Đến nội dung

Hình ảnh

Chứng minh tam giác vuông


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 6 trả lời

#1
thanh131211

thanh131211

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 17 Bài viết
Cho tam giác ABC, đường cao AH, trung tuyến AM có
\[\widehat{BAH} = \widehat{MAC}\]. Chứng minh rằng tam giác ABC vuông tại A.

#2
triethuynhmath

triethuynhmath

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1090 Bài viết

Cho tam giác ABC, đường cao AH, trung tuyến AM có
\[\widehat{BAH} = \widehat{MAC}\]. Chứng minh rằng tam giác ABC vuông tại A.

Chém bài này :
Gọi F là trung điểm AC => MF là đường trung bình tam giác ABC $\Rightarrow MF//AB\Rightarrow \angle FMA=\angle MAB=\angle BAH+\angle MAH=\angle CAM+\angle MAH=\angle FAH$
Tam giác CAH vuông tại H trung tuyến HF $\Rightarrow HF=AF=CF=\frac{1}{2}AC\Rightarrow \angle FHA=\angle FAH=\angle FMA$
\Rightarrow MFAH$ nội tiếp
=> $\angle MFA=\angle MHA=90^0\Rightarrow MF\perp AB \Rightarrow AC \perp AB$ tại A(MF//AC)
$=> Q.E.D$

Tại sao từ cái đoạn $\Rightarrow \angle FMA=\angle MAB=\angle BAH+\angle MAH=\angle CAM+\angle MAH=\angle FAH\Rightarrow MFAH$ lại có thể kết luận tứ giác $AFMH$ nội tiếp được bạn?

Xin lỗi mình quên làm thiếu 1 ý mình đã sửa lại ở trên
Đây là hình :
A21.png

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi triethuynhmath: 10-08-2012 - 17:29

TRIETHUYNHMATH

___________________________

08/12/1997


#3
L Lawliet

L Lawliet

    Tiểu Linh

  • Thành viên
  • 1624 Bài viết

Chém bài này :
Gọi F là trung điểm AC => MF là đường trung bình tam giác ABC $\Rightarrow MF//AB\Rightarrow \angle FMA=\angle MAB=\angle BAH+\angle MAH=\angle CAM+\angle MAH=\angle FAH\Rightarrow MFAH$ nội tiếp
=> $\angle MFA=\angle MHA=90^0\Rightarrow MF\perp AB \Rightarrow AC \perp AB$ tại A(MF//AC)
$=> Q.E.D$
Đây là hình :
A21.png

Tại sao từ cái đoạn $\Rightarrow \angle FMA=\angle MAB=\angle BAH+\angle MAH=\angle CAM+\angle MAH=\angle FAH\Rightarrow MFAH$ lại có thể kết luận tứ giác $AFMH$ nội tiếp được bạn?

Thích ngủ.


#4
L Lawliet

L Lawliet

    Tiểu Linh

  • Thành viên
  • 1624 Bài viết

chem vua thoi
cgung minh tg AFMH noi tiep nham roi
goi y cho anh em nhe
ve duong tron ngoai tiep tam giac ABC
chung minh cho BC la Duong kinh la xong
hix hix


bac nao can giai dap chi tiet thi nhan lai nhe
ok?

Không spam, viết tiếng Việt có dấu nếu không muốn bị ban nick!

Thích ngủ.


#5
BlackSelena

BlackSelena

    $\mathbb{Sayonara}$

  • Hiệp sỹ
  • 1549 Bài viết
Bài này đúng chất là phải loại trường hợp tam giác cân ra bởi vì thế $AD \equiv AM$ và 2 góc vẫn bằng nhau.
Bài này mình hơi dã man một tí, sử dụng đường đẳng giác, đối trung mà mình đã nêu ra trong đây
Spoiler

Vậy từ 2 khái niệm này ta dễ thấy $AD$ là đường đối trung trong $\triangle ABC$.
$\Rightarrow \frac{HB}{HC} = \frac{AB^2}{AC^2}$
Sau đó thì chứng minh tương tự theo đây là orike :)

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi BlackSelena: 10-08-2012 - 23:22


#6
battlebrawler

battlebrawler

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 30 Bài viết
Nói ngược lại dc không ạ? :mellow:
Giả sử $\widehat{BAC}=90^{\circ}$ và $\Delta ABC$ có AH đcao, AM trung tuyến
=> $\widehat{BAH}=\widehat{ACB}$ (cùng phụ $\widehat{HAC}$) (1)
$\widehat{MAC}=\widehat{ACB}$ (t/c trung tuyến ứng c/huyền) (2)
=> $\widehat{BAH}=\widehat{MAC}$
Loại trường hợp: $\widehat{BAC}\neq 90^{\circ}$ sẽ không dẫn đến trường hợp (1)(2)
=> Nếu $\Delta ABC$ có AH đcao, AM trung tuyến và $\widehat{BAH}=\widehat{MAC}$ khi và chỉ khi $\widehat{BAC}=90^{\circ}$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi battlebrawler: 11-08-2012 - 18:11

Như thầy hxthanh đã nói: TOÁN HỌC luôn hiện hữu trong cuộc sống.

Còn LÀM được toán là còn sống...

Và theo suy nghĩ thêm của em... Còn ĐƯỢC làm toán cũng là còn sống :D...

______ ________ ______

V.M.F


#7
BlackSelena

BlackSelena

    $\mathbb{Sayonara}$

  • Hiệp sỹ
  • 1549 Bài viết

Nói ngược lại dc không ạ? :mellow:
Giả sử $\widehat{BAC}=90^{\circ}$ và $\Delta ABC$ có AH đcao, AM trung tuyến
=> $\widehat{BAH}=\widehat{ACB}$ (cùng phụ $\widehat{HAC}$) (1)
$\widehat{MAC}=\widehat{ACB}$ (t/c trung tuyến ứng c/huyền) (2)
=> $\widehat{BAH}=\widehat{MAC}$
Loại trường hợp: $\widehat{BAC}\neq 90^{\circ}$ sẽ không dẫn đến trường hợp (1)(2)
=> Nếu $\Delta ABC$ có AH đcao, AM trung tuyến và $\widehat{BAH}=\widehat{MAC}$ khi và chỉ khi $\widehat{BAC}=90^{\circ}$

Cái này không làm dễ vậy được đâu anh :).
Em có 2 ví dụ thế này.
- Anh nghĩ thế nào về trường hợp tam giác cân.
Một ví dụ khác
a nguyên tố > 3 ~> a có dạng 6k+1 hoặc 6k + 5
Nhưng 6k+1 hoặc 6k+5 chắc gì đã là nguyên tố.




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh