Đến nội dung

Hình ảnh

Chứng minh $\sum \sqrt{a} \le \sqrt{\frac{ab+bc+ca}{2(a^{2}b^{2}+b^{2}c^{2}+c^{2}a^{2})}} $

* * * - - 2 Bình chọn mathlinks.ro

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 5 trả lời

#1
Ispectorgadget

Ispectorgadget

    Nothing

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 2946 Bài viết
Cho $a,b,c$ thực dương thỏa $a+b+c=1$ .Chứng minh$$ \sqrt{a}+\sqrt{b}+\sqrt{c}\leq\sqrt{\frac{ab+bc+ca}{2(a^{2}b^{2}+b^{2}c^{2}+c^{2}a^{2})}} $$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Ispectorgadget: 23-08-2012 - 22:36

►|| The aim of life is self-development. To realize one's nature perfectly - that is what each of us is here for. ™ ♫


#2
DBSK

DBSK

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 42 Bài viết
Dùng p,q,r chắc ngon!
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Lần sau bạn trình bày hẳn ra nhé:) Thân!

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi WhjteShadow: 24-08-2012 - 11:26


#3
dark templar

dark templar

    Kael-Invoker

  • Hiệp sỹ
  • 3788 Bài viết

Cho $a,b,c$ thực dương thỏa $a+b+c=1$ .Chứng minh$$ \sqrt{a}+\sqrt{b}+\sqrt{c}\leq\sqrt{\frac{ab+bc+ca}{2(a^{2}b^{2}+b^{2}c^{2}+c^{2}a^{2})}} $$

Đúng như bạn DBSK nói,bài này xài $p,q,r$ cũng ngon ăn nhưng rất trâu :)
Đặt $\sqrt{a}=x;\sqrt{b}=y;\sqrt{c}=z \implies x^2+y^2+z^2=1$.
BĐT trở thành:
$$(x+y+z)^2 \le \frac{x^2y^2+y^2z^2+z^2x^2}{2(x^4y^4+y^4z^4+z^4x^4)}$$
Xét cách đặt $p,q,r$,ta sẽ có ngay:
$$p^2=1+2q;q \in [0;1]$$
Khi đó:
$$x^2y^2+y^2z^2+z^2x^2=(xy+yz+zx)^2-2xyz(x+y+z)=q^2-2pr$$
$$x^4y^4+y^4z^4+z^4x^4=(x^2y^2+y^2z^2+z^2x^2)^2-2x^2y^2z^2(x^2+y^2+z^2)=(q^2-2pr)^2-2r^2$$
Vậy ta có thể viết lại BĐT dưới dạng sau:
$$(q^2-2pr)\left[(q^2-2pr)(2+4q)-1 \right] \le 4r^2(1+2q)$$
Theo Schur:
$$r \ge \left \{0;\frac{p(2q-1)}{9} \right \}$$
Xét 2 trường hợp:
TH1: $q \le \frac{1}{2} \implies r \ge 0$
Khi đó:
$$4r^2(1+2q) \ge 0$$
Nên ta sẽ chứng minh:
$$(q^2-2pr)\left[(q^2-2pr)(2+4q)-1 \right] \le 0(2)$$
Dễ thấy :$q^2-2pr \ge 0$ nên:
$$(2) \iff (q^2-2pr)(2+4q) \le 1$$
Do $r \ge 0$ nên:
$$(q^2-2pr)(2+4q) \le q^2(2+4q) \le 1;\forall q \le \frac{1}{2}$$
Trong trường hợp này bài toán đã được chứng minh.

TH2: $1 \ge q \ge \frac{1}{2} \implies r \ge \frac{p(2q-1)}{9}$
Khí đó:
$$(q^2-2pr)\left[(q^2-2pr)(2+4q)-1 \right] \le \left[q^2-\frac{2p^2(2q-1)}{9} \right]\left[\left(q^2-\frac{2p^2(2q-1)}{9} \right)(2+4q)-1 \right]$$
$$=\frac{2(1+2q)(q^4+4q^2+4)-81}{81}$$
$$4r^2(1+2q) \ge \frac{4p^2(2q-1)^2(2q+1)}{81}$$
Vậy bài toán sẽ được giải quyết nếu ta chứng minh được:
$$\frac{2(1+2q)(q^4+4q^2+4)-81}{81} \le \frac{4p^2(2q-1)^2(2q+1)}{81}$$
Thay $p^2=1+2q$ thì ta thu được:
$$\frac{2(1+2q)(q^4+4q^2+4)-81}{81} \le \frac{4(2q-1)^2(2q+1)^2}{81}=\frac{4(16q^4+1-8q^2)}{81}$$
$$\iff f(q)=4q^5-62q^4+16q^3+40q^2+16q-77 \le 0$$
Do $f(1)f\left(\frac{1}{2} \right) >0$ nên theo Định lý Boxano-Cauchy thì $\not \exists k \in \left(\frac{1}{2};1 \right):f(k)=0$,hay $f(q) \neq 0;\forall q \in \left[\frac{1}{2};1 \right]$.
Lại có $f$ liện tục trên $\left[\frac{1}{2};1 \right];f\left(\frac{3}{4} \right)<0$ nên ta sẽ có $f(q)<0;\forall q \in \left[\frac{1}{2};1 \right]$.

Bài toán đã được chứng minh hoàn toàn.Đẳng thức xảy ra khi $a=0;b=c=\frac{1}{2}$ hay các hoán vị tương ứng.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi dark templar: 25-08-2012 - 11:07

"Do you still... believe in me ?" Sarah Kerrigan asked Jim Raynor - Starcraft II:Heart Of The Swarm.

#4
Didier

Didier

    đẹp zai có một ko hai

  • Thành viên
  • 403 Bài viết
Dark templar có thể giải thích hộ mình tại sao hàm $f(x)$ liên tục trên khoảng $\left [ \frac{1}{2},1 \right ]$và $f(\frac{3}{4})< 0$ thì $f(x)<0$ trên khoảng đó không

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Didier: 25-08-2012 - 16:24


#5
tim1nuathatlac

tim1nuathatlac

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 298 Bài viết

Đúng như bạn DBSK nói,bài này xài $p,q,r$ cũng ngon ăn nhưng rất trâu :)
Đặt $\sqrt{a}=x;\sqrt{b}=y;\sqrt{c}=z \implies x^2+y^2+z^2=1$.
BĐT trở thành:
$$(x+y+z)^2 \le \frac{x^2y^2+y^2z^2+z^2x^2}{2(x^4y^4+y^4z^4+z^4x^4)}$$
Xét cách đặt $p,q,r$,ta sẽ có ngay:
$$p^2=1+2q;q \in [0;1]$$
Khi đó:
Theo Schur:
$$r \ge \left \{0;\frac{p(2q-1)}{9} \right \}$$

theo Schur thì $r\geq \left \{ 0;\frac{p\left ( 4q-p^{2} \right )}{9} \right \}$ chứ anh


#6
dark templar

dark templar

    Kael-Invoker

  • Hiệp sỹ
  • 3788 Bài viết

Dark templar có thể giải thích hộ mình tại sao hàm $f(x)$ liên tục trên khoảng $\left [ \frac{1}{2},1 \right ]$và $f(\frac{3}{4})< 0$ thì $f(x)<0$ trên khoảng đó không

Thưc chất dòng đó bạn phải vẽ bảng biến thiên mới thấy rõ được.Ta dễ dàng có nghiệm duy nhất đạo hàm cấp 1 trên đoạn $\left[\frac{1}{2};1 \right]$ là $x_0=0,7694$(cái này có thể xài Wolframalpha mà tính chính xác ) mà $\frac{3}{4}<x_0;f'\left(\frac{3}{4} \right)>0$ nên $f(q) \le f(x_0)<0$.

theo Schur thì $r\geq \left \{ 0;\frac{p\left ( 4q-p^{2} \right )}{9} \right \}$ chứ anh

Để ý $p^2=1+2q$ chứ em :)
"Do you still... believe in me ?" Sarah Kerrigan asked Jim Raynor - Starcraft II:Heart Of The Swarm.





Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: mathlinks.ro

1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh