Đến nội dung

Hình ảnh

sử dụng ma trận nhận thức để định lượng thời gian ôn tốt nghiệp THPT


  • Please log in to reply
Chưa có bài trả lời

#1
Ban Biên Tập

Ban Biên Tập

    Ban Biên Tập

  • Thành viên
  • 70 Bài viết

SỬ DỤNG MA TRẬN NHẬN THỨC ĐỂ ĐỊNH LƯỢNG

THỜI GIAN ÔN THI TÔT NGHIỆP THPT


Hoàng Ngọc Thế - GV THPT Pác Khuông - Lạng Sơn


Chỉ còn vài tháng nữa là đến kì thi Tốt nghiệp THPT. Thời điểm này, nhiều trường THPT đang tiến hành lập kế hoạch ôn thi. Trong bài viết này, tôi trình bày ý tưởng sử dụng ma trận nhận thức để định lượng thời gian ôn tốt nghiệp THPT.

Trước hết, xin nhắc lại quy trình biên soạn 1 đề kiểm tra. Biên soạn một đề kiểm tra cần thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1. Xác định mục đích, yêu cầu đề kiểm tra
Bước 2. Xác định mục tiêu dạy học và hình thức đề kiểm tra
Bước 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra
Bước 4. Biên soạn câu hỏi, bài tập theo ma trận đề
Bước 5. Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và biểu điểm
Bước 6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra

Ta sẽ tìm hiểu bước 3. Để xây dựng ma trận đề kiểm tra, người ta cần xây dựng một ma trận nhận thức. Cách xây dựng ma trận nhận thức được nhắc lại dưới đây và tôi sẽ lấy ví dụ đối với chương I của Giải tích 12.

1) Lập (theo cột) danh sách các nội dung - chủ đề hay mạch kiến thức kĩ năng mà bạn cho là mục tiêu học tập phải đạt của học sinh theo Chuẩn xét đến thời điểm thực hiện Chương trình Giáo dục.
b1.PNG

2. Xác định tầm quan trọng của mỗi chủ đề hoặc mạch kiến thức kĩ năng của Chuẩn trong tổng thể khối nội dung chọn qua việc lượng hóa theo tỉ lệ % (tùy theo người thiết kế xác định về tầm quan trọng của chủ đề, mạch kiến thức kĩ năng hoặc về thời lượng tương ứng học sinh tiếp thu nó trong tổng thể khối chọn); Tổng các tỉ lệ % lượng hóa phải bẳng 100%
b3.PNG

3. Xác định trọng số từ 1 đến 4 cho mức độ nhận thức của mỗi chủ đề, mạch kiến thức kĩ năng trong Chuẩn tùy theo người thiết kế xác định xét đến thời điểm thực hiện Chương trình Giáo dục, (mức đầu ra của quá trình nhận thức xét đến thời điểm thực hiện chương trình), quan trọng là phải phù hợp với đối tượng học sinh.
b4.PNG


4. Nhân tỉ lệ % lượng hóa mức độ cơ bản, trọng tâm của mỗi chủ đề, mạch kiến thức kĩ năng với trọng số của nó để xác định điểm số của mỗi chủ đề hay mạch kiến thức kĩ năng


5. Cộng số điểm của tất cả các chủ đề, mạch kiến thức kĩ năng để xác định tổng số điểm của ma trận.
- Tổng số điểm của ma trận cao nhất là 400 điểm và thấp nhất là 100 điểm.
- Nếu tổng số điểm là 400 thì đó phương án lựa chọn tốt nhất dựa theo chuẩn chọn nội dung và mức nhận thức cho dạy, kiểm tra đánh giá.
- Nếu tổng số điểm là 250 = (400 + 100):2, thì đó phương án lựa chọn trung bình dựa theo chuẩn chọn nội dung và mức nhận thức cho dạy, kiểm tra đánh giá.
- Nếu tổng số điểm là 100 thì đó phương án lựa chọn yếu kém dựa theo chuẩn chọn nội dung và mức nhận thức cho dạy, kiểm tra đánh giá.
b5.PNG

6. Căn cứ vào tỉ lệ của điểm số ở mỗi chủ đề trên tổng điêm, ta quy ra điểm của nội dung chủ đề đó trong đề kiểm tra
b6.PNG

Như vậy là xuất phát từ số tiết học (cột C), đối tượng học sinh (cột E) mà ta đã xác định được điểm số (cột G) của từng chủ đề trong đề kiểm tra.

Vấn đề bây giờ là nếu ta biết trước điểm số (cột G) và đối tượng học sinh (cột E) ta có quy ra số tiết ôn tập (cột C) được không? Câu trả lời là có.

Chúng ta sẽ định lượng thời gian ôn thi cho từng chủ đề. Đầu tiên, ta nhắc lại các chủ đề theo cấu trúc đề thi của Bộ GD&ĐT.
c2.PNG

Tiếp theo, căn cứ vào đối tượng học sinh, ta đánh giá sức học của học sinh đối với từng chủ đề. Điểm đánh giá chính là trọng số (cột E). Chủ đề nào khó (đối với học sinh) thì cho điểm cao, chủ đề nào dễ (đối với học sinh) thì cho điểm thấp, chẳng hạn:
c3.PNG

Theo trên, ta có

Tổng điểm (Cột F) = Trọng số (cột E) x tầm quan trọng (cột D)

Vậy

Tầm quan trọng (cột D) = Tổng điểm (Cột F) ÷ Trọng số (cột E)

Chú ý rằng điểm số (cột G) và tổng điểm (cột F) tương ứng tỉ lệ. Do đó ta sẽ tìm tầm quan trọng của mỗi chủ đề bằng cách sau:

Chỉ số quan trọng (cột D’) = Điểm số (Cột G) ÷ Trọng số (cột E)

c4.PNG

Tầm quan trọng (cột D) chính là tỉ lệ phần trăm của chỉ số quan trọng (cột D’) đối với tổng các chỉ số (3.583333).
c5.PNG

Bây giờ ta cần quan tâm đến số tiết mà nhà trường bố trí cho môn Toán. Chẳng hạn: 58 tiết. Ta có:

Số tiết (cột C) = Tầm quan trọng (cột D) x Tổng số tiết (58) ÷ 100

Ta làm tròn thành số nguyên.
c6.PNG

Như vậy ta đã xác định được số tiết ôn đối với mỗi chủ đề để phù hợp với đối tượng học sinh.
Nhận xét: Phương pháp này đảm bảo rằng chủ đề nào dễ mà lại được nhiều điểm sẽ được ôn nhiều, chủ đề khó mà được ít điểm sẽ được ôn ít.
Bài tập:
1) Bạn hãy tự xác định thời lượng ôn tập sao cho phù hợp với học sinh của mình và tổng số tiết ôn của trường.
2) Nêu thêm các vấn đề khác

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Ban Biên Tập: 07-02-2012 - 12:44





2 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh


    Google (1)