Đến nội dung

Hình ảnh

Topic hình học THCS

TOPIC CÁC BÀI HÌNH KHÓ THCS

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 452 trả lời

#61
davildark

davildark

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 223 Bài viết
Bài 26
Cho hình vuông ABCD tâm O lấy M trên tia đối của tia CD
K E J lần lượt là giao điểm của các cặp đường thẳng AM và BC , DK và BM , CE và AM. Tính OJ theo cạnh hình vuông

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi binhmetric: 15-07-2012 - 00:25


#62
BlackSelena

BlackSelena

    $\mathbb{Sayonara}$

  • Hiệp sỹ
  • 1549 Bài viết
Lời giải bài 26:
Hình đã gửi
Áp dụng kết quả bài 23 $\Rightarrow AM \perp CE$
Dễ thấy $AJDC:tgnt$
$\Rightarrow \angle AJD = \angle DJC = \angle DAC = \angle DCA$
$\Rightarrow DJ : \text{phân giác} \angle AJC$
Chứng minh tương tự ta cũng có $JB: \text {phân giác} \angle AJE$
$\Rightarrow \angle DJB = 90^o$
$\Rightarrow OJ = DO = OB = \frac{a}{\sqrt{2}}$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi binhmetric: 15-07-2012 - 00:27


#63
triethuynhmath

triethuynhmath

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1090 Bài viết
Bài 27:
Cho tam giác ABC cân tại A cố định .Trên cạnh BC kéo dài về phía C, lấy điểm M.1 đường thẳng xy qua M cắt CA,AB tại N,P.
CMR: $\frac{BM}{BP}-\frac{CM}{CN}$ là 1 hằng số

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi binhmetric: 15-07-2012 - 00:28

TRIETHUYNHMATH

___________________________

08/12/1997


#64
BlackSelena

BlackSelena

    $\mathbb{Sayonara}$

  • Hiệp sỹ
  • 1549 Bài viết
Hình đã gửi
Lời giải bài 27 (tốn 40' chỉ vì vẽ sai hình @%*@&(*&@*):
Từ $A$ kẻ đường thẳng $// xy$ cắt $BC = E$
Ta có $\frac{BM}{BP} = \frac{BE}{BA}, \frac{CM}{CN} =\frac{CE}{CA}$
$\Rightarrow \frac{BM}{BP}-\frac{CM}{CN}=\frac{BE-CE}{AB}=\frac{BC}{AB}:const$

#65
hamdvk

hamdvk

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 153 Bài viết

Bài 25: Cho $\triangle ABC$ nội tiếp $(I)$, $(O)$ bàng tiếp góc $A$. $(I)$ tiếp xúc $BC,AC,AB$ tại $M,N,P$. CMR: $S_{MNP} < 4S_{IBC}$.
P/s: bài khó nhất mà em post vô topic , 3h đồng hồ của em vẫn chưa đủ cho bài nì :(

Theo như hình của em trong tin nhắn thì có lẽ đề bài sai rồi
Đề bài đúng phải như thế này :

Cho Tam giác ABC ngoại tiếp (I),nội tiếp (O) , (K) bàng tiếp góc A tiếp xúc với BC, AC ,AB tại M,N,P
$ cm S_{MNP} < 4S_{IBC}$
Ngoài ra :Trong cả hai TH (I) nội tiếp và ngoại tiếp tam giác ABC thìđều cm được hay cm mạnh hơn là
$S_{MNP} < 4S_{IBC}< 4S_{OBC}$.(dấu = thứ hai có thể xảy ra )
Hình đã gửi
P/s : Latex đâu rồi !!!
chả thấy latex đâu cả !! ai giúp với !!
(>o<) :icon11:

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hamdvk: 13-07-2012 - 15:05

~.......................................................~


$\Phi \frac{\because Nguyen Thai Ha\therefore }{14/07/97}\Phi$

~.............................................................................................~


#66
BlackSelena

BlackSelena

    $\mathbb{Sayonara}$

  • Hiệp sỹ
  • 1549 Bài viết

Theo như hình của em trong tin nhắn thì có lẽ đề bài sai rồi
Đề bài đúng phải như thế này :

Cho Tam giác ABC ngoại tiếp (I),nội tiếp (O) , (K) bàng tiếp góc A tiếp xúc với BC, AC ,AB tại M,N,P
cm S_{MNP} < 4S_{IBC}$
Ngoài ra :Trong cả hai TH (I) nội tiếp và ngoại tiếp tam giác ABC thìđều cm được hay cm mạnh hơn là
$S_{MNP} < 4S_{IBC}< 4S_{OBC}$.(dấu = thứ hai có thể xảy ra )
Hình đã gửi
P/s : Latex đâu rồi !!!

Em gõ nhầm đề bài mà giờ diễn đàn đang lỗi nhưng không thể nào sửa được.
Đề bài đúng là
Cho $\triangle ABC$ nội tiếp $(I)$. Đường tròn tâm $K$ bàng tiếp góc $A$ tiếp xúc $BC,CA,AB$ tại $M,N,P$
CMR: $S_{MNP} < 4S_{IBC}$
P/s: chị thiếu đấu $ kìa zz

#67
Mylovemath

Mylovemath

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 225 Bài viết
Bài 28 (Lớp 9):

Cho tam giác nhọn $ABC$ $(AB<AC)$ có trực tâm $H$, nội tiếp $(O)$, đường kính $AA'$. Phân giác $\widehat{BAC}$ cắt $BC$ tại $D$; $M,I$ lần lượt là trung điểm $BC,AH$.
a) Lấy $K$ đối xứng $H$ qua $AD$. Chứng minh $K$ nằm trên $AA'$
b) Chứng minh $MI$ đi qua đi qua hình chiếu vuông góc của $H$ lên $AD$
c) Gọi $P$ là giao điểm $AD$ và $HM$. $KH$ cắt $AB,AC$ tại $Q,R$. Chứng minh $Q,R$ là chân đường cao hạ từ $P$ xuống $AB,AC$.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Mylovemath: 13-07-2012 - 15:11

i LOVE u

""Yêu hay sao mà Nhìn ""

#68
triethuynhmath

triethuynhmath

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1090 Bài viết
Bài 29:
Bài này có 3 câu,chúng không liên quan gì đến nhau và vì chúng ngắn nên mình mới gộp chúng lại
a) Cho tam giác ABC nội tiếp (O) và AC=2AB. Các đường thẳng tiếp xúc với (O) tại A, C cắt nhau tại P. Chứng minh rằng BP đi qua điểm chính giữa cung BC có chứa A

b) Cho tam giác ABC có I là tâm đường tròn nội tiếp, O là tâm đường tròn ngoại tiếp và G là trọng tâm. Biết AB=k+1, AC=5k+3, BC=3k+2 (Với k là 1 số thực sao cho độ dài AB, AC, BC thỏa mãn bộ 3 BĐT tam giác và đồng thời AB, BC, CA>0).
CMR: IG // BC và góc OIA = $90^0$.

c) Cho tam giác ABC. Gọi (O;R), $(I;R_1), (K;R_2)$ lần lượt là đường tròn ngoại tiếp, nội tiếp,bàng tiếp góc A của tam giác. Tính R theo OI, OK, $R_1,R_2$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi binhmetric: 14-07-2012 - 22:29

TRIETHUYNHMATH

___________________________

08/12/1997


#69
triethuynhmath

triethuynhmath

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1090 Bài viết
Chém trước câu a bài 28:
Bài 28:
a) Cho AK cắt O tại A1,cho AH cắt BC tại I
Từ giả thiết ta có $\angle A1AC=\angle BAI.$
$\angle AA1C=\angle ABI$
=> tam giác ACA1 đồng dạng tam giác AIB(gg)
=> $\angle ACA1=90^0$
=> AA1 là đường kính => A1 trùng A' => K thuộc AA'(Q.E.D)

TRIETHUYNHMATH

___________________________

08/12/1997


#70
BlackSelena

BlackSelena

    $\mathbb{Sayonara}$

  • Hiệp sỹ
  • 1549 Bài viết
Lời giải bài 29 câu a:
h21424.JPG
Áp dụng định lý $Ptolemy$, ta có :
$AD.BC+AB.DC=AC.BD$
$\Leftrightarrow AD.BC+AB.DC=2AB.BD$
Dễ thấy $\triangle BAP \sim \triangle DAP$
$\Rightarrow \frac{AD}{AB}=\frac{DP}{AP}$
$\Rightarrow AD = \frac{AB.DP}{AP}$
Chứng minh tương tự ta cũng có $BC = \frac{CP.CD}{DP}$
Vậy $AD.BC=\frac{AB.DP.CP.CD}{AP.DP} = AB.CD$
$\Rightarrow 2AB.DC = 2AB.BD$
$\Rightarrow DC = BD$
$\Rightarrow \text{dpcm}$
Ciaossu

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi binhmetric: 14-07-2012 - 23:59


#71
BlackSelena

BlackSelena

    $\mathbb{Sayonara}$

  • Hiệp sỹ
  • 1549 Bài viết

Bài 29:
b)Cho tam giác ABC có I là tâm đường tròn nội tiếp,O là tâm đường tròn ngoại tiếp và G là trọng tâm.Biết AB=k+1,AC=5k+3,BC=3k+2(Với k là 1 số thực sao cho độ dài AB,AC,BC thỏa mãn bộ 3 BĐT tam giác và đồng thời AB,BC,CA>0)
CMR: IG//BC và góc OIA=90 độ

Em sẽ chia yêu cầu của bài toán ra làm 2 phần.
Lời giải bài 29 câu b:
Trước hết ta nhận thấy $AB+AC=2BC$, đây là yếu tố quan trọng để hình thành nên bài toán.
* $IG// BC$
Hình đã gửi
Kéo dài $AI \cap BC = D; AG \cap BC = M$
$\Rightarrow \frac{AG}{GM}=2$
Ta có:
$\frac{AI}{ID}=\frac{AB}{BD}=\frac{AC}{CD}=\frac{AB+AC}{BD+CD}=\frac{AB+AC}{BC}=2$
$\Rightarrow \frac{AI}{AD}=\frac{AG}{GM}=2$
$\Rightarrow IG // BC$

* $\angle OIA = 90^o$
Hình đã gửi
Kéo dài $AI \cap (O)=K$, ta sẽ chứng minh $I$ là trung điểm $AK$
Thật vậy
$\frac{AB}{AC}=\frac{BD}{DC}$
$\Rightarrow \frac{AB+AC}{AC}=\frac{BC}{DC}$
$\Rightarrow \frac{AB+AC}{BC}=\frac{AC}{CD}=2$
Dễ dàng chứng minh $\triangle BDK \sim \triangle ADC$
$\Rightarrow \frac{BK}{DK}=2$
Dễ dàng chứng minh $BK = IK$
$\Rightarrow IK = 2DK = AI$
$\Rightarrow I$ là trung điểm $AK$
$\Rightarrow OI \perp AI$
___________________________
Qua đây ta có một kết luận rất hay như sau
Cho $\triangle ABC$, $I$ là tâm đường tròn nội tiếp, $O$ là tâm đường tròn ngoại tiếp, $G$ là trọng tâm tam giác. Khi đó ta có:
$AB+AC=2BC \Leftrightarrow IG // BC \Leftrightarrow \angle OIA = 90^o$


#72
BlackSelena

BlackSelena

    $\mathbb{Sayonara}$

  • Hiệp sỹ
  • 1549 Bài viết
Lời giải bài 25 (nằm ngoài dự kiến):
Hình đã gửi
Dễ dàng chứng minh $\triangle IBC \sim \triangle MPN$
Ta có $PN < MP + MN < 2(BM + CM) = 2BC$
$\Rightarrow \frac{BC}{PN} > \frac{1}{2}$
$\frac{S_{IBC}}{S_{MPN}} > \frac{1}{2^2} = \frac{1}{4}$
$\Rightarrow 4S_{IBC}>S_{MPN}$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi BlackSelena: 14-07-2012 - 16:09


#73
henry0905

henry0905

    Trung úy

  • Thành viên
  • 892 Bài viết

Bài 28 (Lớp 9):

Cho tam giác nhọn $ABC$ $(AB<AC)$ có trực tâm $H$, nội tiếp $(O)$, đường kính $AA'$. Phân giác $\widehat{BAC}$ cắt $BC$ tại $D$; $M,I$ lần lượt là trung điểm $BC,AH$.
a) Lấy $K$ đối xứng $H$ qua $AD$. Chứng minh $K$ nằm trên $AA'$
b) Chứng minh $MI$ đi qua đi qua hình chiếu vuông góc của $H$ lên $AD$
c) Gọi $P$ là giao điểm $AD$ và $HM$. $KH$ cắt $AB,AC$ tại $Q,R$. Chứng minh $Q,R$ là chân đường cao hạ từ $P$ xuống $AB,AC$.

Mình có cách khác cho câu 28a)
Ta có: AA' là đường kính, gọi T là điểm chính giữa cung BC, đường cao AW cắt BC tại W
$\Rightarrow \widehat{TAA'}=90^{\circ}-\widehat{AA'T}=90^{\circ}-\frac{1}{2}sđAT$
$\widehat{WAD}=90^{\circ}-\widehat{ADB}=90^{\circ}-\frac{1}{2}sđAT$
$\Rightarrow \widehat{WAD}=\widehat{TAA'}$
Vẽ HK' vuông góc AT cắt AA' tại K' và AT tại U
$\Rightarrow \triangle AUH=\triangle AUK'$
$\Rightarrow$ HU=UK'
$\Rightarrow$ H đối xứng K' qua AD $\Rightarrow$ K $\equiv$ K'
Chém luôn câu b)
Dễ dàng c/m AI=OM và AI//OM
$\Rightarrow $ AOMI là hình bình hành
$\Rightarrow $ IM//AO
Mà IU//AO
$\Rightarrow $ I,U,M thẳng hàng
ScreenHunter_01 Jul. 14 12.53.gif

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi henry0905: 17-07-2012 - 08:37


#74
henry0905

henry0905

    Trung úy

  • Thành viên
  • 892 Bài viết
Bài 30: Cho tam giác ABC nhọn. Trên cạnh BC lấy M,N sao cho $\widehat{MAB}=\widehat{NAC}$. C/m $\frac{BM.BN}{CM.CN}=\frac{AB^{2}}{AC^{2}}$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi henry0905: 14-07-2012 - 12:48


#75
triethuynhmath

triethuynhmath

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1090 Bài viết

Bài 30: Cho tam giác ABC nhọn. Trên cạnh BC lấy M,N sao cho $\widehat{MAB}=\widehat{NAC}$. C/m $\frac{BM.BN}{CM.CN}=\frac{AB^{2}}{AC^{2}}$

Chém bài này:
Gọi I,K lần lượt là chân đường vuông góc kẻ từ M lên AB,AC.H,G lần lượt là chân đường vuông góc kẻ từ N lên AB,AC
Ta có:
tam giác AIM đồng dạng tam giác AKN(gg)
=>$ \frac{IM}{NK}=\frac{AM}{AN}$
Tương tự tam giác AMG đồng dạng tam giác ANH(gg)
=> $\frac{AM}{AN}=\frac{MG}{NH}$
=> $IM.NH=MG.NK$(1)
Ta có $\frac{BM}{CM}=\frac{S_{ABM}}{S_{ACM}}=\frac{AB.IM}{AC.MG}$(2 tam giác có cùng đỉnh A và cùng cạnh đáy là BM,MC)
Tương tự,ta có:
$\frac{BN}{NC}=\frac{AB.NH}{AC.NK}$
Nhân vế theo vế, ta được:
$\frac{BM.BN}{CM.CN}=\frac{AB^2}{AC^2}.\frac{MI.NH}{MG.NK}=\frac{AB^2}{AC^2}(do (1))$(Q.E.D)

TRIETHUYNHMATH

___________________________

08/12/1997


#76
henry0905

henry0905

    Trung úy

  • Thành viên
  • 892 Bài viết

Bài 30: Cho tam giác ABC nhọn. Trên cạnh BC lấy M,N sao cho $\widehat{MAB}=\widehat{NAC}$. C/m $\frac{BM.BN}{CM.CN}=\frac{AB^{2}}{AC^{2}}$

Mình có cách khác cho bài này
Vẽ đường tròn ngoại tiếp tam giác AMN cắt AB,AC tại E,F
Ta có: $\widehat{BAM}=\widehat{NAC}\Rightarrow ME=NF$
$\Rightarrow $ MEFN là hình thang cân
$\Rightarrow $ EF//MN
$\Rightarrow \frac{EB}{AB}=\frac{FC}{AC}\Leftrightarrow \frac{EB}{FC}=\frac{AB}{AC}$ (1)
$\triangle BMA\sim \triangle BEN$
$\Rightarrow $ MB.NB=EB.AB
Tương tự ta có: MC.NC=FC.AC
$\Rightarrow \frac{MB.NB}{MC.NC}=\frac{EB.AB}{FC.AC}$ (2)
Từ (1) và (2) $\Rightarrow $$\frac{BM.BN}{CM.CN}=\frac{AB^{2}}{AC^{2}}$
ScreenHunter_01 Jul. 14 13.48.gif

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi henry0905: 14-07-2012 - 13:49


#77
henry0905

henry0905

    Trung úy

  • Thành viên
  • 892 Bài viết
Bài 31: Cho tam giác ABC, M là điểm bất kì trong tam giác. AM,BM,CM cắt các cạnh đối tại D,E,F. C/m $S_{DEF}\leq \frac{1}{4}S_{ABC}$. Dấu = xảy ra khi nào?

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi henry0905: 15-07-2012 - 19:52


#78
BlackSelena

BlackSelena

    $\mathbb{Sayonara}$

  • Hiệp sỹ
  • 1549 Bài viết

Bài 29:
c) Cho tam giác ABC.Gọi (O;R),(I;R1),(K;R2) lần lượt là đường tròn ngoại tiếp, nội tiếp,bàng tiếp góc A của tam giác.Tính R theo OI,OK,R1,R2

Mong anh up lời giải câu này nhanh :)

#79
triethuynhmath

triethuynhmath

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1090 Bài viết

Mong anh up lời giải câu này nhanh :)

Được rồi, bây giờ mình sẽ up đáp án bài 29c.
h21424.JPG
Ta chứng minh hệ thức sau:
$OI^2=R^2-2R.R_1$ (hệ thức Euler cho đường tròn nội tiếp)
Chứng minh (cái này hơi lâu):
Cho AI cắt (O) tại D, vẽ đường kính DE của (O), Gọi F là tiếp điểm của (I) lên AB.
Vậy là xong phần đường phụ.
Ta có $\angle IAF=\angle DEB$
(góc nội tiếp chắn 2 cung bằng nhau)
=> Tam giác AFI đồng dạng với tam giác EBD (gg)
=> AI.BD = IF.ED = $2RR_1$(ED = 2R, IF = R)
DDCM: BD=ID (Bước này giống bài 29b)
=> AI.ID = $2RR_1.$
Áp dụng phương tích của điểm I đối với đường tròn (O) (I nằm trong (O)),ta có
$P_{I/(O)}=R^2-OI^2=AI.ID=2RR_1=> $ $OI^2=R^2-2RR_1$ (1)

Tương tự như vậy cho đường tròn bàng tiếp (Không biết cái này có gọi là hệ thức Euler không)
$OK^2=R^2+2RR_2$
Chứng minh luôn:
DDCM: A, I, D, K thẳng hàng
Tam giác IBK vuông tại B(DDCM). Mặt khác ID = BD => ID = BD = DK
Gọi G là tiếp điểm của (K) lên AB.
DDCM tam giác AGK đồng dạng tam giác EBD (gg)
=> AK.BD = GK.ED $ = 2RR_2$ =>$ AK.DK = 2RR_2.$
Áp dụng phương tích của điểm K đối với đường tròn (O), ta có :
$P_{K/(O)} = OK^2 - R^2 = KD.KA = 2RR_2 =>$$ OK^2=R^2+2RR_2$ (2)

Lấy (2) trừ (1), ta được $OK^2-OI^2=2R(R_1+R_2) => $$R=\frac{OK^2-OI^2}{2(R_1 + R_2)} $ (Q.E.D)
---------------------------------
P/S: chứng minh 2 cái hệ thức này cũng mệt nhọc phết.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi binhmetric: 15-07-2012 - 01:30

TRIETHUYNHMATH

___________________________

08/12/1997


#80
henry0905

henry0905

    Trung úy

  • Thành viên
  • 892 Bài viết

Bài 21(2 bài 19):(một bài toán lớp 7 mà em chưa nghĩ ra :P): Cho $\triangle ABC$ có $AB<AC$, đường phân giác $BD, EC$. CM:$CD>DE>EB$

Có một bài bị bỏ sót trong topic
Theo tính chất đường phân giác thì:
$\frac{BC}{CA}=\frac{BE}{EA},\frac{BC}{AB}=\frac{DC}{DA}$
Mà $AC> AB$
$\Rightarrow \frac{BE}{EA}< \frac{DC}{DA}$
Vẽ EF//BC cắt AC tại F
$\frac{EB}{EA}=\frac{FC}{FA}$
$\Rightarrow F\not\equiv D$ và AD<AF
Vậy ED không //BC
ED cắt BC tại G
Ta có:
$\widehat{DEC}> \widehat{ECG}=\widehat{DCE}$
$\Rightarrow ED< CD$
$\widehat{EDB}< \widehat{DBC}< \widehat{EBD}$
$\Rightarrow BE< ED$
$\Rightarrow BE< ED<CD$
ScreenHunter_01 Jul. 15 11.13.gif

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi henry0905: 15-07-2012 - 11:15





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh