Đến nội dung

Hình ảnh

Topic luyện thi vào lớp 10 năm 2013 – 2014 (Hình học)


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 748 trả lời

#581
hathanh123

hathanh123

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 158 Bài viết

Mọi người giải giúp mình bài này, suy nghĩ mãi mà không ra =.= . câu c và d

Cho tam giác ABC có 3 góc nhọn (AB >AC), đường tròn tâm O đường kính BC cắt AB tại D và AC tại E.

a. CM AD.AB = AE.AC

b. Gọi G là giao điểm của BE và DC, H là giao điểm của AG và BC. CM DOHE nội tiếp

c. GH cắt (O) tại K. Tiếp tuyến tại K cắt BC tại F. CM D, E, F thẳng hàng

d. Nếu tam giác DKF vuông cân tại K, tính diện tích tứ giác DOHE theo R

 

 

c) CM D, E, F thẳng hàng

OK2 = OE= OH. OF Suy ra 

$\Delta OHE \sim \Delta OEF\Rightarrow \widehat{OHE}=\widehat{OEF}$
$\Rightarrow \widehat{OEF}+\widehat{OED}=180^{o}$
 
d) tam giác DKF vuông cân tại K suy ra D,O,K thẳng hàng.
............

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hathanh123: 08-04-2014 - 15:16


#582
nguyenhongsonk612

nguyenhongsonk612

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1451 Bài viết

Cho tam giác đều ABC nội tiếp đường tròn (O). Trên AB lấy điểm E, trên tia đối của tia CA lấy điểm F sao cho $BE = CF$. Đường kính AD cắt EF tại M và BC cắt EF tại N.

a) CMR tam giác DEF là tam giác cân

b) CMR $MA.MD=ME.MF$

c) CMR N là trung điểm của EF.

d) Tìm quỹ tích tâm các đường tròn ngoại tiếp tứ giác ADEF khi E chuyển động trên AB


"...Từ ngay ngày hôm nay tôi sẽ chăm chỉ học hành như Stardi, với đôi tay nắm chặt và hàm răng nghiến lại đầy quyết tâm. Tôi sẽ nỗ lực với toàn bộ trái tim và sức mạnh để hạ gục cơn buồn ngủ vào mỗi tối và thức dậy sớm vào mỗi sáng. Tôi sẽ vắt óc ra mà học và không nhân nhượng với sự lười biếng. Tôi có thể học đến phát bệnh miễn là thoát khỏi cuộc sống nhàm chán khiến mọi người và cả chính tôi mệt mỏi như thế này. Dũng cảm lên! Hãy bắt tay vào công việc với tất cả trái tim và khối óc. Làm việc để lấy lại niềm vui, lấy lại nụ cười trên môi thầy giáo và cái hôn chúc phúc của bố tôi. " (Trích "Những tấm lòng cao cả")

~O) 


#583
jane1723

jane1723

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 13 Bài viết

Cho (O) đường kính AB. Trên tiếp tuyến của đường tròn tại A lấy điểm M khác A. Từ M kẻ cát tuyến MCD sao cho C nằm giữa M và D. Các tia BC,BD cắt đường thẳng OM lần lượt tại P và Q. Chứng minh AQ=BP



#584
LyTieuDu142

LyTieuDu142

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 75 Bài viết

Cho tam giác đều ABC nội tiếp đường tròn (O). Trên AB lấy điểm E, trên tia đối của tia CA lấy điểm F sao cho $BE = CF$. Đường kính AD cắt EF tại M và BC cắt EF tại N.

a) CMR tam giác DEF là tam giác cân

b) CMR $MA.MD=ME.MF$

c) CMR N là trung điểm của EF.

d) Tìm quỹ tích tâm các đường tròn ngoại tiếp tứ giác ADEF khi E chuyển động trên AB

 

a)

 

Xét $\Delta EBD=\Delta FCD$ (dễ nhỉ...!!)

 

=> DEF cân

 

b) $\angle BED=\angle DFC$ (Theo câu a cm 2 tam giác = nhau)

 

=> Tỉ lệ đó!

 

c)Từ E kẻ đường song song với AC cắt BC tại U

 

=> BEU là tam giác đều 

 

=> EU=EB=CF

 

có EU song song với CF => EN=NF

 

d)

Gọi trung điểm của ED và DF là  T và Q

 

Từ T ;Q kẻ đường trung trực của ED và DF cắt nhau tại I

 

=> I là tâm đường tròn ngoại tiếp tứ giác EAFD

 

Xét : $\Delta DTI;\Delta DQI$

 

Có DI chung, IQ=IT và có 2 góc vuông

 

=> 2 tam giác = nhau

 

=> D,N,I thẳng hàng

 

=> $\angle DIQ=\angle NFD=\angle BAD=\angle TOD$

 

=> TOID nội tiếp => DOI =90 độ

 

=> I nằm trên đường qua O song song với BC (đg cố định)=> đpcm



#585
danhnguyn

danhnguyn

    Lính mới

  • Thành viên
  • 4 Bài viết

GIÚP MÌNH GIẢI CÁC BÀI HÌNH NÀY VỚI,CÁC CÂU c,d khó quá :(

1.Cho tam giác ABC nhọn (AB<AC) nội tiếp đường tròn (O;R) có BE và CF là 2 đường cao cắt nhau tại H.

a)     Chứng minh tứ giác BFEC nội tiếp đường tròn có tầm là I. Xác định vị trí của  I

b)     Tia AH cắt BC tại D. Chứng minh rằng : EB là tia phân giác của góc DEF

c)     Vẽ tiếp tuyến xAy của (O). Chứng minh rằng OA vuông góc với EF

d)     Đường thằng EF cắt (O) tại N và M (điểm F nằm giữa N,E ). Chứng minh rằng AN là tiếp tuyến của đường tròn ngoại tiếp tam giác NHD

 

2.Cho tam giác ABC nhọn. Ba đường cao AD, BE, CF cắt nhau tại H

a)     Chứng minh BFEC là tứ giác nội tiếp, xác định tâm O của đường tròn ngoại tiếp tứ giác BFEC

b)     Chứng minh : AB.AF = AC.AE

c)     Tiếp tuyến tại F của (O) cắt AH tại S. Chứng minh : S là trung điểm AH, SE là tiếp tuyến của đường tròn tâm O

d)     Kẻ tiếp tuyến AM của (O) , gọi I là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác MHD. Chứng minh M, I, O thằng hàng.

 

3.Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp (O;R). Hai đường cao BD và CE cắt nhau tại H.

a)     Chứng minh tứ giác BDEC nội tiếp

b)     Chứng minh tam giác ADE và tam giác ABC đồng dạng

c)     AH cắt BC tại I. Chứng minh CH.CE + BH.BD = BC^2

 

4.Cho (O;R) đường kính AB. Vẽ bán kính OC vuông góc với AB. Gọi K là điểm nằm giữa 2 điểm B và C. Tia AK cắt (O) tại M

a)     Tính số đo góc ACB và góc AMC

b)     Vẽ CI vuông góc với AM. Chứng minh AOIC nội tiếp.

c)     Chứng minh hệ thức : AI.AK=AO.AB

d)     Nếu K là trung điểm của BC. Tính tan của góc MAB

 

5.Cho tam giác ABC nhọn (AB<AC) nội tiếp đường tròn (O).Các đường cao AF, CE cắt nhau tại H.

a)     Chứng minh AEFC nội tiếp

b)     Kẻ đường kính AK của (O). Chứng minh tam giác ABK đồng dạng với tam giác AFC

c)     Kẻ FM // BK (M thuộc AK). Chứng minh CM vuông góc với AK

d)     Gọi I là trung điểm của đoạn BC. Chứng minh M,I,E thằng hàng

 

7.Cho đường tròn (O;R) và điểm A nằm ngoài đường tròn sao cho OA = 3R. Vẽ các tiếp tuyến AB,AC với (O). Gọi I là giao điểm của OA và (O)

a)     Chứng minh ABOC là tứ giác nội tiếp

b)     Chứng minh I là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC

c)     Vẽ cát tuyến AMN với (O) ( AMN không qua O ). Gọi K là trung điểm MN.Chứng minh góc BKA= góc AKC

d)     Chứng minh AB.AB=AM.AN

Tính theo R độ dài các đoạn thẳng AM,AN nếu MN=R.√3

 

 

8.Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp (O;R) AB< AC.Các đường cao BE,CF cắt nhau tại H

a)     Chứng minh BCEF, AEHF nội tiếp

b)     Kẻ đường kính BK của (O). Chứng minh AE.BK=AB.KC

c)     Gọi I là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC.Gọi D là giao điểm của tia AI với (O). Chứng minh tam giác BDI cân

d)     Gọi M,N lần lượt là tiếp điểm của (I) với AB,BC.Kẻ CQ vuông góc với AD tại Q. Chứng minh M,N,Q thằng hàng

 

9.Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp (O;R), bán kính R.Gọi H là giao điểm của 3 đường cao AD,BE,CF của tam giác ABC

a)     Chứng minh AEHF và AEDB nội tiếp đường tròn

b)     Vẽ đường kính AK của (O). Chứng minh tam giác ABD và tam giác AKC đồng dạng với nhau. Suy ra AB.AC= AK.AD

c)     Chứng minh OC vuông góc DE

d)     Cho BC=3/4 AK.Tính AB.CK + AC.BK theo R

 

 

10.Cho (O) . Từ A nằm ngoài đường tròn vẽ tiếp tuyến AB,AC với (O) và cát tuyến ADE. Gọi H là giao điểm của OA và BC

a)     Chứng minh ABOC nội tiếp và OA vuông góc BC

b)     Chứng minh Ab.AB=AD.AE

c)     Chứng minh DHOE nội tiếp

d)     Tia DH cắt (O) tại F. Chứng minh EF // BC

 

 

11.BC là một dây cung cố định của đường tròn (O;R) ( BC ≠ 2R). Điểm A di động trên cung lớn BC sao cho luôn nằm trong tam giác ABC. Các đường cao AD,BE,CF cắt nhau tại H

a)     Chứng minh BFEC,BDHF nội tiếp

b)     Chứng minh tam giác AEF đồng dạng với tam giác ABC

c)     Gọi I là giao điểm của BH và DF. Chứng minh IH.BE=BI.HE

d)     Xác định vị trí của A để tổng DE + EF + DF đạt giá trị lớn nhất

[email protected]



#586
HungNT

HungNT

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 273 Bài viết

2c FHDB nội tiếp nên $\widehat{SHF}=\widehat{FBD}=\frac{sdFC}{2}$

$\Rightarrow \widehat{SHF}=\widehat{SFH}\Rightarrow \Delta SHF$ cân tại S$\Rightarrow ASF$ cũng cân tại S$\Rightarrow$ FS=AS=SH hay S là trung điểm AH

- $\Delta SEH$ cân tại S$\Rightarrow \widehat{SEH}=\widehat{SHE}=\widehat{ECB}=\frac{sdBC}{2}$

$\Rightarrow SE$ là tiếp tuyến

d $\Delta AFH\sim \Delta ADB\Rightarrow AF.AB=AH.AD$

mà $AM^{2}=AF.AB\Rightarrow AM^{2}=AF.AD$ nên AM là tiếp tuyến của $\left ( I \right )$

$\Rightarrow M,I,O$ thẳng hàng


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi HungNT: 16-04-2014 - 13:29


#587
HungNT

HungNT

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 273 Bài viết

Bài thi HK của mình hồi sáng  :lol:

Cho $\Delta ABC$ nhọn nội tiếp $\left ( O \right )$, $\widehat{BAC}=60^{\circ}$, các đường cao BB' và CC' cắt nhau tại H

a/ cm B,H,O,C thuộc 1 đường tròn

b/ cm 2 góc BAC và OAH có chung đường phân giác

c/ cm OA vuông góc B'C'



#588
minhmocyb

minhmocyb

    Lính mới

  • Thành viên
  • 1 Bài viết

phan 3-4 ko biet lam.^^



#589
hoanam25

hoanam25

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 46 Bài viết

Bài thi HK của mình hồi sáng  :lol:

Cho $\Delta ABC$ nhọn nội tiếp $\left ( O \right )$, $\widehat{BAC}=60^{\circ}$, các đường cao BB' và CC' cắt nhau tại H

a/ cm B,H,O,C thuộc 1 đường tròn

b/ cm 2 góc BAC và OAH có chung đường phân giác

c/ cm OA vuông góc B'C'

đề gì ma dễ thế, chắc đại số cho khó rồi...



#590
HungNT

HungNT

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 273 Bài viết

đề gì ma dễ thế, chắc đại số cho khó rồi...

cũng không phải là khó lắm nhưng dễ nhầm là bài tìm hệ thức giữa 2 nghiệm ko chứa tham số



#591
vanduongts

vanduongts

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 113 Bài viết

bài hình thi thử chuyên nguyễn huệ - hay:

Cho đường tròn tâm O đường kình AB cố định , điểm H thuộc AB sao cho HB=2AH, CD vuông góc với AB tại H . M là điểm thuộc cung lớn CD , E là giao điểm của AM và CD. Gọi I là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ECM. Tìm vị trí của M để DI ngắn nhất 


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi vanduongts: 19-04-2014 - 22:02


#592
tinhoc268

tinhoc268

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 11 Bài viết

Em nhờ các anh chị giúp em bài tập này với ah:

Cho đường tròn tâm O nội tiếp trong hình thang ABCD (AB//CD), tiếp xúc với cạnh AB tại E và với cạnh CD tại F .
a) Chứng minh rằng:

$\frac{BE}{AE}=\frac{DF}{CF}\$

b) Cho biết AB= a, CB= b (a<b), BE = 2AE .  Tính diện tích hình thang ABCD .

 

( Trích trong đề TS10, THPT chuyên ĐHKHTN HN năm 2000-2001)

Thanks !


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi tinhoc268: 23-04-2014 - 06:18


#593
sadsunset

sadsunset

    Lính mới

  • Thành viên
  • 1 Bài viết

Bài 1: Cho đường tròn (O;R) và một điểm A ở ngoài đường tròn sao cho OA = 2R. Vẽ đường thẳng d vuông góc với OA tại A. Từ một điểm M trên d vẽ hai tiếp tuyến MD, ME với (O) (D, E là hai tiếp điểm).

a)      Chứng minh: 5 điểm M, A, D, E, O cùng thuộc một đường tròn.

b)      Chứng minh: DE luôn đi qua một điểm cố định khi M di động trên đường thẳng d.

c)     Đoạn thẳng MO cắt đường tròn (O) tại I. Tìm vị trí của M trên d để IM + ID + IE đạt giá trị nhỏ nhất.

Bài 2: Cho tam giác cân ABC (AB = AC), có đường cao AD, BE, cắt nhau tại H. Gọi O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác AHE
 
a) Chứng minh tứ giác CEHD nội tiếp và A,E,D,B nằm trên đường tròn.
b) Chứng minh ED =  BC
c) Chứng minh DE là tiếp tuyến của đường tròn (O)
d) Vẽ tiếp tuyến xy với đường tròn (O)  tại A, gọi K là điểm cố định trên AH, trên xy lấy điểm M di động. Vẽ đường tròn (M;KM), đường tròn này cắt đường tròn (O) tại G và F. Chứng minh đường thẳng GF luôn đi qua điểm cố định
Các bạn giải giúp mình câu 1c và 2d nha. Thanks nhiều lắm lắm  :wub: 

 



#594
HungNT

HungNT

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 273 Bài viết

 

Bài 1: Cho đường tròn (O;R) và một điểm A ở ngoài đường tròn sao cho OA = 2R. Vẽ đường thẳng d vuông góc với OA tại A. Từ một điểm M trên d vẽ hai tiếp tuyến MD, ME với (O) (D, E là hai tiếp điểm).

a)      Chứng minh: 5 điểm M, A, D, E, O cùng thuộc một đường tròn.

b)      Chứng minh: DE luôn đi qua một điểm cố định khi M di động trên đường thẳng d.

c)     Đoạn thẳng MO cắt đường tròn (O) tại I. Tìm vị trí của M trên d để IM + ID + IE đạt giá trị nhỏ nhất.

Bài 2: Cho tam giác cân ABC (AB = AC), có đường cao AD, BE, cắt nhau tại H. Gọi O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác AHE
 
a) Chứng minh tứ giác CEHD nội tiếp và A,E,D,B nằm trên đường tròn.
b) Chứng minh ED =  BC
c) Chứng minh DE là tiếp tuyến của đường tròn (O)
d) Vẽ tiếp tuyến xy với đường tròn (O)  tại A, gọi K là điểm cố định trên AH, trên xy lấy điểm M di động. Vẽ đường tròn (M;KM), đường tròn này cắt đường tròn (O) tại G và F. Chứng minh đường thẳng GF luôn đi qua điểm cố định
Các bạn giải giúp mình câu 1c và 2d nha. Thanks nhiều lắm lắm  :wub: 

 

bài 1c trước đã

Khi M trùng A thì OM nhỏ nhất vì là đường vuông góc, mà IM=OM-OI=OM-R nên IM nhỏ nhất

Lại có cos $\widehat{MOD}$ = OD/OM lớn nhất nên $\widehat{MOD}$ nhỏ nhất => $\widehat{DOE}$ nhỏ nhất=> cung DE nhỏ nhất => DI+DE nhỏ nhất

Vậy khi M trùng A thì IM+ID=IE đạt GTNN


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi HungNT: 24-04-2014 - 10:35


#595
prettygirl99

prettygirl99

    Lính mới

  • Thành viên
  • 1 Bài viết

giúp mình bài này với câu c mình chưa làm được 

CHo 3 điểm M,N,P cố định thẳng hàng (N nằm giữa M và P).Vẽ đường tròn (O;R) đi qua N,P ( O không nằm trên MP) .Từ M kẻ các tiếp tuyến MA,MB đến 
(O).gọi C là trung điểm của NP,AB cắt MP,OM lần lượt tại E,D 

a)CM:M,B,C,O cùng thuộc 1 đường tròn

b)M:MB^2=MN.MP

c)Xác định vị trí điểm O để tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác COE cách MP một khoảng đúng bằng R/4


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi prettygirl99: 27-04-2014 - 09:35

Nếu bạn không tự xây ước mơ của mình

thì người khác sẽ thuê bạn xây ước mơ

của họ
Hình đã gửi

#596
HungNT

HungNT

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 273 Bài viết

c/ $\Delta COE$ vuông tại C nên tâm đường tròn ngạoi tiếp là trung điểm OE

gọi I, H là trung điểm OE, CE thì khoảng cách đó là độ dài IH

IH = R/4=> OC= R/2=> OC=ON/2 => $\widehat{ONP}=30^{\circ}$



#597
ephutorin

ephutorin

    Lính mới

  • Thành viên
  • 3 Bài viết

Cho (O;R) từ M ở ngoài (O) vẽ tiếp tuyến MA, MB. Lấy C bất kỳ trên cung nhỏ AB. Gọi D,E,F lần lượt là hình chiếu của C trên AB, AM, MB

a) chứng minh tứ giác AECD nội tiếp được

b) góc CDE= góc CBA

c) AC cắt ED tại I CB cắt DF tại K chứng minh IK//AB

d) Xác định vị trí C trên cung nhỏ AB để $AC^{2} + CB^{2}$ đạt giá trị nhỏ nhất Tính GTNN đó khi OM=2R



#598
congvinh667

congvinh667

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 21 Bài viết

Cho hình vuông ABDC có EB=2AE, BH=2HD. Tính tỉ số: EI/DI

Hình gửi kèm

  • 10-05-2014 12-08-39 SA.png

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi congvinh667: 11-05-2014 - 17:53


#599
HungNT

HungNT

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 273 Bài viết

a / Tứ giác ADCE có $\widehat{ADC}+\widehat{AEC}=90^{\circ}+90^{\circ}=180^{\circ}$ nên là tứ giác nội tiếp

b / $\widehat{CDE}=\widehat{CAE}$ do cùng chắn cung CE

$\widehat{CAE}=\widehat{CBA}$ cùng chắn cung CA

=> $\widehat{CDE}=\widehat{CBA}$

c / cm tương tự ta có $\widehat{CDF}=\widehat{CAB}$

 => $\widehat{ICK}+\widehat{IDK}=\widehat{ICK}+\widehat{CDE}+\widehat{CDF}=\widehat{ACB}+\widehat{CBA}+\widehat{CAB}$

$= \frac{sdAB}{2}+\frac{sdBC}{2}+\frac{sdAC}{2}=\frac{360^{\circ}}{2}=180^{\circ}$

=> ICKD nội tiếp => $\widehat{IKC}=\widehat{CDE}= \widehat{CBA}$ => IK//AB vì 2 góc ở vt đồng vị

d/ chưa nghĩ ra  :lol:


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi HungNT: 10-05-2014 - 14:53


#600
vanduongts

vanduongts

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 113 Bài viết

cho (O) đường kính AB. I đối xứng với O qua A . kẻ tia Ax vuông góc với IA . trên Ax lấy M bất kì. gọi C,D lần lượt là giao điểm thứ 2 của MA,MB với (O) . E là giao điểm thứ 2 của IC với (O) .

a) CMR: BD.BM=2ID.IE

b) CMR: ED song song với MI

c) tìm vị trí của M trên tia Ax sao cho IMED là hình thoi  






2 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 2 khách, 0 thành viên ẩn danh