Đến nội dung

Hình ảnh

Topic nhận đề Hình học phẳng


  • Chủ đề bị khóa Chủ đề bị khóa
Chủ đề này có 32 trả lời

#21
daovuquang

daovuquang

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 194 Bài viết
Cho hình thang cân $ABCD$ có đáy lớn $AB=AC$, đáy nhỏ $CD=\sqrt{2}BC$. Tính các góc của hình thang.
Lời giải:
MSS18(rade).png
Lấy $M$ là trung điểm $CD\Rightarrow CM=\frac{CD}{2}=\frac{CB}{\sqrt{2}}$.
Suy ra $\frac{CM}{CB}=\frac{1}{\sqrt{2}}=\frac{CB}{CD}$.
Lại có $\widehat{MCB}=\widehat{BCD}$
$\Rightarrow \triangle{CMB} \sim \triangle{CBD} (c.g.c)$
$\Rightarrow \widehat{CBM}=\widehat{CDB}\; (1)$ và $BM=\frac{BD}{\sqrt{2}}$.
Tương tự, $AM=\frac{AC}{\sqrt{2}}$.
Do $ABCD$ là hình thang cân $\Rightarrow BD=AC \Rightarrow AM=BM=\frac{BD}{\sqrt{2}}=\frac{AB}{\sqrt{2}}$.
Suy ra $\triangle{AMB}$ vuông cân tại $M \Rightarrow \widehat{MBA}=\widehat{MAB}=45^o$.
Lại có $AB=BD (gt) \Rightarrow \triangle{ADB}$ cân tại $B \Rightarrow \widehat{ADB}=\frac{180^o-\widehat{ABD}}{2}\; (2)$.
Mà $\widehat{ABD}=\widehat{BDC}\; (3)$ (do $AB//CD$)
Từ $(2),(3)\Rightarrow \widehat{ADB}=\frac{180^o-\widehat{CDB}}{2}$
$\Rightarrow \widehat{ADM}=\widehat{ADB}+\widehat{BDC}=90^o+\frac{\widehat{CDB}}{2}$.
$\triangle{ADM}=\triangle{BCM} (c.g.c) \Rightarrow \widehat{DAM}=\widehat{MBC}=\widehat{CDB}$.
Mặt khác: $\widehat{ADM}+\widehat{DAM}+\widehat{AMD}=180^o$
$\Rightarrow (90^o+\frac{CDB}{2})+\widehat{CDB}+\widehat{MAB}=180^o$
$\Rightarrow \frac{3\widehat{CDB}}{2}=45^o$
$\Rightarrow \widehat{CDB}=30^o\; (4)$.
Từ $(1),(4) \Rightarrow \widehat{MBC}=30^o$
$\Rightarrow \widehat{BAC}=\widehat{ABC}=\widehat{ABM}+\widehat{MBC}=45^o+30^o=75^o$
$\Rightarrow \widehat{ADC}=\widehat{BCD}=180^o-\widehat{ABC}=180^o-75^o=105^o$.

#22
Khanh 6c Hoang Liet

Khanh 6c Hoang Liet

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 188 Bài viết
Đề của MSS52-Nguyen Viet Khanh 6c :
Qua điểm $\text{P}$ trên đường tròn ngoại tiếp tam giác đều $\text{ABC}$ dựng những đường thẳng song song với các cạnh $\text{BC , CA}$ và $\text{AB}$ lần lượt cắt cạnh $\text{CA , AB , BC}$ tại $\text{M , N , Q}$. Chứng minh rằng $\text{M , N , Q}$ nằm trên một đường thẳng.
Hình đã gửi

#23
Khanh 6c Hoang Liet

Khanh 6c Hoang Liet

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 188 Bài viết
Đề của MSS52-Nguyen Viet Khanh 6c :
Cho hình chữ nhật $\text{ABCD}$ và điểm $\text{E}$ thuộc cạnh $\text{AD}$. Xác định vị trí các điểm $\text{F}$ thuộc cạnh $\text{AB}$$,$ $\text{G}$ thuộc cạnh $\text{BC}$$,$ $\text{H}$ thuộc cạnh $\text{CD}$ sao cho tứ giác $\text{EFGH}$ có chu vi nhỏ nhất.
Hình đã gửi

#24
Nguyen Duc Thuan

Nguyen Duc Thuan

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 367 Bài viết
Đề bài:Cho đường tròn (O). Qua điểm A nằm ngoài đường tròn, vẽ tiếp tuyến AB và cát tuyến ACD, sao cho OD vuông góc với BC. Dây cung CI vuông góc với OB.

a) CMR: $sđ\widehat{BC}$+$sđ\widehat{ID}$=$sđ\widehat{CD}$

b) Giả sử BC=AC, gọi H là tâm đường tròn bàng tiếp tam giác BCD.

So sánh sđ$\widehat{IB}$ & sđ$\widehat{CD}$; tìm quan hệ giữa DH với (O).
Giải:
VMF.jpg
a) Từ D kẻ DK//BC $(K\in CI)$ thế thì $DK\perp DO$ nên DK là tiếp tuyến của (O) $\Rightarrow \widehat{CKD}=\frac{sđ\widehat{CD}-sđ\widehat{ID}}{2}$. Lại có : $\widehat{CKD}=\widehat{ABC}$ (góc có cạnh tương ứng song song cùng nhọn) mà $\widehat{ABC}=\frac{sđ\widehat{BC}}{2}$
Từ đó $\Rightarrow sđ\widehat{BC}=sđ\widehat{CD}-sđ\widehat{ID}$ hay $sđ\widehat{BC}$+$sđ\widehat{ID}$=$sđ\widehat{CD}$ (đpcm)
b) Do $DK\perp DO$ mà DO là phân giác trong $\Delta BCD$ ($\Delta BCD$ cân tại D) nên DK là phân giác góc ngoài $\Delta BCD$ (*)
Từ GT lại có CI//AB $(\perp OB)$
nên $\widehat{ICB}=\widehat{CBA}=\widehat{CAB}=\widehat{ICD}$ dẫn đến CI là phân giác góc trong $\Delta BCD$.
Kết hợp với (*) suy ra K là tâm đường tròn bàng tiếp tam giác BCD.$\Rightarrow K\equiv H$
Vậy HD là tiếp tuyến của (O) $\blacksquare$

#25
BlackSelena

BlackSelena

    $\mathbb{Sayonara}$

  • Hiệp sỹ
  • 1549 Bài viết
Đề thi của MSS01 - BlackSelena cho trận 19:
Cho tứ giác ABCD.Các điểm M,N,P,Q theo thứ tự thuộc các cạnh AB,BC,CD,DA thỏa mãn MQ,NP,BD đồng quy.Chứng minh rẳng
$S_{MNPQ}\leq max\left \{ S_{ABC};S_{BCD};S_{CDA};S_{DAB} \right \}$
________________________________________________________________________
Từ giả thiết và kết hợp định lý Menelaus ta có$\frac{MA}{MB}.\frac{SB}{SD}.\frac{DQ}{QA}=\frac{NB}{NC}.\frac{PC}{PD}.\frac{SD}{SB}=1$
Suy ra $\frac{MA}{MB}.\frac{DQ}{QA}.\frac{NB}{NC}.\frac{PC}{PD}=1$(1)
Đặt $\frac{MA}{AB}$=x,$\frac{NB}{BC}$=y,$\frac{PC}{CD}$=z,$\frac{DQ}{DA}$=t(0<x,y,z,t<1)
Khi đó từ (1) suy ra $xyzt=(1-x)(1-y)(1-z)(1-t)$
Từ đó suy ra $xz\leq (1-x)(1-z);yt\geq (1-y)(1-t)$ hoặc ngược lại
Tức là $1-x-z\geq 0;1-y-t\leq 0$ hoặc ngược lại
Suy ra $(1-x-z)(1-y-t)\leq 0\Leftrightarrow (x+y+z+t)-(x+z)(y+t)\geq 1$(2)
Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi x+z=y+t=1
Đối với tứ giác ABCD ta quy ước $S_{A}$ chỉ diện tích tam giác BCD và tương tự với$S_{B},S_{C},S_{D}$
Khi đó ta có $S_{MNPQ}=S-S_{AMQ}-S_{BMN}-S_{CNP}-S_{DPQ} $
$=S-x(1-t)S_{C} -y(1-x)S_{D}-z(1-y)S_{A}-t(1-z)S_{B} $
$\leq S-min\left \{ S_{A};S_{B};S_{C};S_{D} \right \}\left [ x(1-t)+y(1-x)+z(1-y)+t(1-z) \right ] $
$= S-min\left \{ S_{A};S_{B};S_{C};S_{D} \right \}\left [ x+y+z+t-(x+z)(y+t) \right ] \leq S-min\left \{ S_{A};S_{B}:S_{C};S_{D} \right \}$ [theo $(2)$]
$=max\left \{ S_{A};S_{B};S_{C};S_{D} \right \}$, và đây là đpcm
Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi $S_{A}=S_{B}=S_{C}=S_{D}$;$x+z=y+t=1$ hay $ABCD$ là hình bình hành và $MP \parallel AD$ và $NQ \parallel BC$

#26
BlackSelena

BlackSelena

    $\mathbb{Sayonara}$

  • Hiệp sỹ
  • 1549 Bài viết
Như lần cuối cùng em ra đề, mong BTC đối tên tứ giác thành $XYZW$ và các điểm là $QWER$ để cho không bạn nào có thể gu gồ ra hay tra tài liệu được ạ :D

#27
field9298

field9298

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 50 Bài viết
Chứng minh 3 đường trung tuyến;3 đường phân giác;3 đường trung trực;3 đường cao trong tam giác lần lượt đồng quy tại 1 điểm

#28
vuminhhoang

vuminhhoang

    Không Đối Thủ

  • Thành viên
  • 167 Bài viết
Cho em ra đề nhé. bài này rất hay em kết hợp nhiều bài lại.

Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn tâm O đường kính AD. Kẻ đường thẳng d tiếp xúc với đường tròn tâm O tại D, cắt các đường thẳng BC tại I. Đường thẳng qua I và O cắt các đường thẳng AB, AC lần lượt tại M và N.
Chứng minh rằng OM=ON.

Mời các mem tham gia

 

100 bài hàm số sưu tầm


#29
4869msnssk

4869msnssk

    Bá tước

  • Thành viên
  • 549 Bài viết
Đề bài: Cho $\widehat{xOy}<90^{\circ}$. Trên Ox lấy 2 điểm A và B sao cho A nằm giữa O và B.
Trên Oy lấy 2 điểm C và D sao cho C nằm giữa 2 điểm O và D và AB=CD; OC>OA. Gọi M và N là trung điểm của AC, BD. MN cắt Oy,Ox ở H,K.Cmr tam giác OHK cân ở O
Giải: Gọi Plần lượt là trung điểm của AD
Ta có MP, NP lần lượt là đường trung bình của tam giác ACD, BDC. từ đó ta có MP=NP ( vì cùng bằng nửa AB) nên tam giác MNP cân ở P nên $\widehat{PNM}=\widehat{PMN}$ từ đó ta có
$\widehat{MKA}=\widehat{PNM}=\widehat{PMN}=\widehat{DHM}=\widehat{MHK}$ và từ đây có đpcm

 B.F.H.Stone


#30
anhminhkhon

anhminhkhon

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 99 Bài viết
Cho tam giác ABC, D di chuyển trên BC (D$\neq$B,C). Đường tròn tâm O1 đi qua D tiếp xúc với AB tại B. Đường tròn tâm O2 đi qua D tiếp xúc với AC tại C.O1 cắt O2 tại E khác D.
Chứng minh khi D di động trên BC thì ED luôn đi qua điểm cố định

#31
Tru09

Tru09

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 625 Bài viết
Đề bài :(Tru09)
Cho $(O)$ và $(O')$ cắt nhau ở $2$ điểm $A$ và $B$ . Tiếp tuyến chung $MN$ (gần $A$ hơn ) .Từ $M , N$ kẻ các đường thẳng vuông góc với OO' tại $H$ và $K$ .$AH , AK$ cắt $(O) ,(O')$ tại $P ,Q$ .
a, Chứng minh rằng $MP // NB , MB // NQ$
b, Chứng minh tứ giác $MNQP$ là tứ giác nội tiếp .

#32
anhtukhon1

anhtukhon1

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 480 Bài viết

Cho tam giác ABC có độ dài ba cạnh a,b,c. Biết rằng đường thẳng đi qua trọng tâm P và tâm O của đường tròn nội tiếp tam giác ABC thì vuông góc với phân giác của góc C. Chứng minh rằng :$\frac{2ab}{a+b}=\frac{a+b+c}{3}$



#33
4869msnssk

4869msnssk

    Bá tước

  • Thành viên
  • 549 Bài viết

đề bài: tìm số cạnh của một đa giác biết độ dài các đường cháo của đa giác bằng nhau.

đáp án: ta thấy hình vuông và hình ngũ giác đều thoả mãn điều kiện của bài toán. 

giả sử ta có đa giác lồi A1A2A3A4...An (với $n\geq 6$). thao đề bài ta có các đoạn A1A4,A1A5,A2A5,A2A4 có độ dài bằng nhau .(1)

xét tứ giác A1A2A4A5  dễ thấy với A2A5 VÀ A1A4 LÀ CÁC ĐƯỜNG CHÉO VÀ A2A4,A1A5  là cạnh bên, theo BĐT tam giác ta suy ra

A1A5 + A2A4<A1A4+A2A5  vô lí với (1) suy ra không tồn tại đa giác như vậy.

vậy chỉ có hai đa giác   với 4 hoặc 5 cạnh thoả mãn đề bài


 B.F.H.Stone





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh