Đến nội dung

Hình ảnh

Bài toán về Đường Tròn và Tam Giác - toán kỳ 1 lớp 9

toan lop chin

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 7 trả lời

#1
2mahonghong

2mahonghong

    Lính mới

  • Thành viên
  • 3 Bài viết
Các bác ơi, đây là đề cương ôn toán của cháu, lớp 9, kỳ 1.
Quả thực cháu ko làm đc mấy bài này nên mang lên nhờ giúp đỡ, cháu mong mọi người từ cùng lớp 9 --> giáo viên giúp đỡ. Cháu thực dốt toán HÌNH thôi nên rất rất mong gợi í, giúp đỡ ạ
Bài 2
Cho nửa đường tròn (O) đường kính AB. Qua C thuộc nửa đường tròn kẻ tiếp tuyến xy của đường tròn. Gọi M, N lần lợt là hình chiếu của điểm A và B trên xy. Gọi H là chân đường vuông góc kẻ từ C xuống AB. Chứng minh:
a/ C là trung điểm của MN
b/ CH2 = AM.BN

Bài 3
Cho tam giác ABC vuông tại A( AB<AC), đường cao AH. Vẽ đường tròn tâm A bán kính AB, từ B và C kẻ 2 tiếp tuyến BE và CF tới đường tròn (A) ( E, F là hai tiếp điểm)
a/ Chứng minh rằng 4 điểm A, H, C, F cùng thuộc 1 đường tròn.
b/ AH = 5cm, AC = 7cm. Tính HF?
c/ Chứng minh EF là tiếp tuyến của đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.

Bài 4
Cho nửa đường tròn tâm O, đường kính AB. Kẻ các tiếp tuyến Ax, By cùng phía với một nửa đường tròn đối với AB. Vẽ bán kính OE bất kỳ.Tiếp tuyến của (O) tại E cắt Ax , By theo thứ tự tại C, D.
a/ Chứng minh CD = AC + BD
b/ Tính góc COD
c/ Gọi I là giao điểm của OC và AE, K là giao điểm của OD và BE. Tứ giác EIOK là hình gì?
d/ Gọi EH là đường cao của tam giác AEB. Chứng minh CB cắt EH tại trung điểm của EH

Bài 5
Từ 1 điểm S nằm bên ngoài đường tròn tâm O vẽ các tiếp tuyến SA, SB ( A, B là các tiếp điểm). Kẻ đường kính AC của đường tròn (O). Tiếp tuyến tại C của đường tròn (O) cắt AB tại E
a/ Chứng minh các điểm A, O, S, B cùng thuộc 1 đường tròn.
b/ Chứng minh AC2 = AB. AE
c/ Chứng minh SO // CB
d/ Chứng minh OE vuông góc với SC

Bài 7
Cho tam giác ABC vuông tại A, AC > AB, đường cao AH. Vẽ đường tròn tâm I có đường kính BH cắt AB ở D. Vẽ đường tròn tâm K có đường kính CH cắt AC ở E.
a)Tứ giác ADHE là hình gì?
b)Chứng minh AD.AB = AE.AC
c)Chứng minh DE là tiếp tuyến chung của 2 đường tròn (I) và (K).
d)Tính DE biết bán kính các đường tròn (I) và (K) theo thứ tự r:R ( R>r)

Bài 8
Cho nửa đường tròn đường kính AB = 2R. Trên nửa mặt phẳng bở AB chứa nửa đường tròn vẽ các tia tiếp tuyến Ax, By. Lấy điểm M thuộc nửa đường tròn ( M khác A, B). Tiếp tuyến tại M của nửa đường tròn cắt Ax, By thứ tự tại C và D.
a/ Chứng minh: $\angle COD = 90^o$
b/ Chứng minh: AC.BD = R2
c/ Chứng minh AB tiếp xúc đường tròn ngoại tiếp tam giác COD
d/ Kẻ MH vuông góc với AB. Chứng minh CB đi qua trung điểm I của MH.


Cháu rất mong câu trả lời vì quả thực khó quá, cháu ko biết làm

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi perfectstrong: 06-12-2011 - 16:37

Những điều vu vơ ...

#2
MIM

MIM

    KTS tương lai

  • Thành viên
  • 334 Bài viết

Các bác ơi, đây là đề cương ôn toán của cháu, lớp 9, kỳ 1.
Quả thực cháu ko làm đc mấy bài này nên mang lên nhờ giúp đỡ, cháu mong mọi người từ cùng lớp 9 --> giáo viên giúp đỡ. Cháu thực dốt toán HÌNH thôi nên rất rất mong gợi í, giúp đỡ ạ
]Bài 2
Cho nửa đường tròn (O) đường kính AB. Qua C thuộc nửa đường tròn kẻ tiếp tuyến xy của đường tròn. Gọi M, N lần lợt là hình chiếu của điểm A và B trên xy. Gọi H là chân đường vuông góc kẻ từ C xuống AB. Chứng minh:
a/ C là trung điểm của MN
b/ CH2 = AM.BN


Mấy bài này dễ mà bạn.Bạn tự vẽ hình nha
a)$MA$ vuông góc với $MN$,$BN$ vuông góc với $MN,OC$ vuông góc với $MN \Rightarrow MA//BN//OC$
O là trung điểm của AB nên C là trung điểm của MN
b)$CH^{2}=AH.HB
AH=AM
HB=MN$
$\Rightarrow CH^{2}=AM.BN$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi huynhmylinh: 03-12-2011 - 09:19


#3
MIM

MIM

    KTS tương lai

  • Thành viên
  • 334 Bài viết

Bài 3
Cho tam giác ABC ( AB<AC), đường cao AB. Vẽ đường tròn tâm A bán kính AB, từ B và C kẻ 2 tiếp tuyến BE và CF tới đường tròn (A) ( E, F là hai tiếp điểm)
a/ Chứng minh rằng 4 điểm A, H, C, F cùng thuộc 1 đường tròn.
b/ AH = 5cm, AC = 7cm. Tính HF?
c/ Chứng minh EF là tiếp tuyến của đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.


Bạn coi lại đề nha :icon6:

#4
2mahonghong

2mahonghong

    Lính mới

  • Thành viên
  • 3 Bài viết
Dạ, em làm đc bài 2 rùi, hyhy coi lại kỹ rồi nên làm và hiểu rồi ạ, cảm ơn anh ạ!
Bài 3 là type từ ĐỀ RA, ko sai gì so với tờ đề cô giao về ạ.

Bài 5 còn phần cuối chưa làm đc ạ, còn các bài khác em vẫn chưa làm đc ạ huhuhu. Anh giúp em với ạ?
Những điều vu vơ ...

#5
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 4999 Bài viết
Bài 3:
Phải bổ sung thêm dữ kiện $\vartriangle ABC$ vuông tại A thì mới đúng.
Bài 4:
Hình đã gửi
Lỗi nhiều thật. Đường kính AB chứ nhỉ.
d)Vẽ BE cắt AC tại F; BC cắt EH tại I.
$\angle CAE=\angle CEA \Rightarrow 90^o-\angle CAE=90^o-\angle CEA \Rightarrow \angle CFE=\angle CEF \Rightarrow CF=CE=CA$
$FA//EH \Rightarrow \dfrac{JH}{JB}=\dfrac{CA}{CB}=\dfrac{CF}{CB}=\dfrac{JE}{JB} \Rightarrow $ J là trung điểm EH.
Bài 5:
Hình đã gửi
d) Hạ SG :perp OE. Dễ thấy B,G,O,A cùng thuộc 1 đtròn nên ta có kết quả quen thuộc $EG.EO=EB.EA$
Lại có: $EB.EA=EC^2 \Rightarrow EC^2=EG.EO \Rightarrow \vartriangle EGC \sim \vartriangle ECO (c.g.c)$
$\Rightarrow \angle CGE=\angle ECO=90^o \Rightarrow \overline{C;G;S} \Rightarrow Q.E.D$
Bài 7:
c)$\angle IDE=\angle IDH+\angle HDE=\angle IHD+\angle AHD=90^o \Rightarrow DE \perp ID$
Tương tự với KE, ta có đpcm.
d)$gt \Rightarrow HB=2r;HC=2R$
$DE=HA=\sqrt{HB.HC}=2\sqrt{rR}$
Bài 8:
d) Giống câu d của bài 4

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi perfectstrong: 06-12-2011 - 16:52

Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#6
2mahonghong

2mahonghong

    Lính mới

  • Thành viên
  • 3 Bài viết

Bài 3:
AB là cạnh tam giác thì sao là đường cao được?

em hỏi cô rùi ạ, cô noi là đường cao AH, ôi trời ơi, em sửa lại bài rồi đó mod, giúp em với ạ huhuhu
Những điều vu vơ ...

#7
bacdaptrai

bacdaptrai

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 127 Bài viết

mọi người giải hộ với

File gửi kèm



#8
th1010

th1010

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 12 Bài viết

1. Đường tròn tâm O bk AB. Từ M trên nửa đường trong, vẽ tiếp tuyến xy. Kẻ AD, BC vuông góc xy.

a, C/m: MC=MD

B,        AD+BC không đổi khi M di chuyển trên nửa đường tròn.

c,        AB là tiếp tuyến của đường trong đk CD

d, Xác định M trên nửa dường trong để SABCD đạt max.

 

 

2. (O;15). Dây BC dài 24 cm. Các tiếp tuyến của (O) tại B và C cắt nhau tại A.

a, Tính khoảng cách OH từ O đến BC

b, C/m: O,A,H thẳng hàng

c, Tính AB, AC

d, Gọi M là giao của AB và OC, N là giao điểm của AC và OB. 

C/m : BCNM là hình thang cân.






1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh