Đến nội dung

Hình ảnh

Toán học và dưỡng sinh

- - - - -

  • Please log in to reply
Chưa có bài trả lời

#1
ngocson52

ngocson52

    Kẻ độc hành

  • Founder
  • 859 Bài viết
Toán học và dưỡng sinh

Toán học và dưỡng sinh, có vẻ chẳng liên quan, dính dáng đến nhau: toán học nghiên cứu các quan hệ số lượng và hình dạng không gian, còn dưỡng sinh nghiên cứu các biện pháp bảo vệ và nuôi dưỡng sinh mệnh. Nhưng nếu tìm hiểu sâu hơn sẽ thấy rằng, giữa toán học và dưỡng sinh có những mối liên quan đặc biệt. Và trong ìthời đại số hóa” ngày nay, khoa học không những đã xây dựng những ìmô hình toán học về sức khỏe”, mà còn lập ra được cả những ìcông thức toán học về thực hành dưỡng sinh” cụ thể. Dưới đây, ta hãy thử tìm hiểu một vài mô hình ìtoán học-dưỡng sinh”, tuy đơn giản mà có thể gợi ra nhiều điều.

Tam giác tuổi thọ
Tuổi thọ của con người, chỉ có 15%-20% được quyết định bởi nhân tố di truyền, còn 80%-85% quyết định bởi nhân tố hậu thiên (phương thức sống). Dựa trên lý luận này, các nhà khoa học Nhật đã ìmô hình hóa” tuổi thọ của con người bằng diện tích của một tam giác cân (diện tích tam giác = cạnh đáy nhân chiều cao chia đôi). Diện tích của tam giác càng lớn tuổi thọ càng cao, ngược lại diện tích càng nhỏ tuổi thọ càng thấp. Cạnh đáy tam giác biểu tượng cho nhân tố di truyền; hai cạnh bên phân biệt biểu tượng các nhân tố hậu thiên: điều kiện dinh dưỡng và rèn luyện sức khỏe tâm thần. Một con người, tuy bẩm sinh không thật khỏe mạnh (cạnh đáy tam giác không đủ dài), nhưng ngay từ khi nhỏ tuổi đã chú ý ăn uống đầy đủ, hợp lý và cân bằng dinh dưỡng, đồng thời kiên trì luyện tập thể dục thể thao, làm việc và nghỉ ngơi điều độ, thái độ sống lành mạnh và tâm lý ổn định, thì tuổi thọ vẫn có thể nắm chắc trong tay.
Ðồ thị ìtỷ giá sức khỏe”
ìTỷ giá hình lưỡi kéo”, gọi tắt là ìlưỡi kéo”, là một đồ thị rất quen thuộc trong kinh tế học, phản ánh tình trạng mất cân bằng, khi có sự chênh lệch lớn về giá cả giữa hai loại hàng hóa; chênh lệch càng lớn, góc mở của lưỡi kéo sẽ càng rộng ra.
Con người, cũng có thể lâm vào tình huống tương tự. Từ tuổi 40, một mặt: các chức năng sinh lý và tâm lý bắt đầu ìxuống dốc”, một mặt: gánh nặng xã hội và gia đình ngày càng thêm nặng. Cùng với năm tháng, sự khác biệt giữa hai phương diện đó ngày càng gia tăng, hai lưỡi kéo trên ìđồ thị tỷ giá” ngày càng mở rộng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tuổi thọ. Vì vậy, bước vào tuổi trung niên, cần căn cứ vào điều kiện sức khỏe và hoàn cảnh của mình, tiến hành điều chỉnh các mục tiêu phấn đấu, xử lý thỏa đáng quan hệ xã hội và gia đình, chú ý làm việc và nghỉ ngơi điều độ, có như vậy mới có thể làm cho hai lưỡi kéo trên đồ thị ìtỷ giá sức khỏe” thu hẹp bớt lại.
Mô hình hạnh phúc ì1 và 0”
1; 10; 100; 1.000; 10.000; 100.000; 1.000.000;... có thể xem như những chỉ số phản ánh hạnh phúc: ìsức khỏe” ký hiệu bằng ì1”, còn ìđịa vị”, ìtiền tài”, ìthành công”, ìtình yêu”, ìgia đình”... ký hiệu bởi những chữ số ì0”. Có số 1 ở phía trước, càng nhiều số 0 ở phía sau, thì giá trị chỉ số càng cao. Thiếu số 1 ở đầu, cho dù có rất nhiều số 0 theo sau, thì giá trị vẫn chỉ bằng 0: Không có sức khỏe, mọi thứ khác như địa vị, tiền tài... đều là vô nghĩa.
Từ cổ chí kim, đã có biết bao bậc anh tài, vì không có sức khỏe mà phải chết yểu vô ích. Khổng Tử có 3.000 môn sinh, thành tài chỉ có 72 người; người được Khổng Tử quý nhất là Nhan Hồi, 29 tuổi đầu đã bạc trắng, 32 tuổi đã phải ra đi. Vương Bột, một trong số ìvăn hào tứ kiệt” thời nhà Ðường, 6 tuổi đã có thể viết văn và làm thơ, nhưng đã chết ở tuổi 29... Những bài học đau khổ đó khiến chúng ta nhận ra chân lý: sức khỏe là nền tảng của sự nghiệp và hạnh phúc; phải quý trọng sức khỏe và coi trọng thực hành dưỡng sinh.
Thuật toán hoàng kim trong dưỡng sinh
Trong hoạt động dưỡng sinh hằng ngày, muốn đạt kết quả tốt điều cốt lõi là xác định được mức độ phù hợp. Trong toán học, ngay từ thời Hy Lạp cổ đại, Plato đã phát hiện ra một con số đặc biệt, đó là: 0,618 - được mệnh danh là ìcon số vàng”, hay ìtỷ lệ hoàng kim” (bằng khoảng 6/10). Con số 0,618 có những ý nghĩa và tác dụng kỳ diệu trong phép dưỡng sinh, có thể sử dụng để ìlượng hóa” nhiều loại hoạt động, giúp tìm ra mức độ tối ưu. Chẳng hạn, vì sao con người lại cảm thấy dễ chịu nhất khi nhiệt độ môi trường bằng 22°C - 24°C? Ðó là vì 22°C - 24°C chính là kết quả nhân nhiệt độ cơ thể 37°C với số hoàng kim 0,618. Muốn khỏe mạnh cần vận động thân thể, lại cũng cần tĩnh dưỡng nghỉ ngơi. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ giữa vận động và tĩnh dưỡng bằng 0,618 là tối ưu đối với sức khỏe. Nếu sau khi ngừng vận động nhịp tim nằm trong khoảng 110 lần/phút - 130 lần/phút là thích hợp nhất. Và cả dinh dưỡng, cũng tuân theo quy luật hoàng kim: Mỗi bữa ăn nên có 6 phần thức ăn thô và 4 phần thức ăn tinh (thức ăn thô chiếm khoảng 0,618); tỷ lệ mỡ thực vật và mỡ động vật bằng 6/4; chỉ nên ăn đến lưng lửng bụng (no 6-7 phần)...
Phương trình tuổi thọ
Ảnh hưởng của các nhân tố hậu thiên (phương thức sống) đối với tuổi thọ của con người có thể phân chia thành 2 loại, tích cực và tiêu cực. Nhân tố tích cực có tác dụng làm tăng tuổi thọ, còn nhân tố tiêu cực rút ngắn tuổi thọ. Sau nhiều năm tiến hành nghiên cứu và quan sát tác động của các nhân tố hậu thiên đối với tuổi thọ, nhà khoa học người Nga V. Simalopsky đã phát hiện ra một số quy luật và biểu diễn chúng bởi một công thức toán học, mệnh danh là ìCông thức tuổi thọ” như sau:
Tuổi thọ = (tâm trạng ổn định + vận động thân thể + ăn uống hợp lý): (lười nhác + hút thuốc lá + nghiện rượu)
Như vậy, tuổi thọ của mỗi con người là một ìẩn số” tùy thuộc vào giá trị vế phải phương trình: tỷ lệ thuận với tử số và tỷ lệ nghịch với mẫu số. Tử số, ứng với các nhân tố tích cực, càng lớn, tuổi thọ càng cao. Ngược lại, mẫu số càng lớn (lười nhác + thuốc lá + nghiện rượu), tuổi thọ càng ngắn lại. Muốn làm cho mẫu số nhỏ đi, điều cốt lõi là từ bỏ phương thức sinh hoạt không lành mạnh. Các kết quả các nghiên cứu đã chứng minh rằng: lười nhác là loại chất xúc tác rút ngắn tuổi thọ; nghiện thuốc lá và uống rượu quá mức là nguyên nhân gây nên bệnh tật, dẫn đến lão suy và chết yểu.
Chỉ số hạnh phúc
Nhân tố chủ yếu, quyết định cảm giác hạnh phúc hay đau khổ của con người, không phải là bản thân sự thành công hay sự thất bại, mà quyết định bởi ìtrị số kỳ vọng” đối với một sự việc nhất định (mục tiêu, nguyện vọng). Vấn đề cốt lõi là: mục tiêu tự đặt ra cho mình có phù hợp hoàn cảnh thực tế hay không. Nói chung, kỳ vọng càng cao, xung đột tâm lý diễn ra càng mạnh, sức khỏe càng dễ bị tổn hại. Một số học giả đã đưa ra công thức về ìChỉ số hạnh phúc” như sau:
Chỉ số hạnh phúc = Trị số hiện thực: Trị số kỳ vọng
Theo công thức này: dục vọng càng lớn, thì chỉ số hạnh phúc càng nhỏ, cuộc đời càng ít niềm vui và càng nhiều cảm giác tiêu cực. Ngược lại, trị số kỳ vọng giảm bớt đi một chút, thì mục tiêu sẽ dễ đạt hơn, chỉ số hạnh phúc sẽ càng cao, cuộc đời sẽ có nhiều niềm vui và có lợi đối với sức khỏe.
Cảm giác hạnh phúc của con người ta, thực ra không tỷ lệ thuận với số lượng những thứ chiếm hữu. Vì vậy, theo một nghĩa nhất định, hạnh phúc chính là cảm giác được thỏa mãn - thông qua quá trình tiết chế - biết cách xác định cho mình những mục tiêu phù hợp thực tế.

Thái Hư (TC Sức khỏe và Đời sống)
Sống trong đời sống cần có một túi tiền.
Để làm gì em biết không?
Để gái nó theo, để gái nó theo... :D




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh