Đến nội dung

Hình ảnh

Topic hình học THCS

TOPIC CÁC BÀI HÌNH KHÓ THCS

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 452 trả lời

#261
henry0905

henry0905

    Trung úy

  • Thành viên
  • 892 Bài viết

Cách của chú henry tuy ngắn gọn nhưng trong phòng thi thì đây không phải cách tối ưu nhất.Mình có một cách nhưng hình như chỉ dùng được trong trường hợp vuông và nhọn,còn tù thì chưa kiểm chứng:
Xét tam giác ABC có độ dài 3 cạnh như trên
Nếu tam giác ABC vuông,không mất tính tổng quát giả sử vuông tại A:
BĐT trở thành $2a^2\geq 2\sqrt{3}bc\Leftrightarrow b^2+c^2\geq \sqrt{3}bc$ Đúng do $b^2+c^2\geq 2bc > \sqrt{3}bc$
Nếu tam giác ABC nhọn:
Ta có gọi AD,BE,CF là 3 đường cao của tam giác ABC có $h_{a},h_{b},h_{c}$ là độ dài tương ứng.Ta có : $cotgA+cotgB=\frac{BC}{h_{a}}=\frac{a^2}{2S_{ABC}},cotgB+cotgC=\frac{AC}{h_{b}}=\frac{b^2}{2S_{ABC}},cotgC +cotgA=\frac{AB}{h_{c}}=\frac{c^2}{2S_{ABC}}\Rightarrow 2(cotgA +cotgB + cotgC)=\frac{a^2+b^2+c^2}{2S_{ABC}}$
Vậy bài toán quy về chứng minh :
$cotgA+cotgB+cotgC\geq \sqrt{3}$
Ta có :
$\angle A=\angle BHF\Rightarrow cotgA=cotg \angle BHF=\frac{HF}{BF},cotgB=\frac{BF}{CF}\Rightarrow cotgA.cotgB=\frac{HF}{CF}=\frac{S_{HAB}}{S_{ABC}}$
Chứng minh tương tự:
$cotgB.cotgC=\frac{S_{HBC}}{S_{ABC}},cotgC.cotgA=\frac{S_{HAC}}{S_{ABC}}\Rightarrow \sum cotgA.cotgB=\frac{\sum S_{HBC}}{S_{ABC}}=1$
Áp dụng BĐT: $\sum cotgA\geq \sqrt{3\sum cotgA.cotgB}=\sqrt{3}(Q.E.D)$

Vậy còn cách nào tối ưu hơn nữa vậy? Chỉ sử dụng công thức Herông với AM-GM thôi mà.
Còn không thì ta ăn gian như vầy:
Gọi p là nửa chu vi tam giác
Đặt p-a=x, p-b=y, p-c=z
$\Rightarrow p=x+y+z$
Ta có:
$a^{2}+b^{2}+c^{2}\geq ab+ac+bc=(y+z)(x+z)+(x+z)(x+y)+(x+y)(y+z)$
$\geq \sqrt{3(x+y)(y+z)(z+x)\left [ (x+y)+(y+z)+(z+x) \right ]}$
$\geq \sqrt{3.2\sqrt{xy}.2\sqrt{yz}.2\sqrt{zx}.2(x+y+z)}=4\sqrt{3xyz(x+y+z)}=4\sqrt{3}S$
Biến đổi ở phần trên toàn dùng AM-GM, đến lúc cuối suy thẳng ra công thức Herông.

#262
triethuynhmath

triethuynhmath

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1090 Bài viết

Về đường thẳng Simpson và đường thẳng Steiner

Mình là một trong những người tham gia topic này nhiều nhất thời gian qua và mình thấy có rất nhiều định lí được sử dụng trong topic này : Ptolemy,Heron,Đường tròn Appolonius,...
Nhưng có 1 định lí cũng rất hay được sử dụng vào cuối THCS và là một công cụ chắc chắn để các bạn không quá bỡ ngỡ khi chuyển lên cấp 3,đó là : đường thẳng simpson và đường thẳng Steiner.Mình nghĩ các bạn cũng nên đưa ra nhiều bài toán dạng này.Sau đây mình xin đưa ra ba bài toán :
Bài 95: Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp (O;R) .M di động trên cung nhỏ BC của (O).Gọi D,E,F lần lượt là chân đường vuông góc kẻ từ M lên BC,CA,AB.Gọi H là trực tâm giác ABC.Cho EF cắt MH tại K.CMR tỉ số : $\frac{MK}{MH}$ luôn không đổi khi M di động trên cung nhỏ BC.
Bài 96: Cho tam giác ABC nhọn(AB<AC) nội tiếp (O).Tiếp tuyến tại A với (O) cắt BC tại S.Vẽ SD là tiếp tuyến khác SA của (O).Tiếp tuyến tại B của (O) cắt SA,SD tại E,F.Đường tròn (P;r) nội tiếp tam giác SEF tiếp xúc ES,EF lần lượt tại M,N.CMR: MN,AB,OS đồng quy.
Bài 97:Cho tam giác ABC(AB<AC) .M là điểm nằm giữa B,C.Gọi (P),(Q)lần lượt là đường tròn nội tiếp tam giác ABM và ACM.(P) tiếp xúc MB,MA tại D,E.(Q) tiếp xúc MC,MA tại I,J.CMR: PQ,IJ,DE đồng quy.

TRIETHUYNHMATH

___________________________

08/12/1997


#263
triethuynhmath

triethuynhmath

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1090 Bài viết

Vậy còn cách nào tối ưu hơn nữa vậy? Chỉ sử dụng công thức Herông với AM-GM thôi mà.
Còn không thì ta ăn gian như vầy:
Gọi p là nửa chu vi tam giác
Đặt p-a=x, p-b=y, p-c=z
$\Rightarrow p=x+y+z$
Ta có:
$a^{2}+b^{2}+c^{2}\geq ab+ac+bc=(y+z)(x+z)+(x+z)(x+y)+(x+y)(y+z)$
$\geq \sqrt{3(x+y)(y+z)(z+x)\left [ (x+y)+(y+z)+(z+x) \right ]}$
$\geq \sqrt{3.2\sqrt{xy}.2\sqrt{yz}.2\sqrt{zx}.2(x+y+z)}=4\sqrt{3xyz(x+y+z)}=4\sqrt{3}S$
Biến đổi ở phần trên toàn dùng AM-GM, đến lúc cuối suy thẳng ra công thức Herông.

Nhưng mà ra thi thì người ta cho mình dùng công thức Heron không chứng minh chắc.Cách khác thì mình đã post ở trên rồi chưa thử cho tam giác tù thôi :)

TRIETHUYNHMATH

___________________________

08/12/1997


#264
henry0905

henry0905

    Trung úy

  • Thành viên
  • 892 Bài viết

Nhưng mà ra thi thì người ta cho mình dùng công thức Heron không chứng minh chắc.Cách khác thì mình đã post ở trên rồi chưa thử cho tam giác tù thôi :)

Công thức Herông chứng minh vài dòng thôi. Gộp cả bài lại cũng không dài hơn cách chứng minh của chú.

#265
triethuynhmath

triethuynhmath

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1090 Bài viết

Công thức Herông chứng minh vài dòng thôi. Gộp cả bài lại cũng không dài hơn cách chứng minh của chú.

"Vài dòng",Chứng minh thử cho tui xem :)

TRIETHUYNHMATH

___________________________

08/12/1997


#266
henry0905

henry0905

    Trung úy

  • Thành viên
  • 892 Bài viết

"Vài dòng",Chứng minh thử cho tui xem :)

Ta có:
$S=\frac{1}{2}b.c.sin(A)$
$\Leftrightarrow 4S^{2}=b^{2}c^{2}(1+cos(A))(1-cos(A))$
$=b^{2}c^{2}(1-\frac{b^{2}+c^{2}-a^{2}}{2bc})(1+\frac{b^{2}+c^{2}-a^{2}}{2bc})$
$\Leftrightarrow 16S^{2}=\left [ a^{2}-(b-c)^{2} \right ]\left [ (b+c)^{2}-a^{2} \right ]$
$\Leftrightarrow 16S^{2}=(a+b+c)(a+b-c)(a-b+c)(b+c-a)$
$\Leftrightarrow S=\sqrt{p(p-a)(p-b)(p-c)}$
P/s: Nhưng cách của H.Triết không chứng minh được cho tam giác tù. Tuy có vẻ dài hơn (lớp 10 thì định lý hàm cos được xài rồi) nhưng triệt để.
__________
BlackSelena: tổng kết
- Cách anh Triethuynhmath: 12 dòng.
- Cách anh Henry: 9 dòng
Anh Henry thực sự đã thua rồi, bởi vì công thức tính diện tích sin, định lý hàm cos vv.v. đều chứng minh ko nhanh lắm đâu ;)____________________

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi henry0905: 12-08-2012 - 23:06


#267
BlackSelena

BlackSelena

    $\mathbb{Sayonara}$

  • Hiệp sỹ
  • 1549 Bài viết

Bài 95: Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp (O;R) .M di động trên cung nhỏ BC của (O).Gọi D,E,F lần lượt là chân đường vuông góc kẻ từ M lên BC,CA,AB.Gọi H là trực tâm giác ABC.Cho EF cắt MH tại K.CMR tỉ số : $\frac{MK}{MH}$ luôn không đổi khi M di động trên cung nhỏ BC.

Lời giải bài 95 (hý hý):
Ảnh chụp màn hình_2012-08-11_125526.png
Từ giả thiết đề bài ta có luôn $EF$ là đường thẳng Simson từ $P$.
$\Rightarrow E,D,F:\text{thẳng hàng}$
$\Rightarrow E,K,D,F:\text{thẳng hàng}$
Lấy điểm $R$ đối xứng $P$ qua $D$; $Q$ đối xứng $P$ qua $E$
Khi đó ta có $Q,H,R$ thẳng hàng theo đường thẳng Steiner.
Mặt khác dễ thấy $ED // QR$ (t/c đường trung bình)
Từ đây dễ dàng chứng minh $K$ là trung điểm $HP$
Vậy $\frac{MK}{MH} = \frac{1}{2}$
P/s: trong hình kí hiệu nhầm $M \equiv P$ nhé ;).

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi BlackSelena: 11-08-2012 - 13:00


#268
Tru09

Tru09

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 625 Bài viết
Bài 96:
Bài làm:
Dễ thấy $(O)$ là đường tròn bàng tiếp $\Delta SEF$
$\rightarrow \angle SOA =\angle SOD$
$\rightarrow \angle SOE +\angle EOA =\angle SOB +2\angle BOF$
$\rightarrow 2\angle EOS +\angle SOB=\angle SOB +2\angle BOF$ $:\text{Vì:$\angle EOB =\angle EOA$}$
$\rightarrow \angle SOE =\angle BOF$
Ta Gọi J là giao điểm của SO và AB ,ta nối JF
Dễ thấy $\angle BFO +\angle BOF =90^o (1)$
mà $\angle EOS =\angle EOJ =\angle BOF$
Thêm với$ \angle PJB +\angle EOJ =\angle AJO +\angle EOJ =90^o (2)$
Từ $(1)$ và $(2) \rightarrow \angle PJB =\angle BFO :\text{cùng phụ với $ \angle BFO$}$
$\rightarrow \text{tứ giác} BJOF :\text{tứ giác nội tiêp} :\text{điều chủ chốt}$
$\rightarrow \angle FJO =\angle FBO =90^o$
Đến đây có vẻ mọi truyên thoả mái hơn rồi:
Dễ thấy:
$MN \perp PE \rightarrow \angle MNE =\frac{\angle SFE}{2} +\frac{\angle FSE}{2} (3)$
Mà $\text{Tứ giác}: PNJF$ có$ \angle PNF =\angle PJF =90^o$
$\rightarrow \text{Tứ giác}: PNJF :\text{tứ giác nội tiếp}$
$\rightarrow \angle FNJ =\angle JPF =\frac{\angle SFE}{2} +\frac{\angle FSE}{2} :\text{góc ngoài}(4)$
Từ $(3)$ và$ (4) \rightarrow \angle MNE =\angle JNF$
$\rightarrow N ,M ,J :\text{thẳng hàng}$
Và từ đó , ta có thể nói $SO ,MN ,AB :\text{đồng quy}$

Hình gửi kèm

  • chán đời.PNG


#269
BlackSelena

BlackSelena

    $\mathbb{Sayonara}$

  • Hiệp sỹ
  • 1549 Bài viết

Bài 96: Cho tam giác ABC nhọn(AB<AC) nội tiếp (O).Tiếp tuyến tại A với (O) cắt BC tại S.Vẽ SD là tiếp tuyến khác SA của (O).Tiếp tuyến tại B của (O) cắt SA,SD tại E,F.Đường tròn (P;r) nội tiếp tam giác SEF tiếp xúc ES,EF lần lượt tại M,N.CMR: MN,AB,OS đồng quy.

Xin phép post lời giải bài này theo đúng chất là dùng Simson
Ảnh chụp màn hình_2012-08-11_214136.png
Hạ $FJ \perp OS$; Lấy điểm $Q$ đối xứng với điểm $F$ qua $OS$. Ta sẽ chứng minh $M,N,J:\text{thẳng hàng}$ và $A,B,J:\text{thằng hàng}$. (*)
Ta có $EP$ là phân giác của $\angle SEF$; $EO$ là phân giác của $\angle FEA$
Mà $\angle SEF$ và $\angle FEA$ kề bù
$\Rightarrow FE \perp EO$
Chứng minh tương tự, ta cũng có $PF \perp FO$
$\Rightarrow PEOF:tgnt$
Vậy giờ ta sẽ đi chứng minh $Q$ cũng nằm trên đường tròn ngoại tiếp tứ giác $OEPF$
Nói vậy cho nó hoành tráng @@, chứ lấy tâm $K$, dễ thấy $K$ nằm trên trung trực $QF$
$\Rightarrow KQ = KF$
$\Rightarrow Q$ nằm trên đường tròn ngoại tiếp tứ giác $OEPF$
$\Rightarrow S,Q,A:\text{thằng hàng}$. (1)
Vậy ta có, $PM \perp SA \\ PN \perp EF \\ PJ \perp FQ$
$\Rightarrow MJ$ là đường thẳng Simson từ $P$
$\Rightarrow M,N,J:\text{thẳng hàng}$
Mặt khác, ta cũng có $OA \perp EQ \\ OJ \perp QF \\ OB \perp EF$
$\Rightarrow AB$ là đường thẳng Simson từ $O$.
$\Rightarrow A,B,J:\text{thẳng hàng}$. (2)
Từ (*), (1) và (2) $\Rightarrow AB,SO,MN:\text{đồng quy}$
P/s: cách trông dài thế thôi nhưng là do mình tbày kĩ ra @@, chứ thật sự cũng ko dài lắm đâu.

#270
L Lawliet

L Lawliet

    Tiểu Linh

  • Thành viên
  • 1624 Bài viết

Nhưng mà ra thi thì người ta cho mình dùng công thức Heron không chứng minh chắc.Cách khác thì mình đã post ở trên rồi chưa thử cho tam giác tù thôi :)

Bài 98: Cho tam giác $ABC$ nội tiếp đường tròn $(O)$. $AD$ là đường kính của $(O)$. $M$ là trung điểm của $BC$, $H$ là trực tâm tam giác $ABC$. Gọi $X$, $Y$, $Z$ lần lượt là hình chiếu của $D$ lên $HB$, $HC$, $BC$. Chứng minh rằng $X$, $Y$, $Z$, $M$ cùng thuộc một đường tròn.
----
Còn Bài 84 chưa được giải :P

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi L Lawliet: 12-08-2012 - 23:05

Thích ngủ.


#271
triethuynhmath

triethuynhmath

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1090 Bài viết

Đây là topic các bài hình khó, nên những cái này áp dụng thẳng thôi, khi thi HSG thì công thức Hê-rông được áp dụng thẳng mà? Có cần phải bắt bẻ vậy không? Nếu chứng minh đủ hết thì các bài hình khác đều làm tắt hết!

Cách nói chuyện của mình không có tí gì là bắt bẻ cả vì theo mình biết thì Herong không được dùng thẳng mà phải chứng minh nên mình mới nói vậy thôi đâu có nói những câu đại loại như:Bài này bạn dùng công thức phải chứng minh kìa,hoặc là Bạn làm kì quá không chịu chứng minh công thức,vv... mà bạn dùng từ "bắt bẻ" với mình.Nếu như bạn nói ra thi HSG được dùng thì mình xin được tiếp thu ý kiến,thế thôi.
____
Với lại bài bạn vừa đăng là bài 98.97 mình đã đăng rồi,fix lại nhé :)

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi triethuynhmath: 12-08-2012 - 22:58

TRIETHUYNHMATH

___________________________

08/12/1997


#272
triethuynhmath

triethuynhmath

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1090 Bài viết
Bài 99:(Mấy bài trên cho khác nặng nên giờ sẽ là 1 bài nhẹ nhàng):
Cho đường thẳng d cố định.2 điểm A,B cố định nằm khác phía so với d.Tìm vị trí của 2 điểm M,N trên d sao cho:
MN=a(a là 1 hằng số)
AM+BN đạt GTNN

TRIETHUYNHMATH

___________________________

08/12/1997


#273
ninhxa

ninhxa

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 139 Bài viết

Bài 98: Cho tam giác $ABC$ nội tiếp đường tròn $(O)$. $AD$ là đường kính của $(O)$. $M$ là trung điểm của $BC$, $H$ là trực tâm tam giác $ABC$. Gọi $X$, $Y$, $Z$ lần lượt là hình chiếu của $D$ lên $HB$, $HC$, $BC$. Chứng minh rằng $X$, $Y$, $Z$, $M$ cùng thuộc một đường tròn.
----

-Bài này cho nhiều giả thiết để gây nhiễu.
Dễ thấy: tứ giác HBDC là hình bình hành. Đến đây, tớ chỉ vẽ tứ giác này cho hình nó to :D
Hình đã gửi
-Vì tứ giác HBDC là hình bình hành và M là trung điểm BC nên M là trung điểm HD
-Xét tam giác HXD vuông ở X có MH=MD nên:
$XM=HM\Rightarrow \widehat{HMX}=180^0-2.\widehat{XHM}$
-Tg tự $\widehat{XMY}=180^0-2\widehat{YHM}$
-Do đó: $\widehat{XMY}=\widehat{HMX}+\widehat{HMY}=360^0-2(\widehat{XHM}+\widehat{MHY})=2(180^0-\widehat{BHC})=2.\widehat{HBD}$
-Dễ thấy: tứ giác XZDB và ZYCD nội tiếp
$\Rightarrow \widehat{XZY}=360^0-(\widehat{XZD}+\widehat{YZD})=\widehat{XBD}+\widehat{YCD}=2\widehat{HBD}$
-Vậy: $\widehat{XMY}=\widehat{XZY}$ nên tứ giác XMZY nội tiếp
$\Rightarrow dpcm$

Thời gian là thứ khi cần thì luôn luôn thiếu.


#274
Tru09

Tru09

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 625 Bài viết
Mình xin up 1 bài cho topic thêm sôi động nhỉ
Bài 100 ( số đẹp )
Cho 2 đg tròn O và O` ngoài nhau . Vẽ tiếp tuyến chung ngoài AB (A thuộc O, B thuộc O`) vẽ các tiếp tuyến chung trong cắt AB tại C, D .CMR: AD=BC
------------------------------------------
Khuyến khích tìm cách ngắn nhất

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Tru09: 13-08-2012 - 17:16


#275
BlackSelena

BlackSelena

    $\mathbb{Sayonara}$

  • Hiệp sỹ
  • 1549 Bài viết

Mình xin up 1 bài cho topic thêm sôi động nhỉ
Bài 100 ( số đẹp )
Cho 2 đg tròn O và O` ngoài nhau . Vẽ tiếp tuyến chung ngoài AB (A thuộc O, B thuộc O`) vẽ các tiếp tuyến chung trong cắt AB tại C, D .CMR: AD=BC
------------------------------------------
Khuyến khích tìm cách ngắn nhất

Ảnh chụp màn hình_2012-08-13_181932.png
Dễ thấy $AC=HC; AD = DG; GK = KH; CB = CJ; KJ = KI; DB = DI$
Vậy ta có $AC + CH = DC+CK + AD+HK = DC+CK + DG + GK = P_{DCK}$
Mà $AC=CH \Rightarrow AC = \frac{P_{DCK}}{2}$
Chứng minh tương tự ta cũng cso $DB = \frac{P_{DCK}}{2}$.
Vậy $AC = BD$

#276
triethuynhmath

triethuynhmath

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1090 Bài viết

(bài này mình xin ko vẽ hình nha, vì mình chỉ xài mấy cái thông thường)
vẽ A1,B1 lần lượt hình chiếu A,B lên d
ta ko xét TH MN=A1B1(dẽ dàng cm)
xét TH MN>A1B1(HOẶC MN<A1B1)
ta có $AM^2=AA1^2+A1M^2$
$BN^2=BB1^2+B1N^2$
DO ĐÓ
$(AM+BN)^2=AM^2+BN^2+2AM.BM=AA1^2+A1M^2+BB1^2+B1N^2+2AM.BM$
mà BB1,AA1 không đối
=>$A1M^2+B1N^2$ nhỏ nhất
$A1M^2+B1N^2\geq (A1M+B1N)^2/2$
mà $A1M+B1N=MN+A1B1+A1N$HOẶC$=MN+A1B1+B1M$ HOẶC $=/MN-A1B1/$(không biết chỗ này có cần nói thêm không, ai cm đc thì giúp mình với:D, cái $=/MN-A1B1/$ là trị tuyệt đối)
mặt khác, $/MN-A1B1/$>$MN+A1B1$( vì MN và A1B1 tự nhiên)
nên ta chỉ xét TH $/MN-A1B1/$(không đổi)=>MN hoặc nằm trong hoặc chỉ có MhoặcN nằm trong A1B1
vậy $(AM+BN)^2=AM^2+BN^2+2AM.BM\geq AA1^2+BB1^2+(MN-A1B1)^2/2+2AM.BM$
đến đây cần giải quyết cái 2AM.BN có nghĩa tìm vị trí M,N để thóa cái 2AM.BN .
nhớ các bạn làm tiếp giúp mình nhe! :icon6:
dấu bằng xảy ra là AM=BN:D

Có lẽ là sai rồi bạn dấu bằng của mình không xảy ra khi AM=BN đâu bạn à

TRIETHUYNHMATH

___________________________

08/12/1997


#277
letankhang

letankhang

    $\sqrt{MF}'s$ $member$

  • Thành viên
  • 1079 Bài viết
Bài 101
CMR: nếu 1 lục giác có các góc bằng nhau thì hiệu các cạnh đối diện bằng nhau
Bài 102: Lục giác ABCDEF có số đo các góc là 1 số nguyên và góc A - góc B = góc B - góc C = góc C - góc D = góc D - góc E = góc E - góc F. Giá trị lớn nhất của góc A có thể bằng bao nhiêu?
_
Chú ý ghi số bài nhé bạn :).

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi BlackSelena: 14-08-2012 - 15:08

        :oto:   :nav:  :wub:  $\mathfrak Lê $ $\mathfrak Tấn $ $\mathfrak Khang $ $\mathfrak tự$ $\mathfrak hào $ $\mathfrak là $ $\mathfrak thành $ $\mathfrak viên $ $\mathfrak VMF $  :wub:   :nav:  :oto:            

  $\textbf{Khi đọc một quyển sách; tôi chỉ ráng tìm cái hay của nó chứ không phải cái dở của nó.}$

 

 


#278
BlackSelena

BlackSelena

    $\mathbb{Sayonara}$

  • Hiệp sỹ
  • 1549 Bài viết

Bài 97:Cho tam giác ABC(AB<AC) .M là điểm nằm giữa B,C.Gọi (P),(Q)lần lượt là đường tròn nội tiếp tam giác ABM và ACM.(P) tiếp xúc MB,MA tại D,E.(Q) tiếp xúc MC,MA tại I,J.CMR: PQ,IJ,DE đồng quy.

Ảnh chụp màn hình_2012-08-14_010230.png
Vẽ $(O)$ nội tiếp $\triangle ABC$ tiếp xúc $BC$ tại $X$ (`)
Hạ $XZ \perp PQ$, ta sẽ chứng minh $D,Z,E:\text{thằng hàng}$ và $I,J,Z:\text{thẳng hàng}$.
Thật vậy ! Nhưng trước hết, ta phải chứng minh một thứ quan trọng và cũng là mấu chốt của bài toán đó là $PQMX:tgnt$
Ta có $MP:\text{tia phân giác góc DMA} \\ MQ:\text{tia phân giác góc AMC} \\ \angle AMC,\angle AMB \text{ là 2 góc kề bù}$
$\Rightarrow \angle PMQ = 90^o$
Vậy ta cần đi chứng min $\triangle PXQ:\text{vuông tại X}$ (~)
* Chứng minh:
Đặt $AB = c, BC = a, AC = b$
Khi đó, dễ thấy $DM = \frac{AM+BM - c}{2}$ (*)
Mặt khác, ta cũng có $IX = XC - IC = \frac{a+b-c}{2} - \frac{MC+b-AM}{2} = \frac{a-c-MC + AM}{2} = \frac{AM+BM - c}{2}$ (*)
Từ (*) và (**) $\Rightarrow DM = XI$
$\Rightarrow DX = MI$
Ta có : $\triangle PMQ:\text{vuông}$
$\Rightarrow PM^2 + MQ^2 = PQ^2$
$\Leftrightarrow PD^2 + DM ^2 + PI ^2 + MI^2 + PQ^2$
$\Leftrightarrow PD^2 + DX^2 + XI^2 + QI^2 = PQ^2$ ( do $DX = MI, DM = XI$)
$\Rightarrow PX^2 + XQ^2 = PQ^2$
Vậy theo Pythagore đảo ta có (~)
Vậy $\Rightarrow PXMQ:tgnt$
Vậy ta đã chứng minh được yếu tố quan trọng (nhất) của bài toán. Việc còn lại cũng nhẹ nhàng ^^.
* Chứng minh $I,J,Z$ thẳng hàng:
Dễ thấy $PXMQ, ZXIQ:tgnt$
$\Rightarrow \angle QZI = \angle QXI = \angle QPM$
$\Rightarrow PM // ZI$ (.)
Mặt khác, cũng có $PM // IJ$ (do cùng $\perp QM$)
$\Rightarrow PM // IJ$ (..)
Từ (.) và (..) $\Rightarrow I,J,Z$ thẳng hàng. (``)
* Chứng minh $D,Z,E$ thằng hàng:
Khi đã có $I,J,Z$ thẳng hàng thì việc chứng minh cái này cũng khá là nhẹ nhàng ^^
Dễ thấy $PZXD: tgnt$
$\Rightarrow \angle ZPX = \angle ZDX$ (+)
Mặt khác $PXMQ:tgnt$
$\Rightarrow \angle ZDX =\angle QMI$ (++)
Từ (+) và (++) $\Rightarrow DZ // QM$
Mà dễ thấy $DE // QM$
$\Rightarrow D,Z,E$ thằng hàng. (```)
Từ (`), (``), (```) $\Rightarrow DE,PQ,IJ:\text{ĐỒNG QUY}$
Aw yeh! Bài toán đã được chứng minh hoàn toàn
_______________________________________________________________
* Chuyện bên lề (ai đọc thì đọc, ko đọc thì thôi ;)).
Mình đã trao đổi với chú Binhmetric về bài toán này. Mình và chú ấy đã tìm ra một điểm lý thú như sau.
Thử cho $EM$ cắt $ZX$ tại $B_{B}$ thì ta có $B_{B}$ nằm trên đường tròn ngoại tiếp tứ giác $PQMX$
Nếu ta chứng minh được điều này thì có thể dễ dàng chứng minh được 3 đường đồng quy nhờ 2 đường thằng Simson từ $P$ và $Q$ trong đường tròn. Nhưng đó chỉ là 1 yếu tố.
Bên cạnh đó, qua điểm này mình và chú binhmetric còn khám phá thêm được một số đường đẳng giác khác + hà số những thứ mới nữa mà mình chưa khám phá ra (còn chú binhmetric thì có dấu hiệu "ém hàng").
Vậy mình đưa cái điểm $B_{B}$ như trên để "mời" mọi người cùng tham gia vào chứng minh, vì đây cũng có thể coi là "nghiên cứu" đầu tiên trong hình học của mình ;).
Xin cảm ơn :).
P/s: cái điểm có tên $B_{B}$ là kết của 2 từ Binhmetric, BlackSelena @@!
-------------------------------------------------------------
@binhmetric: Vì mình có 1 cái cảm giác là BT và các vấn đề do BlackSelena đưa ra có liên quan một cách tổng quát (vì 1 số sách chỉ đề cập đến 1 số TH đặc biệt như tam giác ABC vuông, AM là phân giác, AM là đg cao,...nên mình mới nói vậy) đến rất nhiều các vấn đề sơ cấp của HH phẳng nên mình mới mạnh dạn gợi ý đề BlackSelena tìm hiểu thêm thôi chứ mình có "ém hàng" j đâu. Theo 1 số tài liệu về toán mà mình biết thì trong đó họ thường tránh đụng đến các tính chất xuất hiện có liên quan đến các yếu tố mà BT đưa ra có thể là do chúng khá phức tạp và khó chứng minh. VD: ĐL Thébault cũng liên quan đến ở đây trong 1 chừng mực nào đó...
Mình xin nêu 1 vấn đề: Gọi N, K lần lượt là tiếp điểm của (P) và AB, (Q) và AC.
a) CMR: AZ, ND, KI đồng quy tại G.
b) Tìm quỹ tích điểm G khi M di động trên BC.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi BlackSelena: 14-08-2012 - 16:08


#279
BlackSelena

BlackSelena

    $\mathbb{Sayonara}$

  • Hiệp sỹ
  • 1549 Bài viết

Bài 101
CMR: nếu 1 lục giác có các góc bằng nhau thì hiệu các cạnh đối diện bằng nhau

Bài này em không vẽ hình vì vẽ khó lắm :wacko:
------------------------------------------
Gọi $ABCDEF$ là lục giác có các góc trong bằng nhau
$\Rightarrow \angle A = \angle B = \angle C= \angle D = \angle E = \angle F = 120^o$
Từ $A,C,E$ kẻ các đường song song với $BC,DE,AF$ theo thứ tự, chúng cắt nhau tại $P,Q,R$.
Dễ thấy: $\angle PQR = \angle QRP = \angle RPQ = 60^o$
$\Rightarrow \triangle PQR:\text{đều}$
$\Rightarrow PQ = QR = RP$
Mặt khác dễ thấy $ABCP : hbh; EQCD: hbh$
$\Rightarrow AB = PC; ED = QC$
$\Rightarrow PQ = \begin{vmatrix} DE-AB \end{vmatrix}$
Tương tự, ta cũng có:
$QR = \begin{vmatrix} AF - CD \end{vmatrix}$
$RP = \begin{vmatrix} BC - EF \end{vmatrix}$
Mặt khác $PQ = QR = RP$
$\Rightarrow \begin{vmatrix} DE-AB \end{vmatrix} = \begin{vmatrix} AF - CD \end{vmatrix} = \begin{vmatrix} BC - EF \end{vmatrix}$
$Q.E.D$
------------------------------
P/s: Bài 94 chưa có lời giải :mellow:

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi binhmetric: 24-08-2012 - 20:47


#280
triethuynhmath

triethuynhmath

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1090 Bài viết
Bài 99 không thấy ai giải cả và do lời giải ngắn gọn mình sẽ post đáp án luôn:

Lấy 2 điểm M,N bất kì trên d sao cho $MN=a :const$. (Đây là điều kiện 1 của bài toán). Vẽ hình bình hành $AA'NM$ ta có: $AA'=MN=a :const$ => A' cố định.
Vậy nên:
$AM+BN=A'N+BN\geq A'B :const$. Dấu = xảy ra khi N là giao điểm của A'B với d.Từ đó xác định được vị trí của M $Q.E.D$
Đây là hình vẽ:

Hình gửi kèm

  • A25.png

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi binhmetric: 24-08-2012 - 20:49

TRIETHUYNHMATH

___________________________

08/12/1997





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh