Đến nội dung

Hình ảnh

Để trở thành một Giáo viên giỏi

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 17 trả lời

#1
thuantd

thuantd

    Chấm dứt 5 năm (2003 - 2008) gắn bó...

  • Hiệp sỹ
  • 1251 Bài viết
Nếu bạn là một giáo viên mới bước vào nghề thì hy vọng những lời khuyên sau đây của thầy giáo Bryce Withrow – giáo viên cấp 1-2 ở Kansas (Mỹ), người đã từng có hơn 35 năm kinh nghiệm giảng dạy ở các nước Mỹ, Đức, Anh – sẽ là những gợi ý giúp bạn đạt được hiệu quả cao hơn trong công tác giảng dạy chuyên môn cũng như cách tiếp cận học trò.

1. Khép vào kỷ luật, tách riêng và chinh phục. Tôi đã hiểu được rằng, nếu đối diện với một học sinh trong lớp, trong khi có các bạn cùng lớp ở xung quanh, thì học sinh đó sẽ trả lời một cách và khi có một mình chúng thì sẽ trả lời hoàn toàn khác.

Nếu khi tôi cần hiểu đúng về một học sinh, tôi đề nghị em đó ở lại sau buổi học, sau đó tôi nói với cậu (cô) ta. Thường thì chúng bày tỏ sự kính trọng và chấp thuận những yêu cầu tôi vừa nói. Nếu tôi làm việc này trước cả lớp, đặc biệt là với các học sinh nam, thì tôi thật khó mà thu được kết quả tương tự.

2. Sự hài hước. Hài hước có thể là cách truyền đạt cho học sinh những điều mà đôi khi những cách khác không thể đạt được. Tôi đã luôn vui đùa với các học trò của mình. Khi thầy và trò đã hiểu nhau thì việc vui đùa, trêu chọc lẫn nhau là có thể chấp nhận được. Chỉ vui đùa chứ tuyệt đối không bao giờ được giễu cợt hay tỏ ra châm chọc bọn trẻ. Vì thế, hãy luôn mỉm cười với chúng. Một nụ cười thân thiện với các học trò, thậm chí có thể là nụ cười với chính bạn, cũng đủ giúp bạn tạo được thiện cảm với các học trò của mình.

3. Hãy làm những gì mà bạn nói là sẽ làm. Giáo viên hoặc cha mẹ thường nói với bọn trẻ rằng nếu làm được việc này, việc kia, thì đổi lại, các em (hoặc con) sẽ nhận được một thứ gì đó. Nhưng khi chúng đã làm điều đó, giáo viên hay cha mẹ lại không làm đúng như những gì mình đã hứa trước đó. Đây chính là vấn đề mà các bạn nên chú ý. Nếu bạn không thể làm điều gì đó thì đừng nói đến nó, hoặc nếu bạn đã nói thì hãy gắng thực hiện.

4. Thái độ vui tươi. Tại sao lại phải cố gắng làm điều này và nếu bạn thực sự không thích thì bạn phải làm gì? Nhiều giáo viên đáng lẽ ra nên nghỉ việc ngay khi họ bắt đầu cảm thấy sợ phải đến trường. Bọn trẻ có thể hiểu được thái độ này dù giáo viên có thú nhận hay không. Tôi đã ở gần một số giáo viên – họ thực sự không yêu thích học trò của mình. Vậy tại sao họ lại có mặt ở giảng đường? Hãy để cho bọn trẻ hiểu rằng bạn đến trường là vì chúng.

5. Đối xử với bọn trẻ như với một con người. Trẻ con cũng là người, chỉ khác là chúng nhỏ hơn chúng ta. Tôi chưa bao giờ lên giọng với những học trò của mình, những từ ngữ mà tôi dùng để nói với chúng cũng giống như với người khác và các học trò nhỏ của tôi đều hiểu được điều đó. Thêm nữa, bạn nên biết cách lắng nghe chúng, hãy dành cho chúng thời gian để nói về điều mà chúng muốn bày tỏ. Đừng cắt ngang lời chúng bằng những việc của người lớn. Hãy dành riêng cho chúng thời gian để làm việc này.

6. Nhận lỗi. Đây là việc làm rất khó đối với người lớn. Nhưng nếu bạn cần phải nhận lỗi thì hãy làm điều này ngay, càng nhanh càng tốt. Chẳng hạn, khi tôi đang vui đùa với các học trò của mình và tôi nhận thấy mình đã khiến một cô hay cậu nhỏ nào đó ngượng ngùng hay cảm thấy bị tổn thương, tôi sẽ dừng lại ngay và xin lỗi chúng.

7. Trung thực và cởi mở. Bởi vì nếu bạn không trung thực, trước sau gì bọn trẻ cũng biết. Nếu một điều gì đó đượcnêu lên và bạn không biết câu trả lời, hãy thừa nhận là bạn không biết và cố gắng tìm lời giải, hãy làm điều này cùng với các học trò của mình nếu có thể. Bạn hãy là một người kiên nhẫn để làm mẫu cho bọn trẻ và nếu bạn rơi vào tình huống không thoải mái thì đừng cố nói dối hay quanh co lảng tránh điều đó.

8. Không so sánh một cách thiếu cơ sở. Chẳng hạn, bạn đừng nghĩ rằng cậu em cũng sẽ ngỗ ngược chỉ vì anh trai của nó cũng đã từng làm những chuyện như thế. Hãy nghĩ rằng bọn trẻ cũng sẽ lớn lên và chúng cũng sẽ thay đổi, chúng sẽ hiểu những việc làm của chúng ta và tại sao chúng ta lại phải nghiêm khắc với chúng.

BÍCH LAN

(Theo Báo GD&TĐ chủ nhật, dịch từ Education)
Có những lần say rượu ngã bờ ao
Vợ bắt gặp, chưa mắng một lời, đã chối
Cô gái nhà bên nhìn tôi cười bối rối
Vợ giận anh rồi, tối qua ngủ với em...

#2
dungtron

dungtron

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 10 Bài viết
Để trở thành GV giỏi trwớc hết phải có đạo đức tốt , luôn có tâm huýết vơí
nghề .Mâũ ngwoi cho chúng ta học là Thây Chu Văn An.

#3
Mr Stoke

Mr Stoke

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 582 Bài viết
Đối với gv toán:
1) Trung thực

2) Nghiêm túc

3) Chí công vô tư

4) Biết nhiều dạy ít, biết ít không dạy!

Thêm tí nữa chắc thành ông Như Lai nên em dừng ở đây!

Mr Stoke 


#4
thanhbinh0714

thanhbinh0714

    Giọt sương mai

  • Thành viên
  • 210 Bài viết
Muốn thành giáo viên giỏi trước hết phải tâm huyết với nghề, phải có tấm lòng yêu trẻ, phải thường xuyên trau dồi nghiệp vụ, cập nhật thông tin. Coi đối tượng giáo dục <học sinh> là một con người.

5. Đối xử với bọn trẻ như với một con người. Trẻ con cũng là người, chỉ khác là chúng nhỏ hơn chúng ta. Tôi chưa bao giờ lên giọng với những học trò của mình, những từ ngữ mà tôi dùng để nói với chúng cũng giống như với người khác và các học trò nhỏ của tôi đều hiểu được điều đó. Thêm nữa, bạn nên biết cách lắng nghe chúng, hãy dành cho chúng thời gian để nói về điều mà chúng muốn bày tỏ. Đừng cắt ngang lời chúng bằng những việc của người lớn. Hãy dành riêng cho chúng thời gian để làm việc này.


Một cây làm chẳng nên non

#5
byj

byj

    Lính mới

  • Thành viên
  • 4 Bài viết
cảm ơn bạn đã post những ý kiến rất hay đó !
mình nghĩ là nó sẽ rất có ích cho những ai chuẩn bị đứng trên bục giảng
nhân đây mình cũng có một điều muốn hỏi ý kiến của các bạn
mình nghi rằng sự hài hước của một người thầy là rất quan trọng nhưng liệu đó có phải là một con dao hai lưởi !!!
bởi trong thực tế mình thấy có nhiều trường hợp học trò có những hành động thân thiện (đến mức không tốt )chỉ vì sự hài hước trước đó của người thầy.[/B]

#6
thuantd

thuantd

    Chấm dứt 5 năm (2003 - 2008) gắn bó...

  • Hiệp sỹ
  • 1251 Bài viết

cảm ơn bạn đã post những ý kiến rất hay đó !
mình nghĩ là nó sẽ rất có ích cho những ai chuẩn bị đứng trên bục giảng
nhân đây mình cũng có một điều muốn hỏi ý kiến của các bạn
mình nghi rằng sự hài hước của một người thầy là rất quan trọng nhưng liệu đó có phải là một con dao hai lưởi !!!
bởi trong thực tế mình thấy có nhiều trường hợp học trò có những hành động thân thiện (đến mức không tốt )chỉ vì sự hài hước trước đó của người thầy.[/B]

Có thể nói mọi vật, sự việc đều có hai mặt (mâu thuẫn tồn tại trong mỗi đối tượng) mà theo cách ví von ta nói là "con dao 2 lưỡi". Người thầy nên vừa nghiêm, vừa dễ gần gũi với học trò (về góc độ tâm hồn). Người thầy nghiêm quá, học trò sợ và không dám thổ lộ tâm tình, thầy sẽ chẳng hiểu trò để có biện pháp giáo dục phù hợp. Người quá hài hước thì có lẽ đi làm diễn viên tấu hài sẽ tốt hơn :). Nói chung mọi thứ được cân đối là tốt nhất ;)
Có những lần say rượu ngã bờ ao
Vợ bắt gặp, chưa mắng một lời, đã chối
Cô gái nhà bên nhìn tôi cười bối rối
Vợ giận anh rồi, tối qua ngủ với em...

#7
thanhbinh0714

thanhbinh0714

    Giọt sương mai

  • Thành viên
  • 210 Bài viết
Nói thì dễ, làm mới khó . Sự nghiêm khắc luôn cần thiết và đặc biệt chú trọng trong giảng dạy. Nhưng nghiêm mà học trò vẫn thấy được trong đó tràn ngập lòng thương và tinh thần trách nhiệm của người thầy đó là người thầy mẫu mực. Sự hài hước đúng mức và đúng chỗ luôn là một điểm nhấn cần thiết trong một giờ học căng thẳng, tuyệt đối không lạm dụng nó nhưng cũng đừng quên. Mình sẽ căng thẳng và không thoải mái với những người thầy luôn gây căng thảng không cần thiết trong giờ học vì nghiêm khắc quá . Nhưng còn khó chịu hơn nếu thầy pha trò "sống sượng" trong một giờ học cần sự nghiêm túc .
Một cây làm chẳng nên non

#8
nemo

nemo

    Hoa Anh Thảo

  • Founder
  • 416 Bài viết
Đặc thù của Toán học là mô tả, tìm hiểu và đưa ra những kết luận về đối tượng nghiên cứu dựa vào định nghĩa, nhưng những gì thuộc về chuẩn mực đạo đức là rất khó định nghĩa, nhưng vẫn có thể phác họa khá đầy đủ và chính xác.
Thế nào là một Giáo viên giỏi ? Theo mình phải hội đủ các tính chất sau đây:

- Phải có tấm lòng nhân ái, vị tha.
- Phải là người cầu tiến và công bằng.
- Không quá nguyên tắc, không cứng nhắc và thêm một chút hài hước.
- Phải gương mẫu và phải biết tỏ ra đồng cảm.

Có tấm lòng vị tha nhân ái người giáo viên đó mới có thể yêu thương học sinh, biết quan tâm mới có thể hiểu được và chia sẻ với mọi người. Tinh thần cầu tiến sẽ giúp người giáo viên trau dồi trình độ chuyên môn của mình và có được những phương pháp giảng dạy hiệu quả, người giáo viên ở một khía cạnh nào đó cũng là người trọng tài, phân xử, vì thế cần công bằng. Đối với trẻ thơ, phải cố gắng tìm hiểu chúng chứ đừng bắt chúng phải hiểu mình, nguyên tắc là điều cần thiết nhưng đừng cứng nhắc, óc hài hước sẽ giúp mọi người gần gũi nhau hơn. Người giáo viên phải luôn là tấm gương cho học sinh noi theo, tỏ ra đồng cảm với học sinh sẽ giúp cái nhìn của học sinh về người giáo viên không chỉ là một người đáng kính mà còn là một người bạn một người để chúng có thể dễ dàng thổ lộ.
<span style='color:purple'>Cây nghiêng không sợ chết đứng !</span>

#9
Mr Stoke

Mr Stoke

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 582 Bài viết
Không biết anh em có mắc phải chứng bệnh này của tớ ko. không hiểu sao tớ hay mắc bệnh buồn cười khi đi dạy. Các đệ tử nó bảo mình hay cười 1 mình (chẳng hiểu tại sao) . Tớ rất bực về chứng bệnh này bởi nhiều lúc có mấy em xinh cứ hiểu nhầm mình cười với các em, dẫn tới các em ... mất tập trung. Tình trạng này mà cứ tiếp tục thì gay quá.

Ko biết phải khắc phục thế nào đây???

Mr Stoke 


#10
nguyen_hung

nguyen_hung

    Đại lãn

  • Thành viên
  • 299 Bài viết
Bác mắc bệnh hay thật. Lúc trước cũng thử đứng lớp rồi. Đúng là nhìn thấy đám học trò dễ thương lắm lúc cũng buồn cười thât. Tụi nhỏ ngây thơ vô số tội lắm.
Cách chữa cháy thì chắc lúc mắc cười quá thì cắn lưỡi. Vậy thôi, maf cắn nhẹ nẹh thôi nhé, mạnh quá thì có mà .... Chịu kô nổi thì ra ngoài một chút.
Cách lâu dài thì bác phải tập nghiêm mặt thôi. Và tránh để tụi nhỏ gây ra các tình huống mắc cười.

#11
con-meo

con-meo

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 32 Bài viết
Ai nói cũng dể,làm mới khó nhỉ?!.
[COLOR=red]
con-meo Chào mấy bạn!

#12
LacLac

LacLac

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 51 Bài viết

Không biết anh em có mắc phải chứng bệnh này của tớ ko. không hiểu sao tớ hay mắc bệnh buồn cười khi đi dạy. Các đệ tử nó bảo mình hay cười 1 mình (chẳng hiểu tại sao) . Tớ rất bực về chứng bệnh này bởi nhiều lúc có mấy em xinh cứ hiểu nhầm mình cười với các em, dẫn tới các em ... mất tập trung. Tình trạng này mà cứ tiếp tục thì gay quá.

Ko biết phải khắc phục thế nào đây???

Bạn có bệnh hay đấy nhỉ! Mà các em mất tập trung hay là chính bạn cũng bị ... mất tập trung. Cần làm rõ cái đó.
Nếu bạn đi dạy chưa lâu, còn trẻ thì cũng hơi khó.
Cười là rất hay chứ, nhưng mà cũng đừng nên chỉ cười mà không nói gì.
Tôi cũng thường hay cười nhưng khi thấy HS chú ý đến thì tôi giải tỏa cho các em bằng cách nói tại sao tôi cười. Cái lí do để cười nhiều khi cũng là bài học.

#13
namdx

namdx

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 178 Bài viết
Có câu có thực mới vực được đạo, tiền lương giáo viên thì ít lấy gì giáo viên có hứng thú dạy đây? Hơn nữa, học sinh thời kỳ này ít chịu tư duy sáng tạo, ít năng động, giáo viên cũng ít hứng thú. Lúc đầu nhiệt huyết còn thì còn dạy, về sau thì khá khó. Thật là đáng buồn cho ngành giáo dục VN.

#14
ngôctử

ngôctử

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 133 Bài viết
Mấy ý kiến của GS Dương Thiệu Tống – trích lại từ VNN:

Thời nào cũng vậy, người ta đòi hỏi thầy giáo ở 2 điều: Tâm và Tài. (…)
Trường học không phải là nơi dành riêng cho những nhân tài, và phương pháp dạy học chỉ tốt khi người thầy quan tâm đến những học sinh chậm nhất, kém năng khiếu nhất, và điều chỉnh công việc giảng dạy của mình cho phù hợp, chứ không phải chỉ tập trung nỗ lực vào việc đào luyện "học sinh giỏi" như "những con gà nòi" để ganh đua về thành tích.

Khái niệm rất xưa cổ trong truyền thống văn hoá Việt Nam ìThiện căn ở tại lòng ta/ Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài” vẫn còn hấp dẫn đối với nghề dạy học học thời hiện đại.
Nghĩ cho kỹ, điều này cũng không có gì lạ trong nền văn hoá Việt Nam, vì chữ ìTâm” ấy luôn tàng trong từng nếp suy nghĩ, nếp sống của người Việt Nam. Nó chỉ chờ cơ hội để trỗi dậy một cách mạnh mẽ, nếu có sự kích thích nào đó.
Tôi nói chữ "Tâm" bằng trăm chữ ìTài” là nói theo kinh nghiệm bản thân. Bởi vì bản thân tôi, cách đây khoảng 60 năm cũng như hầu hết các đồng nghiệp bấy giờ, đã bước vào nghề nhà giáo chỉ với chữ Tâm làm hành trang mà thôi, còn cái Tài thì lúc ấy không có được bao nhiêu, và ngày nay dù đã được học hỏi thêm đôi chút, nhưng trước sự bùng nổ kiến thức và sự tiến bộ như vũ bão của khoa học, cái Tài của bản thân tôi xét ra còn quá bé nhỏ, cho nên phải đẩy mạnh cái ìTâm” lên một trăm lần thì may ra còn có thể giúp ích được phần nào cho đời!


Nhạn độ hàn đàm

#15
ngôctử

ngôctử

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 133 Bài viết

Thời nào cũng vậy, người ta đòi hỏi người thầy giáo hai điều: tâm và tài

Có ngành nghề gì không đòi hỏi tâm và tài nhỉ? Anh bác sĩ thiếu tâm thiếu tài làm bệnh nhân thệt mạng. Anh thợ sửa xe vá xăm bên đường thiếu tâm và tài cũng có thể là nguyên nhân gây tai nạn chết người, thậm chí không chỉ một người. Anh cán bộ xã, phường thiếu tâm và tài cũng gây khổ đau bất hạnh cho bao gia đình ...
Còn anh giáo viên thiếu tâm và tài liệu có thể gây thiệt hại gì nghiêm trọng hơn chăng?
Nhạn độ hàn đàm

#16
nguyen_hung

nguyen_hung

    Đại lãn

  • Thành viên
  • 299 Bài viết
Thiệt hại nhiều hơn chứ anh. Ông thợ sửa xe thiếu tâm và tài, cùng lắm thì thiệt hại cho vài ba người, nhưng rồi người ta không đến đó nữa. Ông cán bộ thiếu tâm thiếu tài, cũng lắm làm khổ dân được một xa, một huyện vài nhiệm kì. Còn ông thầy mà thiếu tâm thiếu tài thì làm chết 1 vài thế hệ.
Có chăng là ông thầy không bị phạt ngay, không được hưởng thành quả ngay mà thôi.

#17
ngôctử

ngôctử

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 133 Bài viết
Có ông gì-đó tử cũng nói một câu rất ấn tượng: Làm thầy thuôc mà sai thì hại một người, làm chính trị mà sai thì hại một thế hệ, làm văn hóa giáo dục mà sai thì hại đến muôn đời.
Nghe qua rất ấn tượng, nhưng ngẫm lại có thể rút ra kết luận gì từ nhận định trên?
1. Ảnh hương của một ông bác sĩ điều trị nhỏ hơn ảnh hương của người làm VHGD
2. Làm chính trị thì hoạch định chính sách kinh tế ngoại giao quốc phòng … đủ thứ - trừ VHGD (?!)
Nhạn độ hàn đàm

#18
thanduong

thanduong

    Lính mới

  • Thành viên
  • 4 Bài viết
tôi đi dạy cũng lâu rùi, gần 10 năm. học sinh cũng nhiều và một điều đáng tiếc là sau một năm lại có vài em rơi rớt lại kiế thức, vẫn có những em chưa yêu thích môn mình dạy. tôi đang cô gắng làm sao mà dayạy cho các em yêu thích môn học của mình, tự học được, học ít mà hiệu quả lại cao. klhông biết như vậy coa đáng không? còn lập luận của mọi người rất hay, nhưng vận dụng thì mỗi em mỗi kiểu, khó chứ không phải chơi đâu. có lẽ phải rèn luyện thêm. nói thật trò có thương thầy thì mới học tốt môn do thầy phụ trách được. hỡi các bạn, bây giờ mà hỏi bọn trẻ thích gì ở chúng ta thì có lẽ chúng sẽ bảo: "Thầy Cô ơi, hãy giảm tải cho chúng con với" tui đoán vậy không biết có đúng không. có khi nào các bạn thấy mục tiêu dạy học của mình là trò phải học vì thầy thì nhiều còn vì trò thì ít không?




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh