Đến nội dung

Hình ảnh

Serge Lang

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 6 trả lời

#1
madness

madness

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 137 Bài viết
Mới nghe tin từ thằng bạn, vội về nhà xem thử. Một cảm giác hụt hẫng, dù một nhà toán học có giỏi thế nào, phát biểu và chứng minh bao nhiêu định lý, rồi cũng có lúc phải dừng làm toán. mad mới biết Serge Lang qua một vài cuốn sách như Undergraduate Algebra, Algebra, thì thấy ông có công tổng hợp và chọn lọc kiến thức theo một cách nhìn khá xuyên suốt. Ngoài ra ông còn viết một cuốn sách về vẻ đẹp toán học dưới dạng đối thoại khá hay: The Beauty of Doing Mathematics: Three Public Dialogues, bạn nào rảnh thì đọc thử :D Ko biết có ai biết tầm quan trọng của ông trong nghiên cứu thế nào không nhỉ?

Đây là tin từ bản tin từ yaledailynews: http://www.yaledaily...e.asp?AID=29843


Một vài ý kiến về tin ông qua đời:
http://www.math.colu...ordpress/?p=257
http://locana.blogsp...serge-lang.html

Một số ý kiến của sinh viên về ông:

When I was a postdoc at Yale sometimes I would stay up late working in my office. Serge Lang was the only person I’d see, regularly working past 2 am, sometimes rushing off to the copier room to print out copies of his ìfiles” to send to people.

He was quirky but fascinating - incredibly energetic, too.

When I was his TA for calculus he insisted that derivatives could be taught in 15 minutes: explain the idea, give the definition, show how to compute some examples… done.

I heard he would take a trans-Atlantic cruise each summer and produce a book during this time. I’m not sure that’s true, but it would help explain his prolific writings.

It’s a pity he’s gone.

---------

He told me that when he read about a subject, he would write down everything he could find out about it. At the end, this could be made into a book. When he saw that you were impressed by how quick he was, he said that he did not have the gift of physicists who could watch an experiment and immediately visualise the equations that explained it. His was an uncompromising mind, and in non-mathematical conversation, he often asked you to define the words you used, or to perform a calculation in the field in the middle of a pop science explanation he was giving at a dinner. I have to thank him for the gift of a lifetime passion for mathematics he gave me, and I miss him and to know that I shall never stumble upon a new book by him in a bookshop makes me sad.

--------

I was an undergraduate at Yale. I never had Lang for a prof., but I knew him through the math club, of which he was an advisor. He was a tireless advocate of precision and rigor even in every day speaking. While I think that sometimes went too far, it was good that there was someone pushing things in that direction in a world in which people were losing rigor in their everyday speech more and more. I used to argue with him all the time. His defense of Shafarevich when Shafarevich was repressed by the Soviets and a second time, when the NAS to its discredit, decided to expel him for his views was highly laudable. I think that he was a bit unfair to Sam Huntington, and I sometimes disagreed with his views on pedagogy (he thought that his way to understand a subject is the only correct way). But surely, he will be missed by everyone who knew him (save for Sam Huntington, perhaps).

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi madness: 20-09-2005 - 23:26


#2
Kakalotta

Kakalotta

    Thèm lấy vợ

  • Thành viên
  • 805 Bài viết
Mình đã hứa ofline tuy nhiên với chủ đề này thì không thể nào bỏ qua được. Cách đây một tuần, mình định post tin này lên đây nhưng bận quá thì lại thôi.
Mình muốn kể lại một kỉ niệm của mình và GS Serge Lang, cách đây gần 2 tuần, nghĩa là gần ngay trước khi ông mất. Đây là lần đầu tiên và duy nhất mình có cơ hội gặp mặt và nói chuyện với ông, tuy nhiên những ấn tượng mà ông để lại cho mình thì không bao giờ có thể phai mờ được.
Hôm đấy, vào chiều thứ 5, mình lên phòng sinh hoạt chung của khoa tham dự tiệc trà. Đây là tiệc trà hàng tuần vẫn mở free cho sinh viên, nghiên cứu sinh, Postdoct và các GS của khoa, phục vụ đồ uống và bánh ngọt miễn phí nhằm tạo điều kiện trao đổi khoa học với nhau. Mình là người mới, chưa quen biết nhiều nên nói thật là không thuộc mặt được bao nhiêu ngươi cả. Sau khi lấy bánh ngọt và nước trà xong, mình cùng với hai cậu bạn quay ra nói chuyện với một số người mình quen (lúc đó gồm có Jones, Weinstein và một ông nữa, không nhớ tên, hình như Stumfelt thì phải), nói chuyện phiếm về toán học. Tự nhiên lúc đó, có một ông già, tóc bạc phơ, trông hiền vô cùng, đi đến hỏi chuyện bọn mình. Cuộc trò chuyện rất là sôi nổi và quay xung quanh cuộc đời làm toán. Tự nhiên, cậu bạn mình quay ra hỏi chuyện về toán học. Ổng kéo bọn mình ra cái bảng gần đấy và cầm phấn bắt đầu giảng về sự liên hệ giữa các cấu trúc toán học với nhau. Bắt đầu với khái niệm dãy Dirac (dãy hàm hội tụ theo nghĩa suy rộng tới độ đo dirac), ông chứng minh lại một số mệnh đề trông rất đơn giản của giải tích nắm thứ nhất. Sau đó bằng việc lấy các ví dụ cụ thể, ông thể hiện áp dụng của mện đề này trong các lãnh vực khác nhau của toán học, từ PDE, giải tích Fourier, bài toán truyền nhiệt... Sau đó thì sử dụng mệnh đề này, Gs đã vạch ra cho bọn tôi cả một chân trời mới về các cấu trúc toán học giống nhau đằng sau các lý thuyết toán học khác nhau. Ông hỏi một cậu bạn của tôi có biết vấn đề về thác triển của hàm zeta Riemann hay không. Cu cậu (vốn đại học học tại princeton,) bảo rằng có biết qua nhưng bây giờ đã quên mất rồi. Ông cười, nói đùa,"he is protecting himself" và sau đó lai tiếp tục dùng những kỹ thuật tưởng như hoàn toàn sơ cấp và không có liên hệ gì như nhân truyền nhiệt, dãy dirac và toán tử Laplace để nói về vấn đề hàm zeta cùng các suy rộng của nó. Sau đó, ông lại chỉ ra cả mối liên hệ với lý thuyết các dạng tự đẳng cấu, và giải tích điều hòa trên các không gian thuần nhất. Tất cả đều có một cấu trúc toán học thống nhất đằng sau. Bọn tôi đều há hốc miệng ra nghe như nuốt lấy từng lời của ông. Sau đó thì ông lại kéo bọn tôi sang mối liên hệ giữa giải tích điều hòa và hình học đại số. Sau khi phát biểu 1 kết quả của P.Griffiths, (nói về ánh xạ một đa tạp đại số trên truờng phức vào miền mở của C^n, năm 75 thì phải, tôi không nhớ lắm), ông viết ra một mệnh đề, một miền trong c^n thì đẳng cấu với không gian thuần nhất Gamma\G/K, môdulo một tập con đóng zariski, và đó là cách mà hình học đại số hiện đại cùng các công cụ của nó nhập cuộc tấn công vào giải tích điều hòa không giao hoán. Tôi vẫn nhớ lúc đó có hỏi ông, tại sao người ta lại thường nghiên cứu không gian thuần nhất của một nhóm Lie nửa đơn cho nhóm compact tối đại và nhóm rời rạc và được ông trả lời rất cặn kẽ. Mình sau đó chỉ vào mệnh đề và nói rằng, kết quả này thực sự mạnh. và mình hoàn toàn chưa bao giờ biết. Ông cười, nói rằng đây chỉ là giả thuyết do ông đặt ra, và hiện nay đang cố gắng chứng minh nó. Quả thật nếu điều này chứng minh được thì sẽ là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử toán học. Ông nói, nếu thích, ông sẽ giảng thêm cho bọn tôi nghe về liên hệ với giả thuyết hình học hóa của thuston hay với topo số chiều thấp. Nhưng quả thật, lúc này bài giảng informal này đã kéo dài tới 3 tiếng đồng hồ, xuyên suốt qua tiệc trà của khoa., nên với thói vô tâm của tuổi trẻ đồng thời cũng cảm thấy khá đủ nên chúng tôi chỉ cười trong lòng cảm phục vô hạn. Ông tỏ ra rất quí chúng tôi, và bảo chúng tôi đi theo ông vào phòng của ông (ông là visitor quen thuộc của khoa toán Berkeley) để ông tặng chúng tôi sách vở. Đến lúc này quả thật tất cả chúng tôi vẫn chưa biết mình được nói chuyện với ai cả và vẫn đang đoán mò trong lúc đợi ở của phòng ông. Cái thằng tôi thì đoán chắc ông là Helgason vì tôi cảm thấy phong cách giải tích điều hòa trên đa tạp Riemann và không gian thuần nhất gần giống với ông này. Đến lúc này thì ông quay ra, ông theo một đống sách do ông viết. Lúc này, nhìn tên tác giả, tôi mới bất ngờ nghĩ ra và hỏi:" Are you Professor Serge Lang?"
Ông cười gật đầu. Đến lúc này tất cả mọi người mới biết người đứng trước mặt mình là ai. Hồi đại học tôi có đọc sach của ông, và cảm thấy rất khâm phục và ngưỡng mộ trực quan toán học sinh động của ông. Tôi nói:"Ô, tôi đã đọc rất nhiều sách của ông. Ông viết rất hay". "Which book?"(cuốn sách nào?). "những cuốn về đại số, đa tạp vô hạn chiều giải tích phức và cả SL(2,R)". "Thì đây là về SL(2,C)".
Ông dúi vào tay tôi tập bản thảo ông vừa viết cùng một đống bài báo. Tuy nhiên, không đủ để cho bọn tôi mỗi người một bản. Ông chu đáo hỏi bon tôi có được quyền phô to sách hay không và cảm thấy tiếc cho bọn tôi. Sau đó ông hẹn tôi ngày hôm sau quay lại ông sẽ pho to tặng cho bọn tôi.
Đến hôm sau, lúc tôi đang lang thang ở gần chỗ khu phòng của reshetinkhin, bocherd và Frenkel thì gặp ông. Ông hỏi có phải ông truớc tôi là người nói chuyện với ông không, sau đó xin lỗi mấy ông này và dẫn tôi về phòng. Đến nơi, ông đã chuẩn bị rất chu đáo sach vở cho bọn tôi, cả một thùng carton to tướng. Tràn ngập lòng cảm phục, tôi thốt lên:"you are very wonderful". Ông chỉ cười và bảo tôi mấy hôm nữa lại chỗ ông nói chuyện tiếp. Tuy nhiên, do tuổi trẻ ham chơi, và lại quá nhiều assignment nên tôi vẫn chưa đến được. Và sau đó vài hôm, tôi nhận đuợc email thông báo ông đã qua đời. Lỡ hẹn với ông là điều tôi thấy ăn năn, ray rứt nhất.
Ông, một nhà toán học thiên tài và lỗi lạc, đã ra đi để lai biết bao thương nhớ, khâm phục và ngưỡng mộ vô hạn của bao người làm toán. Ông đã ra đi để lại giả thuyết Jorgenson-Lang,mối liên hệ giữa hình học đại số và giải tích điều hòa, mà vẫn chưa được chứng minh. Tài năng và đức độ, cả đời này tôi sẽ nhớ mãi đến ông, giữ mãi những bài báo và bản thảo do đích thân ông tặng.
Mình xin phép được offline tiếp. 3 năm nữa.
Kakalotta
PhDvn.org

#3
thánhtoán

thánhtoán

    Toán học là bể khổ

  • Thành viên
  • 195 Bài viết
Bài này anh Kakalotta viết hay quá mình có nghe danh bác này qua vài quyển toán nhưng bây giờ mới biết bác ấy tầm cỡ và tốt bụng như vậy .Có thể bác Serge Lang biết rằng mình sắp ra đi nên đã cố gắng truyền đạt lại những gì tâm huyết nhất cho thế hệ sau ,việc làm này rất cảm động và cũng rất đáng khâm phục
không biết nói gì hơn nữa
:D

#4
vinhspiderman

vinhspiderman

    Tồ đại hiệp

  • Thành viên
  • 189 Bài viết
Chà, thật là đáng tiếc, một học trò xuất sắc của "BÁC" E.Artin đã ra đi rồi.
Anh Kaka có phúc được gặp trực tiếp "CHÚ" S.Lang thật là sung sướng. Chẳng biết Prof. Lang có bao nhiêu đệ tử chân truyền nhỉ?

Vài thông tin về Prof. Serge Lang :

-Nơi giảng dạy : đại học Yale
-Field chính : Algebraic number theory,Algebraic geometry,Diophantine problems,Automorphic forms
-Đã từng đạt được các giải thưởng : Cole Prize,National Academy of Sciences

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi vinhspiderman: 22-09-2005 - 12:04

Lạy chúa!
Con không hề hoài nghi tí nào về sự hiện hữu hoài nghi của người nhưng con hoài nghi rất nhiều về sự minh mẫn và công bình của người!

#5
N.V.Minh

N.V.Minh

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 117 Bài viết
Lang thang thì tìm thấy một số bài báo về lt số của ông ấy ở đây :
http://modular.fas.h...ns/papers/lang/

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi N.V.Minh: 05-10-2005 - 17:02

Iêu nhau trọn vẹn một tuần .
Em khen : Anh quá cù lần . Bỏ anh !

#6
PerelYau

PerelYau

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 39 Bài viết
Bài của anh Kaka quá hay
Không ngờ một nhà toán học lớn lại có thể cởi mở như vậy
Tiếc thay cho anh Kaka đã bỏ lỡ cuộc hẹn cuối cùng với ông
QUYẾT TÂM THI ĐẬU BÁCH KHOA TP

#7
namdung

namdung

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1205 Bài viết

Bài của anh Kaka quá hay
Không ngờ một nhà toán học lớn lại có thể cởi mở như vậy
Tiếc thay cho anh Kaka đã bỏ lỡ cuộc hẹn cuối cùng với ông


Bài của Kaka rất hay. Tôi chưa được gặp Serge Lang nhưng qua những cuốn sách của ông thì biết ông là một nhà sư phạm tuyệt vời. Năm 2003, tôi có dịch bài nói chuyện của ông với sinh viên về giả thuyết ABC sang tiếng Việt. Thấy ông nói chuyện về một giả thuyết lớn trong toán hiện đại mà vô cùng dễ hiểu. Liên hệ với câu chuyện của Kaka thì thấy thật hợp lý. Tôi nay tôi cũng vừa nói chuyện với GS Michel Waldschmidt, một người cũng biết Serge Lang và ông ấy cũng đồng quan điểm là Serge Lang là một nhà toán học, một sư phạm đại tài và bản thân ông cũng học được nhiều từ Lang.

Trường phái Toán học Nga cũng có nhiều người như vậy, rất giỏi nhưng vẫn nói chuyện với sinh viên, thậm chí học sinh bằng các ngôn ngữ dễ hiểu, tạo được niềm đam mê toán học và định hướng được cho giới trẻ. Việt Nam cũng đang cần những người như vậy.




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh