Đến nội dung

Hình ảnh

Topic ôn tập vào lớp 10 năm học 2012-2013.


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 7 trả lời

#1
L Lawliet

L Lawliet

    Tiểu Linh

  • Thành viên
  • 1624 Bài viết
Chào mọi người, bắt đầu một năm học mới cũng là thời gian để các 98ers chuẩn bị bước vào kì thi tuyển sinh vào lớp 10, mình lập topic này với mục đích giúp các em 98ers ôn tập thật tốt để sẵn sàng bước vào kì thi và đạt được kết quả mong muốn.
Topic được lập ra từ bây giờ là để các em 98 ôn tập thật kĩ và làm thành thạo các dạng toán và trước kì thi khoảng 1 tháng là ta bắt đầu giải các đề thi khi đó trước kì thi ta sẽ có tâm trạng thật tốt hơn.
----
Lịch ôn tập:
Đại số:
- Đang chỉnh sửa.
Hình học:
- Đang chỉnh sửa.
Số học:
- Ôn tập tại đây.
----
Một số lưu ý:
- Lời giải phải viết bằng tiếng Việt có dấu, $\LaTeX$ rõ ràng, không dùng chữ màu đỏ.
- Không spam, lời giải rõ ràng.
Mong nhận được sự ủng hộ của mọi người chứ không thất bại như topic trước, chúc các em ôn tập thật tốt.
Ngày mai 9/9/2012 sẽ bắt đầu, mọi ý kiến xin comment ở đây.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi L Lawliet: 10-09-2012 - 17:03

Thích ngủ.


#2
L Lawliet

L Lawliet

    Tiểu Linh

  • Thành viên
  • 1624 Bài viết

CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ CĂN THỨC

* Lưu ý:
- Đối với các dạng bài tập về căn thức, trước khi làm thì phải luôn ghi nhớ ĐIỀU KIỆN XÁC ĐỊNH, đây là cái mà nhiều bạn hay quên và dẫn đến sai lầm không đáng có.
- Cần ghi nhớ các phép biến đổi cơ bản về căn thức.
- Các bài toán về biến đổi căn thức, tính toán biểu thức số chứa căn thường là các câu ăn điểm nên cần phải chú ý làm thành thạo, không được thấy dễ mà bỏ qua.
- Khi post lời giải, các em làm câu nào thì trích dẫn câu ấy để tránh làm mất mĩ quan topic nhé, các bạn, anh, chị lớn hơn nếu thấy dễ thì cũng nhường lại cho các em 98 nhé :)
-----
Bài tập 1: Tính giá trị các biểu thức sau:
a) $A=\sqrt{3+2\sqrt{2}}-\sqrt{6-4\sqrt{2}}$;

b) $B=\sqrt{8-2\sqrt{15}}-\sqrt{8+2\sqrt{15}}$;

c) $C=\sqrt{4+\sqrt{7}}-\sqrt{4-\sqrt{7}}$;

d) $D=\sqrt{4+\sqrt{10+2\sqrt{5}}}+\sqrt{4-\sqrt{10+2\sqrt{5}}}$;

e) $E=\sqrt{4+\sqrt{15}}+\sqrt{4-\sqrt{15}}-2\sqrt{3-\sqrt{5}}$;

f) $F=\sqrt{\sqrt{5}-\sqrt{3-\sqrt{29-12\sqrt{5}}}}$;

g) $G=\sqrt{6+2\sqrt{5-\sqrt{13+\sqrt{48}}}}$;

h) $H=\sqrt{8+\sqrt{8}+\sqrt{20}+\sqrt{40}}$;

i) $I=\sqrt{2+\sqrt{3}}.\sqrt{2+\sqrt{2+\sqrt{3}}}.\sqrt{2+\sqrt{2+\sqrt{2+\sqrt{3}}}}.\sqrt{2-\sqrt{2+\sqrt{2+\sqrt{3}}}}$.

Bài tập 2: Chứng minh các biểu thức sau đây là số nguyên:
a) $A=\dfrac{2\sqrt{3+\sqrt{5-\sqrt{13+\sqrt{48}}}}}{\sqrt{6}+\sqrt{2}}$;

b) $B=\sqrt{\sqrt{5}-\sqrt{3-\sqrt{29-12\sqrt{5}}}}$;

c) $C=\dfrac{\left (5+2\sqrt{6} \right )\left (49-20\sqrt{6} \right )\sqrt{5-2\sqrt{6}}}{9\sqrt{3}-11\sqrt{2}}$;

d) $D=\sqrt{4+\sqrt{5\sqrt{3}+5\sqrt{48-10\sqrt{7+4\sqrt{3}}}}}$;

e) $E=\left (\sqrt{3}-1 \right )\sqrt{6+2\sqrt{2}.\sqrt{3-\sqrt{\sqrt{2}+\sqrt{12}+\sqrt{18-\sqrt{128}}}}}$.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi L Lawliet: 10-09-2012 - 17:24
$\LaTeX$

Thích ngủ.


#3
o0o Math Lover o0o

o0o Math Lover o0o

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 33 Bài viết

Bài tập 1: Tính giá trị các biểu thức sau:
a) $A=\sqrt{3+2\sqrt{2}}-\sqrt{6-4\sqrt{2}}$;

b) $B=\sqrt{8-2\sqrt{15}}-\sqrt{8+2\sqrt{15}}$;

c) $C=\sqrt{4+\sqrt{7}}-\sqrt{4-\sqrt{7}}$


em xin trả lời trước có gì sai xót thì xin mấy bổ sung dùm em
a) $A=\sqrt{3+2\sqrt{2}}-\sqrt{6-4\sqrt{2}}$
$A=\sqrt{(\sqrt{2}+1)^2}-\sqrt{(2-\sqrt{2})^2}=\sqrt{2}+1-(2-\sqrt{2})=\sqrt{2}+1-2+\sqrt{2}=2\sqrt{2}-1$;

b) $B=\sqrt{8-2\sqrt{15}}-\sqrt{8+2\sqrt{15}}=\sqrt{(\sqrt{5}-\sqrt{3})^2}-\sqrt{(\sqrt{5}+\sqrt{3})^2}=-2\sqrt{3}$


c) $$C=\sqrt{4+\sqrt{7}}-\sqrt{4-\sqrt{7}}$$
$$C=\sqrt{\frac{8+2\sqrt{7}}{2}}-\sqrt{\frac{8-2\sqrt{7}}{2}}=\sqrt{\frac{(\sqrt{7}+1)^2}{2}}-\sqrt{\frac{(\sqrt{7}-1)^2}{2}}=\frac{2}{\sqrt{2}}=\sqrt{2}$$

tính làm hết mà em còn đi học nên cho em khất (sorry :icon6: )

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi o0o Math Lover o0o: 15-09-2012 - 15:45

"Trên con đường đi đến thành công,


thì không có vết chân của kẻ làm biếng."



"Những thành quả đạt được trong tương lai,


là kết quả của việc học ngày hôm nay"


#4
o0o Math Lover o0o

o0o Math Lover o0o

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 33 Bài viết

Bài tập 1: Tính giá trị các biểu thức sau:




e) $E=\sqrt{4+\sqrt{15}}+\sqrt{4-\sqrt{15}}-2\sqrt{3-\sqrt{5}}$;

f) $F=\sqrt{\sqrt{5}-\sqrt{3-\sqrt{29-12\sqrt{5}}}}$;

g) $G=\sqrt{6+2\sqrt{5-\sqrt{13+\sqrt{48}}}}$;



i) $I=\sqrt{2+\sqrt{3}}.\sqrt{2+\sqrt{2+\sqrt{3}}}.\sqrt{2+\sqrt{2+\sqrt{2+\sqrt{3}}}}.\sqrt{2-\sqrt{2+\sqrt{2+\sqrt{3}}}}$.


em xin phép được làm tiếp

e)$E=\sqrt{4+\sqrt{15}}+\sqrt{4-\sqrt{15}}-2\sqrt{3-\sqrt{5}}$
$E=\frac{\sqrt{8+2\sqrt{15}}}{\sqrt{2}}+\frac{\sqrt{8-2\sqrt{15}}}{\sqrt{2}}-\frac{2\sqrt{6-2\sqrt{5}}}{\sqrt{2}}$
$E=\frac{\sqrt{5}+\sqrt{3}+\sqrt{5}-\sqrt{3}-2\sqrt{5}+2}{\sqrt{2}}=\sqrt{2}$

f)$F=\sqrt{\sqrt{5}-\sqrt{3-\sqrt{29-12\sqrt{5}}}}$
$F=\sqrt{\sqrt{5}-\sqrt{3-\sqrt{(2\sqrt{5}+3)^2}}}=\sqrt{\sqrt{5}-\sqrt{6-2\sqrt{5}}}=\sqrt{5-\sqrt{(\sqrt{5}-1)^2}}=1$

g)$G=\sqrt{6+2\sqrt{5-\sqrt{13+\sqrt{48}}}}$
$G=\sqrt{6+2\sqrt{5-\sqrt{13+4\sqrt{3}}}}=\sqrt{6+2\sqrt{4-2\sqrt{3}}}=\sqrt{6+2\sqrt{3}-2}=\sqrt{3}+1$

i)$I=\sqrt{2+\sqrt{3}}.\sqrt{2+\sqrt{2+\sqrt{3}}}.\sqrt{2+\sqrt{2+\sqrt{2+\sqrt{3}}}}.\sqrt{2-\sqrt{2+\sqrt{2+\sqrt{3}}}}$
$I=\sqrt{2+\sqrt{3}}.\sqrt{2+\sqrt{2+\sqrt{3}}}.\sqrt{2-\sqrt{2+\sqrt{3}}}=\sqrt{2+\sqrt{3}}.\sqrt{2-\sqrt{3}}=\sqrt{4-3}=1$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi o0o Math Lover o0o: 15-09-2012 - 15:11

"Trên con đường đi đến thành công,


thì không có vết chân của kẻ làm biếng."



"Những thành quả đạt được trong tương lai,


là kết quả của việc học ngày hôm nay"


#5
o0o Math Lover o0o

o0o Math Lover o0o

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 33 Bài viết

Bài tập 2: Chứng minh các biểu thức sau đây là số nguyên:
a) $A=\dfrac{2\sqrt{3+\sqrt{5-\sqrt{13+\sqrt{48}}}}}{\sqrt{6}+\sqrt{2}}$;

b) $B=\sqrt{\sqrt{5}-\sqrt{3-\sqrt{29-12\sqrt{5}}}}$;


d) $D=\sqrt{4+\sqrt{5\sqrt{3}+5\sqrt{48-10\sqrt{7+4\sqrt{3}}}}}$;

e) $E=\left (\sqrt{3}-1 \right )\sqrt{6+2\sqrt{2}.\sqrt{3-\sqrt{\sqrt{2}+\sqrt{12}+\sqrt{18-\sqrt{128}}}}}$.


a) $A=\dfrac{2\sqrt{3+\sqrt{5-\sqrt{13+\sqrt{48}}}}}{\sqrt{6}+\sqrt{2}}$
$A=\frac{2\sqrt{3+\sqrt{5-\sqrt{13+4\sqrt{3}}}}}{\sqrt{2}(\sqrt{3}+1)}=\frac{\sqrt{2}\sqrt{3+\sqrt{3}-1}}{\sqrt{3}+1}=\frac{\sqrt{4+2\sqrt{3}}}{\sqrt{3}+1}=\frac{\sqrt{3}+1}{\sqrt{3}+1}=1$

b)$B=\sqrt{\sqrt{5}-\sqrt{3-\sqrt{29-12\sqrt{5}}}}$
$B=\sqrt{\sqrt{5}-\sqrt{3-2\sqrt{5}+3}}=\sqrt{\sqrt{5}-\sqrt{5}+1}=1$

d)$D=\sqrt{4+\sqrt{5\sqrt{3}+5\sqrt{48-10\sqrt{7+4\sqrt{3}}}}}$
$D=\sqrt{4+\sqrt{5\sqrt{3}+5\sqrt{48-10(2+\sqrt{3})}}}=\sqrt{4+\sqrt{5\sqrt{3}+5\sqrt{28-10\sqrt{3}}}}$
$D=\sqrt{4+\sqrt{5\sqrt{3}+25-5\sqrt{3}}}=\sqrt{4+\sqrt{25}}=\sqrt{4+5}=\sqrt{9}=3$

e)$E=\left (\sqrt{3}-1 \right )\sqrt{6+2\sqrt{2}.\sqrt{3-\sqrt{\sqrt{2}+\sqrt{12}+\sqrt{18-\sqrt{128}}}}}$
$E=(\sqrt{3}-1)\sqrt{6+2\sqrt{2}.\sqrt{3-\sqrt{\sqrt{2}+2\sqrt{3}+(4-\sqrt{2})}}}=(\sqrt{3}-1)\sqrt{6+2\sqrt{2}.\sqrt{2-\sqrt{3}}}$
$E=(\sqrt{3}-1)\sqrt{6+2\sqrt{3}-2}=(\sqrt{3}-1)\sqrt{(\sqrt{3}+1)^2}=3-1=2$

"Trên con đường đi đến thành công,


thì không có vết chân của kẻ làm biếng."



"Những thành quả đạt được trong tương lai,


là kết quả của việc học ngày hôm nay"


#6
caybutbixanh

caybutbixanh

    Trung úy

  • Thành viên
  • 888 Bài viết
Nói đến căn thức em xin góp vài bài :
Bài 3 : Tìm x biết $x=\sqrt{5+\sqrt{13+\sqrt{5+\sqrt{13+...........}}}}$
Trong đó các dấu chấm có nghĩa là lặp đi lặp lại cách viết căn thức chứa 5 và 13 một cách vô hạn
Bài 4 : tính giá trị biểu thức sau
$A= ( 3x^{3}+8x^{2}+2)^{1998};$
Với $x=\frac{(\sqrt{5}+2)\sqrt[3]{17\sqrt{5}-38}}{\sqrt{5}+\sqrt{14- 6\sqrt{5}}}$
( thi học sinh giỏi toàn quốc 1998 )( năm mình sinh ra)

KẺ MẠNH CHƯA CHẮC ĐÃ THẮNG



MÀ KẺ THẮNG MỚI CHÍNH LÀ KẺ MẠNH!.



(FRANZ BECKEN BAUER)




ÔN THI MÔN HÓA HỌC TẠI ĐÂY.


#7
C a c t u s

C a c t u s

    Fly

  • Thành viên
  • 339 Bài viết

Nói đến căn thức em xin góp vài bài :
Bài 3 : Tìm x biết $x=\sqrt{5+\sqrt{13+\sqrt{5+\sqrt{13+...........}}}}$
Trong đó các dấu chấm có nghĩa là lặp đi lặp lại cách viết căn thức chứa 5 và 13 một cách vô hạn
Bài 4 : tính giá trị biểu thức sau
$A= ( 3x^{3}+8x^{2}+2)^{1998};$
Với $x=\frac{(\sqrt{5}+2)\sqrt[3]{17\sqrt{5}-38}}{\sqrt{5}+\sqrt{14- 6\sqrt{5}}}$
( thi học sinh giỏi toàn quốc 1998 )( năm mình sinh ra)

Ôi giờ mới biết là có topic này :D
Bài 3:
$x=\sqrt{5+\sqrt{13+\sqrt{5+\sqrt{13+....}}}} (x>2)$
$\Rightarrow x^2-5=\sqrt{13+\sqrt{5+\sqrt{13+....}}}$
$\Rightarrow (x^2-5)^2-13=x$
$\Rightarrow x^4-10x^2+25-13-x=0$
$\Rightarrow (x-3)(x^2+3x^2-x-4)=0$
$\Rightarrow x=3 (\text{ do }x^2+3x^2-x-4>0)$
Bài 4:
$x=\frac{(\sqrt{5}+2)\sqrt[3]{17\sqrt{5}-38}}{\sqrt{5}+\sqrt{14- 6\sqrt{5}}}$
$\Rightarrow x=\frac{(\sqrt{5}+2)\sqrt[3]{(\sqrt{5}-2)^3}}{\sqrt{5}+\sqrt{(3-\sqrt{5})^2}}$
$\Rightarrow x=\frac{(\sqrt{5}+2)(\sqrt{5}-2)}{\sqrt{5}+3-\sqrt{5}}$
$\Rightarrow x=\frac{1}{3}$
Sau đó thay vào $A$ và dễ dàng tính được $A$
P.s: Lười chưa tính $A$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi C a c t u s: 15-09-2012 - 22:13

Kỳ tích là tên gọi khác của sự nỗ lực


#8
triethuynhmath

triethuynhmath

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1090 Bài viết

Bài 4 : tính giá trị biểu thức sau
$A= ( 3x^{3}+8x^{2}+2)^{1998};$
Với $x=\frac{(\sqrt{5}+2)\sqrt[3]{17\sqrt{5}-38}}{\sqrt{5}+\sqrt{14- 6\sqrt{5}}}$
( thi học sinh giỏi toàn quốc 1998 )( năm mình sinh ra)

Câu này dễ rồi:
$x=\frac{(\sqrt{5}+2)\sqrt[3]{(\sqrt{5}-2)^3}}{3}=\frac{1}{3}\Rightarrow A=3^{1998}$

TRIETHUYNHMATH

___________________________

08/12/1997





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh