi thi, tỉ lệ đậu sẽ là 1/50.
. Thứ hai, giờ Toán trên lớp chỉ còn là những cực hình cho biết bao em nhỏ.

Tội, tội , tội lắm !

#9
hoadaica

hoadaica

    Đại ca mafia Nga

  • Thành viên
  • 475 Bài viết
bác con-meo hết chuyện nói rồi sao, lại tính chuyện đưa cái môn khỉ gió này xuống phổ thông? Hồi tôi học topo cứ ngơ ngơ như bò đội nón ấy.
Nhưng tôi ủng hộ việc mở các khóa nâng cao ở phổ thông, nâng cao không phải là giải những bài toán quá khó, mà là thử truyền tải cho học sinh những ý tưởng gọi là mới đối với các em. Tôi nghĩ đó cũng là một cách khơi dậy trong các em tính tò mò và sau đó là niềm đam mê toán học. Việc này không phải chỉ là môn topo, mà một số môn khác nữa. Mình có một cuốn sách của Lebeg (ông sáng lập ra tích phân và đọ đo Lebeg), ông trình bày hết sức hay, bắt đầu là những kiến thức phổ thông về việc đo lường, và sau đó phát triển lên ... Nói chung là rất hay và logic, một học sinh vững kiến thức toán có thể cảm thụ được ý tưởng của ông. Cuốn này bằng tiếng Nga, hình như anh con-meo cũng có. Hôm nào bác con-meo dịch cho anh em xem đi nhé, hì hì. Mấy tháng ôn tiếng Nga rồi, chắc bây giờ nói như dzó rồi còn gì. Mà bác con-meo dạo này không thấy xuất hiện nữa nhỉ? bận dạy thêm nhiều quá hả?hì hì.
Con cò bay lả bay la,
Bay một hồi mệt, ngồi la quá trời.

#10
quyt

quyt

    Lính mới

  • Thành viên
  • 1 Bài viết
có nhiều sv đại học còn ko hiểu dc nữa là hspt

#11
tamcaomoi2006

tamcaomoi2006

    Lính mới

  • Thành viên
  • 8 Bài viết
theo em nghĩ thì nếu viết sách một cách có hệ thống và kèm theo đó là trực quan sinh động thì học sinh phổ thông nào "đọc được tiếng việt" thì có thể hiểu được Tô Pô. Cái cách dạy học của Việt nam ta là vậy:

cái gì khó thì bỏ qua,hoặc nói rằng các em phải thừa nhận định lý này,hoặc là nghe thầy giáo nói: người ta đã chứng minh được rồi.
có những ngày xưa hồi em học cấp 3 muốn tìm hiểu nhưng mà làm sao mà tìm hiểu được,muốn tìm hiểu một cái gì đó sâu sác thì chỉ còn biết ra quán sách củ,may ra mới có thể tiếp cận được với nền toán học cách đây 40-50 năm mà cũng không thể có.xin hết

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi tamcaomoi2006: 28-03-2006 - 06:48


#12
vivu

vivu

    Lớp trưởng lớp 9A

  • Thành viên
  • 15 Bài viết

theo em nghĩ thì nếu viết sách một cách có hệ thống và kèm theo đó là trực quan sinh động thì học sinh phổ thông nào "đọc được tiếng việt" thì có thể hiểu được Tô Pô. Cái cách dạy học của Việt nam ta là vậy:

cái gì khó thì bỏ qua,hoặc nói rằng các em phải thừa nhận định lý này,hoặc là nghe thầy giáo nói: người ta đã chứng minh được rồi.
có những ngày xưa hồi em học cấp 3 muốn tìm hiểu nhưng mà làm sao mà tìm hiểu được,muốn tìm hiểu một cái gì đó sâu sác thì chỉ còn biết ra quán sách củ,may ra mới có thể tiếp cận được với nền toán học cách đây 40-50 năm mà cũng không thể có.xin hết

Nếu nói như bạn thì chỉ cần mấy ông nhà văn viết là sẽ truyền tải được tất cả các kiến thức các môn sao? Biét rằng đọc từng chữ thì hiểu nhưng để nắm được thi lại là chuyện khác.
Cái này có lẽ phải đợi đến khi loài người lên một Tầm cao mới :D

#13
Polytopie

Polytopie

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 151 Bài viết
Topo đúng là ngành mà ngay cả sinh viên đại học học hết một course vẫn có thể không hiểu tí gì về ý nghĩa đằng sau của nó cũng như các hiện tượng cơ bản của topo, cho nên mang nó xuống phổ thông là giết học sinh, trừ khi phải là những học sinh có năng khiếu. Nhưng vấn đề là: ở cấp 3 có bao nhiêu thầy cô đủ trình độ để biết topo là cái gì? Chất lượng giáo viên cấp 3 ở VN theo mình nghĩ, nói nghiêm túc, chỉ nên đi dạy học sinh cấp 1-2.
Tôi tư duy nên Tôi không tồn tại.

#14
Kakalotta

Kakalotta

    Thèm lấy vợ

  • Thành viên
  • 805 Bài viết
Đúng là giáo viên cấp 3 của việt Nam dốt thật. Bạn bè mình lắm thằng đi dạy cấp 3, mình biết, dạy cấp 3 cũng đã là quá tải.Mang Tôp dạy cấp 3 thì chả ai dạy được, chả ai học được
PhDvn.org

#15
tthao

tthao

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 25 Bài viết
KK nói đúng lắm, đa số GV cấp 3 ở mình đều dốt cả. Nhưng cũng có thể bạn bè của cậu mà đi dạy cấp 3 đều là những người dốt.

#16
Polytopie

Polytopie

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 151 Bài viết
Vấn đề dốt là hiệu ứng chung của kiểu giáo dục VN, chứ không phải là do ý thức tự tại của những sinh viên hay khả năng tự tại của họ. Nói chung là ít người nào ở tuổi 18, 20 đã thực sự ý thức được cực kỳ rõ con đường của mình và biết cần phải phấn đấu như thế nào. Ở VN sinh viên không có môi trường định hướng tốt và được sự giáo dục tốt như ở các nước tư bản, chưa kể cả xã hội chỉ nhao nhao chú trọng tiền- bà bán thịt cũng có thể chê giáo sư đại học kiểu: "ôi dào hay ho cái gì cái loại còm nhom nghèo đói ấy" rồi các trò chơi bời hãnh tiến kiểu mới có tiền của thanh niên đú- làm cho môi trường xã hội trở nên đục ngầu: chả ai muốn học nữa, mà muốn cũng chả được học vì xung quanh mình- bạn bè cũng chả đứa nào học vẫn có bằng tốt nghiệp. Đến lúc ra trường thì giỏi dốt như nhau, cứ có tiền có bố làm to thì xin được việc ngon. Tất cả những yếu tố ấy tạo nên sự dốt của sinh viên VN. Còn yếu tố phụ là chất lượng giáo sư, số lượng tài liệu, môi trường nghiên cứu ... thì theo mình là có thể cố gắng vượt qua được- nhất là trong điều kiện internet tài liệu online tốt như hiện nay.
Bản thân mình khi 20 tuổi mới bắt đầu mở mắt tìm hiểu thế giới, thấy cái gì cũng hay cũng lạ, cũng phải lao đầu vào sờ sờ mó mó một lúc, mãi cho đến giờ mới biết mình muốn làm gì. Cho nên rốt cục mình nghĩ không phải nói ra để trách giáo viên VN dốt, mà ngược lại, là trách môi trường làm cho họ dốt. Cứ xét chung bình giáo viên cấp 3 ở Hà nội, mình dám chắc là số người có thể dạy được toán đại học đếm trên đầu ngón tay- trừ trường tổng hợp, sư phạm- thầy giáo vốn là giảng viên đại học rồi nên không tính. Còn lại, có lẽ may ra ở Amsterdam có được 1,2 người là có thể dạy được topology cơ bản. Còn các trường khác thì nên quên luôn. Ví dụ trường CVA ngày xưa mình học, nói xin lỗi các thầy cô chứ hồi đó có lẽ giáo viên cả trường không ai thực sự hiểu cái định nghĩa giới hạn và đạo hàm là cái gì (mình đã hỏi một giáo viên về cái định nghĩa :D - nhưng thầy ấy cũng không hiểu rõ, ấp a ấp úng).

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Polytopie: 29-03-2006 - 16:13

Tôi tư duy nên Tôi không tồn tại.

#17
tthao

tthao

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 25 Bài viết
Đúng là GV cấp 3 thường cầu toàn chẳng chịu học trau dồi kiến thức chuyên môn gì cả (dĩ nhiên tôi đang nói đến đa số, chứ không phải tất cả). Kiến thức của họ được học không sử dụng cũng sẽ rơi rụng dần. Nhưng cũng cần nhìn vào đội ngũ giảng dạy ĐH mà xem được mấy người, đa số học thuộc lòng rồi đi dạy sinh viên. Thằng ở trên cao còn dốt nói gì thằng ở dưới.

Sinh viên mình tại sao lại phát triển chậm chạp thế ah, không biết mọi người có hình dung được cảnh đi học ở quê nhà mình không. Thuê nhà cấp 4: nóng, rét , lắm muỗi, bẩn thỉu, đèn điện mập mù, nhà cửa chật chội bốn nằm đứa chui vào một chỗ,; ăn uống thì bẩn thỉu , thiếu chất, thiếu tiền. Thư viện thì chật chội, thiếu thốn, lạc hậu, chen lấn, xếp hàng đến hàng giờ lấy được cuốn sách thì hết giờ là vừa.... Hỏi điều kiện thế thì học giỏi thế nào được đây. Nếu mà kể ra thì còn vô số cái khổ mà những người đi học nói chung đang phải chịu, thế thì học giỏi thế cóc nào được.

Đấy là chưa kể các vấn đề tiêu cực, học giỏi chưa chắc đã có điều kiện để học làm tiếp. Một lần hồi đi học môn PDE ở trường, nghe một tay lúc ấy đang làm Phó hiệu trưởng nói: Bây giờ các em cứ học đi, thích cái gì thì học cái đây. Nhưng sau này đừng nghĩ như thế bởi nhiều khi muốn đi học cũng chẳngd được đi. Nghe mà cú, nhưng rồi thấy nó vẫn cứ đúng. Cái quỹ đạo ấy thành nếp ở mình rồi.

#18
hoadaica

hoadaica

    Đại ca mafia Nga

  • Thành viên
  • 475 Bài viết
Đưa một ít kiến thức topo xuống phổ thông không phải là không có lý. Làm quen những kiến thức cơ bản là rất tốt và thực sự nó không khó lắm, ví dụ như một ít về lý thuyết tập hợp, giới hạn, lân cận ... Nếu học sâu vào thì vất vả (cho người dạy lẫn người học, hì hì). Đơn giản một cái, khi tiếp xúc và làm việc với topo yếu, mạnh, rồi ultra yếu (mạnh), khối anh không biết làm sao dù định nghĩa rất rõ ràng. Bây giờ học các định lý trên không gian banach để làm đệm học lý thuyết sx trên không gian topo, banach đụng nhiều cái mới mà giậc cả mình vì những năm đầu không lo học. Nhìn từ góc độ dân giải tích hàm mình thấy rất cần thiết.
Việc giáo viên cấp 3 như thế nào thì mình không bàn đến, vì họ cũng từng dạy mình mà mới được hôm nay. Biết ít hay nhiều là cái tội của từng người một, đừng nên quơ cả nắm như vậy mà tội họ (như một số topic khác trên dd).
Dạy phổ thông hay ĐH gì cũng vậy, quan trọng là làm cho sv "cảm giác" được những cái mình đang học. Vậy thôi!
Con cò bay lả bay la,
Bay một hồi mệt, ngồi la quá trời.

#19
Polytopie

Polytopie

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 151 Bài viết
Bác hoadaica đang bào chữa cho một việc không cần bào chữa. Bọn tớ không ai chê giáo viên của mình dốt- theo kiểu chế nhạo cả, mà đang nói đến thực trạng và vấn đề của nền giáo dục, văn hóa VN nói chung. Sự dốt của giáo viên là hệ quả của thực tế ấy, chứ không phải do bản thân họ IQ thấp hay thế này thế kia.

Còn một thực tế khác nữa mà em chưa nói đến khi phát biểu rằng giáo viên cấp 3 ở ta chỉ nên dạy cấp 1-2. Đó là ở Tây đây- như em ở Đức- giáo viên cấp 3 của chúng nó bắt buộc phải có bằng Diplom Uni trở lên- tức là bằng thạc sĩ (Master) trở lên mới được dạy. Còn giáo viên cấp 3 ở VN thì chỉ tốt nghiệp đại học- là cử nhân bình thường. Đó là chưa cần xét đến trình độ cử nhân đại học ở VN so với trình độ cử nhân của Tây làm gì cho thêm buồn.
Tôi tư duy nên Tôi không tồn tại.

#20
hoadaica

hoadaica

    Đại ca mafia Nga

  • Thành viên
  • 475 Bài viết
Có nhiều cái rất khó giải thích cho thỏa đáng. Nhưng nói thật lòng thế này, nếu các vị ở dd thấy được, biết được cái tệ hại này các vị có vui lòng về VN dạy Toán sau khi tốt nghiệp không?
Từ lâu mình đã nghe một ý kiến thế này: để dạy mẫu giáo cần phải là tiến sĩ (tức phó tiến sĩ), còn cấp bậc phổ thông thì master, dạy bậc ĐH chỉ cần là ĐH. Còn dạy sau ĐH thì .... hà hà.
Dạy ĐH còn phải lo cơm áo gạo tiền thì dạy phổ thông không phải bàn. Còn kiến thức ĐH nghĩa lý gì, giáo viên dạy phổ thông khi đi học ĐH còn chết lên chết xuống, về PT không đọc lại thì sẽ quên, đó cũng là hệ quả tất yếu mà thôi vì thực sự họ không cần những kiến thức ĐH ở PT đại trà (ý nói ngoài các trường chuyên chọn). Nói đi nói lại cũng chỉ là một vấn đề, GD tệ hại...
Bên Nga này về các trường PT gặp nhiều phó tiến sĩ dạy toán. Còn master là bắt buộc vì bằng ĐH của Nga gần như là master rồi, hì hì... Hi vọng 10 năm nữa gặp lại các bác để cùng bàn chuyện thì vui hơn. Chứ bây giờ thì nói nhiều cũng chẳng được gì ngoài việc cho sướng miệng.
Thân.
Con cò bay lả bay la,
Bay một hồi mệt, ngồi la quá trời.




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh