Đến nội dung

Hình ảnh

Môn Đại số có nhất thiết không?

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 9 trả lời

#1
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết
Andrew Hacker là một giáo sư có 40 năm kinh nghiệm giảng dạy về toán ở trường Queens College và City University of New York của Mỹ. Trên báo New York Times, ông vừa có bài viết thấu đáo bàn về sự cần thiết của việc dạy toán trong trường học.

Hình đã gửi


Môn đại số không còn là niềm vui, mà là gánh nặng với học sinh Mỹ?

Hình đã gửi


Nhà giáo Andrew HackerSáu triệu học sinh trung học và hai triệu sinh viên đại học ở Mỹ đang vật lộn với môn đại số. Ở cả hai cấp học, có quá nhiều học sinh sinh viên có thể thi rớt môn này. Vậy thì tại sao chúng ta lại cứ ép họ vào thử thách này?Câu hỏi của tôi mở rộng ra ngoài đại số học và cho cả các dạng toán khác, từ hình học đến tích phân. Các cán bộ quản lý trường học và các nhà làm luật – cùng với đông đảo công chúng – thấy rõ rằng mọi người trẻ tuổi cần phải làm thành thạo phép tính hàm đa thức và phương trình tham số.Có nhiều lời biện hộ về đại số và ưu điểm của việc học môn này. Hầu hết mới nghe đều có vẻ có lý, và tôi từng chấp nhận nhiều lời biện hộ đó. Nhưng càng xem xét các biện hộ này, tôi càng nhận thấy rõ ràng hơn rằng phần lớn hay hầu hết chúng đều sai – không có nền tảng về nghiên cứu hay chứng cứ, hay dựa trên một logic nào.Tranh cãi này là có ý nghĩa. Biến toán học thành môn học bắt buộc ngăn cản chúng ta trong việc phát hiện và phát triển các tài năng trẻ, làm kiệt quệ các nguồn năng lực trí tuệ. Tôi không nhằm mục đích giúp các học sinh tránh né một môn học khó, mà kêu gọi sự quan tâm với các vấn đề thực tế là chúng ta đang gây ra sự định hướng sai lầm cho nguồn lực quý giá. Các kỳ thi hết cấp thường có kiểm tra về đại số. Trên toàn quốc, trong bốn học sinh khối chín thì có một không thể hoàn thành chương trình trung học cơ sở. Theo số liệu quốc gia được công bố năm ngoái, ở South Carolina có 34% học sinh thi trượt trong năm học 2008-2009, ở Nevada là 45%. Tỷ lệ học sinh thi rớt vào năm ngoái ở Oklahoma là 33%, và ở West Virginia là 35%.Hầu hết các nhà giáo dục tôi có dịp nói chuyện đều cho đại số là nguyên nhân chính của tình trạng này. Shirley Bagwell, một giáo viên có thâm niên ở bang Tennessee cảnh báo rằng: “Trông đợi rằng tất cả các học sinh học thành thạo môn đại số sẽ khiến có thêm nhiều học sinh bỏ học giữa chừng”. Đại số là một chướng ngại vật nặng nề cho tất cả các học sinh sinh viên.Hai hệ thống đại học của bang California chẳng hạn chỉ xem xét hồ sơ của các ứng viên học toán đều trong ba năm trung học và cách thức này đã loại bỏ nhiều ứng viên có thành tích vượt trội về nghệ thuật và lịch sử. Một nghiên cứu ở các trường cao đẳng cộng đồng cũng cho thấy rào cản về toán với chỉ dưới 1/4 sinh viên vượt qua được các môn đại số bắt buộc. “Có các sinh viên học lại môn học này ba, bốn, năm lần”, bà Barbara Bonham của Đại học Appalachian của bang North Carolina cho biết. Cũng theo bà Bonham, những sinh viên này cuối cùng thì cũng qua được, nhưng “nhiều sinh viên thì bỏ ngang”. Khi tiếp tục học lên, chỉ 58% sinh viên từ cao đẳng cộng đồng lấy được bằng cử nhân đại học, và nguyên nhân chủ yếu khiến họ bỏ ngang là môn toán của năm đầu đại học. Ở đại học City University của thành phố New York nơi tôi dạy 40 năm qua, chỉ có 57% sinh viên vượt qua được các lớp học về đại số. Một báo cáo chuyên ngành của trường từng có kết luận đáng nản: “thi rớt môn toán ở tất cả các trình độ là điều ảnh hưởng đến khả năng giữ chân sinh viên hơn bất kỳ yếu tố học tập nào khác”.Vậy mà nhiều trường đang tìm cách nâng cao vị thế bằng cách nâng điểm chuẩn môn toán lên mức 700 đối với bài thi môn toán ở kỳ thi SAT. Đây là một điều mà ở kỳ thi năm 2009, chỉ có 9% thí sinh nam và 4% thí sinh nữ đạt được.Đúng là điểm số toán của sinh viên Phần Lan, Hàn Quốc, và Canada có tốt hơn, nhưng đó là nhờ tính kiên trì của họ, chứ không phải là do môn đại số phù hợp với họ. Rõ ràng cũng phải là môn toán mà chúng ta học ở lớp có bất cứ mối liên hệ gì với kỹ năng đưa ra những lý lẽ định lượng mà ta cần cho công việc. John P. Smith III, một nhà tâm lý giáo dục của Đại học bang Michigan đã nghiên cứu về việc giảng dạy môn toán và phát hiện rằng “lập luận tính toán trong công việc khác biệt rõ rệt với toán học dạy ở trường”. Tất nhiên, con người ta cần phải học các kỹ năng số học cơ bản như phân số, tỷ số, rồi học nâng cao về số học. Nhưng một phân tích của Trung tâm Giáo dục và nhân lực Georgetown dự báo rằng trong thập niên tới chỉ 5% người lao động cần phải giỏi đại số hay hơn thế. Một phân tích công bố hồi tháng 1.2012 của trung tâm này cho thấy 7,5% người thấy nghề nghiệp là những người tốt nghiệp từ các ngành khoa học ứng dụng, và 8,2% là các nhà khoa học về máy tính.Các thuật toán đại số là nền tảng tạo ra các bộ phim đồ họa, các chiến lược đầu tư, và các mức giá vé máy bay. Và chúng ta cần những người nắm rõ cách vận hành của những thứ này, cũng như nâng cao các lĩnh vực này. Nhưng việc biết phân tích định lượng rõ ràng lại có ích hơn trong việc đánh giá mọi mặt của chính sách, từ các điều luật về môi trường đến sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Điều cần thiết không phải là các công thức trong sách giáo khoa mà là sự hiểu biết sâu hơn rằng những con số khác nhau đến từ đâu, và chúng thực sự truyền đạt những điều gì.Những tuyên bố rằng toán học mài dũa trí tuệ của chúng ta và khiến chúng ta thông tuệ hơn. Đúng là toán học đòi hỏi phải sử dụng trí tuệ. Nhưng không có bằng chứng nào cho thấy khả năng có thể chứng minh $(x^2 + y^2)^2 = (x^2 – y^2)^2 + (2xy)^2$ sẽ mở đường cho việc đưa ra những quan điểm chính trị hay các phân tích xã hội đáng tin tưởng.

Hình đã gửi


Nhận định của ông Hacker: đòi hỏi mọi người phải biết đại số không có ích gì.Thực tế là các học viện và các công việc thường đòi hòi một trình độ về toán học chỉ để cho có vẻ khắc nghiệt. Các chương trình có cấp chứng chỉ dành cho các kỹ thuật viên thú y đòi hỏi phải có môn đại số, dù chẳng người nào có chứng chỉ mà tôi gặp dùng đại số để chẩn đoán hay điều trị cho bệnh nhân của mình. Các trường y như Harvard và Johns Hopkins yêu cầu sinh viên dự tuyển phải biết tính tích phân và vi phân, cho dù môn này thậm chí không dùng đến trong suốt chương trình học, chứ đừng nói gì đến chương trình thực tập ở bệnh viện.Không khó để hiểu rằng tại sao Caltech và M.I.T. muốn sinh viên phải thành thạo về các môn toán. Nhưng không dễ hiểu tại sao các nhà thơ và các triết gia cần phải đối mặt với các biểu đồ toán học hóc búa. Toán học dù là thuần túy hay ứng dụng là cần thiết cho nền văn minh của chúng ta. Nhưng rõ ràng là đòi hỏi mọi người phải biết đại số không có ích gì. Và thay vì đầu tư quá nhiều sức lực vào một môn học vốn đang là rào cản ngăn chặn sự tiếp tục trau dồi kiến thức của phần đông dân, tôi đề nghị rằng chúng ta nên bắt đầu suy nghĩ về một môn học thay thế. Đó không phải là một phiên bản của đại số hay là một môn tập trung vào các dạng phương trình, mà phải là một môn học khiến học sinh sinh viên quen thuộc hơn với các dạng số xuất hiện trong đời sống. Chẳng hạn như có thể là dạy cho học sinh sinh viên là Chỉ số giá tiêu dùng được tính toán như thế nào. Hay có thể là các lớp học về lịch sử và triết lý ngành toán, và các ứng dụng của nó vào văn hóa, văn minh. Tại sao không dạy về toán học được sử dụng trong hội họa và âm nhạc – thậm chí là thơ văn – như thế nào. Trong 1,7 triệu bằng cử nhân được cấp trong năm 2010, chưa tới 1% là cử nhân toán. Vậy nên không cần thiết bắt tất cả các học sinh sinh viên phải học toán.Vâng, những người trẻ tuổi cần phải học đọc, học viết và học cách đưa ra các quyết định lâu dài, rằng họ có muốn làm cái hay không muốn làm cái kia hay không. Nhưng không có lý do gì để bắt họ cứ phải học về các góc vec-tơ và các loại hàm số.

#2
tubmt97

tubmt97

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 35 Bài viết
Mình cũng có nhiều suy nghĩ giống bài viết. Nhưng mình nghĩ không phải người ta kiểm tra kết quả toán học vì nó cần cho việc học mà thực tế người ta dùng nó để đánh giá khả năng của học sinh, sinh viên.

#3
Dang Thai Son

Dang Thai Son

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 16 Bài viết
Theo mình thì ở Việt Nam kiến thức toán ở trường phổ thông quá chi là nặng :( Nhưng mà học sinh cấp 3 sau khi thi đại học thì đến công thức đạo hàm cũng không nhớ nổi được, bởi vì có rất ít kiến thức toán được ứng dụng vào thực tế nếu học sinh sau này không theo học các bộ môn toán tin. Thử hỏi xem môn toán có nên là thước đo duy nhất đánh giá khả năng của học sinh sinh viên không nếu như đa phần học sinh Việt Nam đều đạt ~800 điểm môn toán SAT, nhưng hầu hết đầu chật vật khi theo học ở Mỹ :(

#4
tubmt97

tubmt97

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 35 Bài viết
Có thể toán học không phải là lựa chọn hay nhưng mình nghĩ nó là lựa chọn thích hợp nhất (ít nhất là ở Việt Nam) để làm thước đo khi tuyển sinh, đánh giá chất lượng của học sinh, sinh viên. Có thể là vẫn còn nhiều lựa chọn hay khác nhưng nó không có tính kinh tế để thực hiện cho các kì thi tuyển hoặc không đánh giá đúng khả năng tiếp thu và khả năng học hỏi, phát triển trong quá trình học tiếp theo của học sinh, sinh viên, bởi những học sinh giỏi toán đều là những học sinh biết học hỏi kiến thức mới, có khả năng tiếp thu ít nhất là không tệ.
Mình thấy nhiều bạn nói từ THCS trở lên thì hầu hết những bạn giỏi toán đều là những bạn biết trước. Cũng có lý nhưng điều đó chứng tỏ những bạn biết trước đó là những bạn biết học hỏi những cái mới.
Nếu những bạn đạt 800 điểm SAT chật vật khi theo học ở Mỹ thì những bạn có điểm thấp hơn chắc gì đã khá hơn. Học sinh Việt Nam chật vật khi qua Mỹ có thể là do sự khác biệt về cách sống, suy nghĩ. Có thể thời gian đầu sẽ có khó khăn nhưng mình nghĩ với thời gian thì những hạn chế sẽ được khắc phục dần.


Hi vọng mọi người tích cực thảo luận vấn đề này.



#5
funcalys

funcalys

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 519 Bài viết
Học toán nói chung (nếu chịu học) sẽ phần nào mài dũa tư duy,sẽ giúp người học biết phân tích sâu vấn đề, biết nhìn vấn đề theo các góc cạnh khác nhau,,...Nhưng không xuất sắc Toán không có nghĩa là sau này sẽ thất bại, thua kém người khác,... Và nếu dạy toán cho người không thích và không theo toán sau này thì việc dạy chắc chỉ mang tính hình thức. -_-

#6
CD13

CD13

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1456 Bài viết

Giảm tải nội dung toán học? Vậy giảm như thế nào là vừa? Tôi có vài hướng suy nghĩ phản biện:

 

1/ Ta thử hình dung: Toán học phổ thông sẽ không học giới hạn, đạo hàm, những phép biến hình trong mặt phẳng, lý thuyết số học, hàm số, bất đẳng thức... Như vậy chắc các bạn đều thở phào nhẹ nhỏm, mà không riêng gì các bạn tôi cũng yêu thích điều này! Khi đó triệu triệu trái tim trẻ thơ sẽ tung tăng vui bước đến trường - bạn nghĩ thế? Nhưng xin thưa, sai lầm! Bỏ những điều này thì tự động sẽ có một yếu tố khác trội hẳn lên với "tính khó khăn" của nó. Học sinh của 10 năm sau sẽ chẳng bỏ thời gian mà so sánh chương trình giáo dục cách nhau một thập kỉ, bọn chúng sẽ kêu ầm lên cái yếu tố trội ấy là một nội dung cực kì khó đến lúc đó chẳng lẽ ta lại bỏ tiếp?

 

2/ Làm cho môn toán đi vào thực tiễn! Vậy các bạn hãy trả lời dùm: Mấy cậu ca sĩ thì cần quái gì biết đến ghép mô, bón phân cho bưởi Năm roi? CD13 cần học hát nhạc làm gì? Thợ cơ khí thì phải phân biệt đâu là câu ghép chính phụ ư?... Nói chung chẳng môn nào có thể được gọi là đi vào thực tiễn cả, thực tiễn hay không là ngay chính đối tượng tiếp nhận môn học đó mà thôi!

 

3/ Các bạn thử nghĩ nếu chỉ học toán cho đến biết cộng trừ nhân chia, tính diện tích vài hình khối lặt vặt là xong! Vậy hàng tá người đã biết đến điều này là những người nông dân, những người đã từng đi học rồi nghỉ học,... Hỏi thật, so với chúng ta các bạn thấy đa số là ai khôn hơn ai?

 

4/ Điều này là khiến tôi chưng hửng nhất: Kho tàng toán học bây giờ rất đồ sộ và ngày càng được mở rộng vô cùng tận nhưng khi tốt nghiệp phổ thông mà chỉ biết đến vài điều lặt vặt vậy thì những người muốn đi sâu hơn họ sẽ chạy theo kiến thức đến bao giờ? Ây da, các bạn đừng nghĩ những ai có năng khiếu toán thì có thể học riêng thêm một lớp phù hợp với nguyện vọng. Vậy thì tôi thích làm thợ mộc, cô ấy thích làm ca sĩ, thằng kia thích nuôi dế,...nguyện vọng của chúng tôi có người dạy không? Hay là ngành giáo dục chỉ dạy cho nguyện vọng nghiên cứu toán?

 

---------------

Trên đây là những bất cập lộ rõ nếu việc cắt giảm nội dung dạy học toán!

Nên nhớ: Học toán là một cách phát triển tư duy thầm lặng! (CD13)


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi CD13: 16-07-2013 - 21:00


#7
TocSoanToanHoc

TocSoanToanHoc

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 301 Bài viết

       Andrew Hacker là một giáo sư có 40 năm kinh nghiệm giảng dạy về toán ở trường Queens College và City University of New York của Mỹ có ý muốn bỏ hẳn môn đại số, không dạy môn đại số trong các cấp học, vì giáo sư nầy muốn chương trình học được nhẹ nhàng hơn, giúp người học bớt khó khăn trong quá trình học.

 

       Thú thật, giáo sư Andrew Hacker làm tôi hết sức ngạc nhiên và ngỡ ngàng! Vì nếu bỏ bớt những phần rắc rối, rườm rà của đại số thì được, chứ bỏ hẳn đại số là  một việc làm  không mấy thuyết phục, có thể sẽ tạo ra làn sóng phản ứng rất sâu rộng.


TocSoanToanHoc.com - Tốc soạn Toán học - Soạn toán nhanh, cho kết quả theo ý muốn....

#8
TocSoanToanHoc

TocSoanToanHoc

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 301 Bài viết

  Một giáo sư người người Mỹ đã dạy toán 40 năm nay lại đề nghị bỏ hẳn môn đại số cũng giống như cách đây mấy năm một học giả Trung quốc đã đề nghị bỏ hẳn đông y. Hai đề nghị nầy giống nhau ở một diểm chung là hết sức ngớ ngẩn, thiếu tính thuyết phục.

    

      Hiện nay, đề nghị bỏ hẳn đông y đã bị người Trung quốc lảng quên, không còn ai nhắc đến nữa!

Đề nghị bỏ hẳn môn đại số, rồi đây, chắc cũng sẽ chịu chung số phận bị lảng quên như thế mà thôi!


TocSoanToanHoc.com - Tốc soạn Toán học - Soạn toán nhanh, cho kết quả theo ý muốn....

#9
Nguyến Tuấn Vũ

Nguyến Tuấn Vũ

    Lính mới

  • Thành viên
  • 3 Bài viết

theo mình nghĩ, trước khi dạy một môn học nào đó ta phải dạy cho học sinh biết được ý nghĩa, tầm quan trọng và vẻ đẹp khoa học mà môn học đó mang lại, học một môn học mà không biết vì sao mình phải học nó thì lấy đâu ra đam mê và nhiệt huyết để học nên nó trở thành gánh nặng là đúng rồi

không chỉ riêng đại số mà nhiều ngành khác của toán học sau đó sẽ tiếp tục bị mọi người hỏi rằng liệu toán học có nhất thiết không, vậy thì mỗi chúng ta trước khi hỏi rằng môn học đó có nhất thiết không thì hãy hỏi tại sao ta lại học môn học đó?



#10
wtuan159

wtuan159

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 307 Bài viết

Toán học giúp người ấy tự tin hơn trong cuộc sống,bỏ đi sự tư ti vì thiếu hiểu biết.Giỏi toán làm bạn trở thành 1 con người mới chín chắn hơn và có ích cho xã hội.Toán ko chỉ đào tạo ta về trí óc mà cả về tâm hồn như vậy có đủ chưa.? Những ai nói toán ko cần thiết trong cuộc sống tôi thấy là 1 người ngớ ngẩn.Ko chỉ Toán mà tất cả các môn xã hội khác đều có những cái lợi ích riêng.


Trí tưởng tượng quan trọng hơn tri thức.Vì tri thức chỉ có giới hạn còn trí tưởng tượng bao trùm cả thế giới.(Einstein)

 

                                     





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh