Đến nội dung

Hình ảnh

Bài 1: Cho hình chóp $S.ABCD$, chứng minh rằng tam giác $ABC$ vuông va tính thể tích khối chóp $S.ABC$ (và $3$ bài khác)

- - - - - hình học không gian

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 2 trả lời

#1
meocon lonton

meocon lonton

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 121 Bài viết
i 1: Cho hình chóp $S.ABCD$ có $SA=SB=SC=d$, $\widehat{ASB}= 120^{0}$,$\widehat{BSC}= 60^{0}$, $\widehat{ASC}= 90^{0}$,
CM rằng tam giác $ABC$ vuông và tính thể tích khối chóp $S.ABC$

Bài 2: Cho hình lập phương $ABCD.A'B'C'D'$ có cạnh bằng $a$
a) Tính góc giữa hai mp $(BA'C)$ và $(DA'C)$
b) Gọi $M,N$ lần lượt là trung điểm $BC,DD'$
CM: $MN // (A'BD)$. tính $d(MN;BD)$

Bài 3: Cho lăng trụ đứng $ABC.A_{1}B_{1}C_{1}$ co đáy $ABC$ vuông tại $A$
$AB=AC=a$. $AA_{1} = a\sqrt{2}$. Gọi M,N lần lượt là trung điểm $AA_{1};BC_{1}$
a) cm rằng: $MN$ là đường vuông góc chung $AA_{1};BC_{1}$
b) Tính thể tích khối chóp $M.BA_{1}C_{1}$

Bài 4: Cho hình chóp $S.ABCD$ đáy là tứ giác $ABCD$ có $\widehat{B}$ = $\widehat{D}$=$90^{0}$ , $AB=AD=a,CB=CD=a\sqrt{2}$. Hai mặt bên $(SAB)$ và $(SAD)$ vuông góc với mp $(ABCD)$, hai mặt bên $(SBC)$ và $(SCD)$ hợp với đáy góc $45^{0}$
a) Tính góc hợp bởi cạnh $SC$ với đáy $(ABCD)$
b) Tính thể tích khối cầu ngoại tiếp hình chóp $S.ABCD$




ĐÂY LÀ ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC CỦA TRƯỜNG THPT HÒN GAI, trường của tân vô địch Olympia ĐẶNG THÁI HOÀNG đó mọi người giải nha /!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!


-------------------------------------------------------------------

MOD hoangtrong2305

- Nhớ gõ tiếng Việt nhé bạn

- Xem qua cách đặt tiêu đề tại đây

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hoangtrong2305: 02-07-2012 - 17:18


#2
bugatti

bugatti

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 208 Bài viết
Bài 1
File gửi kèm  3.bmp   2.25MB   120 Số lần tải
a, Chứng minh tam giác $ABC$ vuông
Ta có $\Delta SAC$ vuông cân nên: $AC=d\sqrt{2}$
$\Delta SBC$ CÓ $SB=SC=d$ và $\widehat{BSC}=60^{O}$ nên $\Delta SBC$ đều , vậy $BC=d$
$\Delta SAB$ CÓ $SB=SA=d$ nên $\Delta SBA$ cân tại $S$ , vậy $AB =2.SB.sin60^{o}=\sqrt{3}d$
Mà ta có:$BC^{2}+AC^{2}=d^{2}+2d^{2}=3d^{2}=AB^{2}$
Vậy: theo $pytago$ đảo ta có $\Delta CBA$ vuông tại $C$.
b, Tính thể tích khối $S.ABC$
Kẻ $SH$ vuông góc với $AB$ nên $H$ là trung điểm $AB$
ta có $SH=d.cos60^{o}=\frac{d}{2}$
tam giác $ABC$ vuông ở $C$ mà $H$ là trung điểm $AB$ nên $CH=\frac{1}{2}AB=\frac{\sqrt{3}}{2}d$
Ta có $CH^{2}+SH^{2}=\frac{3}{4}d^{2}+\frac{1}{4}d^{2}=d^{2}=SC^{2}$
Vậy $\Delta SHC$ vuông tại $S$ .
Mà $\left\{\begin{matrix} SC\perp SA & \\ SC\perp SH& \end{matrix}\right.$
$\Rightarrow SC\perp (SAB)$
$V_{S.ABC}=V_{C.SAB}=\frac{1}{3}.SC.\frac{1}{2}SH.AB=\frac{1}{6}.d.\frac{d}{2}.d\sqrt{3}=\frac{d^{3}}{4.\sqrt{3}}$
Nếu bạn thích bài viết của tôi hãy chọn "LIKE" nhé,
còn nếu không thích hãy chọn "LIKE" coi như đó là 1 viên gạch :))

#3
hoangtrong2305

hoangtrong2305

    Trảm phong minh chủ

  • Phó Quản lý Toán Ứng dụ
  • 861 Bài viết

Bài 2: Cho hình lập phương $ABCD.A'B'C'D'$ có cạnh bằng $a$
a) Tính góc giữa hai mp $(BA'C)$ và $(DA'C)$
b) Gọi $M,N$ lần lượt là trung điểm $BC,DD'$
CM: $MN // (A'BD)$. tính $d(MN;BD)$


Hình đã gửi


a)

Có $\Delta CDA'$ vuông tại $D$ (do $CD\perp (ADD'A')$)

Trong $\Delta CDA'$, kẻ $DI\perp A'C;(I \in A'C)$


Có $\Delta CBA'$ vuông tại $B$ (do $CB\perp (ABB'A')$)

Trong $\Delta CBA'$, kẻ $BJ\perp A'C;(J \in A'C)$

Dễ thấy rằng $I;J$ nằm trong đoạn $A'C$

Áp dụng hệ thức lượng, có:

$CI=\frac{CD^{2}}{CA'}$

$CJ=\frac{CB^{2}}{CA'}$

Mà $CB=CD=a\Rightarrow CI=CJ\Rightarrow I\equiv J$

Mặt khác, có $(A'CD)\cap (A'CB)=A'C$

$\Rightarrow \widehat{[(A'CD);(A'CB)]}=\widehat{DIB}$

Áp dụng $Pitago$, tính được $DI=BI=\sqrt{CD^{2}-CI^{2}}=\sqrt{CD^{2}-\frac{CD^{4}}{CA'^{2}}}=\frac{a\sqrt{6}}{3}$

Xét $\Delta IBD$, có:

$\cos \widehat{BID}=\frac{BI^{2}+ID^{2}-BD^{2}}{2.BI.ID}=-\frac{1}{2}$

$\Rightarrow \widehat{[(BA'C);(DA'C)]}=\widehat{(BI;ID)}=|\cos \widehat{BID}|=60^{o}$



b)

Trong $\Delta DA'D'$, có $N$ trung điểm $DD'$, gọi $O$ là trung điểm $DA'$

$\Rightarrow NO//A'D'$

Có $NO=BM=\frac{a}{2}$ và $A'D'//BM$

$\Rightarrow NOBM$ là hình bình hành

$\Rightarrow NM//BO$

$\Rightarrow NM//(A'BD)$ (do $BO\subset (A'BD)$)

$\Rightarrow d(MN;BD)=d[M;(A'BD)]$

Xét tứ diện $A'.MBD$

$S_{\Delta MBD}=\frac{1}{2}.CD.MB=\frac{a^{2}}{4}$

$\Rightarrow V_{A'.MBD}=\frac{1}{3}.AA'.S_{\Delta MBD}=\frac{a^{3}}{12}$

Mặt khác, có $DB=BA'=A'D=a\sqrt{2}$

$\Rightarrow \Delta DBA'$ đều cạnh $a\sqrt{2}$

$\Rightarrow S_{\Delta DBA'}=\frac{a^{2}\sqrt{3}}{2}$

Vậy $V_{A'.MBD}=V_{M.DBA'}=\frac{1}{3}.S_{\Delta DBA'}.d[M;(DBA')]$

$\Leftrightarrow \frac{a^{3}}{12}=\frac{1}{3}.\frac{a^{2}\sqrt{3}}{2}.d[M;(DBA')]$

$\Leftrightarrow a^{3}=2a^{2}\sqrt{3}.d[M;(DBA')]$

$\Leftrightarrow \frac{a\sqrt{3}}{6}=d[M;(DBA')]$

$\Rightarrow d[M;(DBA')]=d(MN;BD)=\frac{a\sqrt{3}}{6}$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hoangtrong2305: 03-07-2012 - 20:54

Toán học là ông vua của mọi ngành khoa học.

Albert Einstein

(1879-1955)

Hình đã gửi


-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Click xem Đạo hàm, Tích phân ứng dụng được gì?

và khám phá những ứng dụng trong cuộc sống






Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: hình học không gian

1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh