Đến nội dung

Hình ảnh

[MHS2013] Trận 1 - PT - HPT - BPT - HBPT Đại số


  • Chủ đề bị khóa Chủ đề bị khóa
Chủ đề này có 56 trả lời

#21
ElenaIP97

ElenaIP97

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 90 Bài viết
Bài giải:
Nhận thấy x=0 không là nghiệm của hệ.
Nhân cả 2 vế của (2) với $3x\neq 0$, ta được:
$3x^3+3xy^2-30x^2y-39x^2+15xy+9x=0$ (3)
Trừ vế với vế của (3) và (1), thu được: $2x^3-30x^2y-39x^2+15xy+9x+5=0\Leftrightarrow (2x-1)(x^2-15xy-19x-5)=0$
$\Rightarrow \left\{\begin{matrix} 2x-1=0\\ x^2-15xy-19x-5=0 \end{matrix}\right.$

Trường hợp 1: $2x-1=0\Rightarrow x=\frac{1}{2}$
Thay vào (1) $\Rightarrow y=\pm \frac{\sqrt{13}}{2}$

Trường hợp 2: $x^2-15xy-19x-5=0\Rightarrow x^2-15xy-19x=5$
Kết hợp với (1), ta có: $\left\{\begin{matrix} x^2-15xy-19x=5\\x^3+3xy^2=5 \end{matrix}\right. \Rightarrow x^2-15xy-19x=x^3+3xy^2$
$\Rightarrow x-15y-19=x^2+3y^2$ (Vì $x\neq 0$)
$\Leftrightarrow (x^2-x+\frac{1}{4})+3(y^2+5y+\frac{25}{4})=0$
$\Leftrightarrow (x-\frac{1}{2})^2+(y+\frac{5}{2})^2=0$
$\Rightarrow \left\{\begin{matrix} x=\frac{1}{2}\\y=-\frac{5}{2} \end{matrix}\right.$
Thử lại thấy $(x;y)=(\frac{1}{2};\frac{-5}{2})$ không thoả mãn hệ $\Rightarrow$ Loại.

Vậy nghiệm của hệ phương trình là $(\frac{1}{2};\frac{\sqrt{13}}{2})$ và $(\frac{1}{2};-\frac{\sqrt{13}}{2})$.


Điểm bài: 10
S=48−39+3×10+0+0=39

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi E. Galois: 30-08-2012 - 22:08
Ghi điểm

Hình đã gửi

#22
khanh3570883

khanh3570883

    Trung úy

  • Thành viên
  • 905 Bài viết
Mở rộng 1: Giải hệ phương trình sau với a, b, c, d, z là tham số.
$\left\{ \begin{array}{l}
{x^3} + 3x{y^2} = c(1) \\
{x^2} + {y^2} - 2bdxy - d\left( {{a^2} + {b^2}} \right)x + 2by + \frac{{z - cd}}{3} = 0(2) \\
\end{array} \right.\left( {x,y \in R} \right)$
với: $\left\{ \begin{array}{l}
z = {a^2} + 3{b^2} \\
ad = 1 \\
\end{array} \right.$
Lời giải:
Nhận thấy $x = 0$ không là nghiệm của phương trình, từ phương trình (1) ta suy ra: ${y^2} = \frac{{c - {x^3}}}{{3x}}$
Từ phương trình (2) ta có:
$\begin{array}{l}
{x^2} + {y^2} - d\left( {{a^2} + {b^2}} \right)x + \frac{{z - cd}}{3} = 2by\left( {dx - 1} \right) \\
\Rightarrow {x^2} + \frac{{c - {x^3}}}{{3x}} - d\left( {{a^2} + {b^2}} \right)x + \frac{{z - cd}}{3} = 2by\left( {dx - 1} \right) \\
\Leftrightarrow \frac{{2{x^3} - 3d\left( {{a^2} + {b^2}} \right){x^2} + \left( {z - cd} \right)x + c}}{{3x}} = 2by\left( {dx - 1} \right) \\
\Leftrightarrow \frac{{2ad{x^3} - \left( {2a + zd} \right){x^2} + \left( {z - cd} \right)x + c}}{{3x}} = 2by\left( {dx - 1} \right) \\
\Leftrightarrow \frac{{\left( {2a{x^2} - zx - c} \right)\left( {dx - 1} \right)}}{{3x}} = 2by\left( {dx - 1} \right) \\
\end{array}$
Ta xét 2 trường hợp:
+) TH1:
$dx - 1 = 0 \Rightarrow x = \frac{1}{d} \Leftrightarrow y = \pm \sqrt {\frac{{cd}}{3} - \frac{1}{{3{d^2}}}} $
Thử lại thấy nghiệm thõa mãn hệ đã cho.
+) TH2: $2by = \frac{{2{a^2} - zx - c}}{{3x}}$
Từ trên suy ra:
$\begin{array}{l}
{y^2} + 2by = \frac{{c - {x^3}}}{{3x}} + \frac{{2a{x^2} - zx - c}}{{3x}} = \frac{{ - {x^2} + 2ax - {a^2} - 3{b^2}}}{3} \\
\Leftrightarrow \frac{1}{3}{\left( {x - a} \right)^2} + {\left( {y + b} \right)^2} = 0 \\
\Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x = a \\
y = - b \\
\end{array} \right. \\
\end{array}$
Vậy với: ${a^3} + 3a{b^2} = c$ thì $\left( {x;y} \right) = \left( {a; - b} \right)$ là nghiệm của phương trình.
Nếu ${a^3} + 3a{b^2} \ne c$ thì $\left( {x;y} \right) = \left( {a; - b} \right)$ không là nghiệm của phương trình.
Tóm lại ta có:
+) Nếu ${a^3} + 3a{b^2} = c$ thì phương trình có các nghiệm $\left( {x;y} \right)$ là $\left( {\frac{1}{d}; \pm \sqrt {\frac{{cd}}{3} - \frac{1}{{3{d^2}}}} } \right)$ và $\left( {a; - b} \right)$
+) Nếu ${a^3} + 3a{b^2} \ne c$ thì phương trình có các nghiệm $\left( {x;y} \right)$ là $\left( {\frac{1}{d}; \pm \sqrt {\frac{{cd}}{3} - \frac{1}{{3{d^2}}}} } \right)$

-----------------------------------------------------
Với bài toán ở trên ta thay: $a = \frac{1}{2},b = \frac{5}{2},c = 5,d = 2,z = 19$

THẬT THÀ THẲNG THẮN THƯỜNG THUA THIỆT

LƯƠN LẸO LUỒN LỎI LẠI LEO LÊN

 

Một ngày nào đó ta sẽ trở lại và lợi hại hơn xưa


#23
hptai1997

hptai1997

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 39 Bài viết
MHS02 (hptai1997)
Bài làm
$\begin{cases} x^3+3xy^2=5 (1) \\ x^2+y^2-10xy-13x+5y+3=0(2) \end{cases}$
- Lấy phương trình (1) nhân với 2 và phương trình (2) nhân với 3, ta được:
$\begin{cases} 2x^3+6xy^2=10 (3) \\ 3x^2+3y^2-30xy-39x+15y+9=0(4) \end{cases}$
- Lấy phương trình (3) trừ phương trình (4), ta được:
$2x^3+6xy^2-10-(3x^2+3y^2-30xy-39x+15y+9)=0$
$\Leftrightarrow 2x^3+6xy^2-10-3x^2-3y^2+30xy+39x-15y-9=0$
$\Leftrightarrow 2x^3+6xy^2-19-x^2-2x^2-3y^2+30xy+x+38x-15y=0$
$\Leftrightarrow (2x^3-x^2)+(6xy^2-3y^2)-(2x^2-x)+(30xy-15y)+(38x-19)=0$
$\Leftrightarrow x^2(2x-1)+3y^2(2x-1)-x(2x-1)+15y(2x-1)+19(2x-1)=0$
$\Leftrightarrow (2x-1)(x^2+3y^2-x+15y+19)=0$
$\Leftrightarrow\left[\begin{matrix} 2x-1=0(*)\\ x^2-x+3x^2+15y+19=0(**)\end{matrix}\right.$
(*) Khi $2x-1=0\Leftrightarrow x=\frac{1}{2}$, thế vào phương trình (1), ta được:
$(\frac{1}{2})^3+3.\frac{1}{2}.y^2=5$
$\Leftrightarrow \frac{3}{2}y^2=\frac{39}{8}$
$\Leftrightarrow y^2=\frac{13}{4}$
$\Leftrightarrow y=\pm \sqrt{\frac{13}{4}}=\pm \frac{\sqrt{13}}{2}$
(**) $x^2-x+3y^2+15y+19=0$
$\Leftrightarrow x^2-2x\frac{1}{2}+\frac{1}{4}-\frac{1}{4}+3(y^2+2y\frac{5}{2}+\frac{25}{4}-\frac{25}{4})+19=0$
$\Leftrightarrow (x-\frac{1}{2})^2+3(y+\frac{5}{2})^2=0$
$\Rightarrow \begin{cases} x=\frac{1}{2}\\ y=\frac{-5}{2} \end{cases}$
-Thế x, y vào phương trình (1), ta được:
$VT=\frac{1}{8}+3.\frac{1}{2}.\frac{25}{4}=\frac{19}{2}\neq VP=5$
$\Rightarrow$ Loại $x=\frac{1}{2},y=\frac{-5}{2}$
Kết luận: Vậy hệ phương trình
$\begin{cases} x^3+3xy^2=5 (1) \\ x^2+y^2-10xy-13x+5y+3=0(2) \end{cases}$
Có 2 nghiệm $\left ( \frac{1}{2};\frac{\sqrt{13}}{2} \right )$ và $\left ( \frac{1}{2};\frac{-\sqrt{13}}{2} \right )$


Điểm bài: 10
S=48−40+3×10+0+0=38

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi E. Galois: 30-08-2012 - 22:09
Ghi điểm


#24
hptai1997

hptai1997

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 39 Bài viết
MHS02 (hptai1997)
Bài làm
$\begin{cases} x^3+3xy^2=5 (1) \\ x^2+y^2-10xy-13x+5y+3=0(2) \end{cases}$
- Lấy phương trình (1) nhân với 2 và phương trình (2) nhân với 3, ta được:
$\begin{cases} 2x^3+6xy^2=10 (3) \\ 3x^2+3y^2-30xy-39x+15y+9=0(4) \end{cases}$
- Lấy phương trình (3) trừ phương trình (4), ta được:
$2x^3+6xy^2-10-(3x^2+3y^2-30xy-39x+15y+9)=0$
$\Leftrightarrow 2x^3+6xy^2-10-3x^2-3y^2+30xy+39x-15y-9=0$
$\Leftrightarrow 2x^3+6xy^2-19-x^2-2x^2-3y^2+30xy+x+38x-15y=0$
$\Leftrightarrow (2x^3-x^2)+(6xy^2-3y^2)-(2x^2-x)+(30xy-15y)+(38x-19)=0$
$\Leftrightarrow x^2(2x-1)+3y^2(2x-1)-x(2x-1)+15y(2x-1)+19(2x-1)=0$
$\Leftrightarrow (2x-1)(x^2+3y^2-x+15y+19)=0$
$\Leftrightarrow\left[\begin{matrix} 2x-1=0(*)\\ x^2-x+3x^2+15y+19=0(**)\end{matrix}\right.$
(*) Khi $2x-1=0\Leftrightarrow x=\frac{1}{2}$, thế vào phương trình (1), ta được:
$(\frac{1}{2})^3+3.\frac{1}{2}.y^2=5$
$\Leftrightarrow \frac{3}{2}y^2=\frac{39}{8}$
$\Leftrightarrow y^2=\frac{13}{4}$
$\Leftrightarrow y=\pm \sqrt{\frac{13}{4}}=\pm \frac{\sqrt{13}}{2}$
(**) $x^2-x+3y^2+15y+19=0$
$\Leftrightarrow x^2-2x\frac{1}{2}+\frac{1}{4}-\frac{1}{4}+3(y^2+2y\frac{5}{2}+\frac{25}{4}-\frac{25}{4})+19=0$
$\Leftrightarrow (x-\frac{1}{2})^2+3(y+\frac{5}{2})^2=0$
$\Rightarrow \begin{cases} x=\frac{1}{2}\\ y=\frac{-5}{2} \end{cases}$
-Thế x, y vào phương trình (1), ta được:
$VT=\frac{1}{8}+3.\frac{1}{2}.\frac{25}{4}=\frac{19}{2}\neq VP=5$
$\Rightarrow$ Loại $x=\frac{1}{2},y=\frac{-5}{2}$
Kết luận: Vậy hệ phương trình
$\begin{cases} x^3+3xy^2=5 (1) \\ x^2+y^2-10xy-13x+5y+3=0(2) \end{cases}$
Có 2 nghiệm $\left ( \frac{1}{2};\frac{\sqrt{13}}{2} \right )$ và $\left ( \frac{1}{2};\frac{-\sqrt{13}}{2} \right )$


#25
chinhanh9

chinhanh9

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 162 Bài viết
Đặt $x=a+b, y=a-b$, hệ đã cho trở thành:
$\left\{\begin{matrix} \left ( a+b \right )^{3} +3\left ( a+b \right )\left ( a-b \right )^{2}=5& \\ \left ( a+b \right )^{2}+\left ( a-b \right )^{2}-10\left ( a+b \right )\left ( a-b \right )-13\left ( a+b \right )+5\left ( a-b \right )+3= 0 & \end{matrix}\right.$
$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} \left ( a+b \right )\left ( 4a^{2} +4b^{2}-4ab\right )=5 & \\ 2\left ( a^{2} +b^{2}\right )-10\left ( a^{2}-b^{2} \right )-13\left ( a+b \right )+5\left ( a-b \right )+3= 0 & \end{matrix}\right.$
$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} 4\left ( a+b \right )\left ( a^{2} -ab+b^{2}\right )= 5 & \\ -8a^{2}+12b^{2}-8a-18b+3= 0 & \end{matrix}\right.$
$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} a^{3}+b^{3} -\frac{5}{4}= 0\left ( 1 \right )& \\ 8a^{2}-12b^{2}+8a+18b-3=0\left ( 2 \right ) & \end{matrix}\right.$
Nhân hai vế của $\left ( 2 \right )$ với $\frac{3}{8}$ rồi cộng với $\left ( 1 \right )$, ta được:
$a^{3}+b^{3}-\frac{5}{4}+\left ( 3a^{2} -\frac{9}{2}b^{2}+3a+\frac{27}{4}b-\frac{9}{8}\right )= 0$
$\Leftrightarrow a^{3}+3a^{2}+3a+1+b^{3}-\frac{9}{2}b^{2}+\frac{27}{4}b+\frac{27}{8}= 0$
$\Leftrightarrow \left ( a+1 \right )^{3}+\left ( b-\frac{3}{2} \right )^{3}= 0$
$\Leftrightarrow b=\frac{1}{2}-a$.
Thế vào $\left ( 1 \right )$, ta được:
$a^{3}+\left ( \frac{1}{2}-a \right )^{3}-\frac{5}{4}=0$
$\Leftrightarrow \frac{3}{2}a^{2}-\frac{3}{4}a-\frac{9}{8}= 0$
$\Leftrightarrow a= \frac{1+\sqrt{3}}{4} \vee a= \frac{1-\sqrt{3}}{4}$
$\Rightarrow b= \frac{1-\sqrt{3}}{4} \vee b= \frac{1+\sqrt{3}}{4}$.
Từ đó, ta được:
$\left ( x;y \right )= \left ( \frac{1}{2} ;\frac{\sqrt{13}}{2}\right )$ $,\left ( x;y \right )= \left ( \frac{\sqrt{13}}{2};\frac{1}{2} \right )$.

Điểm bài: 9
S=48−43+3×9+0+0=32

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi E. Galois: 30-08-2012 - 22:12
Ghi điểm

>:)  >:)  >:)    HỌC ĐỂ KIẾM TIỀN    >:)  >:)  >:) 


#26
sogenlun

sogenlun

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 105 Bài viết
Đề bài : Giải hệ Phương trình:

$$ \left\{ \begin{array}{l}x^3 +3xy^2=5 \ \ \ (1) \\x^2 + y^2 -10xy -13x +5y +3 = 0 \ \ \ (2)\end{array} \right.$$



Lời giải:
Ta có phương trình $(1)$ tương đương với : $x(x^2+3y^2)=5$
Như vậy $x=0$ không thoă mãn $(1)$
Ta xét trường hợp $x \ne 0$ :
Từ $(1)$ ta có : $$y^2 =\dfrac{5-x^3}{3x} (3)$$
Thay vào $(2)$ ta được :
$$ x^2 + \dfrac{5-x^3}{3x} -10xy -13x +5y +3 =0$$
$$ \Leftrightarrow \dfrac{2x^3-39x^2+9x+5}{3x} = 5y(2x-1)$$
$$ \Leftrightarrow \dfrac{(2x-1)(x^2-19x-5)}{15x} = y(2x-1)$$
Đến đây xảy ra 2 trường hợp :
$ \bullet 2x -1 =0 \Leftrightarrow x = \dfrac{1}{2}$ , thế vào $(1)$ ta được $ y = \pm \dfrac{\sqrt{13}}{2}$
$ \bullet \dfrac{x^2-19x-5}{15x} = y \Rightarrow y^2 = (\dfrac{x^2-19x-5}{15x})^2 $
Đến đây kết hợp với $(3)$ ta có :
$$ (\dfrac{x^2-19x-5}{15x})^2 = \dfrac{5-x^3}{3x}$$
$$ \Leftrightarrow (x^2-19x-5)^2 = 75x(5-x^3)$$

$$ \Leftrightarrow 76x^4 -38x^3+351x^2 -185x +25 = 0$$
$$ \Leftrightarrow 38x^2(2x^2 -x+\dfrac{1}{8}) + \dfrac{x^2}{4}+346x^2 -185x +25 = 0$$
Ta sẽ chứng minh vế trái luôn dương.
Thật vậy : $$ 38x^2(2x^2 -x+\dfrac{1}{8})= 76x^2(x-\dfrac{1}{4})^2 \ge 0$$
$$ \dfrac{x^2}{4} \ge 0$$
Việc còn lại là chứng minh :$$ 346x^2 -185x +25 > 0 $$
Thật vậy : $$ \Delta = 185^2 -4.25.346 = -375 <0$$
Suy ra điều cần chứng minh.
Vậy $$76x^4 -38x^3+351x^2 -185x +25 >0$$
Vậy hệ phương trình đã cho có các nghiệm là : $ (x,y) = (\dfrac{1}{2} ; \dfrac{\sqrt{13}}{2}) , (\dfrac{1}{2} ; \dfrac{-\sqrt{13}}{2}) $ .$\square$

Điểm bài: 10
S=48−49+3×10+0+0=29

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi E. Galois: 30-08-2012 - 22:13
Ghi điểm

Chia sẻ tài liệu ôn thi đại học tại : http://blogtoanli.net


#27
dangerous_nicegirl

dangerous_nicegirl

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 37 Bài viết
lời giải:
thấy x=o không là nghiệm của hệ.
Nhân 3x vào (2) rồi trừ vế theo vế ta được:
$3x^3+3xy^2-30x^2y-39x^2+15xy+9x-x^3-3xy^2=-5$
$\Leftrightarrow 2x^3-39x^2+9x+5-15y(2x^2-x)=0$
$\Leftrightarrow (2x-1)(x^2-19x-5-15xy)=0$
TH1:2x-1=0 $\Leftrightarrow x=\frac{1}{2}$.thay vào pt (1) ta được y=$\pm$$\frac{\sqrt{13}}{2}$
TH2:$x^2-19x-5-15xy=0$$\Leftrightarrow y=\frac{x^2-19x-5}{15x}$
thay vào pt1 ta được:$76x^4-38x^3+351x^2-185x+25=0$
$\Leftrightarrow x^2(76x^2-38x+5)+346x^2-185x+25=0$
ta lại có:$76x^2-38x+5>0 $và$346x^2-185x+25$ với mọi $x(\bigtriangleup <0;a>0)$
Vạy hệ có nghiệm duy nhất là x=$\frac{1}{2}$; y=$\pm$$\frac{\sqrt{13}}{2}$
mở rộng
ta thấy pt (1) có y^2, mà pt(2) cũng có y bậc 2,1 nên ta nhân 3x với pt 2 trừ vế theo vế để triệt tiêu hết y^2 và chỉ còn pt bậc 1 của y rồi rút x theo y

Điểm bài: 9.5
S=48−50+9.5×3+0+0=26.5

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi E. Galois: 30-08-2012 - 22:14
Xem bài giải, ghi điểm


#28
E. Galois

E. Galois

    Chú lùn thứ 8

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 3861 Bài viết
Trận đấu đã kết thúc, các toán thủ có thể nhận xét bài làm của nhau nhưng không được tự sửa bài của mình. Toán thủ nào sửa bài làm của mình sẽ bị 0 điểm

1) Xem cách đăng bài tại đây
2) Học gõ công thức toán tại: http://diendantoanho...oạn-thảo-latex/
3) Xin đừng đặt tiêu đề gây nhiễu: "Một bài hay", "... đây", "giúp tớ với", "cần gấp", ...
4) Ghé thăm tôi tại 
http://Chúlùnthứ8.vn

5) Xin đừng hỏi bài hay nhờ tôi giải toán. Tôi cực gà.


#29
longqnh

longqnh

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 191 Bài viết

Trận đấu đã kết thúc, các toán thủ có thể nhận xét bài làm của nhau nhưng không được tự sửa bài của mình. Toán thủ nào sửa bài làm của mình sẽ bị 0 điểm


Mong BTC mở luôn topic ra đề để mọi người có thể xem những đề thi của các bạn gửi lên :)

SẼ KHÔNG BAO GIỜ BẾ TẮC NẾU TA CÒN CỐ GẮNG


#30
nthoangcute

nthoangcute

    Thiếu tá

  • Thành viên
  • 2003 Bài viết
Lời giải như đã hứa của mình với anh Trọng:
__________________________
Hình đã gửi
__________________________
Cái này không dùng Wolframalpha nhé !!!

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nthoangcute: 27-08-2012 - 13:05

BÙI THẾ VIỆT - Chuyên gia Thủ Thuật CASIO

 

Facebook : facebook.com/viet.alexander.7


Youtube : youtube.com/nthoangcute


Gmail : [email protected]


SÐT : 0965734893


#31
dangerous_nicegirl

dangerous_nicegirl

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 37 Bài viết

MHS02 (hptai1997)
Bài làm
$\begin{cases} x^3+3xy^2=5 (1) \\ x^2+y^2-10xy-13x+5y+3=0(2) \end{cases}$
- Lấy phương trình (1) nhân với 2 và phương trình (2) nhân với 3, ta được:
$\begin{cases} 2x^3+6xy^2=10 (3) \\ 3x^2+3y^2-30xy-39x+15y+9=0(4) \end{cases}$
- Lấy phương trình (3) trừ phương trình (4), ta được:
$2x^3+6xy^2-10-(3x^2+3y^2-30xy-39x+15y+9)=0$
$\Leftrightarrow 2x^3+6xy^2-10-3x^2-3y^2+30xy+39x-15y-9=0$
$\Leftrightarrow 2x^3+6xy^2-19-x^2-2x^2-3y^2+30xy+x+38x-15y=0$
$\Leftrightarrow (2x^3-x^2)+(6xy^2-3y^2)-(2x^2-x)+(30xy-15y)+(38x-19)=0$
$\Leftrightarrow x^2(2x-1)+3y^2(2x-1)-x(2x-1)+15y(2x-1)+19(2x-1)=0$
$\Leftrightarrow (2x-1)(x^2+3y^2-x+15y+19)=0$
$\Leftrightarrow\left[\begin{matrix} 2x-1=0(*)\\ x^2-x+3x^2+15y+19=0(**)\end{matrix}\right.$
(*) Khi $2x-1=0\Leftrightarrow x=\frac{1}{2}$, thế vào phương trình (1), ta được:
$(\frac{1}{2})^3+3.\frac{1}{2}.y^2=5$
$\Leftrightarrow \frac{3}{2}y^2=\frac{39}{8}$
$\Leftrightarrow y^2=\frac{13}{4}$
$\Leftrightarrow y=\pm \sqrt{\frac{13}{4}}=\pm \frac{\sqrt{13}}{2}$
(**) $x^2-x+3y^2+15y+19=0$
$\Leftrightarrow x^2-2x\frac{1}{2}+\frac{1}{4}-\frac{1}{4}+3(y^2+2y\frac{5}{2}+\frac{25}{4}-\frac{25}{4})+19=0$
$\Leftrightarrow (x-\frac{1}{2})^2+3(y+\frac{5}{2})^2=0$
$\Rightarrow \begin{cases} x=\frac{1}{2}\\ y=\frac{-5}{2} \end{cases}$
-Thế x, y vào phương trình (1), ta được:
$VT=\frac{1}{8}+3.\frac{1}{2}.\frac{25}{4}=\frac{19}{2}\neq VP=5$
$\Rightarrow$ Loại $x=\frac{1}{2},y=\frac{-5}{2}$
Kết luận: Vậy hệ phương trình
$\begin{cases} x^3+3xy^2=5 (1) \\ x^2+y^2-10xy-13x+5y+3=0(2) \end{cases}$
Có 2 nghiệm $\left ( \frac{1}{2};\frac{\sqrt{13}}{2} \right )$ và $\left ( \frac{1}{2};\frac{-\sqrt{13}}{2} \right )$

làm sao để tìm ra pt1nhan với 2 ,pt 2 nhân với 3 vậy bạn

#32
BoFaKe

BoFaKe

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 613 Bài viết

Đặt $x=a+b, y=a-b$, hệ đã cho trở thành:
$\left\{\begin{matrix} \left ( a+b \right )^{3} +3\left ( a+b \right )\left ( a-b \right )^{2}=5& \\ \left ( a+b \right )^{2}+\left ( a-b \right )^{2}-10\left ( a+b \right )\left ( a-b \right )-13\left ( a+b \right )+5\left ( a-b \right )+3= 0 & \end{matrix}\right.$
$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} \left ( a+b \right )\left ( 4a^{2} +4b^{2}-4ab\right )=5 & \\ 2\left ( a^{2} +b^{2}\right )-10\left ( a^{2}-b^{2} \right )-13\left ( a+b \right )+5\left ( a-b \right )+3= 0 & \end{matrix}\right.$
$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} 4\left ( a+b \right )\left ( a^{2} -ab+b^{2}\right )= 5 & \\ -8a^{2}+12b^{2}-8a-18b+3= 0 & \end{matrix}\right.$
$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} a^{3}+b^{3} -\frac{5}{4}= 0\left ( 1 \right )& \\ 8a^{2}-12b^{2}+8a+18b-3=0\left ( 2 \right ) & \end{matrix}\right.$
Nhân hai vế của $\left ( 2 \right )$ với $\frac{3}{8}$ rồi cộng với $\left ( 1 \right )$, ta được:
$a^{3}+b^{3}-\frac{5}{4}+\left ( 3a^{2} -\frac{9}{2}b^{2}+3a+\frac{27}{4}b-\frac{9}{8}\right )= 0$
$\Leftrightarrow a^{3}+3a^{2}+3a+1+b^{3}-\frac{9}{2}b^{2}+\frac{27}{4}b+\frac{27}{8}= 0$
$\Leftrightarrow \left ( a+1 \right )^{3}+\left ( b-\frac{3}{2} \right )^{3}= 0$
$\Leftrightarrow b=\frac{1}{2}-a$.
Thế vào $\left ( 1 \right )$, ta được:
$a^{3}+\left ( \frac{1}{2}-a \right )^{3}-\frac{5}{4}=0$
$\Leftrightarrow \frac{3}{2}a^{2}-\frac{3}{4}a-\frac{9}{8}= 0$
$\Leftrightarrow a= \frac{1+\sqrt{3}}{4} \vee a= \frac{1-\sqrt{3}}{4}$
$\Rightarrow b= \frac{1-\sqrt{3}}{4} \vee b= \frac{1+\sqrt{3}}{4}$.
Từ đó, ta được:
$\left ( x;y \right )= \left ( \frac{1}{2} ;\frac{\sqrt{13}}{2}\right )$ $,\left ( x;y \right )= \left ( \frac{\sqrt{13}}{2};\frac{1}{2} \right )$.

Cách này là một phương pháp riêng hay là mình tự nghĩ ra hả bạn.Mà làm sao để có thể nghĩ như vậy :)
~~~~~~~~~~~~~~Tiếc gì mà không click vào nút like mọi ngươì nhỉ ^0^~~~~~~~~~~~~~

#33
E. Galois

E. Galois

    Chú lùn thứ 8

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 3861 Bài viết

Mong BTC mở luôn topic ra đề để mọi người có thể xem những đề thi của các bạn gửi lên :)


Ko được, BTC còn cần để cho những trận sau mà

1) Xem cách đăng bài tại đây
2) Học gõ công thức toán tại: http://diendantoanho...oạn-thảo-latex/
3) Xin đừng đặt tiêu đề gây nhiễu: "Một bài hay", "... đây", "giúp tớ với", "cần gấp", ...
4) Ghé thăm tôi tại 
http://Chúlùnthứ8.vn

5) Xin đừng hỏi bài hay nhờ tôi giải toán. Tôi cực gà.


#34
Oh Yeah

Oh Yeah

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 15 Bài viết

làm sao để tìm ra pt1nhan với 2 ,pt 2 nhân với 3 vậy bạn

Để tìm ra như vậy ta có thể giả sử lấy$ \alpha (1)-\beta (2)$ ta được:

$\alpha (x^3+3xy^2-5)-\beta (x^2+y^2-10xy-13x+5y+3)=0 \\
\Leftrightarrow \alpha x^3+3\alpha xy^2-\beta x^2-\beta y^2+10\beta xy +13\beta x-5\beta y-5\alpha -3\beta =0 (1)$
Mặt khác, ta nhẩm được 1 nghiệm của hpt là$(x,y)=(\dfrac{1}{2}.\dfrac{\sqrt{13}}{2})$, do đó ta mong muốn $(1)$phân tích được thành:

$(2x-1)(ax^2+bx+cy^2+dy+e)=0 \\
\Leftrightarrow 2ax^3+2cxy^2+(-a+2b)x^2-cy^2+2dxy+(-b+2e)x-dy-e=0 (2)$
Đồng nhất hệ số$ (1)$ và $(2) $ta đc:
$\left\{\begin{matrix}
2a=\alpha \\
2c=3\alpha \\
-a+2b=-\beta \\
c=\beta \\
2d=10\beta \\
-b+2e=13\beta \\
d=5\beta \\
e=5\alpha +3\beta
\end{matrix}\right.

\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}
a=1\\
b=-1\\
c=3\\
d=15\\
e=19\\
\alpha =2\\
\beta =3
\end{matrix}\right.$
Từ đó dẫn đến lời giải trên.

#35
BoFaKe

BoFaKe

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 613 Bài viết


Để tìm ra như vậy ta có thể giả sử lấy$ \alpha (1)-\beta (2)$ ta được:

$\alpha (x^3+3xy^2-5)-\beta (x^2+y^2-10xy-13x+5y+3)=0 \\
\Leftrightarrow \alpha x^3+3\alpha xy^2-\beta x^2-\beta y^2+10\beta xy +13\beta x-5\beta y-5\alpha -3\beta =0 (1)$
Mặt khác, ta nhẩm được 1 nghiệm của hpt là$(x,y)=(\dfrac{1}{2}.\dfrac{\sqrt{13}}{2})$, do đó ta mong muốn $(1)$phân tích được thành:

$(2x-1)(ax^2+bx+cy^2+dy+e)=0 \\
\Leftrightarrow 2ax^3+2cxy^2+(-a+2b)x^2-cy^2+2dxy+(-b+2e)x-dy-e=0 (2)$
Đồng nhất hệ số$ (1)$ và $(2) $ta đc:
$\left\{\begin{matrix}
2a=\alpha \\
2c=3\alpha \\
-a+2b=-\beta \\
c=\beta \\
2d=10\beta \\
-b+2e=13\beta \\
d=5\beta \\
e=5\alpha +3\beta
\end{matrix}\right.

\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}
a=1\\
b=-1\\
c=3\\
d=15\\
e=19\\
\alpha =2\\
\beta =3
\end{matrix}\right.$
Từ đó dẫn đến lời giải trên.

Cái bài này mình mò mãi mới ra nghiệm,mò ra nghiệm xong là bài ok luôn :D.Nhưng chắc cách của bạn đúng khi nó phân tích được thôi nhỉ.Nếu mà nghiệm lẻ cả thì không biết có được không :D.
~~~~~~~~~~~~~~Tiếc gì mà không click vào nút like mọi ngươì nhỉ ^0^~~~~~~~~~~~~~

#36
Oh Yeah

Oh Yeah

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 15 Bài viết

Cái bài này mình mò mãi mới ra nghiệm,mò ra nghiệm xong là bài ok luôn :D.Nhưng chắc cách của bạn đúng khi nó phân tích được thôi nhỉ.Nếu mà nghiệm lẻ cả thì không biết có được không :D.

Đây chính là hạn chế của cách này. Nó chỉ có thể làm đc khi đoán trước đc nghiệm. Nếu không đoán đc nghiệm thì ta chuyển sang cách khác :biggrin:

#37
BoFaKe

BoFaKe

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 613 Bài viết

bài này rõ là ảo. mình mò mãi mới ra được cách làm trên. Công nhận đề lần này ra khó thật

Mò đôi khi lại là cả một nghệ thuật đấy bạn ạ :)),Mình cũng mò mãi mới ra nghiệm,không ngờ nó lại rơi vào trường hợp $x=\frac{1}{2}$.
~~~~~~~~~~~~~~Tiếc gì mà không click vào nút like mọi ngươì nhỉ ^0^~~~~~~~~~~~~~

#38
chinhanh9

chinhanh9

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 162 Bài viết

Cách này là một phương pháp riêng hay là mình tự nghĩ ra hả bạn.Mà làm sao để có thể nghĩ như vậy :)

Có phương pháp hẳn hoi đó bạn, chứ ai hơi đâu mà mò được :icon6: . Bài này sử dụng pp đặt ẩn phụ tổng hiệu với lại hệ số bất định, theo mình biết thì các hệ trong đó có pt dạng $mx^{2}+3mxy^{2}=a$ đều có thể đặt ẩn là $x=a+b$ và $x=a-b$. Nếu đoán được nghiệm thì dùng hệ số bất định mà khỏi đặt ẩn phụ cũng được. Có chi bạn kiểm cái chuyên đề hệ pt của Mathscope mà coi.

>:)  >:)  >:)    HỌC ĐỂ KIẾM TIỀN    >:)  >:)  >:) 


#39
longqnh

longqnh

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 191 Bài viết
Thống kê các toán thủ đã làm bài trận 1 (theo thứ tự):
  • kphongdo - MHS32
  • minh29995 - MHS11
  • longqnh - MHS13
  • NGOCTIEN_A1_DQH - MHS09
  • Banglangtimhy - MHS17
  • Phạm Hữu Bảo Chung - MHS34
  • diepviennhi - MHS20
  • changtraife - MHS27
  • khanh3570883 - MHS29
  • hoangtrong2305 - MHS08
  • luuxuan9x - MHS28
  • BoFake - MHS06
  • Celia - MHS16
  • nguyenhang28091996 - MHS14
  • 19hvk97 - MHS23
  • ElanaIP97 - MHS19
  • hptai1997 - MHS02
  • chinhanh9 - MHS37
  • sogelun - MHS???
  • dangerous_nicegirl - MHS25
Tổng cộng đã có 20/38 toán thủ thi đấu trận 1 nên chắc chắn tất cả đều được đi tiếp. Mọi người chuẩn bị trận 2 đi nào :lol:

SẼ KHÔNG BAO GIỜ BẾ TẮC NẾU TA CÒN CỐ GẮNG


#40
BoFaKe

BoFaKe

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 613 Bài viết

Có phương pháp hẳn hoi đó bạn, chứ ai hơi đâu mà mò được :icon6: . Bài này sử dụng pp đặt ẩn phụ tổng hiệu với lại hệ số bất định, theo mình biết thì các hệ trong đó có pt dạng $mx^{2}+3mxy^{2}=a$ đều có thể đặt ẩn là $x=a+b$ và $x=a-b$. Nếu đoán được nghiệm thì dùng hệ số bất định mà khỏi đặt ẩn phụ cũng được. Có chi bạn kiểm cái chuyên đề hệ pt của Mathscope mà coi.

Mình quên mất cái trang đó rồi :P,bạn cho mình xem lại đi.:D
~~~~~~~~~~~~~~Tiếc gì mà không click vào nút like mọi ngươì nhỉ ^0^~~~~~~~~~~~~~




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh