Đến nội dung

Hình ảnh

C/mR $\widehat{AMC}=135^{o}$ và độ dài $MC$


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 6 trả lời

#1
Ham học toán hơn

Ham học toán hơn

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 389 Bài viết
1) Cho :delta ABC vuông cân tại đỉnh A. M là 1 điểm nằm trong :delta ABC sao cho $MA : MB : MC = 2 : 3 :1$. Tính $\widehat{AMC}$
2) Cho :delta ABC vuông cân tại đỉnh A. M là một điểm nằm trong :delta ABC sao cho $MA = 2cm; MB = 3cm; \widehat{AMC}= 135^{o}$. Tính độ dài $MC$
新一工藤 - コナン江戸川

#2
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 5022 Bài viết
Bài 1:
Em xem một lời giải lớp 9 ở đây http://diendantoanho...showtopic=65212
Bài 2:
Dựa vào cách làm của bài 1, ta cũng tìm được $MC=1(cm)$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi perfectstrong: 30-12-2011 - 07:49

Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#3
Ham học toán hơn

Ham học toán hơn

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 389 Bài viết
Có thể làm theo cách lớp 7 được không ạ ?
新一工藤 - コナン江戸川

#4
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 5022 Bài viết
Nếu là lớp 7 thì anh nghĩ là em vẽ thêm đường cao vào để chứng minh tam giác vuông cân thôi.
Thực sự thì bài này mà cho lớp 7 thì có hơi khó.
Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#5
chit_in

chit_in

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 186 Bài viết

Nếu là lớp 7 thì anh nghĩ là em vẽ thêm đường cao vào để chứng minh tam giác vuông cân thôi.
Thực sự thì bài này mà cho lớp 7 thì có hơi khó.


Trên đường thẳng vuông góc AM(vẽ về phía AC) lấy điểm D sao cho AM=AD

Tam giác AMD vuông cân tại M nên $\angle AMD=45^{\circ}$ và theo Py-ta-go $MD=AM.\sqrt{2}$

Tam giác ADC =tam giác AMB(c.g.c).Suy ra DC=BM.

Từ gt suy ra $MC=\dfrac{1}{2}.AM$ ; $BM=\dfrac{3}{2}.AM$

Xét tam giác DMC có $MD^{2}+MC^{2}=\left ( AM\sqrt{2} \right )^{2}+\left ( \dfrac{1}{2}AM \right )^{2}=\left ( \dfrac{9}{4}AM \right )^{2}$.
$DC^{2}=\left ( \dfrac{3}{2}AM \right )^{2}$


Suy ra $MD^{2}+MC^{2}=DC^{2}$.Do đó tam giác DMC vuông tại M.

Vậy $\angle AMC=\angle AMD+\angle DMC=45^{\circ}+90^{\circ}=135^{\circ}$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Cao Xuân Huy: 31-12-2011 - 10:34


#6
Ham học toán hơn

Ham học toán hơn

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 389 Bài viết
Sao kì vậy ? AM=AD mà tam giác AMD lại vuông cân tại M ?
Thêm một điều nữa tại sao vuông cân tại M mà góc AMD lại bằng 45 độ . Có thể giải thích rõ không ạ ?

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Ham học toán hơn: 08-01-2012 - 10:04

新一工藤 - コナン江戸川

#7
chit_in

chit_in

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 186 Bài viết

Sao kì vậy ? AM=AD mà tam giác AMD lại vuông cân tại M ?
Thêm một điều nữa tại sao vuông cân tại M mà góc AMD lại bằng 45 độ . Có thể giải thích rõ không ạ ?


Tam giác AMD vuông tại A có AM =AD nên là tam giác vuông cân tại A
góc AMD +góc ADM=90
Mà góc AMD=ADM suy ra góc AMD=90;2=45 độ




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh