Đến nội dung

Hình ảnh

Phong trào chuyên toán: chờ một cú hích “kiểu Ngô Bảo Châu”

- - - - - ngô bảo châu hội nghị toán học việt-pháp toán học việt nam

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 6 trả lời

#1
Nesbit

Nesbit

    ...let it be...

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 2412 Bài viết
Nhân Hội nghị Toán học phối hợp Việt – Pháp được tổ chức tại Huế, Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán đã tổ chức một buổi gặp gỡ bàn về vấn đề triển khai mảng chuyên Toán trong chương trình quốc gia về phát triển Toán học. Diễn đàn Toán học đã vinh dự được GS. Ngô Bảo Châu mời tham gia buổi gặp gỡ này. Dưới đây Ban Biên Tập xin được đăng lại chia sẻ của TS. Trần Nam Dũng trên báo Sài Gòn Tiếp Thị Online.


Hình đã gửi

GS. Ngô Bảo Châu phát biểu tại Hội nghị Toán học phối hợp Viêt-Pháp




SGTT.VN - Nhân hội nghị Toán học phối hợp Việt – Pháp được tổ chức tại đại học Huế (20 – 24.8), chiều 22.8 dưới sự chủ trì của GS Ngô Bảo Châu, viện Nghiên cứu cao cấp về toán đã tổ chức buổi toạ đàm giữa các nhà toán học, các nhà giáo dục, giáo viên chuyên toán và đại diện một số diễn đàn toán học để bàn về vấn đề bồi dưỡng giáo viên chuyên toán và học sinh giỏi toán. TS Trần Nam Dũng chia sẻ một số thông tin và suy nghĩ về nội dung buổi toạ đàm.

Dưới những góc nhìn khác nhau, khách mời của buổi toạ đàm đã chia sẻ những trăn trở của mình về thực trạng dạy và học toán ở các trường chuyên hiện nay, về động cơ học toán của học sinh và sự tiếp nối giữa các thế hệ.

Trăn trở của người trong cuộc

Thực trạng đã diễn ra nhiều năm là không nhiều học sinh chuyên toán nói chung và các học sinh đoạt giải học sinh giỏi toán nói riêng tiếp tục theo học toán ở bậc đại học. Hệ quả là các khoa toán ở các trường đại học thiếu sinh viên giỏi, xuất sắc để có thể tiếp tục đào tạo ở cấp học cao hơn, tạo thành lực lượng kế cận sau này. GS Phùng Hồ Hải (viện Toán học Việt Nam) chia sẻ: “Nhiều năm nay tôi tham gia giảng dạy cho các lớp tài năng tại đại học Sư phạm, trung bình trong số 20 em của lớp này chỉ có chừng hai, ba em từng là học sinh giỏi quốc gia”. GS Nguyễn Hữu Dư, tổng thư ký hội Toán học Việt Nam bổ sung: “Khối chuyên toán đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội từ lâu luôn tự hào đã đào tạo nhiều thế hệ học sinh sau này trở thành những nhà toán học xuất sắc, nhưng vài năm gần đây mạch nước quý đó dường như đã ngừng lại”.


Dưới góc nhìn của các giáo viên chuyên toán thì phong trào dạy và học chuyên nói chung và chuyên toán nói riêng đang chững lại. Học sinh luôn đứng trước sự lựa chọn giữa con đường học chuyên sâu để thi học sinh giỏi quốc gia và con đường học ngoại ngữ để đi du học, thêm vào đó là tác động của những thay đổi chính sách khiến học sinh giỏi không còn quá mặn mà với việc học chuyên. Bên cạnh đó, việc thiếu các chế độ đãi ngộ xứng đáng cũng dẫn đến tình trạng các trường rất khó thu hút giảng viên giỏi về dạy chuyên. TS Đậu Hoàng Hưng, tổ trưởng tổ toán trường THPT chuyên Phan Bội Châu – Nghệ An cho rằng việc bỏ các lớp chuyên cấp 2 và kỳ thi học sinh giỏi toán lớp 9 đã khiến các trường chuyên phải vất vả bổ sung các kiến thức rất cơ bản về số học, hình học phẳng cho học sinh. Tiếp theo ý kiến này, GS Lê Tuấn Hoa, chủ tịch hội Toán học Việt Nam cho rằng với cách học vượt, học lướt, học sinh chỉ học được phần ngọn, tức là kỹ năng giải các bài toán theo khuôn mẫu nhất định.

Và những cố gắng ban đầu

Mặc dù có những khó khăn nhất định, dù có những lúc bị tác động dữ dội, nhưng phong trào học sinh giỏi toán vẫn tiến về phía trước. Những năm gần đây, với sự tích cực của một số tổ chức, cá nhân, một số hoạt động có tác dụng thúc đẩy phong trào dạy và học chuyên toán đã được tổ chức. Đó là chương trình Trại hè toán học Hùng Vương do hội Toán học Hà Nội và một số trường chuyên vùng Tây – Việt Bắc và trung du Bắc bộ tổ chức, là Olympic duyên hải Bắc bộ, Olympic Hà Nội mở rộng. Ở phía nam, bên cạnh kỳ thi Olympic 30.4 truyền thống có kỳ thi Olympic đồng bằng sông Cửu Long, hội thảo liên kết các tỉnh duyên hải và Tây Nguyên.

Ở viện Toán học Việt Nam, dưới sự tài trợ của quỹ Phát triển toán học Việt Nam, một nhóm cán bộ trẻ của viện (hầu hết đã từng tham dự Olympic toán quốc tế) đã tổ chức CLB Toán học với mục đích cung cấp các kiến thức chuyên toán, luyện tập giải toán và lôi kéo học sinh ham thích toán học. Qua hoạt động của câu lạc bộ, các học sinh chuyên toán đã được học trực tiếp với các nhà toán học và các giáo viên chuyên toán như GS Hà Huy Khoái, GS Ngô Bảo Châu, GS Vũ Hà Văn, GS Phùng Hồ Hải, TS Nguyễn Minh Hà, TS Nguyễn Duy Thái Sơn, TS Phan Thị Hà Dương, TS Nguyễn Chu Gia Vượng, TS Vũ Thế Khôi, TS Lê Anh Vinh… Bên cạnh những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho mục tiêu trước mắt của học sinh là các kỳ thi học sinh giỏi, học sinh còn được tiếp cận với những khởi đầu của toán cao cấp, làm quen với các vấn đề của toán học hiện đại.

Ở TP.HCM, một câu lạc bộ toán học được tổ chức với các seminar phương pháp toán sơ cấp. Đặc biệt, chương trình Gặp gỡ toán học qua bốn lần tổ chức (từ tháng 1.2010) với nhiều hoạt động phong phú đã thu hút hàng trăm lượt học sinh từ các tỉnh thành tham dự. Đây cũng là dịp để các học sinh yêu toán khu vực phía nam được học và giao lưu với các giáo sư toán học hàng đầu của Việt Nam, với những giáo viên chuyên toán nổi tiếng.

Bên cạnh các hoạt động trực tiếp nói trên, không thể không kể đến những đóng góp của các diễn đàn toán học, trong đó nổi bật nhất là diendantoanhoc.net và mathscope.org. Các diễn đàn là kênh giao lưu chia sẻ tài liệu và kinh nghiệm học tập rất hiệu quả, xoá nhoà khoảng cách về mặt tài liệu giữa các thành phố và vùng sâu vùng xa. Chính nhờ một phần vào những diễn đàn này mới có sự thành công của các học sinh học trường huyện như Võ Văn Huy – huy chương đồng toán quốc tế 2011, Nguyễn Đình Toàn – giải nhất học sinh giỏi toán quốc gia 2012.

Tạo một cú hích

Ghi nhận ý kiến của các đại biểu dự hội thảo và phần báo cáo sơ lược về hoạt động của các câu lạc bộ và diễn đàn Toán học, GS Ngô Bảo Châu gợi ý đại biểu tập trung đề xuất các hoạt động cụ thể nhằm thúc đẩy các hoạt động bồi dưỡng giáo viên chuyên toán, bồi dưỡng học sinh giỏi toán và chung hơn nữa là truyền bá toán học. Các cơ chế và động cơ vận hành của các hoạt động hiện hữu nên tiếp tục được phát huy, vấn đề là làm sao tổ chức quy củ hơn, chuyên nghiệp hơn và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, với sự vào cuộc của viện Nghiên cứu cao cấp về toán và chương trình trọng điểm Phát triển toán học Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020, có thể nghĩ đến các hoạt động có ảnh hưởng sâu rộng hơn, cần sự đầu tư lớn hơn về nhân lực, tài lực.

GS Hà Huy Khoái, nguyên viện trưởng viện Toán học Việt Nam, người nhiều năm tham gia bồi dưỡng và dẫn đội tuyển Việt Nam dự thi toán quốc tế đề xuất học tập kinh nghiệm của Nga trong việc tổ chức viết các cuốn sách nhỏ để truyền bá toán học và các chuyên đề chuyên toán. Bên cạnh đó, học tập kinh nghiệm một số nước, có thể khai thác sức mạnh của internet qua các lớp học trực tuyến.

Tiếp nối ý kiến của GS Hà Huy Khoái, TS Nguyễn Chu Gia Vượng đề xuất: “Chúng ta có thể bắt đầu chương trình xuất bản sách truyền bá toán học bằng cách dịch các cuốn sách hay của Nga, Mỹ…” Ý kiến này được đa số đại biểu ủng hộ.

Tổng hợp ý kiến của các đại biểu tham dự, GS Ngô Bảo Châu đưa ra chương trình hành động bốn điểm của nhóm hạt nhân, đó là: tổ chức hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi; tổ chức hoạt động bồi dưỡng giáo viên; tổ chức viết các tài liệu chuyên đề và truyền bá toán học; nâng cao hiệu quả và tính định hướng của các diễn đàn toán học. GS Ngô Bảo Châu cũng đề nghị GS Hà Huy Khoái nhận lãnh trách nhiệm người đứng đầu cho mảng chuyên toán, lịch sử toán học và truyền bá toán học.

Như vậy, phong trào chuyên toán sau những giai đoạn khủng hoảng và thiếu định hướng đã có những tín hiệu ổn định, và đang chờ một cú hích như cú hích năm 2010 mà GS Ngô Bảo Châu đem đến cho toán học Việt Nam.



Theo Sài Gòn Tiếp Thị.


Không đọc tin nhắn nhờ giải toán.

 

Góp ý về cách điều hành của mod

 

 


#2
Nesbit

Nesbit

    ...let it be...

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 2412 Bài viết
Phong trào Toán Olympic những năm gần đây đúng là không còn mạnh như trước đây. Sự can thiệp của GS. Ngô Bảo Châu có thể nói là "kịp thời".

Buổi tọa đàm này là một dấu hiệu tốt, tuy vẫn còn bỏ ngỏ nhiều vấn đề, ví dụ như chương trình hành động bốn điểm ở trên thì ai sẽ làm những gì những gì và làm như thế nào ? Có lẽ do thời gian quá eo hẹp và dù sao đây cũng chỉ là buổi họp đầu tiên. Hi vọng sẽ sớm được thấy những hành động/kết quả cụ thể của chương trình này.

Không đọc tin nhắn nhờ giải toán.

 

Góp ý về cách điều hành của mod

 

 


#3
henry0905

henry0905

    Trung úy

  • Thành viên
  • 892 Bài viết
Học chuyên toán bất lợi đủ thứ: thi tuyển sinh chuyên không được quyền lợi gì, thậm chí còn bị mất nhiều thứ. Như thi chuyên toán TPHCM 2012-2013, hệ thi vào lớp 10 chuyên, ở môn Ngữ văn có 60,4% bài thi đạt điểm trên trung bình và 1,1% TS đạt điểm bài thi loại giỏi. Môn tiếng Anh, số TS có bài thi đạt điểm từ 5 trở lên chiếm tỉ lệ 10,8%, trong đó giỏi chỉ có 0,1%. Môn Toán có 4,5 % đạt điểm trên trung bình, giỏi chiếm tỉ lệ 0,2%; tương tự môn Vật lý có 21,7% trên trung bình và giỏi chiếm 4,3%; môn Hóa trên trung bình 25,6% (giỏi đạt 2%); môn Sinh 41,9% trên trung bình (giỏi là 2,9%); môn Tin học có 38,5% bài thi đạt điểm từ 5 trở lên và tỉ lệ giỏi là 9%. Với các con số trên thì chuyên toán gần như không có cơ hội vào các lớp thường trường chuyên- một tổn thất lớn. Theo như em biết thì muốn tuyển thẳng đại học thì phải thi học sinh giỏi quốc gia giải cao thì mới có thể, trong khi học để thi đại học thì nhẹ hơn nhiều. Với lại hiện nay học bổng rất nhiều, lớp em mới học có 4 tuần thì đã có 1 trường đại học bên Sing mở hội thảo...., tụi nó chạy theo ngoại ngữ, còn toán thì học như chương trình nâng cao. Em thích toán thật nhưng con đường Olympic chông gai quá, mong mấy anh cho ý kiến.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi henry0905: 25-08-2012 - 23:00


#4
Nesbit

Nesbit

    ...let it be...

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 2412 Bài viết
Từ khi Bộ GD-ĐT phát động chiến dịch "2 không" để chống bệnh thành tích thì phong trào thi HSG nói chung là thê thảm.
Năm ấy (2007), không biết những nơi khác thế nào, còn ở trường Quốc học Huế thì các đội tuyển buông gần hết. Vì chế độ tuyển thẳng và cộng điểm thi ĐH đã bị bỏ, học tiếp thì mất thời gian mà không được lợi ích gì cụ thể (ngoài cái giấy khen, nếu được giải), dành thời gian ôn thi đại học cho chắc ăn !

Những năm sau đó thì có đỡ hơn, bởi vì học sinh đã biết được thông tin một số trường "tuyển thẳng" (trong ngoặc kép bởi vì nó không hẳn là tuyển thẳng: nếu thi trên điểm sàn thì sẽ được nhận), ví dụ như ĐH KHTN- ĐHQG Hà Nội, ĐH FPT, v.v... , hay là sẽ được miễn tốt nghiệp nếu vào được đội dự tuyển quốc tế (TST). Tuy nhiên đúng như em nói là học sinh Olympic vẫn đang còn chịu nhiều thiệt thòi.

Không đọc tin nhắn nhờ giải toán.

 

Góp ý về cách điều hành của mod

 

 


#5
henry0905

henry0905

    Trung úy

  • Thành viên
  • 892 Bài viết

Từ khi Bộ GD-ĐT phát động chiến dịch "2 không" để chống bệnh thành tích thì phong trào thi HSG nói chung là thê thảm.
Năm ấy (2007), không biết những nơi khác thế nào, còn ở trường Quốc học Huế thì các đội tuyển buông gần hết. Vì chế độ tuyển thẳng và cộng điểm thi ĐH đã bị bỏ, học tiếp thì mất thời gian mà không được lợi ích gì cụ thể (ngoài cái giấy khen, nếu được giải), dành thời gian ôn thi đại học cho chắc ăn !

Những năm sau đó thì có đỡ hơn, bởi vì học sinh đã biết được thông tin một số trường "tuyển thẳng" (trong ngoặc kép bởi vì nó không hẳn là tuyển thẳng: nếu thi trên điểm sàn thì sẽ được nhận), ví dụ như ĐH KHTN- ĐHQG Hà Nội, ĐH FPT, v.v... , hay là sẽ được miễn tốt nghiệp nếu vào được đội dự tuyển quốc tế (TST). Tuy nhiên đúng như em nói là học sinh Olympic vẫn đang còn chịu nhiều thiệt thòi.

Rất nhiều đứa bạn em khóc thê thảm. Thiếu 0.5 nữa để vô lớp chuyên nhưng đến 1.25 để đủ vô lớp thường. Nhiều bạn đã quyết tâm bỏ con đường chuyên toán, hiện tại còn đang "quyến rũ" em với nhiều học bổng giá trị. Cái câu "toán thì bình thường là được rồi, học cố vào cũng lấy được cái giấy khen chứ chả vô nổi đại học, lo anh văn đi du học có tương lai hơn nhiều" cứ ám ảnh em mãi. Rồi lại nghe tin đề án 322 bị dừng, thấy buồn thật. Ba mẹ cũng khuyên học đều để đi thi đại học, du học. Mong mấy anh/ chị cho em ý kiến
P/s: Hội nghị toán học này lớn vậy mà VMF cũng được nêu danh. VINH DỰ THẬT! Đó là chiến thắng đầu tiên trong chuỗi dài thắng lợi tiếp theo của diễn đàn. Giới toán học Pháp bây giờ cũng biết bằng Việt Nam có 1 diễn đàn toán mạng là VMF. Thành công đó là do các mem trong thành viên cố gắng mà có. Mọi người cố gắng phát huy nhé!

#6
Nesbit

Nesbit

    ...let it be...

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 2412 Bài viết

Rất nhiều đứa bạn em khóc thê thảm. Thiếu 0.5 nữa để vô lớp chuyên nhưng đến 1.25 để đủ vô lớp thường. Nhiều bạn đã quyết tâm bỏ con đường chuyên toán, hiện tại còn đang "quyến rũ" em với nhiều học bổng giá trị. Cái câu "toán thì bình thường là được rồi, học cố vào cũng lấy được cái giấy khen chứ chả vô nổi đại học, lo anh văn đi du học có tương lai hơn nhiều" cứ ám ảnh em mãi. Rồi lại nghe tin đề án 322 bị dừng, thấy buồn thật. Ba mẹ cũng khuyên học đều để đi thi đại học, du học. Mong mấy anh/ chị cho em ý kiến

Nếu em thấy mình có đủ đam mê thì hãy quyết tâm theo đuổi (tất nhiên là cũng nên chú ý một chút tới các môn khác chứ không phải là chỉ học Toán không mà vứt hết các môn kia). Em đọc bài viết này chưa: http://diendantoanho...c-sinh-hue.html ?


P/s: Hội nghị toán học này lớn vậy mà VMF cũng được nêu danh. VINH DỰ THẬT! Đó là chiến thắng đầu tiên trong chuỗi dài thắng lợi tiếp theo của diễn đàn. Giới toán học Pháp bây giờ cũng biết bằng Việt Nam có 1 diễn đàn toán mạng là VMF. Thành công đó là do các mem trong thành viên cố gắng mà có. Mọi người cố gắng phát huy nhé!

Thực ra đây chỉ là buổi họp không chính thức do GS. Ngô Bảo Châu khởi xướng thôi chứ không có trong chương trình của hội nghị.

Lần này diễn đàn ta có hai đại diện là anh Tình (BadMan) và anh Khánh (MrMath) tham dự. Thấy có nhắc đến mathscope, không lẽ đại diện chính là anh Nam Dũng ? :)

Không đọc tin nhắn nhờ giải toán.

 

Góp ý về cách điều hành của mod

 

 


#7
henry0905

henry0905

    Trung úy

  • Thành viên
  • 892 Bài viết

Nếu em thấy mình có đủ đam mê thì hãy quyết tâm theo đuổi (tất nhiên là cũng nên chú ý một chút tới các môn khác chứ không phải là chỉ học Toán không mà vứt hết các môn kia). Em đọc bài viết này chưa: http://diendantoanho...c-sinh-hue.html ?



Thực ra đây chỉ là buổi họp không chính thức do GS. Ngô Bảo Châu khởi xướng thôi chứ không có trong chương trình của hội nghị.

Lần này diễn đàn ta có hai đại diện là anh Tình (BadMan) và anh Khánh (MrMath) tham dự. Thấy có nhắc đến mathscope, không lẽ đại diện chính là anh Nam Dũng ? :)

Em đọc rồi thưa anh và em nghĩ em sẽ theo đuổi. Em học toán nhiều nhưng lý hóa cũng tạm ổn ( không phải khoe chứ nói thật, lý hoá em chỉ thua tụi chuyên, không tin các bạn hỏi bạn này nhé ntm1406). Mà hội nghị lần này anh không tham dự a`?

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi henry0905: 25-08-2012 - 23:40






Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: ngô bảo châu, hội nghị toán học việt-pháp, toán học việt nam

2 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 2 khách, 0 thành viên ẩn danh