Đến nội dung

Hình ảnh

Tiến sĩ toán: 'Giá đừng học toán thì tốt hơn'

- - - - - Đọc từ MS

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 6 trả lời

#1
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết
Thấy bà viết này khá hay bên MathScope, mọi người nhận định thế nào. :D

Tiến sĩ toán: 'Giá đừng học toán thì tốt hơn'
Vốn là một người học toán - lý, cuộc đời tiến sĩ Phan Quốc Việt rẽ sang hướng khác khi ông đam mê dạy học và kinh doanh.

Ông là người sáng lập tập đoàn Tâm Việt, doanh nghiệp chuyên đào tạo về kỹ năng mềm. Lớp học của tiến sĩ Phan Quốc Việt, chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Tâm Việt, tại trung tâm luôn thu hút đông đảo người đến nghe. Ông nói về cái tâm trong sáng của con người, tạo niềm tin và động lực để họ hướng về tương lai tươi sáng.

Phan Quốc Việt cho biết, thành công trong tư duy ngôn ngữ của ông hiện nay không phải do toán học. Ông phủ nhận suy nghĩ cho rằng người học toán sẽ có tư duy tốt.

"Môn học nào cũng cần tư duy", tiến sĩ Việt nói.

Theo ông, ý chí là thứ duy nhất mà ông thu được từ toán, nhưng toán không phải môn duy nhất giúp con người rèn luyện ý chí.

"Leo núi cũng có lý trí, tập nhạc hay đánh cầu lông cũng vậy. Con người muốn có ý chí đều phải rèn luyện", ông nói.

Tư duy có nhiều loại và thông minh cũng vậy, ông Việt nhận định. Để minh chứng điều này, ông phân tích, nhà phát minh lừng danh Thomas Edison chỉ học lớp 3 song đã tạo ra những sản phẩm để đời. Có người có trí thông minh thiên nhiên như Charles Darwin, lại có người thông minh logic như Albert Eistein hay Ngô Bảo Châu, thông minh nhạc điệu như Đặng Thái Sơn, Mozart.

Những năm 80, đang theo học ngành kỹ sư địa chất, tiến sĩ Việt lao vào ngành học “thời thượng” thời đó – môn Toán - và "khinh thường" các môn học khác. Giờ nhìn lại, ông thấy tiếc quãng thời gian đó vì những kiến thức cần thiết thì ông không biết, còn cái ít được áp dụng cho cuộc sống hiện tại thì ông biết quá sâu sắc.

Là tiến sĩ đại học Matxcơva, Lomonosov (1984-1988), nhưng ông Việt nói rằng, ông chưa bao giờ sử dụng đến cách tính tích phân, vi phân, delta, hay khai căn trong cuộc sống thực tế.

“Tồi tệ nhất là xuất sắc cái mà không bao giờ dùng. Tôi bỏ ra 10 năm học toán để giờ đây không dùng đến toán. Nếu muốn nhân tôi sẽ dùng máy tính, muốn tính độ cao đỉnh Everest tôi tìm kiếm qua Google”, ông nói.

Thời ông Việt đi học, ai cũng theo toán, học toán, ca ngợi toán. Ông cũng theo xu hướng của thời đại, miệt mài học toán để thi vào trường Lomonosov làm tiến sĩ Toán – Lý. Ông cho rằng, chọn ngành nghề sai khiến con đường đi sự nghiệp của ông như dài hơn.

Tại sao phải làm cái cũ để mong kết quả mới ? Tại sao lại xuất sắc cái không cần cho cuộc sống ? Tại sao xuất sắc cái không bao giờ dùng ? Đó là những câu hỏi khiến tiến sĩ Việt trăn trở.

Ông tiếc vì trước đây bỏ ra quá nhiều thời gian cho môn toán. “Nếu từ đầu, tôi học về kỹ năng sống sẽ tốt hơn nhiều. Tôi hỏi tất cả mọi người, bạn bè từng học toán với tôi trước đây rằng, có bao giờ bạn tính logarit, bao giờ tính tích phân, khai căn không, delta, phương trình bậc ba không. Tôi chắc là không, hoặc có cũng rất ít”.

"Người ta thường ngụy biện logic và toán học là một. Thực tế, logic là môn lập luận. Để lập luận và tranh luận phải học môn đó chứ không phải khai căn, tích phân. Điều nguy hiểm hơn là người ta không ý thức được rằng đó là những thứ hầu như không dùng", ông nói.

Gần 50 tuổi ông Việt mới chuyển sang dạy kỹ năng giao tiếp, lắng nghe, ứng xử. Ông cho rằng đây mới là những thứ mà mọi người cần trong suốt cuộc đời.

“Càng ngày tôi càng thấm thía những câu như 'lời chào cao hơn mẫm cô', 'mồm miệng đỡ chân tay'. Giá như tôi không học toán mà học tâm lý, nhân văn, xã hội thì tôi có thể giúp bản thân và đời nhiều lắm. Nếu mọi người thuộc những kỹ năng giao tiếp cơ bản như bản cửu chương thì đất nước sẽ tuyệt vời hơn”, ông tâm sự.

Chủ tịch tập đoàn Tâm Việt không phủ nhận lợi ích từ toán lý thuyết, song ông cho rằng, xã hội hãy để những người người có đầu óc xuất sắc tìm tòi những vấn đề khoa học ứng dụng, để đem lại lợi ích thiết thực cho mỗi cá nhân và xã hội.

Hương Thu



http://vnexpress.net...an-thi-tot-hon/

Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 


#2
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết
Suy nghĩ như vậy có ích kỷ quá không? Ai cũng suy nghĩ như tác giả bài viết này thì Toán Học sẽ đi đâu về đâu?
Nói cách khác, tác giả không nên học Toán là đúng, bởi vì cách nhìn nhận về Toán của ông không phù hợp với một người nghiên cứu về Toán...
Thôi thì mỗi người có một mục tiêu và sự nghiệp riêng ...

#3
tuithichtoan

tuithichtoan

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 72 Bài viết
Mỗi người sinh ra đều có một tư duy riêng, không về lĩnh vực này thì về lĩnh vực khác. Ông Việt học Toán không phải vì niềm đam mê mà chỉ là do chạy theo phong trào lúc đó . Đúng là "mồm miệng đỡ chân tay", nhưng chỉ nói mà không làm thì rồi ai còn tin nữa đây.
"Tại sao phải làm cái cũ để mong kết quả mới ? Tại sao lại xuất sắc cái không cần cho cuộc sống ? Tại sao xuất sắc cái không bao giờ dùng ? ". Chẳng phải nhà toán học lỗi lạc cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX Louis Lagrange đã từng buồn rầu than thở: "Newton đã tìm ra hết mọi bí mật rồi, chẳng còn gì cho chúng ta làm nữa". Hôn nữa, nhiều người còn cho rằng khoa học đã tiệm cận tới những trang cuối cùng. Và rồi tư tưởng về cái bất định, bất toàn, ngẫu nhiên, hỗn độn đã làm nên một cuộc cách mạng sao? Nếu không có Toán liệu công nghệ kỹ thuật có phất triển như ngày nay không?. Nếu không học Toán và giỏi Toán liệu việc kinh doanh của ông có được như ngày nay không? Ông lấy ra một số ví dụ đáng thuyết phục nhưng đâu phải giới Toán học chỉ có nhiêu đó người mà còn rất rất nhiều người khác nữa chứ. Chỉ vì không phù hợp với cá nhân mà nói là "Giá đừng học Toán thì tốt hơn" sao?
Refresh..........................
I'll always smile.
Try my best.

#4
T*genie*

T*genie*

    Đường xa nặng bóng ngựa lười...

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 1161 Bài viết
Nói chung đọc xong bài này mất hết cảm tình với TS. Việt :). Không thể phủ nhận ông là một diễn giả tài ba nhưng không ngờ một người đã từng nghiên cứu toán học (ít nhất để ông có được học vị tiến sĩ) lại có thể nói 1 câu mà chỉ người ngoài cuộc mới hay nói :

Tồi tệ nhất là xuất sắc cái mà không bao giờ dùng. Tôi bỏ ra 10 năm học toán để giờ đây không dùng đến toán. Nếu muốn nhân tôi sẽ dùng máy tính, muốn tính độ cao đỉnh Everest tôi tìm kiếm qua Google


Những ứng dụng của toán học là những thứ không thể thấy ngay được, có khi phải cả thế kỉ sau người ta mới thấy. Ví dụ như khi Riemann nghiên cứu về Riemannian geometry đâu ai biết nó lại có nhiều ứng dụng trong control như bây giờ. Ngoài ra toán học còn có quan hệ mật thiết với nhiều ngành khoa học khác điển hình như problem $P=NP$ - một trong $7$ bài toán một triệu đô mà nếu giải quyết xong có thể sẽ làm sụp đổ các hệ thống ngân hàng, tài chính và an ninh quốc gia. Ai mà cũng có tư tưởng như TS. Việt thì còn ai nghiên cứu những vấn đề này nữa :D.

Hơi nặng nề khi dùng từ "ăn cháo đá bát" nhưng ít nhất khi đã từng làm toán thì đừng bao giờ quay lưng lại mà nói một câu quá phũ "giá đừng học toán thì tốt hơn" và cũng đừng mang tiền bạc lên bàn cân với toán học vì có rất nhiều nhà toán học (như Perelman) "ghét tiền" như TS. Việt "ghét toán" :).

#5
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết
Nói đơn giản, để làm ra được một công trình khoa học, có ứng dụng rất thiết thực trong cuộc sống, ví dụ như chế tạo ra computer, hệ điều hành Windows hay giản hơn là tạo ra một cái bóng đèn tiết kiệm điện, người chế tạo ra nó có cần đến Toán học không?
Để ổn định kinh tế quốc gia, giảm thiểu lạm phát, tìm hướng đi phát triển một nền kinh tế bền vững, có cần đến Toán không? Cân đối chi tiêu trong gia đình, đảm bảo một cuộc sống tối thiểu có cần phải tính toán không? (Tối ưu hoá, vận trù học, ..., không phải là những mục tiêu nghiên cứu Toán học trong đời sống thực tế sao?
Trừu tượng hoá, hay Toán học hoá các vấn đề khoa học chẳng phải sẽ thuận tiện và đơn giản biết bao nhiêu khi có được cái nhìn Toán học trong nghiên cứu khoa học ư?
Đến những người buôn bán ngoài chợ, họ tính nhẩm còn nhanh hơn việc bấm máy tính, tại sao lại vậy? Cho dù họ có nói rằng không được học những kiến thức cao siêu về Toán, mà chỉ học được những "mẹo mực" vụn vặt thôi thì từ đâu mà có? Không phải là những tư duy và kinh nghiệm từ Toán học mà ra thì là gì?
Đối với thời đại kinh tế thị trường, hoà nhập với thế giới, một số người có tư tưởng xem nhẹ Toán, thực tế thì Toán học có mặt ở khắp mọi nơi, trong bất kỳ lĩnh vực nào của cuộc sống đều cần đến Toán học, chỉ có điều mọi người chưa chắc đã nhận ra đó thôi!
Bạn có tin là đến người đang hấp hối, mà cũng cần đến Toán học không? Những lời căn dặn con cháu trước lúc ra đi đó là một sự đúc kết kinh nghiệm, một sự quy nạp Toán học trong cuộc sống. Từ đó họ đưa ra các "định lý" trong cuộc sống ... đối với họ Toán học là một thứ gì đó rất khó hiểu nhưng thực chất Toán học luôn tồn tại trong cuộc sống. Cuộc sống luôn đem đến cho ta những bài toán, còn giải được hay không, giải đến đâu thì lại phụ thuộc vào mỗi người chúng ta.
Nói chốt lại một câu:
"Toán học luôn hiện hữu trong cuộc sống, trừ khi không còn sống mới không làm được Toán"

#6
Tham Lang

Tham Lang

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1149 Bài viết

Tiến sĩ toán: 'Giá đừng học toán thì tốt hơn'
"Phan Quốc Việt cho biết, thành công trong tư duy ngôn ngữ của ông hiện nay không phải do toán học. Ông phủ nhận suy nghĩ cho rằng người học toán sẽ có tư duy tốt."
Tư duy có nhiều loại và thông minh cũng vậy, ông Việt nhận định. Để minh chứng điều này, ông phân tích, nhà phát minh lừng danh Thomas Edison chỉ học lớp 3 song đã tạo ra những sản phẩm để đời. Có người có trí thông minh thiên nhiên như Charles Darwin, lại có người thông minh logic như Albert Eistein hay Ngô Bảo Châu, thông minh nhạc điệu như Đặng Thái Sơn, Mozart.

Những năm 80, đang theo học ngành kỹ sư địa chất, tiến sĩ Việt lao vào ngành học “thời thượng” thời đó – môn Toán - và "khinh thường" các môn học khác. Giờ nhìn lại, ông thấy tiếc quãng thời gian đó vì những kiến thức cần thiết thì ông không biết, còn cái ít được áp dụng cho cuộc sống hiện tại thì ông biết quá sâu sắc.

“Tồi tệ nhất là xuất sắc cái mà không bao giờ dùng. Tôi bỏ ra 10 năm học toán để giờ đây không dùng đến toán. Nếu muốn nhân tôi sẽ dùng máy tính, muốn tính độ cao đỉnh Everest tôi tìm kiếm qua Google”, ông nói.

Thời ông Việt đi học, ai cũng theo toán, học toán, ca ngợi toán. Ông cũng theo xu hướng của thời đại, miệt mài học toán để thi vào trường Lomonosov làm tiến sĩ Toán – Lý. Ông cho rằng, chọn ngành nghề sai khiến con đường đi sự nghiệp của ông như dài hơn.

Tại sao phải làm cái cũ để mong kết quả mới ? Tại sao lại xuất sắc cái không cần cho cuộc sống ? Tại sao xuất sắc cái không bao giờ dùng ? Đó là những câu hỏi khiến tiến sĩ Việt trăn trở.

Ông tiếc vì trước đây bỏ ra quá nhiều thời gian cho môn toán. “Nếu từ đầu, tôi học về kỹ năng sống sẽ tốt hơn nhiều. Tôi hỏi tất cả mọi người, bạn bè từng học toán với tôi trước đây rằng, có bao giờ bạn tính logarit, bao giờ tính tích phân, khai căn không, delta, phương trình bậc ba không. Tôi chắc là không, hoặc có cũng rất ít”.

"Người ta thường ngụy biện logic và toán học là một. Thực tế, logic là môn lập luận. Để lập luận và tranh luận phải học môn đó chứ không phải khai căn, tích phân. Điều nguy hiểm hơn là người ta không ý thức được rằng đó là những thứ hầu như không dùng", ông nói.

Gần 50 tuổi ông Việt mới chuyển sang dạy kỹ năng giao tiếp, lắng nghe, ứng xử. Ông cho rằng đây mới là những thứ mà mọi người cần trong suốt cuộc đời.

Đúng là một con người lập dị !Ông ấy là một tiến sĩ TOÁN - LÍ nhưng chắc chưa bao giờ có một công trình nào liên quan đến những thứ ông ta nghiên cứu về vật lí. Ông ta không hiểu rằng, những kiến thức cao siêu trong toán học ( hay trong các môn khoa học khác) là tiền đề cho mọi phát minh cao siêu. Nếu như, toán học, vật lí, hoá học lí thuyết không ra đời, thì biết đâu, chúng ta cũng đang sống trong thời kì cổ đại ?
Không biết bóng đèn ?
Không biết máy tính, mạng máy tính? (một sản phẩm đỉnh cao của trí tuệ)
Ông ta đã lầm tưởng quá mức. Hay chỉ vì, khi nghiên cứu toán lí, ông ta không thể nào kiếm được nhiều tiền ? Nên ông tâ thấy nó vô dụng ? Thế thì sao không thử hỏi, những con tàu vũ trụ kia, những vệ tinh nhân tạo kia... do cái gì làm tiền đề ? Nếu con người cứ giữ nguyên cái lập trường tầm thường như ông, thì đến bao giờ, con người mới phát triển lên đỉnh cao của trí tuệ?
Mình thì lại nghĩ, ông ấy có xu hướng nghiên cứu văn chương hơn là toán học, bởi những lí lẽ ông ta đưa ra có nét "nghệ thuật " hơn là những câu nói mang tính khoa học. Vì vậy, để loài người có thể tồn tại lâu hơn nữa, thì cần xem xét tất cả những gì con người tiếp thu được trong vũ trụ này, Đừng như vị TS Văn $- $ (TOÁN $ + $ LÍ) như thế này nhé các bạn !

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi huymit_95: 20-01-2012 - 01:24

Off vĩnh viễn ! Không ngày trở lại.......


#7
Ban Biên Tập

Ban Biên Tập

    Ban Biên Tập

  • Thành viên
  • 70 Bài viết

NÓI NHỮNG GÌ MÌNH NGHĨ


Phỏng vấn GS Ngô Bảo Châu đăng trên báo Sinh viên Việt Nam số Tết

Người hỏi: Lê Ngọc Sơn




Phần 1: ĐAM MÊ TOÁN & TRIẾT LÝ NHÂN SINH

1. GS đến với Toán học như thế nào? Ai là người giúp GS đam mê với Toán? Và vì sao GS chọn “nghiệp toán” cho mình?

Có nhiều người đã nắm tay dắt tôi đi qua những chặng đường khác nhau. Nếu chỉ được chọn một người thì đó là ông Laumon, người hướng đã tôi làm dẫn luận văn tiến sĩ.

2. Với những thành tích của GS, nếu có ai đó nói GS là “thần đồng toán học”, GS sẽ nói gì…?

Tôi sẽ nói là không đúng đâu.

3. Ước mơ lớn nhất của GS thời sinh viên là gì? Và bây giờ, khi nghĩ về nó, GS thấy nó thế nào?

Đó là hiểu toàn bộ toán học và có một đóng góp vào đó. Ước mơ thứ nhất vẫn chưa thực hiện được.

4. Cho đến giờ, thử thách lớn nhất cuộc đời GS là gì?

Hoàn thành chứng minh Bổ đề cơ bản là thử thách lớn nhất.

5. Với không ít người toán học thật khô khan, nhưng với GS, GS tìm thấy triết lý gì từ toán học?

Với các nhà toán học thì toán học không khô khan.

6. Nếu kể một kỉ niệm sâu đậm nhất giữa “mối tình” của GS với Toán học, thì đó là…?

Tôi thực sự cảm nhận được vẻ đẹp của toán học hiện đại trong thời gian chuẩn bị luận văn thạc sĩ. Nói văn hoa như bạn thì đó là ánh chớp tình yêu đầu tiên.

7. Thời học sinh, rồi trở thành SV… đã có lúc nào đó (dù chỉ là thoáng qua) GS nghĩ đến việc sẽ từ bỏ toán chưa, và đó là lúc nào?

Trước khi đi học thạc sĩ, tôi có đi thực tập ở một viện nghiên cứu tin học và tự động hóa. Sau khi thực tập thì tôi hiểu rằng cái mà tôi thực sự thích là toán học.

8. Người ta nghe đến một GS Ngô Bảo Châu thành công rực rỡ. Nhưng chưa ai nghe đến chuyện thất bại của GS. Vậy GS đã từng thất bại chưa, và thất bại lớn nhất của GS là gì? Và làm thế nào GS có thể bước tiếp…?

Ai cũng có nhiều thất bại, nhưng ít kể về thất bại của mình vì thực ra cũng không có gì hay để kể. Qui luật tự nhiên là không dừng lại để gặm nhấm thất bại của mình dù cho thất bại bao giờ cũng để lại một vết thương trong lòng. Tốt nhất là tự nhủ mình rằng mình có một giá trị mà cái thất bại kia không phủ nhận được, hai là mình còn đủ can đảm để nhận thêm vài vết thương nữa.

9. Ai là thần tượng của GS?

Có rất nhiều người đáng kính trọng, nhưng việc thần tượng ai đó có lẽ là không cần thiết.

10. GS thường ứng xử thế nào trước mỗi lời khen?

Những lời khen thật lòng luôn đáng được trân trọng.

11. GS ghét nhất điều gì?

Sự hèn nhát.

12. Theo GS, cám dỗ nhất trong đời người là cái gì?

Cái này còn tùy vào đối tượng.

13. Điều mà GS học hỏi được nhiều nhất sau những năm sống và làm việc ở nước ngoài?

Một tấm lòng rộng mở.

14. Ngoài toán học và tổ ấm của mình, điều gì làm GS quan tâm nhất?

Nhiều không kể hết.

15. Thử tưởng tượng, một ngày nọ, ngủ dậy, GS thấy mình ở một vùng đất lạ. Việc đầu tiên mà GS sẽ làm, là gì?

Tìm hiểu xem mình đang ở đâu.

16. Nếu đang ở trong một ngôi nhà bị hỏa hoạn, đứng trước một lựa chọn là chỉ lấy được 1 trong 3 thứ sau:
A) Một kệ sách tâm đắc nhất
B) Một (độc bản) công trình toán học đang hoàn thành dở dang (tầm cỡ như công trình chứng minh Langsland).
C) Tất cả số tiền mà gia đình có.
GS sẽ chọn gì? Vì sao?


Chắc là cúu tiền. Cứu tiền mới cứu được người. Mà người thì quan trọng hơn sách vở.

16. Cuốn sách mà GS đang đọc là…?

Sauf-conduit của Pasternak.



Phần 2: ĐAM MÊ & THẾ CUỘC

17. Cho đến bây giờ, một triết lý sống mà GS luôn theo đuổi là?

Sống cho đẹp.

18. Để theo đuổi tận cùng niềm đam mê, GS đã phải vượt qua những thử thách nào?

Thử thách lớn nhất là đối mặt với sự kém cỏi của chính mình.

19. Theo GS, tố chất nào cần có ở một người trẻ?

Sự can đảm và một tấm lòng rộng mở.

20. Theo riêng GS, khát vọng lớn nhất của người trẻ Việt Nam là gì?

Khát vọng lớn nhất của người trẻ luôn là làm nảy nở những chồi tài năng mà có trong mình.

21. Nếu được nói 03 điều về giới trẻ Việt Nam hiện nay, GS sẽ nói điều gì?

Hãy can đảm, biết tin vào mình và có một tấm lòng nhân hậu, rộng rãi.

22. Tố chất nào ở một người trẻ/sinh viên sẽ được GS đánh giá cao nhất?

Cam đảm, tự tin và có một tấm lòng nhân hậu, rộng rãi.

23. Theo GS, làm thế nào để người trẻ không thờ ơ với thế cuộc, biết lo cho nỗi lo của dân tộc?

Hãy nói với họ rằng tương lai của họ, của con cái họ sau này là một phần của tương lai dân tộc.

24. Có người nói một dân tộc có những người trẻ đầy khát vọng và đam mê là một dân tộc có sức sống mãnh liệt. Quan điểm của GS thế nào?

Tôi suy nghĩ nhiều đến con người và đất nước Việt Nam nhưng tôi ít quan tâm đến khái niệm dân tộc theo nghĩa nòi giống.

25. Theo GS, làm sao để người trẻ được lắng nghe?

Hãy nói những gì mình nghĩ chứ đừng nhắc lại những gì người khác nói.



Phần 3: PHẨM CÁCH CỦA TRÍ THỨC & KHÔNG GIAN HỌC THUẬT

26. GS nghĩ gì khi một bộ phận xã hội (trong đó có trí thức) đang vô cảm với những nỗi đau khổ của người khác (tình trạng vô cảm)?

Tôi nghĩ rằng cái còn nguy hiểm hơn sự vô cảm và cũng có thể là một nguyên nhân của sự vô cảm đó là việc sức mạnh, thường là đồng tiền, được coi là thước đo duy nhất cho mọi hoạt động và từng cá nhân trong xã hội.

27. GS có đồng ý định nghĩa, trí thức trong việc không để xã hội “ngủ”?

Người trí thức có nhiệm vụ quấy rầy khi những người khác ngủ trong những định kiến của mình.

28. Theo GS, đâu là phẩm cách quan trọng của một trí thức?

Trí thức cần tinh thần cầu thị, ham học, đầu óc phân tích, lập luận sắc bén. Người trí thức cần thêm sự can đảm và một tấm lòng rộng rãi, nhân hậu.

29. Trí thức cần gì nhất, theo GS?

Tự do.

30. GS nhận xét gì về đời sống học thuật trong nước? Làm thế nào để xây dựng một không gian học thuật đúng nghĩa?

Có một khoảng cách quá lớn giữa khả năng của từng con người và chất lượng của kết quả lao động. Để xây dựng một không gian học thuật đúng nghĩa, cần đặt chất lượng của lao động khoa học lên vị trí ưu tiên nhất.

31. Ở VN, hầu như ai cũng ca thán về chất lượng đào tạo đại học. Dưới góc nhìn của GS, vì sao câu chuyện này được xới lên mãi nhưng vẫn chưa có một giải pháp khả thi?

Tôi nghĩ rằng các trường đại học ở VN vẫn chưa thực lòng đặt chất lượng nghiên cứu khoa học và chất lượng giảng dạy lên như ưu tiên hàng đầu.

32. Báo cáo mới nhất của UNDP cho biết: người dân VN phải dành 50% số tiền tiết kiệm được cho con cái đi học ĐH, Nhà nước dành 20% GDP cho giáo dục… Nhưng với chất lượng như hiện nay, GS có thấy có đắt đỏ quá không?

Có lẽ nói 20% của ngân sách nhà nước thì chính xác hơn. Dù sao đây cũng là con số lớn. Chúng ta có thể đặt câu hỏi tại sao đời sống của giáo viên, đặc biệt ở các vùng xa, lại vẫn cùng cực đến như thế.




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh