Đến nội dung

Hình ảnh

TOPIC VỀ CÁC BÀI HÌNH HỌC LỚP 7,8


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 496 trả lời

#161
Nguyen Duc Thuan

Nguyen Duc Thuan

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 367 Bài viết

Cho $\Delta ABC$ và một điểm M bất kì nằm trong tam giác. Gọi $A_{1},B_{1},C_{1}$ lần lượt là giao điểm của AM, BM, CM với BC,AC,AB.
CMR: $\frac{MA_{1}}{AA_{1}}+\frac{MB_{1}}{BB_{1}}+\frac{MC_{1}}{CC_{1}}=1$
Từ đây hãy đi cm $\frac{1}{h_{a}}+\frac{1}{h_{b}}+\frac{1}{h_{c}}= \frac{1}{r}$. Với $h_{a},h_{b},h_{c}$ lần lượt là các đường cao hạ từ A,B,C. $r$ là bán kính đường tròn nội tiếp $\Delta ABC$

VMF.jpg
Ta có: $\frac{MA_{1}}{AA_{1}}=\frac{S_{MBC}}{S_{ABC}}$
$\frac{MB_{1}}{BB_{1}}=\frac{S_{MAC}}{S_{ABC}}$
$\frac{MC_{1}}{CC_{1}}=\frac{S_{MAB}}{S_{ABC}}$
Tiếp: Thay $h_a=\frac{2S_{ABC}}{a}$ Và $h_b;h_c$ cũng vậy
Suy ra $\frac{1}{h_{a}}+\frac{1}{h_{b}}+\frac{1}{h_{c}}=\frac{a+b+c}{2S_{ABC}}$
Do $(a+b+c)r=2S_{ABC}$ nên $\frac{1}{r}=\frac{a+b+c}{2S_{ABC}}$
Vậy có đpcm :D :D :D

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Nguyen Duc Thuan: 21-02-2013 - 21:33


#162
NguyenThuybg

NguyenThuybg

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 14 Bài viết
Bài 3 : Cho hai tam giác ABC và A'B'C' sao cho AA', BB',CC' động quy tại O. Gọi Á,B1,C1 lần lượt là giao điểm của các cặp đường thẳng BC và B'C', AC và A'C', AB và A'B'. CMR: A1, B1, C1 thẳng hàng
Bài 4: Cho tam giác ABC, G là trọng tâm. Một đường thẳng bất kì đi qua G cắt cạnh AB, AC lần lượt tại M và N.
CMinh : $\frac{AB}{AM}+ \frac{AC}{AN}=3$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi NguyenThuybg: 22-02-2013 - 15:56


#163
NguyenThuybg

NguyenThuybg

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 14 Bài viết

Bài 1 bạn xem lại đề nha :)
Bài 2: $($Hình hơi rối, bạn chịu khó nha :)$)$
Bổ đề: Định lý Ceva: Cho $A',$ $B',$ $C'$ lần lượt nằm trên ba cạnh $BC,$ $AC,$ $AB$ $($hoặc trên các đường thẳng chứa các cạnh$)$ của tam giác $ABC.$ Điều kiện cần và đủ để các đường thẳng $AA',$ $BB',$ $CC'$ đồng quy là:
$$\frac{AC'}{BC'}.\frac{BA'}{CA'}.\frac{CB'}{AB'}=1$$
Chứng minh: Ta kẻ đường phụ qua $A$ và song song với $BC.$ Áp dụng hệ quả của định lí $Talet$ sẽ dễ dàng chứng minh được.

-------------------------------
Hình đã gửi

$AM,$ $BM,$ $CM$ lần lượt cắt $BC,$ $AC,$ $AB$ tại $D,$ $E,$ $F.$
Vì các đoạn $AD,$ $BE,$ $CF$ đồng quy tại $M$ nên $$\frac{BF}{AF}.\frac{CD}{BD}.\frac{AE}{CE}=1$$
Dễ thấy $B'C'//BC.$
Áp dụng định lí $Talet$ vào hai tam giác $ABD$ $(C'A_{1}//BD)$ và $ACD$ $(B'A_{1}//CD),$ ta có:

$\frac{BD}{C'A_{1}}=\frac{AD}{AA_{1}}$ và $\frac{B'A_{1}}{CD}=\frac{AA_{1}}{AD}$

Do đó: $\frac{BD}{C'A_{1}}.\frac{B'A_{1}}{CD}=\frac{AD}{AA_{1}}.\frac{AA_{1}}{AD}=1$

$\Rightarrow \frac{B'A_1}{C'A_1}=\frac{CD}{BD}$

Tương tự ta có: $\frac{A'C_1}{B'C_1}=\frac{BF}{AF}$ và $\frac{C'B_1}{A'B_1}=\frac{AE}{CE}$

Mà $\frac{BF}{AF}.\frac{CD}{BD}.\frac{AE}{CE}=1$

Nên $\frac{A'C_1}{B'C_1}.\frac{B'A_1}{C'A_1}.\frac{C'B_1}{A'B_1}=1$

Vậy $A'A_1,$ $B'B_1,$ $C'C_1$ đồng quy.

Bạn xem lại đề bài bài 1 đi! Đề bài đúng phải là: $BE.DF$ không đổi chứ :excl:
Hình đã gửi

Mình sủa lại đề rồi, bạn giúp mình với

#164
DarkBlood

DarkBlood

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 619 Bài viết

Bài 1 .Cho hình bình hành ABCD. Một đường thẳn d quay quanh A cắt BC, CD lần lượt tại E và F. CMR: BE.DF không đổi


Bạn xem lại đề bài bài 1 đi! Đề bài đúng phải là: $BE.DF$ không đổi chứ :excl:
Hình đã gửi

Cho mình mượn cái hình :D
Ta có:
Áp dụng hệ quả $Talet$ vào tam giác $ECF$ $(AB//CF),$ ta có:
$\frac{BE}{CE}=\frac{AB}{CF}\ \ \ \ (1)$
Áp dụng hệ quả $Talet$ vào tam giác $ADF$ $(CE//AD),$ ta có:
$\frac{DF}{CF}=\frac{AD}{CE}$
hay $DF.CE=CF.AD\ \ \ \ (2)$
Từ $(1)$ và $(2),$ ta có:
$\frac{BE}{CE}.DF.CE=\frac{AB}{CF}.CF.AD$
$\Leftrightarrow BE.DF=AB.AD,$ không đổi.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Hoang Huy Thong: 21-02-2013 - 21:58


#165
DarkBlood

DarkBlood

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 619 Bài viết

Bài 3 : Cho hai tam giác ABC và A'B'C' sao cho AA', BB',CC' động quy tại O. Gọi Á,B1,C1 lần lượt là giao điểm của các cặp đường thẳng BC và B'C', AC và A'C', AB và A'B'. CMR: A1, B1, C1 thẳng hàng.
Bài 4: Cho tam giác ABC, G là trọng tâm. Một đường thẳng bất kì đi qua G cắt cạnh AB, AC lần lượt tại M và N.
CMinh : MA. NC= MB. ND

Bài 4: Bạn xem lại đề nha, đâu có điểm $D$ nào đâu.
Bài 5: Bổ đề: Định lí $Menelaus:$ Cho $A',$ $B',$ $C'$ lần lượt nằm trên ba cạnh $BC,$ $AC,$ $AB$ $($hoặc trên các đường thẳng chứa các cạnh$)$ của tam giác $ABC.$ Điều kiện cần và đủ để các đường thẳng $AA',$ $BB',$ $CC'$ đồng quy là:
$$\frac{AC'}{BC'}.\frac{BA'}{CA'}.\frac{CB'}{AB'}=1$$
Cách chứng minh bạn có thể tham khảo tại đây. :)

-------------------------

Hình đã gửi
Gọi giao điểm của $AA',$ $BB',$ $CC'$ là $M.$

Xét tam giác $BCM,$ ta có:

$A_1\in BC,$ $B'\in BM,$ $C'\in CM$

$\Rightarrow \frac{BA_1}{CA_1}.\frac{MB'}{BB'}.\frac{CC'}{MC'}=1\ \ \ \ \ \ (Menelaus)$

$\Rightarrow \frac{BA_1}{CA_1}=\frac{BB'.MC'}{MB'.CC'}$

Tương tự với các tam giác $ACM$ và $ABM,$ ta có:

$\frac{CB_1}{AB_1}.\frac{AA'}{MA'}.\frac{MC'}{CC'}=1$ và $\frac{AC_1}{BC_1}.\frac{MA'}{AA'}.\frac{BB'}{MB'}=1$

$\Rightarrow \frac{CB_1}{AB_1}=\frac{MA'.CC'}{AA'.MC'}$ và $\frac{AC_1}{BC_1}=\frac{AA'.MB'}{MA'.BB'}$

Do đó:

$\frac{BA_1}{CA_1}.\frac{CB_1}{AB_1}.\frac{AC_1}{BC_1}=\frac{BB'.MC'}{MB'.CC'}.\frac{MA'.CC'}{AA'.MC'}.\frac{AA'.MB'}{MA'.BB'}$

$\Rightarrow \frac{BA_1}{CA_1}.\frac{CB_1}{AB_1}.\frac{AC_1}{BC_1}=1$

Vậy $A_1,$ $B_1,$ $C_1$ thẳng hàng.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Hoang Huy Thong: 21-02-2013 - 22:51


#166
eatchuoi19999

eatchuoi19999

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 320 Bài viết

Cho mình mượn cái hình :D
Ta có:
Áp dụng hệ quả $Talet$ vào tam giác $ECF$ $(AB//CF),$ ta có:
$\frac{BE}{CE}=\frac{AB}{CF}\ \ \ \ (1)$
Áp dụng hệ quả $Talet$ vào tam giác $ADF$ $(CE//AD),$ ta có:
$\frac{DF}{CF}=\frac{AD}{CE}$
hay $DF.CE=CF.AD\ \ \ \ (2)$
Từ $(1)$ và $(2),$ ta có:
$\frac{BE}{CE}.DF.CE=\frac{AB}{CF}.CF.AD$
$\Leftrightarrow BE.DF=AB.AD,$ không đổi.

Tiện quá bạn nhỉ :luoi:

#167
NguyenThuybg

NguyenThuybg

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 14 Bài viết
Cảm ơn mọi người
Bài 5 : Cho ta, giác ABC, phân giác AD thỏa mãn $\frac{1}{AD}= \frac{1}{AB}+\frac{1}{AC}$ . Tính góc BAC
BÀi 7; Cho tam giác ABC ( AB không bằng AC ) . D là điểm nằm trên tia đối của tia BC sao cho $\frac{DB}{DC} = \frac{AB}{AC}$ . CMR: AD là phân giác góc ngoài của tam giác ABC

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi NguyenThuybg: 22-02-2013 - 18:06


#168
Oral1020

Oral1020

    Thịnh To Tướng

  • Thành viên
  • 1225 Bài viết
Bài 7:
Gợi ý: Kéo dài $AC$ ta có tia $Cx$
Dựng $E$ trên $AD$ sao cho tam giác $EBA$ cân
$\Longrightarrow \dfrac{EB}{AC}=\dfrac{DB}{DC}$
$\Longrightarrow EB // AC$
$\Longrightarrow \widehat{BEA}=\widehat{EAx} (slt)$
Do $\Delta{EBA}$ cân $\Longrightarrow \widehat{BEA}=\widehat{BAD}$
$\Longrightarrow ...$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Oral1020: 22-02-2013 - 16:16

"If I feel unhappy,I do mathematics to become happy.


If I feel happy,I do mathematics to keep happy."

Alfréd Rényi

Hình đã gửi


#169
eatchuoi19999

eatchuoi19999

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 320 Bài viết

BÀi 7; Cho tam giác ABC ( AB không bằng AC ) . D là điểm nằm trên tia đối của tia BC sao cho $\frac{DB}{DC} = \frac{AB}{AC}$ . CMR: AD là phân giác góc ngoài của tam giác ABC

Hình đã gửi
Qua D kẻ đường thằng // $AB$ cắt $AC$ tại H.
Ta có: $\frac{DB}{DC}=\frac{HA}{HC}=\frac{AB}{AC}=\frac{HD}{HC}$
$\Rightarrow HA=HD$
$\Rightarrow \widehat{HDA}=\widehat{HAD}$
Mà $\widehat{HDA}=\widehat{DAB}$
$\Rightarrow \widehat{HAD}=\widehat{DAB}$
$\Rightarrow AD$ là phân giác góc ngoài của $\Delta ABC$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi eatchuoi19999: 22-02-2013 - 17:01


#170
DarkBlood

DarkBlood

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 619 Bài viết

Bài 4: Cho tam giác ABC, G là trọng tâm. Một đường thẳng bất kì đi qua G cắt cạnh AB, AC lần lượt tại M và N.
CMinh : $\frac{AB}{AM}+ \frac{AC}{AN}=3$

Hình đã gửi
$I$ trung điểm $BC.$ $\Rightarrow $ $A,$ $G,$ $I$ thẳng hàng và $AG=2IG$

Qua $B$ và $C$ kẻ các đường thẳng song song với $AG$ cắt $MN$ lần lượt tại $H$ và $K.$

Dễ thấy $IG$ là đường trung bình hình thang $BCKH$

$\Rightarrow IG=\frac{1}{2}(BH+CK)$

$\Rightarrow BH+CK=2IG=AG$

Áp dụng hệ quả $Talet$ vào các tam giác $MAG$ $(BH\parallel AG)$ và $NAG$ $(CK\parallel AG),$ ta có:

$\frac{BM}{AM}=\frac{BH}{AG}$ và $\frac{CN}{AN}=\frac{CK}{AG}$

$\frac{AB}{AM}=1+\frac{BH}{AG}$ và $\frac{AC}{AN}=1+\frac{CK}{AG}$

Do đó: $\frac{AB}{AM}+\frac{AC}{AN}=1+\frac{BH}{AG}+1+\frac{CK}{AG}=2+\frac{BH+CK}{AG}=2+\frac{AG}{AG}=3$

Tiện quá bạn nhỉ :luoi:

Tiếc gì vậy bạn :mellow:

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Hoang Huy Thong: 22-02-2013 - 20:48


#171
NguyenThuybg

NguyenThuybg

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 14 Bài viết
Bai : 11 Cho $\widehat{xOy}$, hai điểm A và B lần lượt di động trên hai tia Õ và Oy sao cho $\frac{1}{OA}+\frac{1}{OB}=\frac{1}{m}, với m là một độ dài cho trước. CMR: Đường thẳng AB luôn đi qua một điểm cố định
Bài 12 : Cho tam giác OBC. Hai đường thẳng m và m' làn lượt qua B và C song song với nhau và không cắt các cạnh của tam giác OBC. Gọi A là giao điểm của đường thẳng OC và m, D là giao điểm của đường thẳng Ob và m'.
Xác định vị trí của m và m' để $\frac{1}{BA}+\frac{1}{CD} lớn nhất

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi NguyenThuybg: 23-02-2013 - 12:06


#172
DarkBlood

DarkBlood

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 619 Bài viết

Bai : 11 Cho $\widehat{xOy}$, hai điểm A và B lần lượt di động trên hai tia Ox và Oy sao cho $\frac{1}{OA}+\frac{1}{OB}=\frac{1}{m},$ với m là một độ dài cho trước. CMR: Đường thẳng AB luôn đi qua một điểm cố định

Hình đã gửi
$AB$ cắt tia phân giác góc $xOy$ tại $C.$ Qua $C$ dựng đường thẳng song song với $OB,$ $OA$ lần lượt cắt $OA,$ $OB$ tại $E$ và $F.$
Dễ thấy tứ giác $OECF$ là hình thoi.
$\Rightarrow EC=OE$
Ta có:
$\frac{OE}{OA}=1-\frac{AE}{OA}=1-\frac{EC}{OB}=1-\frac{OE}{OB}$
$\Rightarrow \frac{OE}{OA}+\frac{OE}{OB}=1$
$\Rightarrow \frac{1}{OA}+\frac{1}{OB}=\frac{1}{OE}$
Mà $\frac{1}{OA}+\frac{1}{OB}=\frac{1}{m}$
Nên $OE=m$
$\Rightarrow E$ cố định
$\Rightarrow C$ cố định
Vậy đường thẳng $AB$ luôn đi qua một điểm cố định.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Hoang Huy Thong: 23-02-2013 - 20:42


#173
DarkBlood

DarkBlood

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 619 Bài viết

Bài 12 : Cho tam giác OBC. Hai đường thẳng m và m' làn lượt qua B và C song song với nhau và không cắt các cạnh của tam giác OBC. Gọi A là giao điểm của đường thẳng OC và m, D là giao điểm của đường thẳng Ob và m'.
Xác định vị trí của m và m' để $\frac{1}{BA}+\frac{1}{CD}$ lớn nhất

Hình đã gửi
Qua $O$ kẻ đường thẳng song song với $m$ cắt $BC$ tại $E$
Ta có:
$\frac{OE}{AB}=\frac{CE}{BC}$ và $\frac{OE}{CD}=\frac{BE}{BC}$
Do đó:
$\frac{OE}{AB}+\frac{OE}{CD}=\frac{CE}{BC}+\frac{BE}{BC}=1$
$\Rightarrow \frac{1}{AB}+\frac{1}{CD}=\frac{1}{OE}$
Do đó để $\frac{1}{AB}+\frac{1}{CD}$ lớn nhất thì $\frac{1}{OE}$ lớn nhất hay $OE$ nhỏ nhất.
Qua $O$ kẻ $OH$ vuông góc với $BC$ $(H\in BC)$
Từ đó có $OE\geq OH$
Dấu bằng xảy ra khi $E\equiv H$
$\Leftrightarrow OE\perp BC\Leftrightarrow m\perp BC$ và $m'\perp BC.$
Vậy khi $m$ và $m'$ vuông góc với $BC$ thì $\frac{1}{AB}+\frac{1}{CD}$ lớn nhất

#174
caybutbixanh

caybutbixanh

    Trung úy

  • Thành viên
  • 888 Bài viết

Cảm ơn mọi người
Bài 5 : Cho tam giác ABC, phân giác AD thỏa mãn $\frac{1}{AD}= \frac{1}{AB}+\frac{1}{AC}$ . Tính góc BAC

Kẻ $DE \left | \right |AB (E\in AC)$
Dề thấy ngay $\Delta ADE$ cân $\Rightarrow DE=AE$
THEO ĐỊNH LÝ TA LÉT :
$DE\left | \right |AB\Rightarrow \frac{DE}{AB}=\frac{CE}{AC}\\\Leftrightarrow \frac{DE}{AB}=\frac{AC-AE}{AC}\\\Leftrightarrow 1-\frac{DE}{AB}=\frac{DE}{AC}\Leftrightarrow \frac{1}{AB}+\frac{1}{AC}=\frac{1}{DE}.$
Kết hợp với gt ta có ngay $AD=DE=AE.$
$\Delta ADE$ đều $\Rightarrow$ $\widehat{BAC}=120^{\circ}$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi caybutbixanh: 23-02-2013 - 21:03

KẺ MẠNH CHƯA CHẮC ĐÃ THẮNG



MÀ KẺ THẮNG MỚI CHÍNH LÀ KẺ MẠNH!.



(FRANZ BECKEN BAUER)




ÔN THI MÔN HÓA HỌC TẠI ĐÂY.


#175
NguyenThuybg

NguyenThuybg

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 14 Bài viết
Bài 1 : Cho biết các cạnh của tam giác ABC theo thứ tự là : BC= a; AC = b ; AB=c . CMR :
a) Nếu $\widehat{A}= 2\widehat{B}$ thì $a^{2}= b^{2} + bc$
b) Nếu $a^{2}= b^{2} + bc$ thì $\widehat{A}= 2\widehat{B}$
Bài 10 : Cho tam giác ABC. Vẽ đường phân giác AD của góc BAC . CM : $AD^{2} = AB. AC- DB. DC$

#176
gbao198

gbao198

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 45 Bài viết
Cho tam giác ABC vuông tại A có $B=60 ^{\circ}$ . Lấy D trên cạnh AC, E trên cạnh AB sao cho$\widehat{ABD}=20^{\circ}, \widehat{ACE}=10^{\circ}.$ Gọi I là giao điểm của BD và CF.Tính các góc của tam giác IDE

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi gbao198: 28-02-2013 - 16:18


#177
eatchuoi19999

eatchuoi19999

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 320 Bài viết
Mọi người giúp mình bài này với:
Hình đã gửi
Cho $\Delta ABC$ có các số đo như trong hình. Tính độ dài đường phân giác $AD$?

#178
nk0kckungtjnh

nk0kckungtjnh

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 254 Bài viết

Mọi người giúp mình bài này với:
Hình đã gửi
Cho $\Delta ABC$ có các số đo như trong hình. Tính độ dài đường phân giác $AD$?

Hình đã gửi

             Hãy Đánh Bại Những Gì Yếu Đuối Để Biết Rằng


         Nỗ Lực Hơn Hẳn Tài Năng

- Nhân Chính -

 


#179
eatchuoi19999

eatchuoi19999

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 320 Bài viết
Hình đã gửi
Cho hình thang $ABCD$. $E$ $\epsilon$ $BC$. $CK//AE$. Chứng minh: $BK//DE$.

#180
nk0kckungtjnh

nk0kckungtjnh

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 254 Bài viết

Bài 1 : Cho biết các cạnh của tam giác ABC theo thứ tự là : BC= a; AC = b ; AB=c . CMR :
a) Nếu $\widehat{A}= 2\widehat{B}$ thì $a^{2}= b^{2} + bc$
b) Nếu $a^{2}= b^{2} + bc$ thì $\widehat{A}= 2\widehat{B}$
Bài 10 : Cho tam giác ABC. Vẽ đường phân giác AD của góc BAC . CM : $AD^{2} = AB. AC- DB. DC$

Bài 1:
Chiều +) Nếu $\widehat{A}= 2\widehat{B}$ thì $a^{2}= b^{2} + bc$
Trên tia dối BA lấy I sao cho BI=BA. Sau chứng minh $\Delta AIC\sim \Delta ACB(g.g)$
+) Nếu $a^{2}= b^{2} + bc$ thì $\widehat{A}= 2\widehat{B}
Làm tương tự, chứng minh $\Delta AIC\sim \Delta ACB(c.g.c)

Bài 2: Trên AD lấy E sao cho $\angle AEB=\angle ACB$
$\Delta ABE\sim ADC(g.g)$
$AB.AC=AE.AD=AD^{2}+AD.DE$ (1)
$ $\Delta BDE\sim ADC(g.g)$ ==> $AD.DE=bD.DC$ (2)
......

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nk0kckungtjnh: 04-03-2013 - 22:29

             Hãy Đánh Bại Những Gì Yếu Đuối Để Biết Rằng


         Nỗ Lực Hơn Hẳn Tài Năng

- Nhân Chính -

 





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh