Đến nội dung

Hình ảnh

Đề dự bị tuyển sinh ĐH 2012 Khối A, A1


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 10 trả lời

#1
leminhansp

leminhansp

    $\text{Hâm hấp}$

  • Điều hành viên
  • 606 Bài viết

ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2012

Môn thi : TOÁN; Khối A, A1

ĐỀ DỰ BỊ 1

PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (7,0 điểm)
Câu I (2,0 điểm) Cho hàm số $y={{x}^{3}}+3{{x}^{2}}-1.$
  • Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị $©$ của hàm số đã cho.
  • Gọi $(d)$ là đường thẳng đi qua $M(-2;3)$ với hệ số góc $k.$ Tìm $k$ để đường thẳng $(d)$ cắt đồ thị tại ba điểm phân biệt sao cho các tiếp tuyến tại ba giao điểm đó cắt nhau tạo thành tam giác vuông.
Câu II (2 điểm)
  • Giải phương trình: $\sqrt{3}\sin x+2\cos x-\cos 2x-1=0.$
  • Giải bất phương trình: $\sqrt{{{x}^{2}}+\left( 1-\sqrt{3} \right)x+2}+\sqrt{{{x}^{2}}+\left( 1+\sqrt{3} \right)x+2}\le 3\sqrt{2}-\sqrt{{{x}^{2}}-2x+2}.$
Câu III: (1,0 điểm) Tính tích phân: $I=\int\limits_{\frac{\pi }{6}}^{\frac{\pi }{2}}{\frac{\left( \sin 2x+\cos x+1 \right)+\left( 2x\cos x+1 \right)\ln x}{\sin x+x\ln x}dx}$
Câu IV: (1,0 điểm) Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy $ABCD$ là hình vuông cạnh $a.$ Mặt bên $SAD$ là tam giác đều và $SB=a\sqrt{2}$. Gọi $E,F$ lần lượt là trung điểm của $AD$ và $AB$. Gọi $H$ là giao điểm của $FC$ và $EB$. Chứng minh $SE\bot EB,CH\bot SB$ và tính thể tích khối chóp $C.SEB.$
Câu V(1,0 điểm) Cho $a,b,c$ là các số thực không âm thỏa mãn $a+b+c=1$. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức $P=ab+bc+ca-2abc$.
PHẦN RIÊNG (3 điểm): Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần A hoặc phần B)
A. Theo chương trình Chuẩn
Câu VI.a (2,0 điểm)
  • Trong mặt phẳng tọa độ $Oxy$, cho điểm $A(4,3).$ Đường thẳng $\left( d \right):x-y-2=0$ và $\left( d' \right):x+y-4=0$ cắt nhau tại $M$. Tìm $B\in \left( d \right)$ và $C\in \left( d' \right)$ sao cho $A$ là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác $MBC.$
  • Trong không gian tọa độ $Oxyz$, viết phương trình đường thẳng $\left( \Delta \right)$ đi qua A(3;-2;-4), song song với mặt phẳng $\left( P \right):3x-2y-3z-7=0$ và cắt đường thẳng $\left( d \right):\frac{x-2}{3}=\frac{y+4}{-2}=\frac{z-1}{2}.$
Câu VII.a (1,0 điểm) Tìm tập hợp các điểm biểu diễn trong mặt phẳng phức Oxy của số phức $z'=\left( 1+i\sqrt{3} \right)z+2$ biết rằng số phức z thỏa mãn $\left| z-1 \right|\le 2.$
B. Theo chương trình Nâng cao
Câu VI.b (2,0 điểm)
  • Trong mặt phẳng tọa độ $Oxy$, cho điểm $M(1;-1)$ và hai đường thẳng có phương trình $\left( {{d}_{1}} \right):x-y-1=0,$ $\left( {{d}_{2}} \right):2x+y-5=0.$ Gọi $A$ là giao của hai đường thẳng trên. Viết phương trình đường thẳng $(d)$ đi qua $M,$ cắt hai đường thẳng trên lần lượt tại $A$ và $B$ sao cho $ABC$ là tam giác có $BC=3AB.$
  • Trong không gian tọa độ $Oxyz$, cho đường thẳng $\left( {{d}_{1}} \right):\frac{x-1}{1}=\frac{y-2}{2}=\frac{z-3}{3}$ và đường thẳng $\left( {{d}_{2}} \right):\frac{x+1}{1}=\frac{y-1}{2}=\frac{z-2}{1}.$ Viết phương trình mặt cầu có tâm thuộc $\left( {{d}_{1}} \right)$, bán kính bằng 5, đồng thời cắt $\left( {{d}_{2}} \right)$tạo thành một dây cung có độ dài lớn nhất.
Câu VII.b (1 điểm)
Trong khai triển nhị thức Niutơn ${{\left( 2+\frac{1}{x} \right)}^{n}}$, hệ số của số hạng chứa $\frac{1}{{{x}^{2}}}$ gấp đôi hệ số của số hạng thứ hai. Tìm hệ số của số hạng chứa $\frac{1}{{{x}^{4}}}$ và tính tổng hệ số của tất cả các số hạng của khai triển.




______HẾT______

Chú ý: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:……………………………………................................Số báo danh:…………………..

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Ispectorgadget: 04-08-2012 - 21:48

Hãy tìm hiểu trước khi hỏi!
Hãy hỏi TẠI SAO thay vì hỏi NHƯ THẾ NÀO và thử cố gắng tự trả lời trước khi hỏi người khác!
Hãy chia sẻ với $\sqrt{\text{MF}}$ những gì bạn học được, hãy trao đổi với $\sqrt{\text{MF}}$ những vấn đề bạn còn băn khoăn!

 

Facebook: Cùng nhau học toán CoolMath

Website: Cungnhauhoctoan.com


#2
hoangtrunghieu22101997

hoangtrunghieu22101997

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 206 Bài viết
Câu 5;
Tham khảo tại
http://ctber.net/thr...z-zx-2xyz.2564/

Sự im lặng du dương hơn bất kỳ bản nhạc nào.


#3
hoangtrong2305

hoangtrong2305

    Trảm phong minh chủ

  • Phó Quản lý Toán Ứng dụ
  • 861 Bài viết

Câu IV: (1,0 điểm) Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy $ABCD$ là hình vuông cạnh $a.$ Mặt bên $SAD$ là tam giác đều và $SB=a\sqrt{2}$. Gọi $E,F$ lần lượt là trung điểm của $AD$ và $AB$. Gọi $H$ là giao điểm của $FC$ và $EB$. Chứng minh $SE\bot EB,CH\bot SB$ và tính thể tích khối chóp $C.SEB.$


Ảnh chụp màn hình_2012-08-05_013608.png


Trong $(ABCD)$, xét $\Delta AEB \perp A$ và $\Delta BFC \perp B$

$\left\{\begin{matrix} AE=FB=\frac{a}{2}\\ AB=BC=a \end{matrix}\right.$

$\Rightarrow \Delta AEB=\Delta BFC(c.g.c)$

$\Rightarrow \widehat{AEB}=\widehat{CFB}$

Mà $ \widehat{AEB}+\widehat{ABE}=\widehat{BAE}=90^{o}$

$\Rightarrow \widehat{CFB}+\widehat{ABE}=\widehat{FHB}=90^{o}$

$\Rightarrow BE\perp FC$ tại $H$

Xét $\Delta AEB \perp A$

$EB=\sqrt{EA^{2}+AB^{2}}=\frac{a\sqrt{5}}{2}$

Xét $\Delta SEB$ có:

$\left\{\begin{matrix} SE=\frac{a\sqrt{3}}{2}\\ EB=\frac{a\sqrt{5}}{2}\\ SB=a\sqrt{2} \end{matrix}\right.$

Áp dụng $Pitago$ đảo $\Rightarrow \Delta SEB\perp E$

$\Rightarrow SE\perp EB$

Chứng minh tương tự, ta được $\Delta SAB$ vuông cân tại $A$

Ta có:

$\left\{\begin{matrix} SA\perp AB\\ AD\perp AB \end{matrix}\right.$

$\Rightarrow AB\perp (SAD)$

$\Rightarrow (ABCD)\perp (SAD)$ theo giao tuyến $AD$

Mà $SE\perp AD$

$\Rightarrow SE\perp (ABCD)$

$\Rightarrow SE\perp FC$

Mà $FC\perp EB$

$\Rightarrow FC\perp (SEB)$

$\Rightarrow FC\perp SB$


Xét $\Delta FBC \perp B$, đường cao $BH$

$BC^{2}=CH.CF$

$\Leftrightarrow CH=\frac{BC^{2}}{CF}=\frac{BC^{2}}{\sqrt{FB^{2}+BC^{2}}}=\frac{a^{2}}{\sqrt{\frac{a^{2}}{4}+a^{2}}}=\frac{2a\sqrt{5}}{5}$

$\Rightarrow S_{\Delta ECB}=\frac{1}{2}.CH.EB=\frac{1}{2}.\frac{2a\sqrt{5}}{5}.\frac{a\sqrt{5}}{2}=\frac{a^{2}}{2}$

$\Rightarrow V_{C.SEB}=\frac{1}{3}.SE. S_{\Delta ECB}=\frac{1}{3}.\frac{a\sqrt{3}}{2}.\frac{a^{2}}{2}=\frac{a^{3}\sqrt{3}}{12}$

Toán học là ông vua của mọi ngành khoa học.

Albert Einstein

(1879-1955)

Hình đã gửi


-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Click xem Đạo hàm, Tích phân ứng dụng được gì?

và khám phá những ứng dụng trong cuộc sống


#4
zipienie

zipienie

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 533 Bài viết
Câu 3) Biểu thức dươi dấu tích phân có thể viết dưới dạng sau:
$\frac{(cosx+lnx+1)+2cosx(sinx+xlnx)}{sinx+xlnx}$ đến đây ta dẽ dàng tìm được nguyên hàm có dạng là
$ln|sinx+xlnx|+2sinx $ (mình xin bỏ hằng số $C$) thế cận và suy ra kết quả.

Luận văn, tài liệu tham khảo toán học : http://diendantoanho...ảo/#entry499457

Sách, Luận Văn, Tài liệu tham khảo https://www.facebook...TailieuLuanvan/

#5
tien ngoc

tien ngoc

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 16 Bài viết
Bạn ơi, bạn có tất cả các đề dự bị đại học môn toán năm 2012 không? có thể share cho mình được không vậy? mail của mình : [email protected].

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Ispectorgadget: 11-08-2012 - 09:13


#6
anhtaiit9y

anhtaiit9y

    Lính mới

  • Thành viên
  • 1 Bài viết
Bạn nào có bộ đề thi thử của học mãi ko :)

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi anhtaiit9y: 01-03-2013 - 04:32


#7
sensacools

sensacools

    Lính mới

  • Thành viên
  • 1 Bài viết

mọi người ơi...bài lượng giác làm thế nào vậy...xin mọi người giúp đỡ....tks..



#8
chithanhster

chithanhster

    Lính mới

  • Thành viên
  • 2 Bài viết

Đây có đúng là đề dự bị K.A. 2012 ko? Sao câu II.2 (BPTVOTY) khó thế!?



#9
dosonhaiphong

dosonhaiphong

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 22 Bài viết

Câu III :  Ta có $\int \frac{2cosx(sinx+xlnx)+cosx+1+lnx}{sinx+xlnx}dx=\int 2cosxdx+\int \frac{1}{sinx+xlnx}d(sinx+xlnx)$

 

=> $\int \frac{2cosx(sinx+xlnx)+cosx+1+lnx}{sinx+xlnx}dx=2sinx-\frac{1}{(sinx+xlnx)^2}$

 

=> $I=2-1-\frac{1}{(1+\frac{\pi }{2}ln\frac{\pi }{2})^2}+\frac{1}{(\frac{1}{2}+\frac{\pi }{6}ln\frac{\pi }{6})^2}$



#10
dosonhaiphong

dosonhaiphong

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 22 Bài viết

 

ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2012

Môn thi : TOÁN; Khối A, A1

ĐỀ DỰ BỊ 1


  • Trong không gian tọa độ $Oxyz$, viết phương trình đường thẳng $\left( \Delta \right)$ đi qua A(3;-2;-4), song song với mặt phẳng $\left( P \right):3x-2y-3z-7=0$ và cắt đường thẳng $\left( d \right):\frac{x-2}{3}=\frac{y+4}{-2}=\frac{z-1}{2}.$

 

 

Gọi $P'$ là $mp$ đi qua $A$ và song song với $P$ .

 

Khi đó $\frac{x-3}{3}+\frac{y+2}{-2}+\frac{z+4}{-3}=0$

 

$P\cap d=B(\frac{17}{4};\frac{-17}{2};\frac{5}{2})$

 

Công việc cuối cùng chỉ là viết PT đt thuộc $P'$ và đi qua B .



#11
kim su ro

kim su ro

    Lính mới

  • Thành viên
  • 6 Bài viết
Câu II.2 áp dụng bất đẳng thức bunyakovsky được đấy ạ! :)

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi kim su ro: 19-09-2013 - 21:45

Đừng tự hỏi mình xem thế giới cần gì. Hãy hỏi xem cái gì đã đưa bạn đến với cuộc sống. Bởi vì những gì thế giới cần là những con người biết sống.





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh