Đến nội dung

Hình ảnh

Topic phương trình, hệ phương trình vô tỉ

* * * * * 45 Bình chọn

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 406 trả lời

#301
Oral1020

Oral1020

    Thịnh To Tướng

  • Thành viên
  • 1225 Bài viết

Tiếp tục topic nhé :D
Bài 125:

Giải phương trình: $x\sqrt{y-1}+2y\sqrt{x-1}=\dfrac{3}{2}xy$.

Bài 126:

Giải phương trình: $\sqrt{x(x-1)}+\sqrt{x(x+2)}=2\sqrt{x^2}$.

Bài 127:

Giải phương trình: $\sqrt{5-x^6}=\sqrt[3]{3x^4-2}+1$.

Bài 128:

Giải phương trình:$\sqrt{3-x}+\sqrt{x-1}=2+(x-y)^2$.

Spoiler


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Oral1020: 20-05-2013 - 23:00

"If I feel unhappy,I do mathematics to become happy.


If I feel happy,I do mathematics to keep happy."

Alfréd Rényi

Hình đã gửi


#302
Tienanh tx

Tienanh tx

    $\Omega \textbf{Bùi Tiến Anh} \Omega$

  • Thành viên
  • 360 Bài viết

 

Bài 126:

Giải phương trình: $\sqrt{x(x-1)}+\sqrt{x(x+2)}=2\sqrt{x^2}$.

 

$\oplus$ Ta có: Điều kiện: $x \ge 1 ;  x \leq -2$
$PT \Longleftrightarrow \dfrac{-3x}{\sqrt{x(x-1)}-\sqrt{x(x+2)}} = 2|x|$

$\oplus$ Với $x \ge 1$, ta có: 

$\left\{\begin{matrix}\sqrt{x(x-1)}-\sqrt{x(x+2)}=-\dfrac{3}{2}& \\ \sqrt{x(x-1)}+\sqrt{x(x+2)}= 2x& \end{matrix}\right.$

Cộng vế theo vế của hệ phương trình trên, ta được: 
$2\sqrt{x(x-2)} = 2x - \dfrac{3}{2}$ Giãi phương trình ta có kết quả là PT Vô nghiệm 

 

$\oplus$ Với $x \leq -2$, ta có: 

$\left\{\begin{matrix}\sqrt{x(x-1)}-\sqrt{x(x+2)}=\dfrac{3}{2}& \\ \sqrt{x(x-1)}+\sqrt{x(x+2)}= -2x& \end{matrix}\right.$

 

Cộng vế theo vế của hệ phương trình trên, ta được: 
$2\sqrt{x(x-2)} = -2x + \dfrac{3}{2}$

Giải phương trình ta có kết quả là $x= \dfrac{9}{8}$

$\oplus$ KL: $x=\dfrac{-9}{8}$ thoả mản phương trình 

--

Oral:Bài của bạn hình như có trục trặc gì rồi,nghiệm là $\dfrac{9}{8}$ và còn sót một nghiệm là $0$ nữa


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Tienanh tx: 21-05-2013 - 08:59

$\cdot$ $( - 1) = {( - 1)^5} = {( - 1)^{2.\frac{5}{2}}} = {\left[ {{{( - 1)}^2}} \right]^{\frac{5}{2}}} = {1^{\frac{5}{2}}} =\sqrt{1}= 1$

$\cdot$ $\dfrac{0}{0}=\dfrac{100-100}{100-100}=\dfrac{10.10-10.10}{10.10-10.10}=\dfrac{10^2-10^2}{10(10-10)}=\dfrac{(10-10)(10+10)}{10(10-10)}=\dfrac{20}{10}=2$

$\cdot$ $\pi\approx 2^{5^{0,4}}-0,6-\left(\frac{0,3^{9}}{7}\right)^{0,8^{0,1}}$

$\cdot$ $ - 2 = \sqrt[3]{{ - 8}} = {( - 8)^{\frac{1}{3}}} = {( - 8)^{\frac{2}{6}}} = {\left[ {{{( - 8)}^2}} \right]^{\frac{1}{6}}} = {64^{\frac{1}{6}}} = \sqrt[6]{{64}} = 2$

 

 

 

 


#303
etucgnaohtn

etucgnaohtn

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 356 Bài viết

Tiếp tục topic nhé :D
Bài 125:

Giải phương trình: $x\sqrt{y-1}+2y\sqrt{x-1}=\dfrac{3}{2}xy$.

ĐK : $x,y \geq 1$

Áp dụng bđt Côsi cho 2 số không âm là 1 và $\sqrt{y-1}$ , ta có : $x\sqrt{y-1}=x.1.\sqrt{y-1}\leq x\frac{1+y-1}{2}=\frac{xy}{2}$ (1)

Tương tự $2y\sqrt{x-1}\leq xy$ (2)

(1) + (2) ta được : $x\sqrt{y-1}+2y\sqrt{x-1}\leq \frac{3}{2}xy$ (3)

Dấu bằng ở (3) xảy ra khi và chỉ khi dấu bằng ở (1) và (2) cùng xảy ra $\Leftrightarrow$ $x=y=2$

Vậy pt đã cho có nghiệm $(x;y)$ là $(2;2)$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi etucgnaohtn: 21-05-2013 - 01:07

Tác giả :

 

Lương Đức Nghĩa 

 

 


#304
etucgnaohtn

etucgnaohtn

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 356 Bài viết

Thượng To Tính :

Bài 128:

Giải phương trình:$\sqrt{3-x}+\sqrt{x-1}=2+(x-y)^2$.(1)

ĐK : $3\geq x\geq 1$

Áp dụng bđt Bunhiacopski , ta có $VT(1)=1.\sqrt{3-x}+1.\sqrt{x-1}\leqslant \sqrt{(1^2+1^2)(3-x+x-1)}=2$ $(2)$

Lại có $VP(1)\geqslant 2$ $(3)$ $($ rõ ràng $)$ 

Từ $(1);(2)$ và$(3)$$\Rightarrow VT(1)=VP(1)=2$

Điều này xảy ra khi và chỉ khi dấu bằng ở $(2)$ và $(3)$ đồng thời xảy ra $\Leftrightarrow$ $x=y=2$ ( thỏa mãn đkxđ )

Vậy phương trình đã cho có nghiệm $(x;y)$ là $(2;2)$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi etucgnaohtn: 21-05-2013 - 01:38

Tác giả :

 

Lương Đức Nghĩa 

 

 


#305
etucgnaohtn

etucgnaohtn

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 356 Bài viết


Tiếp tục topic nhé :D

Bài 127:

Giải phương trình: $\sqrt{5-x^6}=\sqrt[3]{3x^4-2}+1$.(1)

Nốt bài rồi đi ngủ !

$(1)\Leftrightarrow \sqrt{5-x^6}-2-(\sqrt[3]{3x^4-2}-1)=0$ 

$\Leftrightarrow \frac{1-x^6}{\sqrt{5-x^6}+2}-\frac{3x^4-3}{\sqrt[3]{(3x^4-2)^2}+\sqrt[3]{3x^4-2}+1}=0$

$\Leftrightarrow (x^2-1)(\frac{(x^2+x+1)(x^2-x+1)}{\sqrt{5-x^6}+2}+\frac{3}{\sqrt[3]{(3x^4-2)^2)}+\sqrt[3]{3x^4-2}+1})=0$

$\Rightarrow x=\pm 1$ 

Biểu thức còn lại trong ngoặc luôn dương $($ rõ ràng $)$

Vậy pt đã cho có nghiệm $x$ là $1;-1$


Tác giả :

 

Lương Đức Nghĩa 

 

 


#306
etucgnaohtn

etucgnaohtn

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 356 Bài viết

Bài 129:Giải phương trình:

$\sqrt{8x+1}+\sqrt{46-10x}=-x^{3}+5x^{2}+4x+1$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi etucgnaohtn: 21-05-2013 - 20:56

Tác giả :

 

Lương Đức Nghĩa 

 

 


#307
Oral1020

Oral1020

    Thịnh To Tướng

  • Thành viên
  • 1225 Bài viết


Bài 129:Giải phương trình:

$\sqrt{8x+1}+\sqrt{46-10x}=-x^{3}+5x^{2}+4x+1$

Bài đó đã được thảo luận tại đây.Nhưng vẫn còn vướng chưa thể chứng minh được nhân tử kia vô nghiệm.Nếu anh(chị) biết cách làm thì post vào đó nhá :)

Bài 130:

Giải phương trình:$\sqrt{\sqrt{2}-1-x}+\sqrt[4]{x}=\dfrac{1}{\sqrt[4]{2}}$

Bài 131:

Giải phương trình:$x^2-3x+1=-\dfrac{\sqrt{3}}{3}\sqrt{x^4+x^2+1}$


"If I feel unhappy,I do mathematics to become happy.


If I feel happy,I do mathematics to keep happy."

Alfréd Rényi

Hình đã gửi


#308
etucgnaohtn

etucgnaohtn

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 356 Bài viết

 

Bài 131:

Giải phương trình:$x^2-3x+1=-\dfrac{\sqrt{3}}{3}\sqrt{x^4+x^2+1}$

$\Leftrightarrow 2(\sqrt{x^2-x+1}-\frac{\sqrt{3}}{3}\sqrt{x^2+x+1})(\sqrt{x^2-x+1}+\frac{\sqrt{3}}{2}\sqrt{x^2+x+1})=0 \Rightarrow x=1$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi etucgnaohtn: 23-05-2013 - 05:02

Tác giả :

 

Lương Đức Nghĩa 

 

 


#309
PTKBLYT9C1213

PTKBLYT9C1213

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 384 Bài viết

Bài 132: $\sqrt[6]{6x-5}=\frac{x^{7}}{8x^{2}-10x+3}$


                      THE SHORTEST ANSWER IS DOING 

                        :closedeyes:  :closedeyes:  :closedeyes:  :closedeyes:  :closedeyes:  :closedeyes:  :closedeyes:  :closedeyes:  :closedeyes:  :closedeyes:  :closedeyes:  :closedeyes:  :closedeyes:  :closedeyes:  

 


#310
vietquang1998

vietquang1998

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 52 Bài viết

Bài 13: Giải phương trình $x^4+ \sqrt {x^2+3}=3$
Đề chọn HSG Q1, TPHCM 2005-2006

       $x^{4}+\sqrt{x^{2}+3}=3$

<=> $x^{4}=3-\sqrt{x^{2}+3}$

<=> $x^{4}+x^{2}+\frac{1}{4}=x^{2}+3-\sqrt{x^{2}+3}+\frac{1}{4}$

<=> $(x^{2}+\frac{1}{2})^{2}=(\sqrt{x^{2}+3}-\frac{1}{2})^{2}$

<=> $x^{2}+\frac{1}{2}=\sqrt{x^{2}+3}-\frac{1}{2}$ (vì $x^{2}+\frac{1}{2}> 0$ và $\sqrt{x^{2}+3}-\frac{1}{2}> 0$

<=> $x^{2}+1=\sqrt{x^{2}+3}$

<=> $x^{4}+2x^{2}+1=x^{2}+3$

<=> $x^{4}+x^{2}-2=0$

Giải phương trình ta được $x^{2}=1$

                                          => $x_{1}=1$

                                               $x_{2}=-1$

Vậy phương trình có tập nghiệm S={1;-1}


vietquang1998

 

Tự Hào Là Thành Viên VMF - Vietnam Mathematics Forum

 

Link Facebook của mình tại đây!!


#311
etucgnaohtn

etucgnaohtn

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 356 Bài viết

       $x^{4}+\sqrt{x^{2}+3}=3$

<=> $x^{4}=3-\sqrt{x^{2}+3}$

<=> $x^{4}+x^{2}+\frac{1}{4}=x^{2}+3-\sqrt{x^{2}+3}+\frac{1}{4}$

<=> $(x^{2}+\frac{1}{2})^{2}=(\sqrt{x^{2}+3}-\frac{1}{2})^{2}$

<=> $x^{2}+\frac{1}{2}=\sqrt{x^{2}+3}-\frac{1}{2}$ (vì $x^{2}+\frac{1}{2}> 0$ và $\sqrt{x^{2}+3}-\frac{1}{2}> 0$

<=> $x^{2}+1=\sqrt{x^{2}+3}$

<=> $x^{4}+2x^{2}+1=x^{2}+3$

<=> $x^{4}+x^{2}-2=0$

Giải phương trình ta được $x^{2}=1$

                                          => $x_{1}=1$

                                               $x_{2}=-1$

Vậy phương trình có tập nghiệm S={1;-1}

Những bài có căn mà muốn viết tổng bình phương chứa căn thì phải có 2$\sqrt{}$ gì đó . Bài này bạn nên nhân 2 vào ngay từ đầu  :lol:


Tác giả :

 

Lương Đức Nghĩa 

 

 


#312
Phạm Hữu Bảo Chung

Phạm Hữu Bảo Chung

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1360 Bài viết

Bài 132: $\sqrt[6]{6x-5}=\frac{x^{7}}{8x^{2}-10x+3}$

 

Giải

ĐK: $\left\{\begin{matrix} x \geq \dfrac{5}{6}& \\8x^2 - 10x + 3 \neq 0 & \end{matrix}\right.$

Nhận thấy:
$VT = \sqrt[6]{6x - 5} \leq \dfrac{1 + 1 + 1 + 1 + 1 + 6x - 5}{6} = x$

Vì vậy, để phương trình ban đầu có nghiệm thì:

 

$\dfrac{x^7}{8x^2 - 10x + 3} \leq x $

$\Leftrightarrow x^6 - 8x^2 + 10x - 3 \leq 0$

$\Leftrightarrow (x - 1)(x^5 + x^4 + x^3 + x^2 - 7x + 3) \leq 0$

 

$\Leftrightarrow (x - 1)^2(x^4 + 2x^3 + 3x^2 + 4x - 3) \leq 0 \, (\bigstar)$

 

Nhận thấy:
$x^4 + 2x^3 + 3x^2 + 4x - 3 = (x^2 + x)^2 + 2(x + 1)^2 - 5 > 0 \, \forall \, x \geq \dfrac{5}{6}$
Vì vậy, $\bigstar$ xảy ra khi và chỉ khi x = 1

Thử lại, ta nhận giá trị này.

Kết luận: Phương trình có nghiệm duy nhất x = 1.


Thế giới này trở nên bị tổn thương quá nhiều không phải bởi vì sự hung bạo của những kẻ xấu xa mà chính bởi vì sự im lặng của những người tử tế :)

#313
vietquang1998

vietquang1998

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 52 Bài viết

Những bài có căn mà muốn viết tổng bình phương chứa căn thì phải có 2$\sqrt{}$ gì đó . Bài này bạn nên nhân 2 vào ngay từ đầu  :lol:

nhân 2 sẽ dễ nhìn hơn thôi :D bài này tớ chưa nhân 2 thử, nhưng ý muốn của tớ là viết thành hằng đẳng thức $(a+\frac{1}{2})^{2}$ cơ


vietquang1998

 

Tự Hào Là Thành Viên VMF - Vietnam Mathematics Forum

 

Link Facebook của mình tại đây!!


#314
ongngua97

ongngua97

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 311 Bài viết

BÀI 7:
Giải phương trình: $\left( {x + 3} \right)\sqrt {2{x^2} + 1} = {x^2} + x + 3$
___

pt $\Leftrightarrow (x+3)(\sqrt{2x^{2}+1}-1)=x^{2}\Leftrightarrow x^{2}(\frac{2(x+3)}{\sqrt{2x^{2}+1}+1}-1)=0\Leftrightarrow x=0\vee 2x+5=\sqrt{2x^{2}+1}\Leftrightarrow x=0\vee \left\{\begin{matrix} 2x+5\geq 0\\(2x+5)^{2}=2x^{2}+1 \\ \end{matrix}\right.\Leftrightarrow x=0\vee x=\sqrt{13}-5$


ONG NGỰA 97. :wub: 


#315
einstein627

einstein627

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 102 Bài viết

chào mọi người đây là bài tập tớ tổng hợp được từ topic.Tuy nhiên do thời gian có hạn nên chưa có lời giải và nhận xét của các anh,chị .Đây cũng là lần đầu tiên tớ làm cái này nên còn cần nhiều chỉnh sửa.Mong mọi người góp ý.

File gửi kèm


-Học từ ngày hôm qua, sống ngày hôm nay, hi vọng cho ngày mai. Điều quan trọng nhất là không ngừng đặt câu hỏi.

-Albert Einstein

 
-Khi Bạn Sắp Bỏ Cuộc, Hãy Nhớ Tới Lý Do Khiến Bạn Bắt Đầu.

 


#316
anhtukhon1

anhtukhon1

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 480 Bài viết

Em rút ra được các dạng(toàn dễ thôi nên đừng ném gạch nha :) )

Dạng 1:

VD: $\sqrt{3-x}=3x-5$(bình phương lên)

Dạng 2: 

VD: $x^{2}-2x-7+3\sqrt{(x+1)(x-3)}=0\Leftrightarrow (x+1)(x-3)+3\sqrt{(x+1)(x-3)}-4=0\Leftrightarrow ...$

*Note: Khi biểu thức trong dấu căn giống hệt biểu thức bên ngoài dấu căn thì ta đặt ẩn phụ bằng biểu thức căn đưa về PT bậc 2

Dạng 3:

VD $\sqrt[3]{2-x}+\sqrt{x-1}=1$

Tìm

Đặt $\sqrt{x-1}=T$

PT có dạng

$\sqrt[3]{2-(T^{2}+1)}+T=1\Leftrightarrow \sqrt[3]{1-T^{2}}+T=1\Leftrightarrow \sqrt[3]{1-T}\sqrt[3]{1+T}=(\sqrt[3]{1-T})^{3}\Leftrightarrow ...$

Dạng 4:

VD:$\sqrt{x+15+8\sqrt{x-1}}+\sqrt{x+15-8\sqrt{x-1}}=7$

Đặt $\sqrt{x-1}=T\Rightarrow T^{2}=x-1$

PT có dạng $\sqrt{T^{2}+8T+16}+\sqrt{T^{2}-8T+16}=7\Leftrightarrow |T+4|+|T-4|=7; VT\geq 8\Rightarrow$ PT vô nghiệm

Dạng 5:Khi PT có dạng không bình phương thì ta dùng phương pháp không quy tắc.

Tồng các số không âm =0 thì tất cả các số đồng thời phải = 0

$a^{2}+b^{2}+c^{2}=0$

khi và chỉ khi a=b=c=0

Dùng BĐT hoặc tam thức bậc 2 CM vế trái $\geq$ vế phải hoặc ngược lại sau đó tìm đk xảy ra dấu =

Dạng 6:(nhân tử chung)

VD $\sqrt[3]{x+1}+\sqrt[3]{x+2}=1+\sqrt[3]{x^{2}+3x+2}$

Đặt $\sqrt[3]{x+1}=a;\sqrt[3]{x+2}=b$

PT có dạng 

$a+b=1+ab$

Tìm a,b rồi tính



#317
anhtukhon1

anhtukhon1

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 480 Bài viết

Dạng 7: 

VD: $\sqrt{x+3}-\sqrt{2x-1}=\sqrt{3x-2}$ 

Bình phương lên : $3x+2-2\sqrt{(x+3)(2x-1)}=3x-2\Leftrightarrow 2\sqrt{(x+3)(2x-1)}=4\Leftrightarrow ...$

Dạng 8 

VD: $\sqrt{2-x}+\sqrt{2+x}+\sqrt{4-x^{2}}=2$. Nhận thấy 2 biểu thức trong căn VT nhân vào = BT trong căn VP ta đặt ẩn phụ

Đặt $T=\sqrt{2-x}+\sqrt{2+x}\Rightarrow T^{2}=4+2\sqrt{4-x^{2}}\Rightarrow \sqrt{4-x^{2}}=\frac{T^{2}-4}{2}$

Thay vào tìm T rồi tìm x

Dạng 9: Dùng HĐT $\sqrt{A}-\sqrt{B}=\frac{A-B}{\sqrt{A}+\sqrt{B}} and \sqrt{A}+\sqrt{B}=\frac{A-B}{\sqrt{A}-\sqrt{B}}$

VD:

$\sqrt{2x^{2}+x+6}+\sqrt{x^{2}+x+2}=4+\frac{4}{x}\Leftrightarrow \frac{x^{2}+4}{\sqrt{2x^{2}+x+6}-\sqrt{x^{2}+x+2}-\frac{1}{x}}=0\Leftrightarrow ...$

Dạng 10: Thêm bớt

VD: $4x^{2}+8x=\sqrt{2x+6}$(cộng 2 vế với $2x+\frac{25}{4}$

PT tương đương $(2x+\frac{5}{2})^{2}=(\sqrt{2x+6}+\frac{1}{2})^{2}\Leftrightarrow ...$

Dạng 11:

VD

$(\sqrt{x+4}-\sqrt{x-2})(1+\sqrt{x^{2}+2x-8})=6$

Đặt $\sqrt{x+4}=a;\sqrt{x-2}=b$

PT tương đương $(a-b)(1+ab)=a^{2}-b^{2}\Leftrightarrow (a-b)(a-1)(b-1)=0\Leftrightarrow ...$

Dạng 12: Dạng $A(x+\sqrt{x+a})+B\sqrt{x^{2}+x+2x\sqrt{x+a}}+C=0$

Đặt $x+\sqrt{x+a}=T\Rightarrow x^{2}+x+a+2x\sqrt{x+a}=T^{2}\Rightarrow x^{2}+x+2x\sqrt{x+a}=T^{2}-a$

Thế vào xong rồi tìm T rồi tìm x



#318
rainbow99

rainbow99

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 386 Bài viết

Dạng 7: 

VD: $\sqrt{x+3}-\sqrt{2x-1}=\sqrt{3x-2}$ 

Bình phương lên : $3x+2-2\sqrt{(x+3)(2x-1)}=3x-2\Leftrightarrow 2\sqrt{(x+3)(2x-1)}=4\Leftrightarrow ...$

Chỗ này không bình phương được do cả hai vế chưa chắc đã âm -_-

nên có thêm lưu ý là phải thử lại :D


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi rainbow99: 20-08-2015 - 21:39


#319
anhtukhon1

anhtukhon1

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 480 Bài viết

Chỗ này không bình phương được do cả hai vế chưa chắc đã âm -_-

cả 2 vế lớn hơn hoặc = 0 mà chị



#320
an1907

an1907

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 181 Bài viết

$Giải phương trình : \sqrt{2 - x^{2}} + \sqrt{2 - \frac{1}{x^{2}}} = 4 - \left ( x + \frac{1}{x} \right )$






2 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 2 khách, 0 thành viên ẩn danh