Đến nội dung

Hình ảnh

Topic các bài toán số học dành cho các bạn chuẩn bị thi tuyển sinh 10 năm 2013-2014


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 185 trả lời

#41
nguyenta98

nguyenta98

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1259 Bài viết

Bài toán ( góp vui ) : Tìm x nguyên dương nhỏ nhất sao cho $2000!$ chia hết cho $23^{x+6}$

Bài này phải là $x$ lớn nhất, nhỏ nhất thì quá đơn giản, vô nghĩa
Giải như sau:
Theo định nghĩa suy ra $x+6\le \left\lfloor\dfrac{2000}{23}\right\rfloor+\left\lfloor\dfrac{2000}{23^2}\right\rfloor=86+3=89$
Suy ra $x\le 83$
Vậy $\boxed{x=83}$

Bài 18: Tìm tất cả các số nguyên $a;b;c$ thỏa mãn $a^2+b^2+c^2=a^2b^2$

Giải như sau:
Vì đều mũ $2$ nên ta có thể giả sử $a,b,c$ nguyên không âm
Bổ đề: $p \in \mathbb{P}, p \equiv 3 \pmod{4}, a^2+b^2 \vdots p \Leftrightarrow p|a,b$
Áp dụng $a^2+b^2+c^2=a^2b^2 \Rightarrow c^2+1=(a^2-1)(b^2-1)$
Nhận thấy nếu $a,b$ cùng lẻ suy ra $a^2+b^2 \equiv 2 \pmod{4}, a^2b^2 \equiv 1 \pmod{4} \Rightarrow c^2 \equiv 3 \pmod{4}$ vô lý
Suy ra $a,b$ tồn tại ít nhất một số chẵn, giả sử $a$ chẵn
Nếu $a=0 \Rightarrow b^2-1<0 \Rightarrow b=0 \Rightarrow c=0$
Nếu $a\geq 2 \Rightarrow a^2-1 \vdots p$ với $p$ nguyên tố và $p \equiv 3 \pmod{4}$ (do $a$ chẵn nên giả sử ngược lại tất cả ước nguyên tố của $a$ đều chia $4$ dư 1 suy ra $a^2 \equiv 2 \pmod{4}$ vô lý
Suy ra áp dụng bổ đề thì có $c \vdots p, 1 \vdots p$ mâu thuẫn
Vậy $\boxed{(a,b,c)=(0,0,0)}$

Cách khác: Chứng minh tương tự suy ra trong hai số $a,b$ có một số chẵn, giả sử $a$ chẵn suy ra $a=2a_1$
Nên $4a_1^2+b^2+c^2=4a_1^2b^2$ suy ra $b^2+c^2 \vdots 4 \Rightarrow b=2b_1,c=2c_1$
Suy ra $a_1^2+b_1^2+c_1^2=4a_1^2b_1^2$
Tiếp tục chứng minh như vậy ta thấy $a_1,b_1,c_1$ khi phân tích có dạng chính tắc $2^t.x$ với $x$ lẻ, cứ giảm dần như vậy đến khi còn $x$ lẻ khi đó $a_1,b_1,c_1$ cùng lẻ nên $VT \equiv 3 \pmod{4}$ còn $VP$ số thừa số $4$ ngày càng tăng nên nó chia $4$ dư $0$ suy ra $VT\neq VP$ nên vô lý
Do đó pt chỉ có nghiệm $a=b=c=0$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nguyenta98: 18-08-2012 - 21:25


#42
BlackSelena

BlackSelena

    $\mathbb{Sayonara}$

  • Hiệp sỹ
  • 1549 Bài viết

Xem lại đi em nhé, câu trả lời là với mọi $n\geq 1$ thì biểu thức đó là hợp số :)
----

Spoiler

Với $n=1$ thì hiển nhiên biểu thức $\vdots 7$
Ta giả sử nó đúng với $n=k$.
Tức $2^{2^{2k+1}}+3 \vdots 7$
$2^{2^{2k+1}} = 7m -3 $
Ta sẽ chứng minh nó đúng với $n = k+1$
$\Leftrightarrow 2^{2^{2k+3}} + 3 \vdots 7$
$\Leftrightarrow (2^{2^{2k+1}})^4 + 3 \vdots 7$
Thay $(2^{2^{2k+1}}) = 7m-3$, ta có
$(7m-3)^4 +3$
Đặt $7m = p$ cho tiện, dễ thấy $p \vdots 7$
$(7m-3)^4 + 3$
$=x^4 - ..... + 84 \vdots 7$
Cái chỗ "...." là những chỗ đều chứa $x$ nên nó $\vdots 7$, mặt khác $84 \vdots 7$ nên theo nguyên lý quy nạp ta có đpcm :).

#43
daovuquang

daovuquang

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 194 Bài viết
Bài 19: Tìm $a,b,c$ nguyên dương với $a\ge b\ge c$, biết $a^2-b^2-c^2+ab=2011$ và $a^2+3b^2+3c^2-3ab-2bc-2ca=-1997$.

#44
nguyenta98

nguyenta98

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1259 Bài viết

Bài 19: Tìm $a,b,c$ nguyên dương với $a\ge b\ge c$, biết $a^2-b^2-c^2+ab=2011$ và $a^2+3b^2+3c^2-3ab-2bc-2ca=-1997$.

Giải như sau:
Cộng cả hai phương trình ta thu được $2a^2+2b^2+2c^2-2ab-2bc-2ca=14 \Rightarrow (a-b)^2+(b-c)^2+(c-a)^2=14$ đến đây đã dễ

#45
nth1235

nth1235

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 120 Bài viết
Bài 20 : Chứng minh rằng số được thành lập bởi $3^n$ chữ số giống nhau thì chia hết cho $3^n$, trong đó $n$ là một số nguyên dương cho trước.
Bài 21 : Cho $m, n$ là hai số nguyên dương phân biệt có $(m , n) = d$ $(d$ là số nguyên dương$)$.
Tính $(2006^m + 1 , 2006^n + 1)$

#46
nguyenta98

nguyenta98

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1259 Bài viết

Bài 20 : Chứng minh rằng số được thành lập bởi $3^n$ chữ số giống nhau thì chia hết cho $3^n$, trong đó $n$ là một số nguyên dương cho trước.
Bài 21 : Cho $m, n$ là hai số nguyên dương phân biệt có $(m , n) = d$ $(d$ là số nguyên dương$)$.
Tính $(2006^m + 1 , 2006^n + 1)$

Bài 21: http://diendantoanho...m-2006m12006n1/
Bài 20: đã có trên VMF

#47
nth1235

nth1235

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 120 Bài viết

Bài 21: http://diendantoanho...m-2006m12006n1/
Bài 20: đã có trên VMF

Chán thế, sao bài nào cũng có vậy, bài khác.
Bài 22 : Cho $m, n$ là các số nguyên dương thỏa mãn :
$ lcm(m , n) + gcd(m , n) = m + n$
Chứng minh rằng trong hai số $m , n$ có một số chia hết cho số còn lại.
Bài 23 : Tìm tất cả các số tự nhiên $n$ sao cho : $A = {n}^{2005} + {n}^{2006} + n^2 + n + 2$ là số nguyên tố.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nth1235: 20-08-2012 - 09:36


#48
nguyenta98

nguyenta98

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1259 Bài viết

Chán thế, sao bài nào cũng có vậy, bài khác.
Bài 22 : Cho $m, n$ là các số nguyên dương thỏa mãn :
$ lcm(m , n) + gcd(m , n) = m + n$
Chứng minh rằng trong hai số $m , n$ có một số chia hết cho số còn lại.
Bài 23 : Tìm tất cả các số tự nhiên $n$ sao cho : $A = {n}^{2005} + {n}^{2006} + n^2 + n + 2$ là số nguyên tố.

Giải như sau:
Bài 22: Gọi $gcd(m,n)=d \Rightarrow m=dx,n=dy,gcd(x,y)=1 \Rightarrow lcm(m,n)=dxy,gcd(m,n)=d$
Do đó $dxy+d=dx+dy \Rightarrow xy+1=x+y \Rightarrow (x-1)(y-1)=0 \Rightarrow (x,y)=(1,y),(x,1)$
Suy ra $dx \vdots dy$ hoặc $dy \vdots dx$ nên có $đpcm$
Bài 23: $n^{2006}+n^{2005}+1+(n^2+n+1)$
Ta thấy $n^{2006}+n^{2005}+n^{2004}-(n^{2004}-1)=(n^2+n+1)n^{2004}-(n^{2004}-1)$
Nhận xét rằng $n^{2004}-1=(n^3)^668-1=(n^3-1)(....)=(n-1)(n^2+n+1)(...) \vdots n^2+n+1$
Suy ra $n^{2006}+n^{2005}+n^{2004}-(n^{2004}-1) \vdots n^2+n+1 \Rightarrow n^{2006}+n^{2005}+1 \vdots n^2+n+1$
Nên $n^{2006}+n^{2005}+1+(n^2+n+1) \vdots n^2+n+1$ mà nó nguyên tố nên $n^2+n+1=1 \Rightarrow n=0$
Vậy $\boxed{n=0}$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nguyenta98: 20-08-2012 - 12:51


#49
BlackSelena

BlackSelena

    $\mathbb{Sayonara}$

  • Hiệp sỹ
  • 1549 Bài viết
Một bài siêu cơ bản để vực topic dậy nào \m/.
Bài 24:Giải pt nghiệm nguyên $xy+x+y = 0$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi BlackSelena: 21-08-2012 - 23:01


#50
lth080998

lth080998

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 43 Bài viết

Một bài siêu cơ bản để vực topic dậy nào \m/.
Bài 24:Giải pt nghiệm nguyên $xy+x+y = 0$

$\Leftrightarrow xy+x+y+1=1 \Leftrightarrow (x+1)(y+1)=1$
Vì x,y la so nguyên nên ta co 4 giá tri tương ứng của (x+1),(y+1):$\left ( 1;1 \right );\left ( -1;-1 \right )$
vậy x,y có cặp nghiệm nguyên là$\left ( 0;0 \right )\left ( -2;-2\right )$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi lth080998: 23-08-2012 - 18:34


#51
C a c t u s

C a c t u s

    Fly

  • Thành viên
  • 339 Bài viết
Hình như topic chưa vượt qua khủng hoảng yên ắng nên mình xin post một bài :D
Bài 25: Chứng minh rằng với mọi số nguyên $a,b,c,d$ thì tích $(a-b)(a-c)(a-d)(b-c)(b-d)(c-d) \vdots 12$
P.s: Một tuần không post bài mà như là cả mấy năm trời vậy '+_+

Kỳ tích là tên gọi khác của sự nỗ lực


#52
duongchelsea

duongchelsea

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 142 Bài viết

Hình như topic chưa vượt qua khủng hoảng yên ắng nên mình xin post một bài :D
Bài 25: Chứng minh rằng với mọi số nguyên $a,b,c,d$ thì tích $(a-b)(a-c)(a-d)(b-c)(b-d)(c-d) \vdots 12$
P.s: Một tuần không post bài mà như là cả mấy năm trời vậy '+_+

Trong 4 số a, b, c, d có ít nhất 2 số có cùng số dư khi chia cho 3 nên tích sẽ chia hết cho 3.
Trong 4 số a, b, c, d có ít nhất 2 cặp số cùng tính chẵn lẻ nên có ít nhất 2 hiệu chia hết cho 2 nên tích chia hết cho 4.
Vậy ta có đpcm.

#53
C a c t u s

C a c t u s

    Fly

  • Thành viên
  • 339 Bài viết
Bài 26: Chứng minh rằng ${m^2}^n-1 \vdots 2^{n+2}$ với $m$ là số tự nhiên lẻ, $n$ là số nguyên dương.
Bài 27: Chứng minh rằng số được lập bởi $3^n$ chữ số giống nhau thì chia hết cho $3^n$ với $n$ là số nguyên dương.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi C a c t u s: 24-08-2012 - 21:13

Kỳ tích là tên gọi khác của sự nỗ lực


#54
daovuquang

daovuquang

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 194 Bài viết
Bài 26: dùng định lí Euler
Bài 27: trùng với bài 20

#55
C a c t u s

C a c t u s

    Fly

  • Thành viên
  • 339 Bài viết
Bài 28: Tìm số tự nhiên $n$ để $1^n+2^n+3^n+4^n \vdots 5$

Kỳ tích là tên gọi khác của sự nỗ lực


#56
nguyenta98

nguyenta98

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1259 Bài viết

Bài 26: Chứng minh rằng ${m^2}^n-1 \vdots 2^{n+2}$ với $m$ là số tự nhiên lẻ, $n$ là số nguyên dương.
Bài 27: Chứng minh rằng số được lập bởi $3^n$ chữ số giống nhau thì chia hết cho $3^n$ với $n$ là số nguyên dương.

Bài 26: Giải như sau:
$m^{2^n}-1=(m-1)(m+1)(m^2+1)(m^{2^2}+1)...(m^{2^{n-1}}+1) \vdots 2^{n+2}$
Bài 27: có mặt rất nhiều trên VMF rồi

#57
L Lawliet

L Lawliet

    Tiểu Linh

  • Thành viên
  • 1624 Bài viết
Bài 29: Cho một hình vuông có kích thướt $6x6$ và $9$ mảnh ghép hình chữ nhật có kích thướt $1x4$. Chứng minh rằng không thể lát kín hình vuông $6x6$ bằng $9$ hình chữ nhật $1x4$.

Thích ngủ.


#58
nguyenta98

nguyenta98

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1259 Bài viết

Bài 29: Cho một hình vuông có kích thướt $6x6$ và $9$ mảnh ghép hình chữ nhật có kích thướt $1x4$. Chứng minh rằng không thể lát kín hình vuông $6x6$ bằng $9$ hình chữ nhật $1x4$.

Sau đây là một cách tự chế :)
Giải như sau:
Xét ô $6x6$ đó ta tô từng hàng như sau:
$$|a|a|a|a|a|a|$$
$$|1/a|1/a|1/a|1/a|1/a|1/a|$$
$$|a|a|a|a|a|a|$$
$$|1/a|1/a|1/a|1/a|1/a|1/a|$$
$$|a|a|a|a|a|a|$$
$$|1/a|1/a|1/a|1/a|1/a|1/a|$$
(đủ $6$ hàng $6$ cột)
Đặt một ô $1x4$ bất kì vào bảng trên, nó có ba khả năng là $4$ số $a$, $4$ số $1/a$, $2$ số $a,1/a$
Gọi $a$ là số số ô có dạng $4$ số $m$, $m$ là số số ô có dạng $4$ số $1/a$, $x$ là số số có dạng $2$ số $a,1/a$ suy ra $m+n+x=9$
Như vậy ta thấy, tích tất cả ô của bảng $6x6$ trên bằng $1$ mà tích các ô của số có dạng $2$ số $a,1/a$ thì bằng $1$, cho nên số ô có dạng $4$ số $a$ phải bằng số ô có $4$ ô $1/a$ (do để chúng triệt tiêu nhau) suy ra $m=n$
Do đó $2m+x=9 \Rightarrow x$ lẻ
$$**********$$
Giờ ta lại chia lại theo cột dọc và tô như dưới đây
$|a|1/a|a|1/a|a|1/a|$
$|a|1/a|a|1/a|a|1/a|$
$|a|1/a|a|1/a|a|1/a|$
$|a|1/a|a|1/a|a|1/a|$
$|a|1/a|a|1/a|a|1/a|$
$|a|1/a|a|1/a|a|1/a|$
Cột $1,3,5$ tô toàn $1/a$, cột $2,4,6$ tô toàn $1/a$ khi đó cũng gọi số ô có dạng $4$ số $a$ là $u$, $4$ số $1/a$ là $v$, $2$ số $a,1/a$ là $y$
Như vậy $u+v+y=9$ cm tương tự trên có $u=v \Rightarrow 2u+y=9 \Rightarrow y$ lẻ
Mặt khác ta thấy ở cách tô đầu, tô hàng $1,3,5$ đều là $a$, tô hàng $2,4,6$ đều là $1/a$ thì các ô $2$ số $a,1/a$ phải nằm dọc, tương tự với cách tô thứ 2, cột $1,3,5$ tô toàn $1/a$, cột $2,4,6$ tô toàn $1/a$ thì các ô $2$ số $a,1/a$ phải nằm ngang, như vậy $x,y$ đã nói lên hết số các ô của bảng hay $x+y=9$ nhưng $x,y$ cùng lẻ nên $x+y$ chẵn, mâu thuẫn, suy ra ta không thể làm theo đề bài :)

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nguyenta98: 25-08-2012 - 22:54


#59
wronghole

wronghole

    Lính mới

  • Thành viên
  • 6 Bài viết
Bài 30: Giải phương trình nghiệm nguyên $x+y=xy$
Bài 31: Giải phương trình nghiệm nguyên
$8x^2y^2 + x^2 + y^2 = 10xy$

#60
BlackSelena

BlackSelena

    $\mathbb{Sayonara}$

  • Hiệp sỹ
  • 1549 Bài viết

Bài 30: Giải phương trình nghiệm nguyên $x+y=xy$
Bài 31: Giải phương trình nghiệm nguyên
$8x^2y^2 + x^2 + y^2 = 10xy$

Phù ...
Bài 30:
$x+y=xy$
$\Leftrightarrow (x-1)(y-1) = 1$, tới đây dễ rồi.
Bài 31:
$8x^2y^2 + x^2 + y^2 = 10xy$
$\Leftrightarrow 2(2xy-1)^2 + (x-y)^2 = 2$
Tới đây cũng ổn rồi.




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh