Đến nội dung

Hình ảnh

Tìm $m$ để PT :\[{x^2} - \left( {m + 1} \right)x + \left( {{m^2} + 1} \right) = 0\] có 2 nghiệm phân biệt thỏa mãn

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 9 trả lời

#1
vietfrog

vietfrog

    Trung úy

  • Hiệp sỹ
  • 947 Bài viết
Tìm $m$ để PT :\[{x^2} - \left( {m + 1} \right)x + \left( {{m^2} + 1} \right) = 0\]
có 2 nghiệm phân biệt thỏa mãn : $ - 1 < {x_1} < 2 < {x_2}$


------------------------------------------------------------------------------------------
P/s: Rất mong các thầy các bạn nêu 1 cách trình bày chuẩn cho bài này.
Em thấy có rất nhiều cách, nhưng không biết cách nào được dùng cho thi ĐH. :(

Sống trên đời

Cần có một tấm lòng

Để làm gì em biết không?

Để gió cuốn đi...

Chủ đề:BĐT phụ

HOT: CÁCH VẼ HÌNH


#2
T M

T M

    Trung úy

  • Thành viên
  • 926 Bài viết
Hướng giải của em thế này !!

(1) Tìm $m$ để phương trình có nghiệm

$$-1<x_1<x_2\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}
\Delta>0 & & \\ S>-2
& & \\ P>-1
\end{matrix}\right.$$

(2) Tìm $m$ để phương trình có nghiệm $x_1<2<x_2$

Đặt $x-2=a$ bài toán trở thành tìm $m$ để phương trình $(a+2)^2-(m+1)(a+2)+(m^2+1)=0$ có nghiệm $a_1<0<a_2\Leftrightarrow P_a>0$

Các giá trị của $m$ nào thoả cả $(1)(2)$ là thoả yêu cầu bài.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi luxubuhl: 19-06-2012 - 23:55

ĐCG !

#3
vietfrog

vietfrog

    Trung úy

  • Hiệp sỹ
  • 947 Bài viết
Mình thì hay dùng cách này:
VD : $1 < {x_1} < {x_2}$
Ta có:

\[\left\{ \begin{array}{l}
\frac{{{x_1} + {x_2}}}{2} > 1\\
af\left( 1 \right) > 0
\end{array} \right.\]
-----------------
Mong các thầy cho ý kiến!

Sống trên đời

Cần có một tấm lòng

Để làm gì em biết không?

Để gió cuốn đi...

Chủ đề:BĐT phụ

HOT: CÁCH VẼ HÌNH


#4
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết
$f(x)=ax^2+bx+c$ với $a\ne 0$

$f(x)=0$ có 2 nghiệm thì điều kiện bắt buộc phải có là $\Delta >0$

$af(x_0)>0$ (a cùng dấu với $f(x_0)$ ) chỉ đảm bảo rằng $a$ nằm ngoài khoảng nghiệm (nếu có)

$-\dfrac{b}{2a}$ là hoành độ của điểm cực trị

Điều kiện để $x_0<x_1<x_2$ sẽ phải là
$\begin{cases}\Delta>0 \\ af(x_0)>0 \\ -\dfrac{b}{2a} >x_0\end{cases}$


Điều kiện để $x_1<x_2<x_0$ sẽ phải là
$\begin{cases}\Delta>0 \\ af(x_0)>0 \\ -\dfrac{b}{2a} <x_0\end{cases}$


Điều kiện để $x_1<x_0<x_2$ chỉ cần là $af(x_0)<0$

Điều kiện để $u<x_1<v<x_2$ chỉ cần là $\begin{cases}af(v)<0 \\ af(u)>0 \\ -\dfrac{b}{2a}>u\end{cases}$

v.v...

#5
tieulyly1995

tieulyly1995

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 435 Bài viết
Xét PT : $f(x)=ax^{2}+bx +c = 0$
So sánh các nghiệm của PT với một số $\alpha$ cho trước :
:nav: $\alpha < x_{1}< x_{2}\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} \Delta > 0\\ \alpha -x_{1}< 0 \\ \alpha -x_{2}< 0 \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} \Delta > 0\\ (\alpha -x_{1})+(\alpha -x_{2})< 0 \\ (\alpha -x_{1})(\alpha -x_{2})> 0 \end{matrix}\right.$
$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} \Delta > 0\\ 2\alpha -S< 0 \\ a^{2}(\alpha -x_{1})(\alpha -x_{2})> 0 \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} \Delta > 0\\ \frac{S}{2}-\alpha > 0 \\ a.f(\alpha )> 0 \end{matrix}\right.$
:nav: $x_{1}< \alpha < x_{2}\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} \Delta > 0\\ a^{2}(\alpha -x_{1}) (\alpha -x_{2})< 0 \end{matrix}\right.\Leftrightarrow a. f(\alpha )< 0$
(vì từ $a. f(\alpha )< 0$ suy ra $\Delta > 0$ - định lí đảo về dấu tam thức bậc hai )
Kết hợp hai c/m trên ta có :
$\alpha < x_{1}< \beta < x_{2}\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} a.f(\beta )< 0\\ a.f(\alpha )> 0 \end{matrix}\right.$
Các TH còn lại c/m tương tự :)

#6
khanh3570883

khanh3570883

    Trung úy

  • Thành viên
  • 905 Bài viết
Không biết làm thế này có đúng không!

Số nghiệm của phương trình bằng số giao điểm của đồ thị hàm số $y = {x^2} - \left( {m + 1} \right)x + \left( {{m^2} + 1} \right)$ và trục Ox.
Sau đó khảo sát hàm và vẽ bảng biến thiên, rồi từ bảng biến thiên suy ra để phương trình có hai nghiệm thõa mãn điều kiện trên thì:
\[\left\{ \begin{array}{l}
f\left( { - 1} \right) > 0 \\
f\left( 2 \right) < 0 \\
f\left( {\frac{{m + 1}}{2}} \right) < 0 \\
\end{array} \right.\]
Cách này có ưu điểm là không cần xét trường hợp và không sợ ...sai nhưng tốn thời gian khảo sát

THẬT THÀ THẲNG THẮN THƯỜNG THUA THIỆT

LƯƠN LẸO LUỒN LỎI LẠI LEO LÊN

 

Một ngày nào đó ta sẽ trở lại và lợi hại hơn xưa


#7
vietfrog

vietfrog

    Trung úy

  • Hiệp sỹ
  • 947 Bài viết
Mình làm có bài chứng minh hai điều này tương đương nhau thì phải?
$\Delta > 0$ và $af({x_0}) > 0$

Sống trên đời

Cần có một tấm lòng

Để làm gì em biết không?

Để gió cuốn đi...

Chủ đề:BĐT phụ

HOT: CÁCH VẼ HÌNH


#8
khanh3570883

khanh3570883

    Trung úy

  • Thành viên
  • 905 Bài viết

Mình làm có bài chứng minh hai điều này tương đương nhau thì phải?
$\Delta > 0$ và $af({x_0}) > 0$

Tương đương thế nào được, theo định lý về dấu của tam thức bậc hai: Nếu x ở trong khoảng hai nghiệm thì hàm ngược dấu với a. Ở đây $\Delta > 0$ thì luôn có 2 nghiệm mà.
Mà phải thế này mới đúng: $\Delta < 0 \Leftrightarrow af\left( x \right) > 0$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi khanh3570883: 20-06-2012 - 22:44

THẬT THÀ THẲNG THẮN THƯỜNG THUA THIỆT

LƯƠN LẸO LUỒN LỎI LẠI LEO LÊN

 

Một ngày nào đó ta sẽ trở lại và lợi hại hơn xưa


#9
leminhansp

leminhansp

    $\text{Hâm hấp}$

  • Điều hành viên
  • 606 Bài viết

Mình thì hay dùng cách này:
VD : $1 < {x_1} < {x_2}$
Ta có:

\[\left\{ \begin{array}{l}
\frac{{{x_1} + {x_2}}}{2} > 1\\
af\left( 1 \right) > 0
\end{array} \right.\]
-----------------
Mong các thầy cho ý kiến!

Mình nghĩ rằng khi định lí đảo về dấu của tam thức bậc hai không được đề cập đến thì bạn nên làm như sau:
$1 < {x_1} < {x_2}$ $\leftrightarrow$ $0 < {x_1}-1 < {x_2}-1$
Khi đó đặt $t=x-1$ $\leftrightarrow$ $x=t+1$ thế vào phương trình ban đầu được phương trình bậc 2 theo $t$ gọi là pt $(2)$
Khi đó bào toán ban đầu tương đương với bài toán tìm m để pt $(2)$ có hai nghiệm dương phân biệt
p/s: nhưng các thầy trên trường vẫn sử dụng định lí đảo thì phải :mellow:

Hãy tìm hiểu trước khi hỏi!
Hãy hỏi TẠI SAO thay vì hỏi NHƯ THẾ NÀO và thử cố gắng tự trả lời trước khi hỏi người khác!
Hãy chia sẻ với $\sqrt{\text{MF}}$ những gì bạn học được, hãy trao đổi với $\sqrt{\text{MF}}$ những vấn đề bạn còn băn khoăn!

 

Facebook: Cùng nhau học toán CoolMath

Website: Cungnhauhoctoan.com


#10
Apollo Second

Apollo Second

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 74 Bài viết

Mình thì hay dùng cách này:
VD : $1 < {x_1} < {x_2}$
Ta có:

\[\left\{ \begin{array}{l}
\frac{{{x_1} + {x_2}}}{2} > 1\\
af\left( 1 \right) > 0
\end{array} \right.\]
-----------------
Mong các thầy cho ý kiến!

bạn ơi cách này trước thi dùng được, mà tới giờ cải cách thì SGK không còn cách này nữa => mình không được dùng nó nữa , thế còn cách nào khác để giải quyết bài này không nhỉ @@!

Này Ngốc , nếu có gì mày không thể làm được thì đó là từ bỏ ;)





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh