Đến nội dung

Hình ảnh

Ngày 29 tháng 02

* * * * * 1 Bình chọn

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 2 trả lời

#1
hoangtrong2305

hoangtrong2305

    Trảm phong minh chủ

  • Phó Quản lý Toán Ứng dụ
  • 861 Bài viết

Năm 2016 dài hơn năm 2015 vì năm 2016 là năm nhuận, tháng Hai sẽ có thêm 1 ngày. Tại sao các tờ lịch lại thiết kế như vậy?

 

Về cơ bản là do ảnh hưởng vòng quay của Trái Đất quanh Mặt Trời (hay trong thời kì trước Copernicus là Mặt Trời quay quanh Trái Đất). Một năm thường có 365 ngày, nhưng một chu kỳ quỹ đạo của Trái Đất quanh Mặt Trời lại gần với $365\frac{1}{4}$ ngày, điều này có nghĩa rằng nếu không có năm nhuận thì cứ sau mỗi 4 năm các mùa sẽ phải thay đổi khoảng 1 ngày, khi đó mùa Xuân sẽ đến muộn hơn và một năm trôi qua cũng chậm hơn so với lịch.

 

Hình đã gửi

Độ dài một năm tương ứng với thời gian để Trái Đất (hành tinh thứ 3 tính từ Mặt Trời) di chuyển hết 1 vòng quanh Mặt Trời

 

Để giải quyết vấn đề này, năm 46 trước Công Nguyên, lãnh tụ La Mã là Julius Caesar đã cách tân lịch sao cho sau mỗi 3 năm có 365 ngày sẽ có năm thứ 4 có 366 ngày. Vào thời điểm đó, lịch 365 ngày được sử dụng tại Ba Tư và Ai Cập và những tờ lịch này cho thấy hiệu ứng chệch mùa do sự sai lệch giữa năm lịch và năm Mặt Trời. Người La Mã trước đây có một hệ thống phức tạp nhằm tránh chệch mùa, họ xen kẽ năm có 355 ngày với một năm nhuận có thêm một tháng có 22 hay 23 ngày. Hệ này có khả năng giữ lịch khớp với mùa, nhưng việc tự ý thêm tháng thì không phải lúc nào cũng cố định vì điều này do các linh mục xác định đôi khi dựa trên những lý do về chính trị để làm cho năm dài thêm hay ngắn bớt.

 

Sự cách tân của Caesar dẫn đến một cuốn lịch đó là lịch Julius, với mỗi 4 năm sẽ có 1 năm nhuận thêm 1 ngày, điều này phù hợp với chuyển động bên ngoài của ánh nắng Mặt Trời trong tương lai gần, nhưng trong năm Mặt Trời, phân điểm giữa 2 mùa Xuân liên tiếp thì ngắn hơn $365\frac{1}{4}$ ngày, vì vậy qua các Thế kỷ thì việc ước tính thời gian đến mùa bằng lịch sẽ phải bắt đầu sớm hơn thực tế. Sự sai lệch đến thế kỷ 16 là 10 ngày cuối cùng đã được khắc phục khi một vài nhà thờ dùng điểm Xuân phân (xác định bằng Mặt Trời) để tính toán ngày Lễ Phục sinh, còn Tòa thánh Rome lại dùng ngày 25 tháng 3 (dựa trên lịch) để tính toán, dẫn đến hậu quả chệch lịch, tức không phải tín đồ Cơ đốc giáo cũng ăn mừng Lễ Phục sinh cùng ngày. Để giải quyết vấn đề này, vào năm 1582, Đức Thánh cha Gregory XIII giới thiệu một loại lịch có đổi mới, thay vì mỗi 4 năm sẽ có năm nhuận thì năm thế kỷ sẽ không phải lại năm nhuận trừ khi chia hết cho 400. Điều này đã làm giảm số năm lịch trung bình từ 365.25 ngày xuống còn 365.2425 ngày, sai khác nhau có 0.002%, giúp cho năm lịch gần với năm Mặt Trời.

 

LỊCH GREGORY

 

Lịch Gregory được ban hành tại những nước theo thể chế Giáo hoàng, trong đó từ năm 1582, theo sau thứ Năm ngày 4 tháng 10 là thứ Sáu ngày 15 tháng 10, mất đi 10 ngày. Vì điều này nên ngày mất của nhà Thần học người Tây Ban Nha là Thánh Teresa vẫn còn là một dấu hỏi không rõ bà mất vào ngày 4 tháng 10, ngay trước nửa đêm hay vào sáng ngày 15 tháng 10.

 

Vào thời điểm các nước Tin Lành vướng vào lịch Julius, Nữ hoàng Elizabeth đã hỏi thăm ý kiến của nhà Toán học John Dee nhằm cách tân lịch. Ông ta đề xuất cách giải quyết khác, đó là bỏ đi 11 ngày chứ không phải 10 ngày như lịch Gregory, nhưng phải đến năm 1752, Vương quốc Anh mới chuyển sang sử dụng lịch Gregory với theo sau thứ Tư ngày 2 tháng 9 là thứ Năm ngày 14 tháng 9, bỏ đi 11 ngày và tờ lịch Anh có mức phổ biến ngang hàng với lịch Gregory. Trong khi các nước lãnh thổ Giáo hoàng chỉ mất có 10 ngày, sự sai khác tính từ năm 1752 đã tăng lên 11 vì năm 1700 là năm nhuận trong lịch Julius nhưng không phải trong lịch Gregory.

 

Giữa năm 1582 và 1752, lịch Anh không được phổ biến trong các nước Công giáo. Vì vậy, mặc dù hai nhà văn lớn là Miguel de Cervantes và William Shakespeare đều qua đời vào ngày 23 tháng 4 năm 1616 nhưng ở nước Công giáo Tây Ban Nha sử dụng lịch Gregory thì Cervantes mất trước Shakespeare 10 ngày do ngày ghi nhận Shakespeare qua đời sử dụng lịch Julius.

 

SINH NHẬT CỦA BẠN VÀO THỨ MẤY?

 

Một hệ quả khi ban hành lịch Gregory liên quan đến tần số các thứ trong tuần khi cho trước ngày, tháng.

 

Con số 365 hơn 1 đơn vị bội số của 7 ($365=7\times 52+1$), tức trong năm không nhuận thì sinh nhật của bạn tăng lên một thứ trong tuần, cụ thể nếu năm 2014 sinh nhật của bạn vào thứ Hai thi năm 2015 sinh nhật của bạn vào thứ Ba. Nếu như không có năm nhuận thì qua mỗi năm, sinh nhật của bạn tăng lên một thứ (miễn là bạn còn sống). Tuy nhiên, trong năm nhuận thì có một chút thay đổi, sinh nhật của bạn tăng lên hai thứ (có thể xảy ra ngay năm nhuận hoặc năm kế tiếp, phụ thuộc vào tháng bạn sinh ra là giữa tháng 3 đến tháng 12 hoặc tháng 1 hoặc tháng 2).
Về cơ bản, lịch Julius có tác dụng lặp lại vòng 4 năm với 3 năm có 365 ngày sẽ có 1 năm có 366 ngày, tổng số ngày trong 4 năm đó là 1461 ngày, bằng với $7\times 208+5$ ngày, và bởi vì tổng này không chia hết cho 7 nên ta cần 7 vòng như vậy để thứ, ngày, tháng cho trước (như sinh nhật của bạn chẳng hạn) lặp lại như cũ . Qua 28 năm này, sinh nhật của bạn sẽ xuất hiện 4 lần vào mỗi thứ trong tuần.

 

Hình đã gửi

Giả sử sinh nhật của bạn là ngày 1 tháng 1, trong năm 2001 trùng vào thứ Hai. Đồ thị trên biểu diễn các thứ trong tuần trùng với sinh nhật của bạn trong một vài năm sau đó (theo lịch Gregory). Bạn có thể thấy rằng dạng đồ thị lặp lại sau mỗi 28 năm, từ năm 2001 đến năm 2084. Chu kỳ 28 năm tiếp theo sẽ có năm thế kỉ (2100) đáng ra sẽ là năm nhuận nhưng không phải. Vì vậy năm này sẽ phá vỡ vòng tuần hoàn (chỗ vòng tròn đỏ). Bạn phải đợi 400 năm sau để dạng đồ thị lặp lại chính xác

 

Bây giờ ta quay lại lịch Gregory, do cách giải quyết đối với các năm thế kỷ nên giá trị thứ, ngày, tháng lặp lại mỗi 400 năm. 400 năm này bao gồm 303 năm không nhuận có 365 ngày và 97 năm nhuận có 366 ngày (vì chỉ có một trong 4 năm thế kỷ là năm nhuận), tổng cộng có 146 097 ngày, con số này chính là bội số của 7, bằng với 7 nhân 20 871.

 

Điều này có ý nghĩa vì có hàm ý rằng mỗi 400 năm thì dạng đồ thị thứ lại cùng điểm bắt đầu. Nếu bạn sinh vào thứ Hai, ngày 1 tháng 1 năm 2001 thì sinh nhật của bạn sẽ rơi trúng thứ Hai trong tuần vào năm 2401, 2801, 3201 và cứ thế. Vào ngày 1 tháng 1 năm 2084 bạn đã trải qua sinh nhật đúng vào thứ Hai lần thứ 12, thứ Ba lần thứ 12 và cứ thế. Nhưng năm thế kỷ phá vỡ mẫu hình đó và sau 400 năm từ 2001 đến 2400 thì sinh nhật của bạn trải qua 56 lần thứ Hai, 58 lần thứ Ba, 57 lần thứ Tư, 57 lần thứ Năm, 58 lần thứ Sáu, 56 lần thứ Bảy và 58 lần Chủ Nhật. Vì ngày 1 tháng 1 năm 2401 lại là thứ Hai, vòng tròn này lặp lại.

 

THỨ SÁU NGÀY 13

 

Theo quan điểm có phần mê tín dựa trên tính chất chu kỳ lịch Gregory chia hết cho 7 rằng sẽ thật không may khi ngày 13 là rơi vào thứ Sáu. Theo lịch Julius, ngày 13 mỗi tháng sẽ xuất hiện đều ở các thứ trong tuần nên xét về trung bình thì mỗi 7 tháng chỉ có 1 tháng có thứ Sáu ngày 13, nhưng trong lịch Gregory thì không có tính xuất hiện đều này, ngày 13 của mỗi tháng đa số rơi trúng vào thứ Sáu. Hiển nhiên sẽ có sự tranh luận rằng ta không nên thực hiện tính thống kê trội trong khi bản thân chúng ta còn chưa hoàn tất đúng một vòng lịch 400 năm.

 

NẾU NHƯ BẠN SINH VÀO NGÀY 29 THÁNG 2 THÌ SAO?

 

Một số người sinh vào ngày 29 tháng 2 (giả sử 1 ngày sẽ có 1 người mới sinh ra đời thì cứ mỗi 1461 người sẽ có 1 người sinh vào ngày này). Nếu ta định nghĩa “sinh nhật” là “ngày lịch biểu mà tôi ra đời” thì thật không may cho những người sinh vào ngày này sẽ ít có dịp ăn mừng sinh nhật hơn phần đông chúng ta. Thực tế, những người này sẽ tổ chức tiệc sinh nhật vào ngày 28 tháng Hai hay 1 tháng Ba (tùy vào cách tính tuổi tròn của mỗi Quốc gia đối với những người sinh vào ngày này) với niềm hi vọng sẽ nhận được bánh kem, nến và quà. Họ có thể tổ chức sinh nhật vào đúng ngày họ chào đời một lần trong mỗi 4 năm.

 

Ví dụ, nhà soạn nhạc Gioachino Rossini (người viết bản opera “Người thợ cắt tóc thành Seville” và nhiều bài khác) sinh vào ngày 29 tháng 2 năm 1792. Ông có sinh nhật vào năm 1796, nhưng năm 1800 không phải năm nhuận và sinh nhật lần thứ 2 của ông là năm 1804. Ông viết bản opera cuối cùng mang tên “William Tell” vào năm 1829, trước lần sinh nhật thứ 9 của ông. Vậy chính xác khi nào ông mới tổ chức tiệc sinh nhật lần thứ 15? Vì năm 1800 và 1900 không phải năm nhuận nên thời gian tổ chức sinh nhật phải đến năm 2000, năm này là năm nhuận vì 2000 chia hết cho 400. Thật ngạc nhiên khi Rossini mất đúng vào thứ Sáu ngày 13, ngày mà nhiều người mê tín cho rằng không may mắn.

 

Hình đã gửi

Nếu bạn sinh vào ngày 29 tháng 2, tuổi của bạn sẽ chậm hơn

 

Những người sinh vào ngày 29 tháng 2 có ít lần xuất hiện ngày sinh nhật hơn. Nếu họ sống ở Thụy Điển vào những năm sau 1700 sẽ có những nhân tố kèm thêm, Thụy Điển quyết định sử dụng lịch Gregory vào năm 1700 và chấp nhận mất 11 ngày ngay lập tức thay vì mất từng ngày một như nhiều nơi khác, nhưng do không có năm nhuận giữa năm 1700 và 1740 nên nếu bạn sinh ở Thụy Điển vào ngày 29 tháng 2 năm 1696, dưới sự thay đổi này bạn phải đợi đến năm 1744 để tổ chức tiệc sinh nhật đầu tiên. Nhưng năm 1712, sự thay đổi này được tiến hành không mấy hiệu quả (năm 1704 và 1708 là năm nhuận nhưng họ không làm vậy). Tờ lịch này không được sử dụng và họ quay trở lại lịch Julius. Họ thực hiện điều này bằng cách giới thiệu thêm một ngày vào tháng 2 năm 1712 và giúp cho lịch Julius phổ biến trở lại, khôi phục năm nhuận không theo lịch Julius xảy ra vào năm 1700. Vì vậy những người sinh vào ngày 30 tháng 2 năm 1712 ở Thụy Điển sẽ không bao giờ có cơ hội tổ chức sinh nhật đúng ngày.

 

Người dịch: Võ Hoàng Trọng, thành viên Chuyên san EXP
Nguồn: https://plus.maths.o...ths-february-29

 

a


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi E. Galois: 29-02-2016 - 00:24

Toán học là ông vua của mọi ngành khoa học.

Albert Einstein

(1879-1955)

Hình đã gửi


-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Click xem Đạo hàm, Tích phân ứng dụng được gì?

và khám phá những ứng dụng trong cuộc sống


#2
Ban Biên Tập

Ban Biên Tập

    Ban Biên Tập

  • Thành viên
  • 70 Bài viết

Ngày 29 tháng 2 chỉ xảy ra vào những năm nhuận. Ngày 29 tháng 2 là ngày thứ 60 trong một năm nhuận của lịch Gregory. Theo định nghĩa, năm nào có ngày này là một năm nhuận. Nó chỉ xuất hiện mỗi bốn năm một lần như 1996, 2000, 2004, 2008, 2012 và 2016.

 

Liên quan đến vấn đề này, một câu hỏi khác được đặt ra: Tại sao tháng 2 lại có 28 ngày(năm nhuận là 29 ngày) trong khi các tháng khác trong năm đều có 30 hoặc 31 ngày?

 

Vì những năm 46 trước Công nguyên, thống soái La Mã Julius César khi định ra lịch dương, quy định ban đầu là mỗi năm có 12 tháng, tháng lẻ là tháng đủ, có 31 ngày; Tháng chẵn là tháng thiếu, có 30 ngày. Tháng 2 là tháng chẵn lẽ ra cũng phải có 30 ngày. Nhưng nếu tính như vậy thì một năm không phải có 365 ngày mà là 366 ngày. Do đó phải tìm cách bớt đi một ngày trong một năm.

 

Vậy thì bớt đi một ngày trong tháng nào?

 

Lúc đó, theo tập tục của La Mã, rất nhiều phạm nhân đã bị xử tử hình, đều bị chấp hành hình phạt vào tháng 2, cho nên mọi người cho rằng tháng đó là tháng không may mắn. Trong một năm đã phải bớt đi một ngày, vậy thì bớt đi một ngày trong tháng 2 , làm cho tháng không may mắn này bớt đi một ngày là tốt hơn. Do đó tháng 2 còn lại 29 ngày, đó chính là lịch Julius.

 

Sau này, khi Augustus kế tục Julius César lên làm Hoàng đế La Mã. Augustus đã phát hiện ra Julius César sinh vào tháng 7, theo lịch Julius thì tháng 7 là tháng đủ, có 31 ngày, Augustus sinh vào tháng 8, tháng 8 lại luôn là tháng thiếu, chỉ có 30 ngày. Để biểu thị sự tôn nghiêm như Julius César, Augustus đã quyết định sửa tháng 8 thành 31 ngày. Đồng thời cũng sửa lại các tháng khác của nửa năm sau. Tháng 9 và tháng 11 ban đầu là tháng đủ thì sửa thành tháng thiếu. Tháng 10 và tháng 12 ban đầu là tháng thiếu sửa thành tháng đủ. Như vậy lại nhiều thêm một ngày, làm thế nào đây? Lại lấy bớt đi một ngày trong tháng 2 không may mắn nữa, thế là tháng 2 chỉ còn 28 ngày.

 

Hơn 2.000 năm trở lại đây, sở dĩ mọi người vẫn tiếp tục dùng cái quy định không hợp lý này chỉ vì nó là một thói quen. Những người nghiên cứu lịch sử trên thế giới đã đưa ra rất nhiều phương án cải tiến cách làm lịch, họ muốn làm cho lịch được hợp lý hơn.

 

Trở lại Lịch Gregory. Như chúng ta biết, Lịch Gregory là một bộ lịch mới do Giáo hoàng Grêgôriô XIII đưa ra vào năm 1582. Lịch Gregory chia thành 12 tháng với 365 ngày, cứ 4 năm thì thêm một ngày vào cuối tháng 2 tạo thành năm nhuận. Vì vậy theo lịch Julius thì một năm có 365,25 ngày. Nhưng độ dài của năm mặt trời là 365,242216 ngày cho nên lịch Julius dài hơn khoảng 0,0078 ngày trong một năm, tức là khoảng 11 phút 14 giây.

 

Để bù vào sự khác biệt này thì cứ 400 năm ta sẽ bỏ bớt đi 3 ngày năm nhuận. Cho đến năm 1582, thì sự sai biệt đã lên đến 10 ngày. Giáo Hoàng Gregory XIII quyết định bỏ 10 ngày trong tháng 10 năm đó để cho lịch và mùa màng tương ứng trở lại. Sau ngày 4 tháng 10 năm 1582 là ngày 15 tháng 10. Và để tránh sai biệt, lịch lấy năm nhuận là năm có số thứ tự chia hết cho 4 (như năm 1964, 1980, 2004, ...) và các năm tận cùng bằng 00 phải chia hết cho 400 mới là năm nhuận (năm 2000 chia hết cho 4 và 400 nên là năm nhuận, những năm 1700 1800 và 1900 chia hết cho 4 nhưng không chia hết cho 400 nên không phải là năm nhuận, ...). Lịch đã sửa mang tên lịch Gregory và được áp dụng cho đến bây giờ.

 

Ngày 29 tháng 2 ngày nay ra sao?

 

Nói về ngày này thì trước tiên : Đứa trẻ nào chào đời vào đúng ngày 29 tháng 2 mà muốn mừng sinh nhật đúng ngày,thì phải đợi đến 4 năm nữa. Lý do tháng này năm nay có ngày nhuần, có đến 29 ngày chứ không phải 28 ngày như của mọi tháng Hai khác.

 

Tại một số quốc gia, để tiện việc, chính phủ sở tại có thể cho đứa trẻ sinh ra trong ngày 29 tháng Hai được kê trong giấy khai sinh là sinh ngày 28 tháng Hai hay sinh ngày 1 tháng Ba. (Theo tập tục của Pháp. Tuỳ cha mẹ chọn ngày sinh 28 -29- hoặc 1tháng 3).

 

Ngoài ra ngày 29 tháng 2 còn là Ngày phái đẹp tỏ tình. Cứ 4 năm mới có một ngày 29/2, ngày này ở châu Âu được coi là “Ngày phụ nữ tỏ tình” - tức là phái đẹp chủ động cầu hôn với giới mày râu.

 

Đây là phong tục lâu đời ở Anh, người Scottland đã thông qua đạo luật lấy ngày 29/2 là “Ngày quyền lợi phụ nữ”. Hồi đó, Nữ hoàng Margarit đã tuyên bố: Trong ngày này phụ nữ có thể cầu hôn với đàn ông và tiến hành trừng phạt những gã đàn ông thích thả dê nhưng lại chối bỏ trách nhiệm.

 

Từ thế kỷ XVII, phong tục này đã lan ra khắp châu Âu. Ngày 29/2/2004 đã có hơn 7.000 phụ nữ Anh chủ động cầu hôn, trong đó có cô MC một đài truyền hình đã cầu hôn bạn trai ngay trên sóng truyền hình và đã thành công.

 

Hiện nay, những vị mày râu nào từ chối lời cầu hôn của bạn gái trong ngày này sẽ phải nộp 1 Bảng tiền “thế chấp” hoặc phải tặng một tấm áo lụa cho người con gái bị tổn thương, nhưng tình huống này rất hiếm khi xảy ra.

 

Theo thống kê, trong ngày 29/2 lần trước có tới 92% đàn ông được ngỏ lời đã vui mừng chấp nhận tình cảm của bạn gái, 4% lúc đầu không đồng ý vì bất ngờ, nhưng sau khi suy nghĩ đã vui vẻ chấp thuận. Đối với nhiều phụ nữ Anh, 29/2 là một ngày có ý nghĩa quyết định trong cuộc đời.

 

Trong lịch sử đã có rất nhiều nhân vật nổi tiếng đã nên duyên nhờ chủ động cầu hôn trong ngày này. Tiêu biểu là nữ minh tinh điện ảnh người Hungary G. Garbo. Bà từng tuyên bố: Cả 9 người chồng trong cuộc đời đều do bà chủ động cầu hôn và bà giải thích “phụ nữ phải hướng dẫn ý thích của đàn ông”.

a



#3
wikihoidap

wikihoidap

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 1 Bài viết

Có 365 ngày trong một năm dương lịch. Nhưng phải mất một phần tư ngày nữa để Trái đất có thể hoàn thành công việc quanh Mặt trời. Vì vậy, cứ sau bốn năm, chúng ta có thêm một ngày trong năm để giữ cho lịch đồng bộ với quỹ đạo của Trái đất. Để hiểu tại sao có ngày nhuận, tháng nhuận và năm nhuận thì bạn nên đọc thêm tại bài viết bên dưới đây của chúng tôi.
Chi tiết câu hỏi giải đáp Tại sao có ngày nhuận?


https://wikihoidap.org/

Wiki Hỏi đáp trực tuyến là website chia sẻ kiến thức cộng đồng về tất cả lĩnh vực từ giáo dục, kinh tế, xã hội khoa học, đời sống, gia đình...





2 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 2 khách, 0 thành viên ẩn danh