Đến nội dung

Hình ảnh

Tính chất của số Lucas.

- - - - - dãy số 7. hxthanh perfectstrong

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 4 trả lời

#1
dark templar

dark templar

    Kael-Invoker

  • Hiệp sỹ
  • 3788 Bài viết
1 hình thức nhận biết số Lucas :D
Bài toán: Ta gọi một số là số Lucas khi chúng là phần tử trong dãy Lucas :$ \{L_{n} \}_{1}^{\infty}:\left\{\begin{matrix} L_1=1;L_2=3 \\ L_{n+2}=L_{n+1}+L_{n};\forall n \ge 1 \end{matrix}\right.$
Chứng minh rằng $x$ là số Lucas $\iff 5x^2 \pm 20$ là số chính phương.
"Do you still... believe in me ?" Sarah Kerrigan asked Jim Raynor - Starcraft II:Heart Of The Swarm.

#2
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết
Thuận:

Dễ dàng chứng minh
Số hạng tổng quát của dãy Lucas là

$L_n=\left(\dfrac{1+\sqrt 5}{2}\right)^n+\left(\dfrac{1-\sqrt 5}{2}\right)^n$

Trong khi đó số hạng tổng quát của dãy Fibonaci là

$F_n=\dfrac{1}{\sqrt 5}\left(\dfrac{1+\sqrt 5}{2}\right)^n-\left(\dfrac{1-\sqrt 5}{2}\right)^n$

Từ đây không khó để suy ra được $L_n^2=5F_n^2+4(-1)^n$ hay $5L_n^2-20(-1)^n=25F_n^2$

Đây có lẽ là điều phải chứng minh :D

Tuy vậy phần đảo thì không biết phải làm thế nào! :P

#3
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 4996 Bài viết
Chiều đảo là phương trình Pell thì phải :)
TH1: $5x^2+20=y^2 \Leftrightarrow y^2-5x^2=20 \quad (1)$
Xét một bộ nghiệm tự nhiên nguyên thủy $(x_0;y_0)$ của $(1)$, ta xây dựng dãy các nghiệm tự nhiên của $(1)$ là
\[
\left\{ \begin{array}{l}
x_1 = 1;y_1 = 5 \\
x_{n + 1} = \frac{{y_n + 3x_n }}{2};y_{n + 1} = \frac{{3y_n + 5x_n }}{2} \\
\end{array} \right.
\]
Chỉ cần chứng minh cách xây dựng nghiệm trên quét hết các nghiệm nguyên dương của $(1)$
Tìm được công thức tổng quát của $(x_n)$ với chú ý $x_1=1;x_2=4$
\[
\begin{array}{l}
2x_{n + 1} - 3x_n = y_n \\
\Rightarrow 4x_{n + 2} - 6x_{n + 1} = 2y_{n + 1} = 3\left( {2x_{n + 1} - 3x_n } \right) + 5x_n \\
\Rightarrow x_{n + 2} - 3x_{n + 1} + x_n = 0 \\
\Rightarrow x_n = - \frac{{1 - \sqrt 5 }}{2}.\left( {\frac{{3 + \sqrt 5 }}{2}} \right)^n - \frac{{1 + \sqrt 5 }}{2}.\left( {\frac{{3 - \sqrt 5 }}{2}} \right)^n \\
= - \frac{{1 - \sqrt 5 }}{2}\left( {\frac{{1 + \sqrt 5 }}{2}} \right)^{2n} - \frac{{1 + \sqrt 5 }}{2}\left( {\frac{{1 - \sqrt 5 }}{2}} \right)^{2n} \\
= \left( {\frac{{1 + \sqrt 5 }}{2}} \right)^{2n - 1} + \left( {\frac{{1 - \sqrt 5 }}{2}} \right)^{2n - 1} \\
= L_{2n - 1} \\
\end{array}
\]
TH2: $5x^2-20=y^2 \Leftrightarrow y^2-5x^2=-20 \quad (2)$
Cách xây dựng nghiệm tương tự, chỉ khác bộ nghiệm nguyên thủy là $x_1=3;y_1=5$
Từ đó suy ra $x_n=L_{2n}$
Vậy chiều đảo được chứng minh.
Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#4
navibol

navibol

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 20 Bài viết
Định lý khác :)
$(L_m;L_n)=L_{(m;n)}$

584.1314.520
Only you, only you and forever.

Hình đã gửi


#5
barcavodich

barcavodich

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 449 Bài viết

Ta có $1$ bài toán đẹp dùng dãy Lucas đây

Cho dãy $ \{ a_n\} $ xác định bởi

$ a_1=3 $,$ a_2=7 $,$ a_n^2+5=a_{n-1}a_{n+1} $,$ n\geq 2 $

Nếu $ a_n+(-1)^n $ là số nguyên tố
CMR tồn tại $m$ tự nhiên sao cho $ n=3^m $

:icon6: 


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi barcavodich: 24-06-2013 - 02:25

[topic2=''][/topic2]Music makes life more meaningful






Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: dãy số 7., hxthanh, perfectstrong

1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh