Đến nội dung

Hình ảnh

Những nhà toán học đi tiên phong trong buổi đầu sơ khai của nền toán học Việt Nam

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 1 trả lời

#1
E. Galois

E. Galois

    Chú lùn thứ 8

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 3861 Bài viết
Bài viết của Phạm Trà Ân (Viện Toán học) đăng trong Nội san Thông tin toán học của Hội Toán học Việt Nam

Trong bài báo ”Những bước đi chập chững đầu tiên của Toán học Việt Nam” trong số Thông tin toán học trước, chúng tôi tạm gọi giai đoạn phát triển của toán học nước ta từ 1941 cho đến 1956 là giai đoạn sơ khai. Sở dĩ gọi như thế là vì giai đoạn này có hai cột mốc lịch sử liên quan đến sự phát triển của nền toán học nước ta: thứ nhất là năm 1941, trường Cao đẳng Khoa học Đông Dương được thành lập và lần đầu tiên toán học cao cấp được giảng dạy trong các trường cao đẳng ở nước ta (xem [1]). Thứ hai là sau ngày Giải phóng thủ đô, trên cơ sở sát nhập các trường Sư phạm Cao cấp từ Trung Quốc trở về, Sư phạm Cao cấp và Dự bị Đại học ở khu 4 ra và Cao đẳng Khoa học ở vùng tạm chiếm, chính phủ quyết định thành lập trường Đại học Sư phạm Văn khoa và trường Đại học Sư phạm Khoa học. Đầu năm 1956, hai trường ĐHSP Văn khoa và ĐHSP Khoa học đã nhập lại để rồi sau khi đã sắp xếp lại lực lượng cán bộ khoa học lại tách ra thành hai trường mới, chính quy hơn và hoàn chỉnh hơn: trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Sự kiện này được xem như là đánh dấu sự kết thúc giai đoạn sơ khai của nền toán học Việt Nam.

Như thường thấy, mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử đều có những người "Anh hùng" của nó. Đối với giai đoạn sơ khai của nền toán học Việt Nam, đó là những nhà toán học đi tiên phong và có nhiều

đóng góp cho sự hình thành và phát triển của toán học ở nước ta mà mỗi khi nhắc đến giai đoạn này người ta không thể không nhắc đến tên tuổi, công lao và sự cống hiến to lớn của họ. Có thể kể ra ở đây năm nhà toán học đi tiên phong, tiêu biểu trong giai đoạn này của toán học Việt Nam (thứ tự sắp xếp ở đây đơn thuần là theo năm sinh, thể hiện truyền thống "kính lão đắc thọ" của chúng ta):
1. Giáo sư Nguyễn Xiển.
2. Giáo sư Hoàng Xuân Hãn.
3. Giáo sư Tạ Quang Bửu.
4. Giáo sư Nguyễn Thúc Hào.
5. Giáo sư Lê Văn Thiêm.
Bài này được dành cho một vài nét khắc họa "chân dung toán học" của những nhà toán học tiên phong ấy.


Giáo sư Nguyễn Xiển (1907 - 1997): Nhà toán học ứng dụng đầu tiên của Việt Nam.
nguyenxien.png
file:///C:/Users/ADMINI~1/AppData/Local/Temp/msohtml1/01/clip_image002.jpg
GS. Nguyễn Xiển. Nguồn: Tác giả
Ông sinh ngày 27 tháng 7 năm 1907 tại Thành phố Vinh, Nghệ An trong một gia đình nho học lâu đời. Hồi nhỏ, ông học trường Quốc học Vinh. Sau khi đậu bằng thành chung, ông ra Hà Nội và học ở trường Bưởi (nay là trường Chu Văn An).
Năm 1926, do tham gia bãi khóa để tang cụ Phan Chu Trinh, ông bị đuổi học và bị cấm thi luôn kỳ thi tú tài bản xứ. Cùng với một số bạn bãi khóa khác, ông quyết chí tự học và đã đỗ đầu kỳ thi tú tài tây ở Hà Nội và đoạt luôn cả xuất học bổng sang Pháp du học, do trường Đại học Toulouse (Pháp) cấp.

Năm 1932, học xong về nước nhưng ông không ra làm quan ở Huế mà ra Hà Nội dạy học. Năm 1941, ông phụ trách đài khí tượng Phù Liễn, Kiến An. Thời gian này ông cộng tác với Hoàng Xuân Hãn, Đặng Phúc Thông, Ngụy Như Kon Tum xuất bản báo Khoa học bằng tiếng Việt với mục đích truyền bá ý tưởng và phương pháp khoa học, góp phần xây dựng một nền khoa học mới cho đất nước.
Ông đã dạy giáo trình Toán đại cương và Toán cao cấp cho các lớp Cao đẳng Sư phạm trong nhiều năm tại trường Đại học Khoa học Hà Nội và trở thành nhà toán ứng dụng đầu tiên của Việt Nam.

Cách mạng tháng Tám thành công, ông đươc cử giữ chức Chủ tịch Ủy ban Hành chính Bắc Bộ. Từ sau ngày Toàn quốc kháng chiến (19-12-1946) ông làm công tác giáo dục và là một trong số những người đầu tiên có công xây dựng ngành giáo dục Đại học Việt Nam. Ngoài làm khoa học ra, giáo sư Nguyễn Xiển còn là một chính khách. Ông từng giữ chức Tổng thư ký Đảng Xã hội Việt Nam (1956-1988), Phó chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam (1960 - 1987). Ông được nhà nước tặng thưởng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 năm 1996 về Khoa học - Kỹ thuật. Ông mất ngày 9 tháng 11 năm 1997, hưởng thọ 90 tuổi.

Giáo sư Hoàng Xuân Hãn (1908 -1996): Nhà toán - cơ Việt Nam đầu tiên.
hoangxuanhan.png
file:///C:/Users/ADMINI~1/AppData/Local/Temp/msohtml1/01/clip_image004.jpg
GS. Hoàng Xuân Hãn. Nguồn: Tác giả

Giáo sư Hoàng Xuân Hãn sinh năm 1908, quê ở làng Yên Hồ, huyện La Sơn, nay là xã Yên Hồ, huyện Đức thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
Thuở nhỏ, ông học chữ Nho và chữ quốc ngữ tại quê nhà. Năm 1926, sau khi đậu bằng thành chung, ông ra Hà Nội học. Lúc đầu ông học ở trường Bưởi. Về sau theo thiên hướng yêu thích toán, ông chuyển sang học ban Toán ở trường (Ly- cée) Albert Sarraut. Năm 1928 ông đỗ thủ khoa kỳ thi tú tài toàn phần và được nhận học bổng của chính quyền Đông Dương sang du học ở Pháp, học lớp dự bị đại học để thi vào các trường "lớn" của nước Pháp. Năm 1930, ông thi đỗ vào cả hai trường lớn là trường Sư phạm cao cấp (École Normale Supérieure) và trường Đại học Bách khoa (École Polytechnique) ở Paris. Ông đã chọn trường Bách khoa Paris để học. Trong thời gian học ở đó, ông bắt đầu biên soạn cuốn sách Danh từ khoa học. Trong khoảng thời gian 1932-1934, ông theo học trường Cầu đường Paris (École Nationale des Ponts et Chaussées). Năm 1936 ông về nước và dạy Toán ở trường Bưởi từ 1936 - 1939. Thời gian này ông hoàn tất cuốn Danh từ khoa học. Năm 1945, trường Đại học Khoa học được thành lập ở Hà Nội và ông được mời giảng dạy môn Cơ học. Năm 1951, ông trở lại Paris và sống ở Pháp cho đến cuối đời. Thời gian này ông chuyên nghiên cứu về văn hóa và lịch sử Việt Nam. Giáo sư Hoàng Xuân Hã mất ngày 10 tháng 3 năm 1996, thọ 88 tuổi. Năm 2000, ông được nhà nước Việt Nam truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh cho các công trình nghiên cứu về lịch sử và văn hoá Việt Nam. Tháng 8 năm 2011, trường Đại học Cầu đường Paris trong dịp kỷ niệm 100 năm ngày thành lập đã lấy tên ông đặt cho một giảng đường của trường: Giảng đường Hoàng Xuân Hãn.


Giáo sư Tạ Quang Bửu (1910 - 1986): Nhà đại số và vật lý lý thuyết đầu tiên của Việt Nam.
Ông sinh ngày 23 tháng 7 năm 1910 trong một gia đình nhà giáo tại thôn Hoành Sơn, xã Nam Hoành, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Năm 1922 ông thi đỗ vào trường Quốc học Huế, ông học trường Quốc học Huế một thời gian, sau chuyển ra Hà Nội, học trường Bưởi. Năm 1929, ông thi một lúc cả hai hệ tú tài bản xứ và tú tài Tây và đỗ đầu cả hai hệ. Ông nhận được học bổng của hội Như Tây Du học của thượng thư Nguyễn Hữu Bài sang Pháp du học với thời gian được cấp học bổng là 4 năm. Đến Pháp năm 1929, ông xác định cho mình học sao cho thu nhận được nhiều kiến thức nhất chứ không quan tâm nhiều đến việc học để thi cử lấy bằng cấp như mọi người. Do vậy ông đã đăng ký học lớp Toán đặc biệt của trường Louis le Grand về Toán học và Vật lý lý thuyết, đăng ký học cử nhân toán ở viện Henri Poincaré. Ông đã đến nghe giảng ở cả giảng đường Hermite (dành cho cử nhân), tham dự các buổi séminar ở giảng đường Darboux (dành cho những người trên đại học). Tại các nơi này, ông có dịp tiếp xúc với nhiều nhà toán học trẻ của nước Pháp, trong đó có nhóm Nico- las Bourbaki. Từ năm 1930 cho đến năm 1934, ông theo học chương trình cử nhân khoa học ở Đại học Sorbonne, học toán tại Đại học Bordeaux, sang trao đổi một thời gian và học thêm vật lý lượng tử tại Đại học Oxford (Anh).
Taquangbuu.png
file:///C:/Users/ADMINI~1/AppData/Local/Temp/msohtml1/01/clip_image006.jpg
GS. Tạ Quang Bửu. Nguồn: Tác giả

Trở về nước năm 1934, ông không ra làm quan mà đi dạy tư để kiếm sống. Ông dạy toán và tiếng Anh tại các trường tư, ban đầu là trường Phú Xuân, sau là trường Thiên Hựu ở Huế. Bên cạnh đó, hoạt động trong phong trào Hướng đạo sinh, ông chơi thể thao và truyền đạt kinh nghiệm luyện tập cho các học sinh như đánh bóng bàn theo kiểu của Barma (đương kim vô địch bóng bàn thế giới, người Hungary), tập điền kinh theo phương pháp khoa học nhất, bơi sải kiểu Crawl...
Tháng 8 năm 1945, ông tham gia khởi nghĩa tại Hà Nội và lần lượt được giao các trọng trách như Bộ trưởng bộ Quốc phòng, rồi Ủy viên Hội đồng Quốc phòng tối cao... Tuy kiêm nhiệm nhiều chức vụ khác nhau, ông vẫn dành nhiều thời gian để truyền thụ kiến thức của mình cho các thế hệ học trò. Ngay trong những ngày Cách mạng mới thành công, ông vừa tham gia các công việc của chính phủ, vừa đảm nhận giảng dạy môn Vật lý và Cơ học thống kê tại Đại học Khoa học Hà Nội.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, giáo sư Tạ Quang Bửu là thứ trưởng bộ Quốc phòng và là người thay mặt cho chính phủ Việt Nam ký Hiệp định Genève.
Sau năm 1954, ông tiếp tục hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và nghiên cứu khoa học. Ông được cử làm hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa Hà Nội (1956- 1961) đồng thời là phó chủ nhiệm kiêm tổng thư ký Ủy ban Khoa học nhà nước. Trong khoảng thời gian 1965-1976, ông là bộ trưởng bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp.
Giáo sư Tạ Quang Bửu mất ngày 14 tháng 8 năm 1986 do tai biến mạch máu não, hưởng thọ 76 tuổi. Năm 1996 ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học kỹ thuật.


Giáo sư Nguyễn Thúc Hào (1912 -2009): Nhà hình học Việt Nam đầu tiên.
Ông sinh ra ở Nam Đàn, Nghệ An, trong một dòng họ nhà nho nổi tiếng. Năm 1924, ông đỗ thủ khoa kỳ thi vào trường Quốc học Huế. Năm sau ông chuyển ra Hà Nội, vào học trường Albert Sarraut. Năm 1929, ông sang Pháp, thi đỗ tú tài Toán tại Aix-en-Provence. Ông theo học trường Đại học Khoa học Mar- seille. Sau 4 năm học , ông có trong tay sáu chứng chỉ: Toán học đại cương, Giải tích toán học, Vật lý đại cương, Cơ học lý thuyết, Cơ học chất lỏng và Thiên văn học.
Năm 1935 ông trở về dạy toán tại trường Quốc học Huế.
nguyenthuchao.png
file:///C:/Users/ADMINI~1/AppData/Local/Temp/msohtml1/01/clip_image008.jpg
GS. Nguyễn Thúc Hào tại lễ mừng thọ giáo sư tròn 90 tuổi (2002). Nguồn: Tác giả

Sau Cách mạng tháng 8, ông được cử làm giám đốc vụ Trung học Trung Bộ. Một thời gian ngắn sau đó, ông được cử làm tổng thư ký kiêm giám đốc trường Đại học Khoa học Hà Nội.
Sau khi Hà Nội được giải phóng, ông giữ chức phó hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội, lúc đó giáo sư Phạm Huy Thông đang là hiệu trưởng của trường. Sau đó là một thời gian dài 15 năm ông trở về quê hương, xây dựng trường Đại học Sư phạm Vinh từ những ngày đấu cho đến khi ông nghỉ hưu.
Giáo sư Nguyễn Thúc Hào mất ngày 9 tháng 6 năm 2009 tại Hà Nội, hưởng thọ 97 tuổi.

Giáo sư Lê Văn Thiêm (1918 - 1991): Nhà giải tích phức và ứng dụng toán đầu tiên của Việt Nam.
levanthiem.png
file:///C:/Users/ADMINI~1/AppData/Local/Temp/msohtml1/01/clip_image010.jpg
GS. Lê Văn Thiêm. Nguồn: Tác giả

Ông sinh ngày 29 tháng 3 năm 1918 tại xã Trung Lễ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, trong một gia đình có truyền thống khoa bảng. Năm 1939 ông đứng thứ nhì kỳ thi kết thúc lớp P. C. B. (Lý-Hóa-Sinh) và được cấp học bổng sang Pháp du học tại trường Sư phạm cao cấp Paris (École Normale Supérieure). Ông là người Việt Nam đầu tiên có bằng tiến sĩ toán học, không những thế lại bảo vệ tại một trong những trung tâm toán học nổi tiếng nhất vào thời gian bấy giờ là đại học Goettin- gen (Đức).
Giáo sư Lê Văn Thiêm là hiệu trưởng đầu tiên của trường Đại học Sư phạm Hà Nội (khi đó có tên là Đại học Sư phạm Khoa học) và trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội (khi đó có tên là Đại học Khoa học Cơ bản). Ông cũng là viện trưởng đầu tiên của Viện Toán học, viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, và là chủ tịch đầu tiên của hội Toán học Việt Nam.
Giáo sư Lê Văn Thiêm được nhà nước Việt Nam truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1, năm 1996, cho lĩnh vực khoa học công nghệ. Hiện nay hội Toán học Việt Nam có một giải thưởng mang tên ông dành cho các thầy cô dạy toán giỏi và các học sinh học giỏi toán ở bậc trung học phổ thông. Giải thưởng này được trao hàng năm.
Giáo sư Lê Văn Thiêm mất ngày 3 tháng 7 năm 1991 tại thành phố Hồ Chí Minh, thọ 73 tuổi.

Thay lời kết

"Những bước đi chập chững đầu tiên..." cùng với "Các nhà toán học đi tiên phong..." đã cho ta một bức tranh đầy đủ, rõ nét và sống động về "cái thuở ban đầu lưu luyến ấy" của nền Toán học Việt Nam. Và "cái thuở ban đầu lưu luyến ấy" đã để lại trong mỗi chúng ta những tình cảm thân thương, trong sáng, lòng tự hào và biết ơn các thế hệ đàn anh đi trước. Thật là Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy, Ngàn năm chưa dễ đã ai quên!

Tài liệu tham khảo

[1] Ngô Thúc Lanh, Vài nét về lịch sử giáo dục Toán học bậc Đại học ở Việt Nam và sự thành lập khoa Toán-Tin, Trường ĐHSP Hà Nội. Nội san T&T, Khoa Toán Tin, ĐHSP Hà Nội (2011), pp. 2-5.
[2] Ngô Thúc Lanh, Phạm Trà Ân, Những bước đi chập chững đầu tiên của Toán học Việt Nam. Thông Tin Toán Học, Tập 16 Số
2 (2012), pp. 8-12.
[3] Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.

1) Xem cách đăng bài tại đây
2) Học gõ công thức toán tại: http://diendantoanho...oạn-thảo-latex/
3) Xin đừng đặt tiêu đề gây nhiễu: "Một bài hay", "... đây", "giúp tớ với", "cần gấp", ...
4) Ghé thăm tôi tại 
http://Chúlùnthứ8.vn

5) Xin đừng hỏi bài hay nhờ tôi giải toán. Tôi cực gà.


#2
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết
Phải thừa nhận một điều rằng các nhà toán học đi trước này đều sinh ra ở Nghệ - Tĩnh, trong đó có 3 người sinh ở Nghệ An. (Tự hào thiệt :D)

Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh