Đến nội dung

Hình ảnh

Toán học qua tem thư

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 4 trả lời

#1
Lim

Lim

    Quét rác đêm

  • Hiệp sỹ
  • 858 Bài viết
Hiện tại thư điện tử - email đã thay thế phần lớn phương thức liên lạc bằng thư viết tay như ngày trước nhưng với những người sưu tầm tem thư, đặc biệt tem liên quan đến lĩnh vực toán học, thì mỗi tấm tem đều là một câu chuyện thú vị, về một nhà toán học, cuộc đời và sự nghiệp của họ. Xin giới thiệu đến các bạn thành viên diễn đàn toán học một số hình tem mới được pháp hành trong những năm gần đây.

Aristotle ( 338-332 trước công nguyên)

Aristotle.jpg

Aristotle trở thành học viên của viện Plato khi ông mới 17 tuổi, và làm việc ở đó trong suốt 20 năm. Ông là người đặt nền móng cho môn lý luận học, là người thiết lập phương cách tiếp cận với triết học bắt đầu bằng quan sát và trải nghiệm trước khi đi tới tư duy trừu tượng. Ông cùng với Plato và Socrates là ba trụ cột của văn minh Hy Lạp cổ đại. Bức tem mới nhất có hình của ông được in năm 2009 cùng với lễ kỉ niệm năm thiên văn học 2009.


Johannes Kepler(1571-1630)

Johannes-Kepler.jpg

Kepler được biết đến nhiều nhất với 3 định luật chuyển động của các hành tinh. Ông còn là nhà vật lý, toán học, thiên văn học, chiêm tinh học và nhà văn với các truyện viết về khoa học viễn tưởng.

Damodar Dharmananda Kosambi(1907-1966)

Damodar Dharmananda Kosambi.jpg

Kosami là nhà toán học và thống kê của Ấn Độ. Lĩnh vực nghiên cứu của ông bao gồm hình học vi phân và thống kê, ông cũng đóng góp nhiều cho các nghiên cứu liên quan đến biến đổi trực giao. Năm 1944, ông giới thiệu đến hàm bản đồ Kosambi như hình trên tem phía trên.

Issac Newton (1642-1727)

Newton.jpg

Có nhiều tem thư đã được in hình nhà vật lý cổ điển thiên tài Issac Newton, để tưởng nhớ đến những đóng góp của ông trong vật lý cổ điển cũng như trong lĩnh vực tích phân -toán học. Tấm tem mới này ghi nhận đóng góp của ông trong lĩnh vực quang học. Trước thời Newton, kính thiên văn sử dụng các thấu kính có nhiều hạn chế do hiệu ứng quang sai đơn. Newton đã sáng chế ra kính thiên văn phản xạ, và khắc phục được quang sai này, và kết quả ông đã được đề cử làm Viện sĩ Viện hàn lâm Anh năm 1672. khi mới tròn 30 tuổi.


Blaise Pascal (1623-1662)

Pascal.jpg

Ở tuổi 16, Pascal đã khám phá ra " định lý lục giác" bao gòm 6 điểm trên hình nón. Sau đó ông đã khám phá ra các hệ số nhị phân ( tam giác Pascal), đồng thới nghiên cứu lý thuyết xác suất, áp suất của không khí ( định luật Pascal trong khí động lực học) và các tính chất của cycloids, và đường cong. Bức tem mới nhất về ông ghi nhận sáng chế của ông liên quan đến máy tính cơ học đầu tiên - tính phép cộng và trừ.

Tem hình đa giác

BacKinh.jpg

Rất nhiều các mẫu tem có hình dạng không phải là hình chữ nhật, hình tròn hay hình bình hành. Mẫu tem giới đây là một ví dụ, do Macau xuất hành, nó là hình đa giác, với nội dung là sân vận động tổ chim, dành kỉ niệm Olympic 2008 tại Bắc Kinh.

#2
nguyen_hung

nguyen_hung

    Đại lãn

  • Thành viên
  • 299 Bài viết

Tem thư và toán học


TTCN - Có rất nhiều nước đã phát hành các bộ tem bưu chính để tưởng nhớ các nhà toán học trên thế giới nhân dịp kỷ niệm ngày sinh hoặc ngày mất của họ. Tuy nhiên, những khái niệm, định lý, công trình toán học được ấn hành trên tem thư lại rất hiếm.

1 và 2: Ngành bưu chính Hi Lạp phát hành một con tem giới thiệu trường hợp đặc biệt được nhiều người biết nhất của định lý Pythagore dưới dạng 32 + 42 = 52 (hình 1). Ở Suriname, một nước thuộc Nam Mỹ, người ta cũng phát hành một con tem để tôn vinh định lý này (hình 2).

Hình đã gửi Hình đã gửi


Hãy tìm xem có những con tem về toán học nào ở nước ta được phát hành không?

3, 4, 5 và 6: Các khối đa diện đều (còn gọi là khối đa diện Platon), các khối đa diện nửa đều (còn gọi là khối đa diện Archimède) và một số khái niệm dẫn xuất của chúng lại là đối tượng miêu tả của một con tem ở Đức (hình 3). Cũng tại Đức, chúng ta có thể tìm thấy hai con tem minh họa hai khối đa diện dạng ngôi sao do Kepler phát hiện (hình 4).

Nhật Bản cũng phát hành con tem minh họa biến thể của một đa diện ngôi sao nhân dịp Đại hội toán học quốc tế 1995 (hình 5). Euler là nhà toán học có công lớn trong việc phát hiện khối nhị thập diện đều, nhưng công thức của ông về quan hệ giữa số đỉnh, số cạnh và số mặt của khối đa diện còn nổi tiếng hơn. Con tem ở hình 6 biểu diễn một khối thập nhị diện đều và công thức Euler: $c - k + f = 2$ với $c, k, f$ tương ứng là số đỉnh, số cạnh và số mặt của một khối đa diện.



Hình đã gửi Hình đã gửi

Hình đã gửi Hình đã gửi



7 và 8: Năm 1977, nhân dịp kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Carl Friedrich Gauss, ngành bưu chính Đức đã phát hành một con tem về biểu diễn số phức trên mặt phẳng tọa độ. Trên con tem (hình 7), chúng ta có thể nhìn thấy bốn số phức có ghi rõ tọa độ được biểu diễn trên bốn góc phần tư khác nhau của mặt phẳng tọa độ. Dĩ nhiên, tại Ireland, tổ quốc của Hamilton, ngành bưu chính không thể không phát hành con tem in lại thủ bút của Hamilton về các hệ thức quaternion liên quan đến việc biểu diễn số phức (hình 8 ).

Hình đã gửi Hình đã gửi


9 và 10: Tại Haiti và Israel, các hằng đẳng thức đáng nhớ lại trở thành sản phẩm của ngành bưu điện. Nếu học sinh hai nước này thường mua tem để gửi thư, chắc họ sẽ không thể quên hằng đẳng thức $(a + b)^2 = a^2 + 2ab + b^2$ được in trên hai con tem ở hình 9 và hình 10!

Hình đã gửi Hình đã gửi



#3
nguyen_hung

nguyen_hung

    Đại lãn

  • Thành viên
  • 299 Bài viết
11 và 12: Tại một số nước khác, việc dạy và học toán lại được ưu tiên... lên tem hơn. Hình 11 là một con tem của Liên Xô trước đây minh họa một giờ học lượng giác. Hình 12 là con tem của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào thể hiện tiết dạy về hệ thức lượng trong tam giác vuông của một thầy giáo thương binh nhằm hưởng ứng Năm quốc tế những người khuyết tật.


Hình đã gửi Hình đã gửi


13: Nếu chưa biết đến hình học Lobatchevski, bạn sẽ không biết con tem Phần Lan này muốn nói lên điều gì! Nó biểu diễn mô hình mặt phẳng hyperbol do Poincaré xây dựng.

Hình đã gửiHình đã gửi



#4
nguyen_hung

nguyen_hung

    Đại lãn

  • Thành viên
  • 299 Bài viết
14, 15, 16 và 17: Con tem Áo ở hình 14 biểu diễn một khung hộp chữ nhật phải không các bạn? Nếu bạn đồng ý thì bạn đã... nhầm rồi đó! Nào, bạn hãy làm một mô hình ìtréo cẳng ngỗng” như vậy đi! Nếu không, mời bạn ghé mắt qua các hình 15, 16, 17, một loạt tem của Thụy Điển có chủ đề ìnhiệm vụ bất khả thi” tương tự, lấy cảm hứng từ cái cầu thang.

Hình đã gửi Hình đã gửi

18, 19 và 20: Năm 1904, Von Koch(**) là người đầu tiên xây dựng một đường cong kín, liên tục, không có đạo hàm tại mọi điểm, có chu vi vô hạn nhưng lại tạo nên một diện tích hữu hạn. Đường cong này thường được gọi là nụ tuyết do hình dáng của nó, thuộc loại đường cong fractale. Chính đường cong fractale của Von Koch đã đặt ra yêu cầu phải định nghĩa lại khái niệm đường cong do Jordan xây dựng mà Cantor và Dedekind đã từng đặt nghi vấn.

Hình đã gửi Hình đã gửi


Hình đã gửi Hình đã gửi


Hình 19 là cặp tem Thụy Điển giới thiệu đường cong Von Koch. Một số đường cong fractale khác do Julia(***) nghiên cứu đầu thế kỷ 20 được Israel giới thiệu trên con tem ở hình 18. Hình 20 là con tem của Hungary giới thiệu tập hợp bộ ba của Cantor và tam giác Sierpinski(****).


21: Một đề tài hấp dẫn khác được khai thác ở rất nhiều lĩnh vực là tỉ số vàng. Lần này thì Thụy Sĩ, xứ sở của các ngân hàng, đã không bỏ lỡ cơ hội để thể hiện tỉ số tuyệt vời. Bạn có nhìn rõ các hình chữ vàng trong con tem ở hình 21 không?

Hình đã gửi



TRẦN LƯƠNG CÔNG KHANH
(Trung tâm nghiên cứu Leibniz, Viện Tin học và toán học ứng dụng Grenoble, Pháp)

___________________

Hình đã gửi Tên cũ của nước này là Guyane thuộc Hà Lan.

(**) Von Koch (1870-1924), người Thụy Điển, giáo sư toán Viện Kỹ thuật hoàng gia Stockholm.

(***) Gaston Maurice Julia (1893-1978), nhà toán học Pháp. Khuôn mặt bị biến dạng do vết thương trong Thế chiến thứ nhất khiến ông phải đeo mặt nạ. Ông đã phát triển các công trình về lý thuyết hàm phức của Fatou trong thời gian... nằm bệnh viện.

(****) Waclaw Sierpinski (1882-1969), nhà toán học Ba Lan, một trong ba thành viên đồng sáng lập tạp chí Fundamenta Mathematicae (1920) còn phát hành đến ngày nay, nghiên cứu về lý thuyết tập hợp, tôpô, lý thuyết số, phương trình Diophante và các vật thể fractale

Hình đã gửi Hình đã gửi :lol: 8)

Nguyen_hung suu tam. Mot lan nua xin loi vi khong go duoc TV. Bai tren lay tu bao Tuoi tre, cach day kha lau chi copy lai thoi.
  • Lim yêu thích

#5
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết
Mình hân hạnh giới thiệu cùng các bạn bộ sưu tầm các hình ảnh Toán học (các nhà Toán học nổi tiếng, các định lý Toán học,…). Đây là những hình ảnh được mình chụp lại từ tài liệu ìStamping Through Stamps” của tác giả Robin J Wilson, Trường ĐH Mở, Anh Quốc (The Open University, UK).

Hình đã gửi
Hình đã gửi
Hình đã gửi
Hình đã gửi
Hình đã gửi
Hình đã gửi
Hình đã gửi
Hình đã gửi

tse

Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh