Đến nội dung

Hình ảnh

[TOPIC] Phương trình nghiệm nguyên II

- - - - - tieulyly and L Lawliet

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 63 trả lời

#41
ToanHocLaNiemVui

ToanHocLaNiemVui

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 183 Bài viết
Mọi ngươi thử sức 1 bài nữa nha:
Cho PT: $x^{3}+y^{3}+z^{3}=\alpha x^{2}y^{2}z^{2}$ (1).
CMR: PT có nghiệm nguyên dương khi chỉ khi $\alpha=1$ hoặc $\alpha=2$.

Đừng Sợ Hãi Khi Phải


Đối Đầu Với Một Đối Thủ Mạnh Hơn


Mà Hãy Vui Mừng Vì


Bạn Có Cơ Hội Chiến Đấu Hết Mình!

___________________________________________________________________________

Thào thành viên của

VMF


#42
L Lawliet

L Lawliet

    Tiểu Linh

  • Thành viên
  • 1624 Bài viết
Hiện tại còn những bài sau đây chưa được giải mong các bạn tích cực tham gia và đưa ra lời giải cho những bài ấy:
Bài 1, 4, 6, 11, 17, 21, 22 :)

Thích ngủ.


#43
tieulyly1995

tieulyly1995

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 435 Bài viết
Bài 23:
Tìm nghiệm nguyên của PT :
$x^{2010}+y^{2010}= 2012^{2010}$

Bài 24:
Tìm nghiệm nguyên dương của PT :
$y^{2}=x^{2}(x^{2}+x+1)+(x+1)^{2}$

Bài 25:
Tìm nghiệm nguyên của PT :
$\frac{11}{5}x-\sqrt{2x+1}=3y-\sqrt{4y-1}+2$

Bài 26 :
Tìm nghiệm nguyên dương của PT :
$x^{2y}+(x+1)^{2y}=(x+2)^{2y }$

p/s : các bạn post bài nhớ đánh số thứ tự, tránh trùng lặp nhé :icon6: .
Mọi người tích cực tham gia lên nào :namtay

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi tieulyly1995: 23-04-2012 - 02:33


#44
MIM

MIM

    KTS tương lai

  • Thành viên
  • 334 Bài viết
Bài 23:
Tìm nghiệm nguyên của PT :
$x^{2010}+y^{2010}= 2012^{2010}$

#45
MIM

MIM

    KTS tương lai

  • Thành viên
  • 334 Bài viết
Bài 25:
Tìm nghiệm nguyên của PT :
$\frac{11}{5}x-\sqrt{2x+1}=3y-\sqrt{4y-1}+2$

Vì bình phương của mọi số nguyên đều không có dạng $4k+3,k\in \mathbb{Z}$ nên với mọi $y\in \mathbb{Z}$ thì $\sqrt{4y-1}$ đều là số vô tỉ.

$\frac{11}{5}x-\sqrt{2x+1}=3y-\sqrt{4y-1}+2$

$\Leftrightarrow 3y+2-\frac{11x}{5}=\sqrt{4y-1}-\sqrt{2x+1}$

Vế phải là số hữu tỉ, mặc khác $\sqrt{4y-1}$ là số vô tỉ, do đó để phương trình có nghiệm thì:

$\left\{\begin{matrix}\sqrt{4y-1}-\sqrt{2x+1}=0 \\ 3y+2-\frac{11x}{5}=0 & \end{matrix}\right.$

$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x=5\\ y=3 & \end{matrix}\right.$

#46
hoangtrong2305

hoangtrong2305

    Trảm phong minh chủ

  • Phó Quản lý Toán Ứng dụ
  • 861 Bài viết

Bài 26 :
Tìm nghiệm nguyên dương của PT :
$x^{2y}+(x+1)^{2y}=(x+2)^{2y }$


Theo định lý $Fermat$ lớn và theo yêu cầu đề bài thì $0\leq 2y\leq 2$

$\Leftrightarrow 0\leq y\leq 1$

$\Rightarrow y=1$

Thay vào phương trình thành:

$x^{2}+(x+1)^{2}=(x+2)^{2}$

$\Leftrightarrow x^{2}+x^{2}+2x+1=x^{2}+4x+4$

$\Leftrightarrow x^{2}-2x-3=0$


$\Rightarrow x=3$

Vậy nghiệm nguyên dương của phương trình là:

$$\boxed{(3;1)}$$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hoangtrong2305: 21-04-2012 - 17:21

Toán học là ông vua của mọi ngành khoa học.

Albert Einstein

(1879-1955)

Hình đã gửi


-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Click xem Đạo hàm, Tích phân ứng dụng được gì?

và khám phá những ứng dụng trong cuộc sống


#47
ToanHocLaNiemVui

ToanHocLaNiemVui

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 183 Bài viết

Mọi ngươi thử sức 1 bài nữa nha:
Cho PT: $x^{3}+y^{3}+z^{3}=\alpha x^{2}y^{2}z^{2}$ (1).
CMR: PT có nghiệm nguyên dương khi chỉ khi $\alpha=1$ hoặc $\alpha=2$.

Topic tích cực lên đi, ae cố lên nào....:D.

Ta giả sử $x \ge y \ge z$, nên $3x^3 \geq x^3+y^3+z^3=nx^2y^2z^2$, do đó
$x \geq \dfrac{ny^2z^2}{3}$. Vì $x^3+y^3+z^3=nx^2y^2z^2$ nên $z^3+y^3 \vdots x^2$, cho nên
$2y^3 \geq y^3+z^3 \geq x^2 \geq \dfrac{n^2y^4z^4}{9}$.

Nếu $z>1$ thì $y \leq \dfrac{18}{16n^2}$ nên $y=1$, mà $y \geq z$, vô lí.

Nếu $z=1$ thì $y^3+1 \geq \dfrac{n^2y^4}{9}$, nên $9+\dfrac{9}{y^3} \geq n^2y$.
_ Với $y=1$ thì $x^3+2=nx^2$, nên nghiệm của phương trình là $(x,y,z,n)=(1,1,1,3)$. $(2 \vdots x^2 \Rightarrow x=1)$ nên $n=3$ thỏa mãn.
_ Với $y>1$ thì $10 \geq n^2y$, cho nên

Xét các trường hợp $n \in \{ 1;2;3 \}$ rồi từ đó suy ra với $n=1$ và $n=3$ thì phương trình có nghiệm nguyên dương.

P/s: Mong mọi người góp ý.


Đừng Sợ Hãi Khi Phải


Đối Đầu Với Một Đối Thủ Mạnh Hơn


Mà Hãy Vui Mừng Vì


Bạn Có Cơ Hội Chiến Đấu Hết Mình!

___________________________________________________________________________

Thào thành viên của

VMF


#48
khanh3570883

khanh3570883

    Trung úy

  • Thành viên
  • 905 Bài viết

Bài 1:
Tìm GTNN của hàm số $f(x;y)=-2x^{2}+5xy+y$ trên miền $D=\left \{ (x;y): x,y \epsilon Z^{+}; 8x-7y=21 \right \}$

Ta có:
$8x - 7y = 21$
$ \Rightarrow y = \frac{{8x - 21}}{7} \Rightarrow x \vdots 7 \Rightarrow x = 7t\left( {t \in {Z^ + }} \right)$
$ \Rightarrow 8t - y = 3 \Rightarrow t = \frac{{y + 3}}{8} \Rightarrow y \equiv 5\left( {\bmod 8} \right) \Rightarrow y = 8m + 5\left( {m \in {Z}} \right)$
$ \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x = 7t \\
y = 8m + 5 \\
t - m = 1 \\
\end{array} \right.$
Thay vào hàm $f\left( {x;y} \right)$ ta được hàm:
$g\left( t \right) = 182{t^2} - 97t - 3$
Do $t \in {Z^ + }$ nên $\min g\left( t \right) = 82$ khi t = 1 $ \Rightarrow m = 0$ hay $x = 7$ và $y = 5$

THẬT THÀ THẲNG THẮN THƯỜNG THUA THIỆT

LƯƠN LẸO LUỒN LỎI LẠI LEO LÊN

 

Một ngày nào đó ta sẽ trở lại và lợi hại hơn xưa


#49
tieulyly1995

tieulyly1995

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 435 Bài viết
Khó thêm một chút nào :lol: :icon6: :icon10: :namtay
Bài 27 :
CMR phương trình :
$19x^{2}+5y^{9}+1890z^{1945}=t^{1993}$
có vô hạn nghiệm nguyên dương

Bài 28:
Tìm nghiệm nguyên dương của PT :
a) $1!+2!+3!+...+(x+1)!=y^{z+1}$
b) $1!+3!+...+(2x+1)!=y^{z+1}$
c) $2!+4!+...+(2x)!=y^{z+1}$

Bài 29:
Tìm nghiệm nguyên của PT : $3^{x}+4^{y}= 5^{z}$

Bài 30 :
Tìm nghiệm nguyên dương : $x^{y^{x}}= y^{x^{y}}$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi tieulyly1995: 28-04-2012 - 02:11


#50
khanh3570883

khanh3570883

    Trung úy

  • Thành viên
  • 905 Bài viết

Bài 29:
Tìm nghiệm nguyên của PT : $3^{x}+4^{y}= 5^{z}$

Xét theo modulo 3
${5^z} \equiv {\left( { - 1} \right)^z}\left( {\bmod 3} \right) \Rightarrow {4^y} \equiv {\left( { - 1} \right)^z}\left( {\bmod 3} \right) \Rightarrow z = 2h$
$ \Rightarrow \left( {{5^h} - {2^y}} \right)\left( {{5^h} + {2^y}} \right) = {3^x}$
Do ${5^h} - {2^y}$ và ${5^h} + {2^y}$ không đồng thời chia hết cho 3 nên:
$\left\{ \begin{array}{l}
{5^h} + {2^y} = {3^x} \\
{5^h} - {2^y} = 1 \\
\end{array} \right.$
Ta có: ${5^h} + {2^y} \equiv {\left( { - 1} \right)^h} + {\left( { - 1} \right)^y} = 0\left( {\bmod 3} \right)$ và ${5^h} - {2^y} \equiv {\left( { - 1} \right)^h} - {\left( { - 1} \right)^y} = 1\left( {\bmod 3} \right)$ $ \Rightarrow $ h lẻ, y chẵn
Nếu y > 2 thì ${5^h} + {2^y} \equiv 1\left( {\bmod 4} \right) \Rightarrow {3^x} \equiv 1\left( {\bmod 4} \right) \Rightarrow {3^x} \equiv 1\left( {\bmod 8} \right)$
Ta có: $5 \equiv {5^h} + {2^y}\left( {\bmod 8} \right) \Rightarrow 5 \equiv {3^x}\left( {\bmod 8} \right) \Rightarrow 5 \equiv 1\left( {\bmod 8} \right)$ (vô lý)
Do đó y = 2, suy ra z = 2, x = 2

THẬT THÀ THẲNG THẮN THƯỜNG THUA THIỆT

LƯƠN LẸO LUỒN LỎI LẠI LEO LÊN

 

Một ngày nào đó ta sẽ trở lại và lợi hại hơn xưa


#51
khanh3570883

khanh3570883

    Trung úy

  • Thành viên
  • 905 Bài viết

Bài 4 :
Giải hệ PT : $\left\{\begin{matrix} 3x-5y-3z=1 & \\ 2x-3y+3z=3 & \end{matrix}\right.$

Không hiểu đề lắm, nếu đề chỉ có thế này thì phương trình này vô số nghiệm

Bài 6:
Tìm nghiệm nguyên của phương trình:
$$\sqrt{x-2\sqrt{3}}=\sqrt{y}-\sqrt{z}$$

Ta có:
$\begin{array}{l}
\sqrt {x - 2\sqrt 3 } = \sqrt y - \sqrt z \\
\Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
y \ge z \\
x - y - z = 2\left( {\sqrt 3 - \sqrt {yz} } \right)(*) \\
\end{array} \right. \\
\end{array}$
VT của (*) nguyên, suy ra VP của (*) nguyên, suy ra:
$\sqrt {yz} = 3 \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
y = 3 \\
z = 1 \\
\end{array} \right.$
Thay vào phương trình ta được $x = 4$

THẬT THÀ THẲNG THẮN THƯỜNG THUA THIỆT

LƯƠN LẸO LUỒN LỎI LẠI LEO LÊN

 

Một ngày nào đó ta sẽ trở lại và lợi hại hơn xưa


#52
khanh3570883

khanh3570883

    Trung úy

  • Thành viên
  • 905 Bài viết

Bài 11:
Tìm nghiệm nguyên của phương trình:
$$|x-y|+|y-z|+|z-x|=2013$$

Do vai trò của x, y, z là như nhau nên ta giả sử $x \ge y \ge z$, phương trình trở thành:
$2\left( {x - z} \right) = 2013$
Do 2013 không chia hết cho 2 nên phương trình vô nghiệm.

THẬT THÀ THẲNG THẮN THƯỜNG THUA THIỆT

LƯƠN LẸO LUỒN LỎI LẠI LEO LÊN

 

Một ngày nào đó ta sẽ trở lại và lợi hại hơn xưa


#53
L Lawliet

L Lawliet

    Tiểu Linh

  • Thành viên
  • 1624 Bài viết

Do vai trò của x, y, z là như nhau nên ta giả sử $x \ge y \ge z$, phương trình trở thành:
$2\left( {x - z} \right) = 2013$
Do 2013 không chia hết cho 2 nên phương trình vô nghiệm.

Cách khác:
$$|x-y|+|y-z|+|z-x|=2013$$
$$\Leftrightarrow (|x-y|+x-y)+(|y-z|+y-z)+(|z-x|+z-x)=2013$$
Nếu:
$x\geq y\Rightarrow |x-y|+x-y=2(x-y)$ là số chẵn
$x\leq y\Rightarrow |x-y|+x-y=0$ là số chẵn
Chứng minh tương tự ta thấy VT của phương trình là số chẵn còn VP là số lẻ vậy ta có ĐPCM

Thích ngủ.


#54
L Lawliet

L Lawliet

    Tiểu Linh

  • Thành viên
  • 1624 Bài viết
Hâm nóng lại topic này nào, trước hết cùng ôn lại những bài cơ bản đã nhé :D
Bài 31:
Tìm nghiệm nguyên của phương trình:
$$7(x^2+xy+y^2)=39(x+y)$$
Bài 32:
Tìm nghiệm nguyên của phương trình:
$$x^3-y^3=xy+8$$
Bài 33:
Tìm nghiệm nguyên dương của phương trình:
$$12x+2013y=12.2013$$
Nâng độ khó lên :D
Bài 34:
Cho phương trình $7y^2-6x^2=x-y$, trong đó x và y là các số nguyên dương và x>y.
a) Gọi d là ƯCLN(x; y). CMR: $x-y=d^2$.
b) CMR khi d nhỏ nhất thì x, y nhỏ nhất. Từ đó tìm nghiệm nguyên dương nhỏ nhất của phương trình trên.
Bài 35:
Tìm nghiệm nguyên của phương trình:
$$x^3-y^3=xy+8$$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi L Lawliet: 09-05-2012 - 20:13

Thích ngủ.


#55
NLT

NLT

    Trung úy

  • Hiệp sỹ
  • 871 Bài viết

Bài 35:
Tìm nghiệm nguyên của phương trình:
$$x^3-y^3=xy+8$$

SOLUTION:
Đặt a=x-y ; b=xy. Phương trình đã cho được viết lại là:
$ \left( {x - y} \right)\left( {{x^2} + xy + {y^2}} \right) = xy + 8 $
$ \Leftrightarrow a\left( {{a^2} + 3b} \right) = b + 8 \Leftrightarrow {a^3} - 8 = - b\left( {3a - 1} \right) $
$ \to {a^3} - 8\,\, \vdots \,\,3a - 1 \to 27{a^3} - 216 \vdots 3a - 1 $
Mặt khác:$ 27{a^3} - 1 \vdots 3a - 1 $ nên $ 215 \vdots 3a - 1 $
Đến đây thì hoàn toàn đơn giản rồi nhé ! Ta dễ dàng tìm được a,b và từ đó suy ra x,y.
--------------
P/S: Mọi người hâm nóng topic này lại nào !

GEOMETRY IS WONDERFUL !!!

Some people who are good at calculus think that they will become leading mathematicians. It's funny and stupid.


Nguyễn Lâm Thịnh

#56
L Lawliet

L Lawliet

    Tiểu Linh

  • Thành viên
  • 1624 Bài viết

SOLUTION:
Đặt a=x-y ; b=xy. Phương trình đã cho được viết lại là:
$ \left( {x - y} \right)\left( {{x^2} + xy + {y^2}} \right) = xy + 8 $
$ \Leftrightarrow a\left( {{a^2} + 3b} \right) = b + 8 \Leftrightarrow {a^3} - 8 = - b\left( {3a - 1} \right) $
$ \to {a^3} - 8\,\, \vdots \,\,3a - 1 \to 27{a^3} - 216 \vdots 3a - 1 $
Mặt khác:$ 27{a^3} - 1 \vdots 3a - 1 $ nên $ 215 \vdots 3a - 1 $
Đến đây thì hoàn toàn đơn giản rồi nhé ! Ta dễ dàng tìm được a,b và từ đó suy ra x,y.
--------------
P/S: Mọi người hâm nóng topic này lại nào !

Đây còn là 1 cách giải khác hay hơn cho bài 18 :D, tks Thịnh ủng hộ topic :D

Thích ngủ.


#57
MIM

MIM

    KTS tương lai

  • Thành viên
  • 334 Bài viết
Bài 36: Giải phương trình nghiệm nguyên dương $\overline{abc}=a^3+b^3+c^3$
Bài này trên VMF ta đã có nhưng chưa có lời giải..

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi huynhmylinh: 10-05-2012 - 17:55


#58
ToanHocLaNiemVui

ToanHocLaNiemVui

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 183 Bài viết

Bài 36: Giải phương trình nghiệm nguyên dương $\overline{abc}=a^3+b^3+c^3$

Không đỡ được, Mở rộng ở đây: http://diendantoanho...showtopic=72151
Lời giải:
Xét $a=1$. Khi đó ta có: $b^3+c^3=99+10b+c\leq 99+90+9=198 \to 0 \leq b,c \leq 5$.
Nếu $b=0$ thì $c^3-c-99=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=1$ thì $c^3-c-108=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=2$ thì $c^3-c-111=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=3$ thì $c^3-c-102=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=4$ thì $c^3-c-75=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=5$ thì $(c-3)(c^2+3c+8)=0$. Suy ra $c=3$
Xét $a=2$. Khi đó ta có: $b^3+c^3=192+10b+c\leq 192+90+9=291 \to 0 \leq b,c \leq 6$.
Nếu $b=0$ thì $c^3-c-192=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=1$ thì $c^3-c-201=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=2$ thì $c^3-c-204=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=3$ thì $c^3-c-195=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=4$ thì $c^3-c-168=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=5$ thì $c^3-c-117=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=6$ thì $c^3-c-36=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Xét $a=3$. Khi đó ta có: $b^3+c^3=273+10b+c\leq 273+90+9=372 \to 0 \leq b,c \leq 7$.
Nếu $b=0$ thì $c^3-c-273=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=0$ thì $c^3-c-282=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=0$ thì $c^3-c-285=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=0$ thì $c^3-c-276=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=0$ thì $c^3-c-249=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=0$ thì $c^3-c-198=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=0$ thì $c^3-c-117=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=0$ thì $c(c+1)(c-1)=0$. Suy ra $c=0$ hoặc $c=1$
Xét $a=4$. Khi đó ta có: $b^3+c^3=336+10b+c\leq 336+90+9=435 \to 0 \leq b,c \leq 7$.
Nếu $b=0$ thì $(c-7)(c^2+7c+48)=0$. Suy ra $c=7$
Nếu $b=1$ thì $c^3-c-273=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=2$ thì $c^3-c-345=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=3$ thì $c^3-c-348=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=4$ thì $c^3-c-339=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=5$ thì $c^3-c-261=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=6$ thì $c^3-c-180=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=7$ thì $c^3-c-63=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Xét $a=5$. Khi đó ta có: $b^3+c^3=375+10b+c\leq 375+90+9=474 \to 0 \leq b,c \leq 7$.
Nếu $b=0$ thì $c^3-c-375=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=1$ thì $c^3-c-384=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=2$ thì $c^3-c-387=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=3$ thì $c^3-c-378=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=4$ thì $c^3-c-351=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=5$ thì $c^3-c-300=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=6$ thì $c^3-c-219=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=7$ thì $c^3-c-102=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Xét $a=6$. Khi đó ta có: $b^3+c^3=384+10b+c \to 9b=(b-1)b(b+1)+(c-1)c(c+1)-384 \to b$ chẵn.
$b^3+c^3=384+10b+c \leq 483$ suy ra $0 \leq b \leq 7$
Nếu $b=0$ thì $c^3-c-384=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=2$ thì $c^3-c-396=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=4$ thì $c^3-c-360=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=6$ thì $c^3-c-228=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Xét $a=7$. Khi đó ta có: $b^3+c^3=357+10b+c\leq 357+90+9=456 \to 0 \leq b,c \leq 7$.
Cũng từ đó ta có: $9b=(b-1)b(b+1)+(c-1)c(c+1)-357$ suy ra $b$ lẻ
Nếu $b=1$ thì $c^3-c-366=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=3$ thì $c^3-c-360=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=5$ thì $c^3-c-282=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=7$ thì $c^3-c-84=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Xét $a=8$. Khi đó ta có: $b^3+c^3=288+10b+c\leq 288+90+9=387 \to 0 \leq b,c \leq 7$.
Cũng từ đó ta có: $9b=(b-1)b(b+1)+(c-1)c(c+1)-288$ suy ra $b$ chẵn
Nếu $b=0$ thì $c^3-c-288=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=2$ thì $c^3-c-300=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=4$ thì $c^3-c-264=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=6$ thì $c^3-c-132=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Xét $a=9$. Khi đó ta có: $b^3+c^3=171+10b+c\leq 171+90+9=270 \to 0 \leq b,c \leq 6$.
Cũng từ đó ta có: $9b=(b-1)b(b+1)+(c-1)c(c+1)-171$ suy ra $b$ lẻ
Nếu $b=1$ thì $c^3-c-180=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=3$ thì $c^3-c-174=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Nếu $b=5$ thì $c^3-c-96=0$. PT này không có nghiệm nguyên
Tóm lại, ta tìm được $(a,b,c)=(1,5,3);(3,7,0);(3,7,1);(4,0,7)$
Thử lại thấy thỏa mãn

Tổng quát của bài toán này:
$$\overline{a_1a_2...a_n}=a_1^n+a_2^n+...+a_n^n$$
Giải như sau:
$$\overline{a_1a_2...a_n}\geq 10^{n-1} \rightarrow a_1^n+...+a_n^n\geq 10^{n-1}<1>$$
Mặt khác
$$a_1^n+...+a_n^n\le 9^n.n <2>$$
Từ $<1><2>$ suy ra $9^n.n\geq 10^{n-1}<*>$
Nhận thấy $<*>$ gọi tạm là hàm số học đồng biến nhưng sau đó nghịch biến, có nghĩa là $n$ đến một thời điểm nào đó $9^n.n<10^{n-1}$ kể từ đó $n$ tăng thì $<*>$ không còn đúng, đó cũng là lí do tại sao bài toán này chỉ đến một giới hạn đúng, kể từ lúc nào đó sẽ không còn đúng.
Nhận thấy $9^{61}.61<10^{60}$ (theo http://www.wolframal...^61%29*61-10^60)
Do đó bài toán tổng quát không còn đúng với $n=61$
Ta sẽ cm không còn đúng với $n\geq 61$
$n=61$ đúng
Giả sử $n=k$ đúng hay $9^k.k<10^{k-1}$
Ta sẽ cm $n=k+1$ đúng hay $9^{k+1}.(k+1)<10^k$
Thật vậy do GTQN suy ra
$$10^{k-1}>9^k.k \rightarrow 10^k>9^k.k.10=9^{k+1}.(k.\dfrac{10}{9})>9^{k+1}.(k+1)$$
Do $k\geq 9$ thì $k.\dfrac{10}{9}\geq k+1$
Do đó bài toán không đúng với $n\geq 61$
Còn $n<61$ thì nghiệm phụ thuộc vào các chuyên gia lập trình thôi :) ta chỉ có khả năng làm TH đơn giản như $n=1,2,3,4,5$

P/S:Như vậy về căn bản bài toán tổng quát được giải, điều đó chứng tỏ phương trình trên chỉ có hữu hạn nghiệm :) đây cũng là một kiến thức quan trọng trong lý thuyết số, ngoài ra $n=60$ vẫn có thể đúng http://www.wolframal...^60%29*60-10^59


Đừng Sợ Hãi Khi Phải


Đối Đầu Với Một Đối Thủ Mạnh Hơn


Mà Hãy Vui Mừng Vì


Bạn Có Cơ Hội Chiến Đấu Hết Mình!

___________________________________________________________________________

Thào thành viên của

VMF


#59
truclamyentu

truclamyentu

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 333 Bài viết

Lời giải mang phong cách casio quá ,nhưng có lẽ không có cách khác :icon6:
Tiếp tục ,Bài 37 : Giải phương trình nguyện nguyên dương :

$a^3+b^3+c^3=abc$

Bài 38 :Tìm các nghiệm nguyên (x,y) của PT:
$x + \sqrt {x + \frac{1}{2} + \sqrt {x + \frac{1}{4}} } = y$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi truclamyentu: 10-05-2012 - 19:39


#60
L Lawliet

L Lawliet

    Tiểu Linh

  • Thành viên
  • 1624 Bài viết

Lời giải mang phong cách casio quá ,nhưng có lẽ không có cách khác :icon6:
Tiếp tục ,Bài 37 : Giải phương trình nguyện nguyên dương :

$a^3+b^3+c^3=abc$

Bài 38 :Tìm các nghiệm nguyên (x,y) của PT:
$x + \sqrt {x + \frac{1}{2} + \sqrt {x + \frac{1}{4}} } = y$

Anh cho em hỏi ở bài 37 là tích của a, b, c hay đó là 1 chữ số vậy ạ :D

Thích ngủ.





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh