Đến nội dung

Hình ảnh

TOPIC VỀ CÁC BÀI HÌNH HỌC LỚP 7,8


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 496 trả lời

#461
Naruto Meow

Naruto Meow

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 36 Bài viết

Cho tam giác ABC. Lấy D, E lần lượt trên các cạnh BC và AC sao cho 7BD=3BC; 5AE=2EC.AD cắt BE tại I. Tính tỉ số $\frac{AI}{ID}$



#462
trinhhoangdung123456

trinhhoangdung123456

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 88 Bài viết

Bài 4: Cho tam giác ABC cân tại A, có $\angle A=100^{o}$. Phân giác BD. Chứng minh: BC = AD + BD

Bài 5: Cho $\Delta ABC$ vuông tại A. đường cao AH, phân giác AD. I,P lần lượt là giao điểm các phân giác của $\Delta ABH; \angle ACH$. E là giao điểm của BI và AP. Chứng minh:
a) $\Delta ABE$ vuông
b) IP vuông góc AH

   Cho tam giác ABC nhọn, đường cao dài nhất AH bằng trung tuyến BE. CMR: $\widehat{B}\leqslant 60^{\circ}$



#463
Letrannhattan

Letrannhattan

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 5 Bài viết

Cho hình thang ABCD (AB//CD; AB khác CD). Gọi M,N lần lượt là trung điểm AC và BD. H và K lần lượt là hình chiếu vuông góc của M,N trên BC,AD. Chứng minh rằng: Giao điểm I của KN và HM cách đều hai điểm C và D của hình thang ABCD.



#464
phanhaidang2004

phanhaidang2004

    Binh nhì

  • Thành viên mới
  • 15 Bài viết

Bài 7. Trên đoạn AB lấy M sao cho AM > MB. Trên một nửa mặt phẳng bờ AB ,vẽ các tam giác đều AMC ,BMD. Gọi E ,F ,I ,K theo thứ tự là trung điểm của CM,CB,DM,

DA .Chứng minh rằng EFIK là hình thang cân và KF = 1/2 CD.



#465
kytrieu

kytrieu

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 152 Bài viết

Bài 7. Trên đoạn AB lấy M sao cho AM > MB. Trên một nửa mặt phẳng bờ AB ,vẽ các tam giác đều AMC ,BMD. Gọi E ,F ,I ,K theo thứ tự là trung điểm của CM,CB,DM,

DA .Chứng minh rằng EFIK là hình thang cân và KF = 1/2 CD.

Ta có

FE//BM//KI nên tứ giác EFKI là hình thang

mà $\widehat{FKI}=\widehat{EIK}=60^{0}$ nên tứ giác EFKI là hình thang cân

$\Rightarrow KF=EI=\frac{CM-DM}{2}=\frac{CD}{2}$


                                                                         $\sqrt{VMF}$

                                                                 

                                                


#466
LeCong Quoc Huy 8a 2002

LeCong Quoc Huy 8a 2002

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 63 Bài viết

cho hình vuông ABCD. bên trong hình vuông lấy điểm E sao cho $\widehat{EDC}=\widehat{ECD}= 15^{0}$. C\m ABE là tam giác đều


:ukliam2:  :ukliam2:   :ukliam2:  hãy tin những điều tôi nói với bạn :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2: 


#467
trinhhoangdung123456

trinhhoangdung123456

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 88 Bài viết

cho hình vuông ABCD. bên trong hình vuông lấy điểm E sao cho $\widehat{EDC}=\widehat{ECD}= 15^{0}$. C\m ABE là tam giác đều

vẽ tam giác đều ADK(K và B cùng phía với AD)post-131577-0-37144800-1408088543.png

=>ˆDAK

=60=>ˆKAB=90-60=30

.

 

ΔABK

cân tại A=>ˆABK=75=>KBC=9075=15

tương tự 

ΔDKC

cân tại D=>ˆDKC=180302=75=>ˆKCB=15

 

có ΔAEB=ΔBKC

(g.c.g)=>AE=BK=KC

ΔADE=ΔKDC

(c.g.c)=>DE=DC(1), ˆADE=ˆKDC=30=>ˆEDC=60

(2)

 

(1),(2)

ΔEDC đều



#468
thuyvy811

thuyvy811

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 4 Bài viết

giúp mình giải bài hình học lớp 8 này với

Cho hình vuông ABCD. Điểm E nằm trên cạnh AB. Vẽ hình vuông DEFK sao cho điểm C nằm trong hình vuông này. Chứng minh rằng góc DBF = 90 độ



#469
Lao Hac

Lao Hac

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 279 Bài viết

Qua 3 đỉnh A, B, C của tam giác, lần lượt kẻ các đường thẳng song song với các cạnh đối diện, chúng cắt nhau tại A'; B'; C'. (A' nằm khác phía với A qua BC, B' nằm khác phía với B qua AC, C' nằm khác phía với C qua AB). 
Xét tam giác ABC và tam giác BAC' có: 
góc BAC = góc ABC' (so le trong) 
AB chung 
góc ABC = góc BAC' (so le trong) 
=> tam giác ABC = tam giác BAC' (gcg) 
=> AC = BC'. 
Chứng minh tương tự ta có AC = BA'. 
=> BC' = BA' => B là trung điểm của A'C'. 
Do BK _|_ AC, A'C' // AC => BK _|_ A'C'. 
=> BK là đường trung trực của A'C'. 
Cmtt => AH và CI là trung trực của B'C' và A'B'. 
=> AH, BK, CI là 3 đường trung trực của tam giác A'B'C'. Ta dễ dàng c/m được 3 đường trung trực của tam giác đồng quy dựa vào tính chất điểm nằm trên đường trung trực của một đoạn thằng thì cách đều hai mút của đoạn thẳng đó. Vậy AH, BK, CI đồng quy tại 1 điểm, điểm đó gọi là trực tâm của tam giác ABC.

 

Bài 7: Chứng minh 3 đường cao đồng quy trong tam giác


:P


#470
Lao Hac

Lao Hac

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 279 Bài viết

Bài 3: Chứng minh ba đường trung tuyến đồng quy trong tam giác

Bài này mình chỉ nghĩ ra cách dùng diện tích 

Gọi O là giao AM và BN, gọi P là trung điểm của AB, ta sẽ đi chứng minh P, O, C thẳng hàng.

Vì P là trung điểm của AB => S(OPA) = S(OPB) = c
Vì M là trung điểm của BC => S(OBM) = S(OCM) = a
Vì N là trung điểm của AC => S (OAN) = S(OCN) = b
(a, b, c là mình đặt ra như thế cho dễ gọi).

Vì S(ABM) = S(ACM) <=> 2c + a = 2b + a <=> c = b
Vì S(BAN) = S(BCN) <=> 2c + b = 2a +b <=> c = a
=> a = b =c
=> S (COPA) = S(COPB) = 1/2 S(ABC).

Mà ta lại có S(CPA) = 1/2 S(ABC) do P là trung tuyến của AB.
=> S(POC) = 0 <=> đường cao hạ từ O xuống PC = 0 
tương đương O nằm trên PC.=> đpcm


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Lao Hac: 02-11-2017 - 22:01

:P


#471
luuhoangbach

luuhoangbach

    Binh nhì

  • Thành viên mới
  • 11 Bài viết

Cho mình đóp góp 1 bài nhé

 

:ukliam2: Cho tam giác ABC vuông tại A (  góc C > 60 độ) có đường cao AH và M là 1điểm bất kì thuộc cạnh BC. Trên nửa mặt phẳng bờ BC có chứa A, vẽ tia Bx và Cy vuông BC. Đường thẳng vuông góc AM tại A cắt BX và Cy lần lượt tại D và E. Tìm M để diện tích tam giác MED bằng 4 lần diện tích tam giác ABC


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi luuhoangbach: 07-11-2017 - 21:53

“Work while they sleep.
Learn while they party.
Save while they spend.
Live like they dream.”
                                  ― Anonymous

#472
toanhoc2017

toanhoc2017

    Thiếu úy

  • Banned
  • 628 Bài viết

cho tam giác ABC có góc ABC là 30 độ ,góc ACB là 15 độ ,M là trung điểm của cạnh BC .Tính số đo góc AMB



#473
tienancut

tienancut

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 1 Bài viết

Cho tam giác ABC, phía ngoài dựng các tam giác đều BCM,ACN,ABP. Chứng minh rằng AM,BN,CP đồng quy tại I. và chứng minh AM=IA+IB+IC :( các cao nhân giúp với ạ



#474
combui410

combui410

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 1 Bài viết

cảm ơn bác chủ toppic, rất hay, mình lưu lại trang này cho mấy em nhà mình học.



#475
dungtuanbui9d01

dungtuanbui9d01

    Hạ sĩ

  • Banned
  • 66 Bài viết

Mình góp 1 bài nhé :

Cho tam giác ABC có ba góc nhọn, các đường cao AD, BE, CF cắt nhau tại H. Gọi M là trung điểm của BC. Chứng minh: Góc EDF bằng góc EMF

Bạn tự vẽ hình nhé:

 

Ta có $\Delta ABE \sim \Delta ACF (g.g) \Rightarrow AB.AF=AC.AE $

$\Rightarrow \Delta AEF \sim \Delta ABC (c.g.c)$

$\Rightarrow \widehat{AEF} = \widehat{ABC}(1)$

Tương tự : $\widehat{BFD} = \widehat{BAC}=\widehat{MEC} (2)$

Từ (1) và (2) suy ra: 

          $\widehat{MEF} = \widehat{FDB}$

hay t/g FEMD nt suy ra: $\widehat{FDE} = \widehat{FME} (dpcm)$

 

 

Nhớ like cho mình nhé!!!!


:ukliam2: TRÊN ĐƯỜNG THÀNH CÔNG KHÔNG CÓ DẤU CHÂN CỦA KẺ LƯỜI BIẾNG :ukliam2: 

(~~)  (~~)   (~~)  (~~) 


#476
dungtuanbui9d01

dungtuanbui9d01

    Hạ sĩ

  • Banned
  • 66 Bài viết

Topic rất hay, mình sẽ like cho


:ukliam2: TRÊN ĐƯỜNG THÀNH CÔNG KHÔNG CÓ DẤU CHÂN CỦA KẺ LƯỜI BIẾNG :ukliam2: 

(~~)  (~~)   (~~)  (~~) 


#477
dungtuanbui9d01

dungtuanbui9d01

    Hạ sĩ

  • Banned
  • 66 Bài viết

vẽ tam giác đều ADK(K và B cùng phía với AD)post-131577-0-37144800-1408088543.png

=>ˆDAK

=60=>ˆKAB=90-60=30

.

 

ΔABK

cân tại A=>ˆABK=75=>KBC=90−75=15

tương tự 

ΔDKC

cân tại D=>ˆDKC=180−302=75=>ˆKCB=15

 

có ΔAEB=ΔBKC

(g.c.g)=>AE=BK=KC

ΔADE=ΔKDC

(c.g.c)=>DE=DC(1), ˆADE=ˆKDC=30=>ˆEDC=60

(2)

 

(1),(2)

ΔEDC đều

bạn trình bày không đẹp cho lắm


:ukliam2: TRÊN ĐƯỜNG THÀNH CÔNG KHÔNG CÓ DẤU CHÂN CỦA KẺ LƯỜI BIẾNG :ukliam2: 

(~~)  (~~)   (~~)  (~~) 


#478
dungtuanbui9d01

dungtuanbui9d01

    Hạ sĩ

  • Banned
  • 66 Bài viết

Bài này mình chỉ nghĩ ra cách dùng diện tích 

Gọi O là giao AM và BN, gọi P là trung điểm của AB, ta sẽ đi chứng minh P, O, C thẳng hàng.

Vì P là trung điểm của AB => S(OPA) = S(OPB) = c
Vì M là trung điểm của BC => S(OBM) = S(OCM) = a
Vì N là trung điểm của AC => S (OAN) = S(OCN) = b
(a, b, c là mình đặt ra như thế cho dễ gọi).

Vì S(ABM) = S(ACM) <=> 2c + a = 2b + a <=> c = b
Vì S(BAN) = S(BCN) <=> 2c + b = 2a +b <=> c = a
=> a = b =c
=> S (COPA) = S(COPB) = 1/2 S(ABC).

Mà ta lại có S(CPA) = 1/2 S(ABC) do P là trung tuyến của AB.
=> S(POC) = 0 <=> đường cao hạ từ O xuống PC = 0 
tương đương O nằm trên PC.=> đpcm

Bạn làm dài quá


:ukliam2: TRÊN ĐƯỜNG THÀNH CÔNG KHÔNG CÓ DẤU CHÂN CỦA KẺ LƯỜI BIẾNG :ukliam2: 

(~~)  (~~)   (~~)  (~~) 


#479
minh04042006

minh04042006

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 25 Bài viết

Toán hình học lớp 7 

Cho $\Delta ABC$ có 3 goc nhọn, đường cao AD. Xác định điểm M, N sao cho AB là đường trung trực của DM;

AC là đường trung trực của DN, MN cắt AB, AC theo thứ tự tại I, K. CMR:

a. $\widehat{MAN}=2\widehat{BAC}$.

b. $\Delta AMN$ cân; $\Delta ABM$ vuông.

c. DA là tia phân giác của $\widehat{IDK}$

d. BK$\perp$AC; CI$\perp$AB



#480
minh04042006

minh04042006

    Binh nhất

  • Thành viên mới
  • 25 Bài viết

Toán hình học lớp 7 

Cho $\Delta ABC$ có 3 goc nhọn, đường cao AD. Xác định điểm M, N sao cho AB là đường trung trực của DM;

AC là đường trung trực của DN, MN cắt AB, AC theo thứ tự tại I, K. CMR:

a. $\widehat{MAN}=2\widehat{BAC}$.

b. $\Delta AMN$ cân; $\Delta ABM$ vuông.

c. DA là tia phân giác của $\widehat{IDK}$

d. BK$\perp$AC; CI$\perp$AB

Câu d khó quá ???????






2 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 2 khách, 0 thành viên ẩn danh