Đến nội dung

Hình ảnh

Topic hình học THCS

TOPIC CÁC BÀI HÌNH KHÓ THCS

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 452 trả lời

#441
honglien

honglien

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 40 Bài viết

-Cho đường thẳng (d) nằm ngoài đường tròn tâm O. Gọi S là chân đường vuông góc hạ từ O xuống d. Kẻ cát tuyến SBC và SEF cắt đường tròn (O) tương ứng tại B, C và E,F. Gọi M, N là giao điểm của BF , CE với d. Chứng minh SM=SN  :excl:  :excl:  :wacko:


:icon12:  :icon12:  :icon12:  Nguyễn Thị Hồng Liên :icon12:  :icon12:  :icon12:

$\Omega \Omega \Omega$


#442
Minhcamgia

Minhcamgia

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 227 Bài viết

-Cho đường thẳng (d) nằm ngoài đường tròn tâm O. Gọi S là chân đường vuông góc hạ từ O xuống d. Kẻ cát tuyến SBC và SEF cắt đường tròn (O) tương ứng tại B, C và E,F. Gọi M, N là giao điểm của BF , CE với d. Chứng minh SM=SN  :excl:  :excl:  :wacko:

Gọi $T,U$ lần lượt là trung điểm của $CE,BF \Rightarrow OT \perp CE; OU \perp BF \Rightarrow \angle OTN = \angle OSN = 90 \Rightarrow OTSN$ nội tiếp đường tròn đường kính $ON \Rightarrow \angle SON = \angle STN$

Tương tự $SUOM$ nội tiếp đường tròn đường kính $OM \Rightarrow \angle SOM = \angle SUN$.

Xét $\Delta  SCE$ và $\Delta SFB$ có:

 - $ \angle SCE = \angle SFB$

 - $\angle SEC = 180 - \angle CEF = 180 - \angle CBF = \angle SBF$

$\Rightarrow \Delta SCE \sim \Delta SFB (g.g) \Rightarrow \frac{EC}{ES} = \frac{BF}{BS}$.

Xét $\Delta STE$ và $\Delta SUB$ có:

 - $\angle STE = \angle SBU$

 - $\frac{TE}{SE} = \frac{2TE}{2SE} = \frac{CE}{2SE} = \frac{BF}{2SB} = \frac{BU}{BS}$

$\Rightarrow \Delta SUB \sim \Delta STE (c.g.c) \Rightarrow \angle STE = \angle SUB \Rightarrow \angle SOM = \angle SON \Rightarrow Delta MON$ cân tại $O \Rightarrow SM = SN$.

Hình gửi kèm

  • diendan(8).PNG

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Minhcamgia: 19-04-2018 - 13:23


#443
Minhcamgia

Minhcamgia

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 227 Bài viết

 

Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp (O), vẽ đường tròn (w1) đi qua A, C và tiếp xúc với cạnh BC, (w2) đi qua A, B và tiếp xúc BC. (w1) cắt (w2) tại điểm K khác A. 

a. Chứng minh AK đi qua trung điểm M của BC

b. Cho P là điểm bất kì thuộc cung BC nhỏ của (O), gọi P' là điểm đối xứng của P qua cạnh BC. Chứng minh bốn điểm B, P', K, C cùng thuộc một đường tròn.

c. các tia BP', CP' cắt cạnh CA. AB tại E, F. Chứng minh năm điểm A, E, F, P', K cùng thuộc một đường tròn 

 

a) Gọi $H$ là giao của $KA$ và $BC$. Ta có $BC$ là tiếp tuyến chung ngoài của $(w_{1})$ và $w_{2}) \Rightarrow HB^2 = HK.HA = HC^2 \Rightarrow HB^2 = HC^2 \Rightarrow HB = HC \Rightarrow H$ là trung điểm $BC \Rightarrow H \equiv M \Rightarrow AK$ đi qua $M$.

b) Ta có $\angle BKC = 180 - \angle CBK - \angle BCK = 180 - \angle BAK - \angle CAK = 180 - \angle BAC$ mà $\angle BP'C = \angle BPC = 180 - \angle BAC \Rightarrow \angle BP'C = \angle BKC \Rightarrow BP'KC$ nội tiếp.

c) Ta có $\angle EKF = \angle BP'C = 180 - \angle BAC \Rightarrow AEFP'$ nội tiếp

$\angle EP'K = 180 - \angle BP'K = \angle BCK = \angle KAE \Rightarrow AEKP'$ nội tiếp

$\Rightarrow p \in (AEK)$ mà $ F \in (AEK) \Rightarrow A,F,P',K,E$ nội tiếp.

Hình gửi kèm

  • diendan(9).PNG

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Minhcamgia: 19-04-2018 - 13:45


#444
toanhoc2017

toanhoc2017

    Thiếu úy

  • Banned
  • 628 Bài viết
Giải bài 93 rất hay

#445
Minhcamgia

Minhcamgia

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 227 Bài viết

Cho nửa đường tròn tâm O đường kính AB, bán kính OC vuông góc với AB. Gọi d là tiếp tuyến với nửa đường tròn tại A. Qua điểm M bất kì thuộc cung Ac (trừ A và C), kẻ tiếp tuyến với đường tròn, cắt d tại E và cắt đường thẳng OC tại D. Gọi F là giao điểm BD và d. Chứng minh rằng tích AE.EF không phụ thuộc vào vị trí điểm M trên cung AC.

Đề bài sai rồi bạn ơi



#446
jkjack

jkjack

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 2 Bài viết
Cho đường tròn (O), đường kính BC. Điểm A thuộc (O) sao cho AB<AC. Kẻ AH
vuông góc với BC tại H. Gọi D đối xứng với A qua B. 
a) Chứng minh: ∠BDH=∠BCD.
b) Kẻ AK vuông góc với CD tại K. Chứng minh: đường thẳng qua K vuông góc với HK đi qua trung điểm của HC. 
c) Trên đường thẳng AD lấy điểm P sao cho PC=PD. Trên tia CP lấy điểm L sao cho
CL=CA. Gọi Q là giao điểm của KL và BC. Tính số đo góc CAQ.


#447
huytran08

huytran08

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 170 Bài viết

Cho tam giác ABC ngoại tiếp (I).(I) tiếp xúc AB,AC tại F,E.Trên EF lấy M,N sao cho BM=BF và CN=CE(M,N khác E,F).Lấy J sao cho $\angle BMJ=\angle CNJ=90^o$.Chứng minh $IJ \perp BC$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi perfectstrong: 05-02-2023 - 23:48
LaTeX

How far are you from me,Fruit?

I am hidden in your heart,Flower.

                                                                                                                                                                                                      (Rabindranath Tagore)


#448
huytran08

huytran08

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 170 Bài viết

cho tam giác cân tại A nội tiếp (O),phân giác BD,CE cắt nhau tại I.Lấy H đối xứng C qua D.(HBC) cắt BD tại K,BD cắt (O) tại F.Kẻ MK//AC(M thuộc FC),AI cắt FC tại N.Gọi J là tâm (IBE).Chứng minh M,N,J,D cùng thuộc 1 đường tròn

 

Hình gửi kèm

  • f.PNG

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi huytran08: 06-02-2023 - 18:11

How far are you from me,Fruit?

I am hidden in your heart,Flower.

                                                                                                                                                                                                      (Rabindranath Tagore)


#449
Hihihihihihihihihihi

Hihihihihihihihihihi

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 3 Bài viết
6. Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp đường tròn (O) có đường kính AE và BỊ là đường cao của tam giác. Gọi F là trung điểm của BC, EF cắt BI tại H.

a) Vẽ đường thẳng đi qua I và vuông góc với AE, đường thẳng này cắt AB tại J. Chứng minh rằng: C. H, J thẳng hàng.

b) AH cắt BC tại D và cắt (O) tại A'. Xác định tâm K của đường tròn ngoại tiếp tam giác HIJ và chứng minh tứ giác BKIA' nội tiếp.

c) Gọi N là giao điểm của II và AH. Chứng minh N là trực tâm của tam giác KBC

#450
kendyquan

kendyquan

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 71 Bài viết

Mọi người giúp mình câu c bài này với.

 

Hình gửi kèm

  • b957ee7b9bc1479f1ed0.jpg

BẤT KỂ KHI NÀO BẠN NÓI CÂU XIN LỖI, XIN HÃY NHÌN THẲNG VÀO MẶT ĐỐI PHƯƠNG.

#451
Ben1000

Ben1000

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 5 Bài viết
Bài 6: Cho ba đường tròn (O1), (O2), (O3) có cùng bán kính R và cùng đi qua một
điểm K. Gọi A là giao điểm thứ hai của đường tròn (O2) và (O3); B là giao điểm
thứ hai của đường tròn (O1) và (O3); C là giao điểm thứ hai của đường tròn (O1) và
(O2). Chứng minh rằng:
a) Tứ giác ABO1O2 là hình bình hành;
b) Ba đường thẳng AO1, BO2 và CO3 đồng quy.


#452
Betabaongoc

Betabaongoc

    Binh nhì

  • Thành viên mới
  • 11 Bài viết

Cho nửa đường tròn tâm O, đường kính AB=2R, một dây cung MN=R di chuyển trên đường tròn. Qua M kẻ đường thẳng song song với ON cắt đường thẳng AB tại E. Qua N kẻ đường thẳng song song với OM cắt đường thẳng AB tại F. Gọi K là giao điểm của EN và FM. Hãy xác định của dây MN để chu vi tam giác MKN lớn nhất.

#Toán lớp 9

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi perfectstrong: 10-03-2024 - 03:40


#453
Helomn

Helomn

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 23 Bài viết

Cho tam giác ABC nhọn có AB < AC. Trên tia đối của tia AB lấy điểm D sao cho AB = AD. Qua 
B kẻ đường thẳng song song với CD cắt đường thẳng AC tại E. 
a, Chứng minh rằng BE = CD; ED =BC
b, Gọi P, Q lần lượt là trung điểm của BE, CD. Chứng minh rằng A là trung điểm của PQ
c, Gọi M là điểm bất kỳ nằm trong tam giác ABC. Xác định vị trí của M để biểu thức 
MA.BC +MB.AC +MC.AB đạt giá trị nhỏ nhất.


"IMPOSSIBLE IS NOTHING"





8 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 8 khách, 0 thành viên ẩn danh