Đến nội dung

Hình ảnh

China TST 2012


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 10 trả lời

#1
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết

Vòng 1 - Ngày 1


Bài 1. Cho các số phức $x_i,y_i,i=1...n$ thoả $|x_i|=|y_i|=1$. Đặt

$$x=\dfrac{1}{n}\sum_{i=1}^n x_i,\quad y=\dfrac{1}{n}\sum_{i=1}^n y_i,\quad z_i=xy_i+yx_i-x_iy_i.$$
Chứng minh rằng
$$\sum_{i=1}^n|z_i|\leq n.$$
Bài 2. Cho tam giác $ABC$ không đều, đường tròn nội tiếp tam giác $ABC$ tiếp xúc với các cạnh $BC,CA,AB$ lần lượt tại $A_1,B_1,C_1$. Gọi $A_2$ đối xứng với $A_1$ qua $B_1C_1$, $B_2$ đối xứng với $B_1$ qua $C_1A_1$, $C_2$ đối xứng với $C_1$ qua $A_1B_1$. Gọi $ A{A_{2}}\cap BC ={A_{3}} $, $ B{B_{2}}\cap CA ={B_{3}} $, $ C{C_{2}}\cap AB ={C_{3}} $. Chứng minh rằng $ {A_{3}},{B_{3}},{C_{3}} $ thẳng hàng.

Bài 3. Đặt $x_n=C_{2n}^n$. Chứng minh rằng tồn tại vô hạn các tập hợp $A,B$ gồm hữu hạn các số nguyên dương sao cho $A\cap B =\emptyset$ và
$$\frac{{\prod\limits_{i\in A}{{x_{i}}}}}{{\prod\limits_{j\in B}{{x_{j}}}}}= 2012.$$

#2
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết

Vòng 1 - Ngày 2


Bài 4. Cho hai đường tròn $\omega_1,\omega_2$, Gọi $S$ là tập hợp tất cả các tam giác $ABC$ sao cho $\omega_1$ là đường tròn ngoại tiếp tam giác $ABC$ và $\omega_2$ là đường tròn bàng tiếp góc $A$ của tam giác $ABC$ tiếp xúc với các cạnh $AB, BC, CA$ lần lượt tại $D,E,F$. Giả sử $S$ khác rỗng, chứng minh rằng trọng tâm tam giác $DEF$ cố định.


Bài 5. Với mỗi $n$, kí hiệu $\tau (n)$ là số ước số của $n$. Một số nguyên dương được gọi là "tốt" nếu $\tau (m)<\tau (n)$ với mọi $0<m<n$. Chứng minh rằng với mỗi số nguyên dương $k$ chỉ tồn tại hữu hạn số nguyên dương tốt không chia hết cho $k$.


Bài 6. Với mỗi số nguyên dương $n$, tìm tất cả các hàm số $f:\mathbb{Z}\to\mathbb{Z}$ sao cho

$$f(x+y+f(y))=f(x)+ny,\forall x,y\in\mathbb{Z}.$$

#3
anh qua

anh qua

    Sĩ quan

  • Hiệp sỹ
  • 476 Bài viết
Trên mathlink còn chưa có vậy mà anh Thanh đã :D...Bom tấn của tuần này đấy anh Thành à!
Give me some sunshine
Give me some rain
Give me another chance
I wanna grow up once again

#4
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết

Trên mathlink còn chưa có vậy mà anh Thanh đã :D...Bom tấn của tuần này đấy anh Thành à!


Có rồi mà em. Ở đây nè em: http://www.artofprob...f=125&t=469683

#5
Karl Heinrich Marx

Karl Heinrich Marx

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 321 Bài viết

Vòng 1 - Ngày 2



Bài 5. Với mỗi $n$, kí hiệu $\tau (n)$ là số ước số của $n$. Một số nguyên dương được gọi là tốt nếu $\tau (m)<\tau (n)$ với mọi $0<m<n$. Chứng minh rằng với mỗi số nguyên dương $k$ chỉ tồn tại hữu hạn số nguyên dương tốt không chia hết cho $k$.

Đặt $p_i$ là số nguyên tố thứ $i$.Ta có chú ý rằng với số $m$ được biểu diễn:
$$m= p_1^{a_1}p_2^{a_2}...p_r^{a_r}$$
thì $\tau(m)=(a_1+1)(a_2+1)...+(a_r+1)$
Giả sử kết luận bài toán không đúng.
Xét số $k$ bất kì có ước nguyên tố là $p_n$.
Gọi $S$ là tập những số tốt mà không chia hết cho $k$
Nếu số tồn tại một số $m$ là số tốt và $m$ không chia hết cho $k$. Đặt $v_{p_n}(k)=a$ giả sử tồn tại $l>n$ sao cho $p_l|m$ và $v_{p_n}(m)<v_{p_l}(m)$ thì ta có số $m.\frac{p_n}{p_l} <m$ và có số ước ko bé hơn $n$.
Xét trường hợp $v_{p_n}(m)>v_{p_l}(m), \forall l>n,p_l|m$ Nếu các số trong S tồn tại hữu hạn các ước nguyên tố lớn hơn $p_n$ thì phải có một ước nguyên tố $p_i$ của $m \in S$ bé hơn $p_n$ có $v_{p_i}(m)$ lớn tùy ý chọn $j,v$ sao cho $p_j$ không là ước của $m$ và $v_{p_i}(m)>2v,p_i^v>p_j$ khi đó thì $2(v_{p_i}(m)-v+1)>v_{p_i}(m)+1$ nên số $m. \frac{p_j}{p_i^{v}}$ bé hơn $m$ và có số ước không bé hơn số ước của $m$. Mâu thuẫn.
Nếu tập ước nguyên tố lớn hơn $p_n$ của các số trong $S$ là vô hạn, khi đó tồn tại $p_t|m$ với $m \in S$ và $p_t>p_n^a$ khi đó thì số $m.\frac{p_n^a}{p_t}<m$ và có số ước ko bé hơn số ước của $m$.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Karl Heinrich Marx: 06-04-2012 - 19:26


#6
NguyThang khtn

NguyThang khtn

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1468 Bài viết

Bài 3. Đặt $x_n=C_{2n}^n$. Chứng minh rằng tồn tại vô hạn các tập hợp hữu hạn $A,B$ gồm các số nguyên dương sao cho $A\cap B =\emptyset$ và
$$\frac{{\prod\limits_{i\in A}{{x_{i}}}}}{{\prod\limits_{j\in B}{{x_{j}}}}}= 2012.$$

Bài này trông quen quen! :D !

It is difficult to say what is impossible, for the dream of yesterday is the hope of today and the reality of tomorrow

 


#7
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết

Vòng 2 - Ngày 1


Bài 1. Cho $G$ là một đồ thị đơn. Một nhóm gồm $t$ đỉnh mà các cạnh đôi một nối với nhau được gọi là $t$-nhóm và một đỉnh được gọi là đỉnh trung tâm nếu nó được nối với tất cả các đỉnh còn lại. Cho $n,k$ là hai số nguyên dương thoả $\dfrac{3}{2}\leq\dfrac{n}{2}<k<n$ và $G$ có $n$ đỉnh thoả các điều kiện sau:


1. $G$ không có $(k+1)$-nhóm nào.
2. Nếu thêm vào bất kỳ một đường nối giữa hai điểm thì ta được một $(k+1)$-nhóm.

Tìm số điểm trung tâm ít nhất có thể của $G$.


Bài 2. Chứng minh rằng tồn tại số thực $C$ sao cho: Với mọi số nguyên dương $n\geq 2$ và với mọi tập con $X$ không ít hơn hai phần tử của tập $\{1,2,...,n\}$, luôn tồn tại $x,y,z,w\in X$ (không nhất thiết phân biệt) sao cho
$$0 < |xy - zw| < C{\alpha ^{ - 4}},\alpha = \frac{{\left| X \right|}}{n}$$

Bài 3. Cho $a_1<a_2$ là hai số nguyên. Với mọi $n\geq 3$, gọi $a_n$ là số nguyên nhỏ nhất lớn hơn $a_{n-1}$ và được biểu diễn duy nhất theo hai số hạng trước nó, tức là tồn tại duy nhất $i,j$ với $1\leq i<j\leq n-1$ sao cho $a_n=a_i+a_j$. Giả sử rằng trong các số hạng của dãy $(a_n)$ chỉ có hữu hạn số chẵn. Chứng minh rằng dãy $(a_{n+1}-a_n)$ tuần hoàn kể từ một số hạng nào đó, tức là tồn tại số nguyên dương $T, N$ với mọi số nguyên $n> N$, ta có $${a_{T + n + 1}} - {a_{T + n}} = {a_{n + 1}} - {a_n}$$

#8
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết

Vòng 2 - Ngày 2


Bài 4. Cho $n\geq 2$ là một số nguyên. Chứng minh rằng tồn tại hữu hạn bộ $n$ số nguyên $(a_1,a_2,...,a_n)$ thoả đồng thời ba tính chất sau:


1. $a_1>a_2>...>a_n$
2. $\gcd(a_1,a_2,...,a_n)=1$
3. $a_{1}=\sum\limits_{i=1}^{n}\gcd (a_{i},a_{i+1})$, ở đây $ a_{n+1}=a_{1} $.

Bài 5. Cho $m,n$ là hai số nguyên lớn hơn 1, $r<s$ là hai số thực dương, $a_{ij}\geq 0$ nhưng tất cả không đồng thời bằng 0. Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức
$$f=\frac{(\sum_{j=1}^{n}(\sum_{i=1}^{m}a_{ij}^{s})^{\frac{r}{s}})^{\frac{1}{r}}}{(\sum_{i=1}^{m}(\sum_{j=1}^{n}a_{ij}^{r})^{\frac{s}{r}})^{\frac{1}{s}}}.$$
Bài 6. Cho số nguyên $n\geq 2$. Một hàm $f:\mathbb{Z}\to\{1,2,...,n\}$ được gọi là "tốt" nếu với mọi $k,1\leq k\leq n-1$ luôn tồn tại số nguyên $j(k)$ sao cho với mọi số nguyên $m$ ta có
$$f(m+j(k))\equiv f(m+k)-f(m)\pmod{n+1}.$$
Tìm số các "hàm tốt".

#9
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết
Nhờ mọi người cùng nhau dịch luôn vòng 3 để hoàn thiện đề thi China TST 2012.

Vòng 3 ngày 1

Bài 1. In an acute-angled $ABC$, $\angle A>60^{\circle}$, $H$ is its orthocenter. $M,N$ are two points on $AB,AC$ respectively, such that $\angle HMB=\angle HNC=60^{\circ}$. Let $O$ be the circumcenter of triangle $HMN$. $D$ is a point on the same side with $A$ of $BC$ such that $\triangle DBC$ is an equilateral triangle. Prove that $H,O,D$ are collinear.

Bài 2. Given an integer $k\ge 2$. Prove that there exist $k$ pairwise distinct positive integers $a_1,a_2,\ldots,a_k$ such that for any non-negative integers $b_1,b_2,\ldots,b_k,c_1,c_2,\ldots,c_k$ satisfying $a_1\le b_i\le 2a_i, i=1,2,\ldots,k$ and $prod_{i=1}^{k}b_i^{c_i}<\prod_{i=1}^{k}b_i$, we have
\[k\prod_{i=1}^{k}b_i^{c_i}<\prod_{i=1}^{k}b_i.\]

Bài 3. Find the smallest possible value of a real number $c$ such that for any $2012$-degree monic polynomial
\[P(x)=x^{2012}+a_{2011}x^{2011}+\ldots+a_1x+a_0\]
we can obtain a new polynomial $Q(x)$ by multiplying some of its coefficients by $-1$ such that every root $z$ of $Q(x)$ satisfies the inequality
\[|\Im z|\le c|\Re z|\]

Vòng 3 ngày 2

Bài 1. Given an integer $n\ge 4$. $S=\{1,2,\ldots,n\}$. $A,B$ are two subsets of $S$ such that for every pair of $(a,b),a\in A,b\in B, ab+1$ is a perfect square. Prove that
\[\min \{|A|,|B|\}\le\log _2n.\]

Bài 2. Find all integers $k\ge 3$ with the following property: There exist integers $m,n$ such that $1<m<k$, $1<n<k$, $\gcd (m,k)=\gcd (n,k) =1$, $m+n>k$ and $k\mid (m-1)(n-1)$.

Bài 3. In some squares of a $2012\times 2012$ grid there are some beetles, such that no square contain more than one beetle. At one moment, all the beetles fly off the grid and then land on the grid again, also satisfying the condition that there is at most one beetle standing in each square. The vector from the centre of the square from which a beetle $B$ flies to the centre of the square on which it lands is called the translation vector of beetle $B$.
For all possible starting and ending configurations, find the maximum length of the sum of the translation vectors of all beetles.

Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 


#10
tuan101293

tuan101293

    Trung úy

  • Thành viên
  • 999 Bài viết

Xét số $k$ bất kì có ước nguyên tố là $p_n$.
Nếu số $m$ là một số tốt,không chia hết cho $k$ và $m$ có ít nhất một ước nguyên tố $p_l$ với $l>n$ khi đó số $m.\frac{p_n}{p_l}<m$ và có số ước không ít hơn số ước của $m$. Dẫn đến mâu thuẫn.

mình không rõ đoạn này lắm, nếu $p_{n}$ là ước của $m$ thì sao ???

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi dark templar: 01-04-2012 - 21:25
Latex+tiếng Việt có dấu.

KT-PT


Do unto others as you would have them do unto you.


#11
Karl Heinrich Marx

Karl Heinrich Marx

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 321 Bài viết

mình không rõ đoạn này lắm, nếu $p_{n}$ là ước của $m$ thì sao ???

Hôm nay mới vào diễn đàn đọc cmt của anh mới thấy là mình làm sai, em đã sửa lại rồi đấy ạ! Anh kiểm tra dùm em có đúng không




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh