Đến nội dung

Hình ảnh

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN I - CHUYÊN VĨNH PHÚC


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 11 trả lời

#1
T M

T M

    Trung úy

  • Thành viên
  • 926 Bài viết
TRƯỜNG THPT CHUYÊN VĨNH PHÚC

KỲ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN I NĂM HỌC 2012 - 2013


Môn: Toán . Khối A

Thời gian: 150 phút




A. Phần chung cho tất cả thí sinh

Câu I (2,5 điểm) Cho hàm số : $y=x^3-3mx+2$ (1), $m$ là tham số thực.

1) Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số khi $m=1$
2) Tìm các giá trị của $m$ để đồ thị hàm số $(1)$ có tiếp tuýen tạo với đường thẳng $d:x+y+7=0$ góc $\alpha$ biết $\alpha=\frac{1}{\sqrt{26}}$

Câu II (2,5 điểm)

1) Giải phương trình $\frac{3-4\cos{2x}-8\sin^4{x}}{\sin2x+\cos2x}=\frac{1}{\sin{2x}}$

2) Giải hệ phương trình $\left\{\begin{matrix} x^3+4y=y^3+16x \\1+y^2=5\left ( 1+x^2 \right ) & & \end{matrix}\right.$

Câu III (1,0 điểm) Tính giới hạn

$$L=\lim_{x \to 2}\frac{\sqrt{6-x}-\sqrt[3]{x^2+4}}{x^2-4}$$

Câu IV (1,0 điểm) Cho hình lập phương $ABCD.A_1B_1C_1D_1$ có độ dài cạnh bằng $3$ và điểm $M$ thuộc cạnh $CC_1$ sao cho $CM=2$. Mặt phẳng $\alpha$ đi qua $A,M$ và song song với $BD$ chia khối lập phương thành hai khối đa diện. Tính $V$ hai khối đa diện đó.

Câu V (1,0 điểm) Cho các số thực $x^2+y^2+z^2=3$. Tìm GTLN của biểu thức

$$F=\sqrt{3x^2+7y}+\sqrt{7z+3x^2}+\sqrt{5y+5z}$$

B. Phần riêng (2,0 điểm). Thí sinh chỉ được làm một trong 2 phần

1. Theo chương trình Chuẩn

Câu VIa (1,0 điểm) Trong mặt phẳng với hệ tọa độ $Oxy$ cho 2 điểm $A(2;1)$ và $B(-1;-3)$ và hai đường thẳng $d_1:x+y+3=0$ và $d_2:x-5y-16=0$. Tìm tọa độ các điểm $C,D$ lần lượt thuộc $d_1;d_2$ sao cho tứ giác $ABCD$ là hình bình hành.

Câu VIIa (1,0 điểm) Tính tổng

$$S=1^2\textrm{C}_{2012}^{1}+2^2\textrm{C}_{2012}^{2}+.......+2012^2\textrm{C}_{2012}^{2012}$$

2. Theo chương trình nâng cao

Câu VIb (1,0 điểm) Trong mặt phẳng hệ tọa độ $Oxy$ cho e líp $E:\frac{x^2}{9}+\frac{y^2}{4}=1$ và các điểm $A(-3;0)$ và $I(-1;0)$. Tìm tọa độ các điểm $B;C$ thuộc $E$ sao cho $I$ là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác $ABC$.

Câu VIIb (1,0 điểm) Tính tổng

$$T=\frac{\textrm{C}_{2012}^{0}}{1}+\frac{\textrm{C}_{2012}^{1}}{2}+...........+\frac{\textrm{C}_{2012}^{2012}}{2013}$$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi luxubuhl: 20-10-2012 - 19:32

ĐCG !

#2
T M

T M

    Trung úy

  • Thành viên
  • 926 Bài viết

TRƯỜNG THPT CHUYÊN VĨNH PHÚC

KỲ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN I NĂM HỌC 2012 - 2013


Môn: Toán . Khối A

Thời gian: 150 phút
Câu V (1,0 điểm) Cho các số thực $x^2+y^2+z^2=3$. Tìm GTLN của biểu thức


Giải thử câu bất đẳng thức :D

Điều kiện xác định ............

Áp dụng bất đẳng thức Cauchy ta có

$$F=\sqrt{3x^2+7y}+\sqrt{7z+3x^2}+\sqrt{5y+5z} \\ \leq \frac{1}{\sqrt{10}}\left ( \frac{6x^2+12(y+z)+30}{2} \right )=\frac{1}{\sqrt{10}}\left ( \frac{18-6(y^2+z^2)+12(y+z)+30}{2} \right )$$

Do $y^2+z^2 \geq \frac{(y+z)^2}{2}$ nên

Từ trên ta có

$$F \leq \frac{1}{\sqrt{10}}\left ( 24-\frac{3t^2}{2}+6t \right )$$

Sử dụng phương pháp tam thức bậc 2 ta được $Max_F$ khi $t=2$.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi luxubuhl: 20-10-2012 - 18:31

ĐCG !

#3
dark templar

dark templar

    Kael-Invoker

  • Hiệp sỹ
  • 3788 Bài viết

2. Theo chương trình nâng cao

Câu VIb (1,0 điểm) Trong mặt phẳng hệ tọa độ $Oxy$ cho e líp $E:\frac{x^2}{9}+\frac{y^2}{4}=1$ và các điểm $A(-3;0)$ và $I(-1;0)$. Tìm tọa độ các điểm $B;C$ thuộc $E$ sao cho $I$ là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác $ABC$.

Câu VIIb (1,0 điểm) Tính tổng

$$T=\frac{\textrm{C}_{0}^{2012}}{1}+\frac{\textrm{C}_{1}^{2012}}{2}+...........+\frac{\textrm{C}_{2012}^{2012}}{2013}$$

Mấy câu Tổ hợp đánh sai đề hết rồi kìa,chỉ số trên làm sao lớn hơn chỉ số dưới được ?
Câu elipse không khó :D Giả sử $B(m;n)$.
Ta có $IA=IB=IC=2 \implies 4=(m+1)^2+n^2$
Lại có $B \in (E) \iff \frac{m^2}{9}+\frac{n^2}{4}=1 \iff 4m^2+9n^2=36$.
Vậy ta có hệ:
$$\left\{\begin{matrix} m^2+2m+n^2=3 & \\ 4m^2+9n^2=36 & \end{matrix}\right. \iff \begin{bmatrix} \left\{\begin{matrix} m=3 & \\ n=\pm \sqrt{\frac{48}{5}} & \end{matrix}\right. & \\ \left\{\begin{matrix} m=\frac{3}{5} & \\ n=\pm \frac{12}{5} & \end{matrix}\right.& \end{bmatrix}$$
Điểm C cũng tìm tương tự.

Câu Tổ hợp:
Xét khai triển :$(1+x)^{2012}=\sum_{k=0}^{2012}\binom{2012}{k}x^{k}$
Lấy nguyên hàm 2 vế theo biến $x$,ta có:
$$\frac{(1+x)^{2013}}{2013}=\sum_{k=0}^{2012}\binom{2012}{k}\frac{x^{k+1}}{k+1}$$
Chọn $x=1$,ta thu được:$\frac{2^{2013}}{2013}=\sum_{k=0}^{2012}\binom{2012}{k}.\frac{1}{k+1}=T$
"Do you still... believe in me ?" Sarah Kerrigan asked Jim Raynor - Starcraft II:Heart Of The Swarm.

#4
Spin9x

Spin9x

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 51 Bài viết

TRƯỜNG THPT CHUYÊN VĨNH PHÚC

KỲ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN I NĂM HỌC 2012 - 2013


Môn: Toán . Khối A

Thời gian: 150 phút





2) Giải hệ phương trình $\left\{\begin{matrix} x^3+4y=y^3+16x(1) \\1+y^2=5\left ( 1+x^2 \right )(2) & & \end{matrix}\right.$


$(2) \Leftrightarrow 4=y^2-5x^2$
Thay vào (1) ta có
$x^3+(y^2-5x^2)y=y^3+4x(y^2-5x^2)$
$\Leftrightarrow 21x^3 -5x^2y -4xy^2=0$
Xét y=0 ......
Xét y#0 chia 2 vế cho y^3 ta được
$21(\frac{x}{y})^3-5(\frac{x}{y})^2-4\frac{x}{y}=0$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Spin9x: 20-10-2012 - 19:41

Tôi ơi ! Cố gắng nhiều nhé !

Cố gắng vào đại học nhé !

"Thà để giọt mồ hôi rơi trên trang sách còn hơn để giọt nước mắt rơi cuối mùa thi. "

#5
HÀ QUỐC ĐẠT

HÀ QUỐC ĐẠT

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 295 Bài viết
Câu II
2,Phương trình (2) tương đương với $y^{2}-x^{2}=4$
Thay $4=y^{2}-x^{2}$ vào Phương trình (1) ta được
$x^{3}+y(y^{2}-x^{2})=y^{3}+4x(y^{2}-x^{2})$
$\Leftrightarrow 5x^{3}-x^{2}y-4xy^{2}=0$
$\Leftrightarrow x=0\vee 5x^{2}-xy-4x^{2}=0$
$\Leftrightarrow x=0\vee x=y\vee x=\frac{-4y}{5}$
*Với $x=0\Rightarrow y=2\vee y=-2$
*Với $x=y\Rightarrow y^{2}-x^{2}=0$(loại)
*Với $x=\frac{-4y}{5}\Rightarrow y^{2}-\frac{16y^{2}}{25}=4\Rightarrow y^{2}=\frac{100}{9}$
$y=\frac{10}{3} \Rightarrow x=\frac{-8}{3}$
$y=\frac{-10}{3} \Rightarrow x=\frac{8}{3}$
p/s:Chậm hơn rùi :(

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi HÀ QUỐC ĐẠT: 20-10-2012 - 19:46


#6
hoangtrong2305

hoangtrong2305

    Trảm phong minh chủ

  • Phó Quản lý Toán Ứng dụ
  • 861 Bài viết

Câu II (2,5 điểm)

1) Giải phương trình $\frac{3-4\cos{2x}-8\sin^4{x}}{\sin2x+\cos2x}=\frac{1}{\sin{2x}}$


$\frac{3-4\cos{2x}-8\sin^4{x}}{\sin2x+\cos2x}=\frac{1}{\sin{2x}}$

ĐK:......................

$\frac{3-4\cos{2x}-8\sin^4{x}}{\sin2x+\cos2x}=\frac{1}{\sin{2x}}$

$\Leftrightarrow (8\sin^{2}x-8\sin^4{x}-1)\sin 2x=\sin2x+\cos2x$

$\Leftrightarrow 2\sin^{3}2x-2\sin 2x=\cos2x$

$\Leftrightarrow 2\sin 2x\cos 2x+\cos2x=0$

$\Leftrightarrow \cos 2x(2\sin 2x+1)=0$

$\Leftrightarrow ..............$


Câu II (2,5 điểm)
2) Giải hệ phương trình $\left\{\begin{matrix} x^3+4y=y^3+16x \\1+y^2=5\left ( 1+x^2 \right ) & & \end{matrix}\right.$


$\left\{\begin{matrix} x^3+4y=y^3+16x (1)\\1+y^2=5(2)\left ( 1+x^2 \right ) & & \end{matrix}\right.$

Xét trường hợp $x=0;y=0$ thấy không thoả

Xét trường hợp $x\neq 0;y\neq 0$, chia 2 vế phương trình (1) cho $xy^{2}$, chia 2 vế phương trình $2$ cho $xy$:

$\left\{\begin{matrix} x^3+4y=y^3+16x \\1+y^2=5\left ( 1+x^2 \right ) & & \end{matrix}\right.$

$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} \frac{x^{2}}{y^{2}}+\frac{4}{xy}=\frac{y}{x}+\frac{16}{y^{2}} \\\frac{1}{xy}+\frac{y}{x}=\frac{5}{xy}+\frac{5x}{y} \end{matrix}\right.$

$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} \frac{4}{xy}-\frac{y}{x}=\frac{16}{y^{2}}-\frac{x^{2}}{y^{2}} \\-\frac{4}{xy}+\frac{y}{x}=\frac{5x}{y} \end{matrix}\right.$

$\Leftrightarrow \frac{16}{y^{2}}-\frac{x^{2}}{y^{2}}+\frac{5x}{y} =0$

$\Leftrightarrow 16-x^{2}+5xy=0$

$\Leftrightarrow y=\frac{x^{2}-16}{5x}$

Thay vào $(2)\Leftrightarrow 1+(\frac{x^{2}-16}{5x})^2=5( 1+x^2 )$

$\Leftrightarrow -4+\frac{(x^{2}-16)^{2}}{25x^{2}}=5x^2$

$\Leftrightarrow 124x^{4}+132x^{2}-256=0$

$\Leftrightarrow \begin{bmatrix} x=1\Rightarrow y=-3\\ x=-1\Rightarrow y=3 \end{bmatrix}$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hoangtrong2305: 20-10-2012 - 20:26

Toán học là ông vua của mọi ngành khoa học.

Albert Einstein

(1879-1955)

Hình đã gửi


-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Click xem Đạo hàm, Tích phân ứng dụng được gì?

và khám phá những ứng dụng trong cuộc sống


#7
dark templar

dark templar

    Kael-Invoker

  • Hiệp sỹ
  • 3788 Bài viết

1. Theo chương trình Chuẩn

Câu VIa (1,0 điểm) Trong mặt phẳng với hệ tọa độ $Oxy$ cho 2 điểm $A(2;1)$ và $B(-1;-3)$ và hai đường thẳng $d_1:x+y+3=0$ và $d_2:x-5y-16=0$. Tìm tọa độ các điểm $C,D$ lần lượt thuộc $d_1;d_2$ sao cho tứ giác $ABCD$ là hình bình hành.

Câu VIIa (1,0 điểm) Tính tổng

$$S=1^2\textrm{C}_{2012}^{1}+2^2\textrm{C}_{2012}^{2}+.......+2012^2\textrm{C}_{2012}^{2012}$$

Chém cho xong luôn phần tự chọn :D
Câu mặt phẳng tọa độ:Có $\overrightarrow{AB}=(-3;-4)$
ABCD là hình bình hành $\iff \overrightarrow{DC}=\overrightarrow{AB}=(-3;-4) \iff \left\{\begin{matrix} x_{C}-x_{D}=-3 & \\ y_{C}-y_{D}=-4 & \end{matrix}\right.$
Mặt khác $D \in (d_2);C \in (d_1) \iff \left\{\begin{matrix} x_{C}+y_{C}=-3\\ x_{D}-5y_{D}=16 \end{matrix}\right.$
Vậy ta có hệ sau:
$$\left\{\begin{matrix} x_{C}-x_{D}=-3\\ y_{C}-y_{D}=-4\\ x_{C}+y_{C}=-3\\ x_{D}-5y_{D}=16 \end{matrix}\right. \iff \left\{\begin{matrix} x_{D}=6\\ y_{D}=-2\\ x_{C}=3\\ y_{C}=-6 \end{matrix}\right.$$

Câu Tổ hợp:
Ta xét khai triển:$(1+x)^{2012}=\sum_{k=0}^{2012}\binom{2012}{k}x^{k}$
Đạo hàm 2 vế theo biến $x$,ta có:$2012(1+x)^{2011}=\sum_{k=1}^{2012}\binom{2012}{k}.k.x^{k-1}$
Lại nhân 2 vế cho $x$:$2012x(1+x)^{2011}=\sum_{k=1}^{2012}\binom{2012}{k}.k.x^{k}$
Sau đó lại lấy đạo hàm 2 vế,ta thu được:
$$2012[(1+x)^{2011}+2011x(1+x)^{2010}]=\sum_{k=1}^{2012}\binom{2012}{k}.k^2.x^{k}$$
Chọn $x=1$,ta có:$2^{2010}.2012.2013=\sum_{k=1}^{2012}\binom{2012}{k}.k^2=S$
"Do you still... believe in me ?" Sarah Kerrigan asked Jim Raynor - Starcraft II:Heart Of The Swarm.

#8
T M

T M

    Trung úy

  • Thành viên
  • 926 Bài viết

Câu II (2,5 điểm)

1) Giải phương trình $\frac{3-4\cos{2x}-8\sin^4{x}}{\sin2x+\cos2x}=\frac{1}{\sin{2x}}$

Câu VIa (1,0 điểm) Trong mặt phẳng với hệ tọa độ $Oxy$ cho 2 điểm $A(2;1)$ và $B(-1;-3)$ và hai đường thẳng $d_1:x+y+3=0$ và $d_2:x-5y-16=0$. Tìm tọa độ các điểm $C,D$ lần lượt thuộc $d_1;d_2$ sao cho tứ giác $ABCD$ là hình bình hành.



Giải II.

Phương trình này chỉ cần chú ý đẳng thức sau $\cos{4x}=8\cos^4{x}-8\cos^2{x}+1$

Biến đổi tương đương ( Tử số vế trái đưa hết về $\cos{x}$) ta được

$$pt\Leftrightarrow \frac{-\cos{4x}}{\sin{2x}+\cos{2x}}=\frac{1}{\sin{2x}} \\ \Leftrightarrow \frac{-\left ( \cos{2x}-\sin{2x} \right )\left ( \cos{2x}+\sin{2x} \right )}{\sin{2x}+\cos{2x}}=\frac{1}{\sin{2x}}$$

Đến đây coi như xong :) Đang chelsea, tí sẽ post phần còn lại.

Bài hình giải tích phẳng cũng chỉ cần lập hệ (sử dụng quan hệ hình bình hành) là xong !
ĐCG !

#9
HÀ QUỐC ĐẠT

HÀ QUỐC ĐẠT

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 295 Bài viết
Bài
Từ $A$ kẻ đường thẳng song song với $BD $cắt $BC$ và $BD$ lần lượt tại $I$ và $J$.Gọi $E$ là giao điểm của $MI$ và $BB_{1}$, $F$ là giao điểm của MJ và $DD_{1}$
Theo Ta-lét $\frac{DF}{CM}=\frac{BE}{CM}=\frac{1}{2}\Rightarrow BE=DF=\frac{CM}{2}=1$
$$V_{ABCDEMF}=V_{ADCMF}+V_{ABCME}=\frac{1}{3}.AD.S_{DCMF}+\frac{1}{3}.AB.S_{BCME}=\frac{2}{3}.AB.S_{BCME}=\frac{2}{3}.AB.\frac{1}{2}.BC.(BE+CM)=\frac{2}{3}.3.\frac{1}{2}.3.(1+2)=9$$
$$V_{A_{1}B_{1}C_{1}D_{1}AEMF}=V_{ABCD}-V_{ABCDEMF}=27-9=18$$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi HÀ QUỐC ĐẠT: 20-10-2012 - 20:28


#10
sogenlun

sogenlun

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 105 Bài viết

Câu VIIb (1,0 điểm) Tính tổng
$$T=\frac{\textrm{C}_{2012}^{0}}{1}+\frac{\textrm{C}_{2012}^{1}}{2}+...........+\frac{\textrm{C}_{2012}^{2012}}{2013}$$

Ta có : $$\dfrac{C_{n}^{k}}{k+1} = \dfrac{C_{n+1}^{k+1}}{n+1}$$
Ta có : $$T = \dfrac{C_{2013}^{0}+C_{2013}^{1}+...+C_{2013}^{2013}}{2013}-\dfrac{1}{2013} = \dfrac{2^{2013}-1}{2013} $$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi sogenlun: 20-10-2012 - 21:01

Chia sẻ tài liệu ôn thi đại học tại : http://blogtoanli.net


#11
hoangtrong2305

hoangtrong2305

    Trảm phong minh chủ

  • Phó Quản lý Toán Ứng dụ
  • 861 Bài viết

Câu III (1,0 điểm) Tính giới hạn

$$L=\lim_{x \to 2}\frac{\sqrt{6-x}-\sqrt[3]{x^2+4}}{x^2-4}$$


$L=\lim_{x \to 2}\frac{\sqrt{6-x}-\sqrt[3]{x^2+4}}{x^2-4}$

$L=\lim_{x \to 2}\frac{\sqrt{6-x}-2+2-\sqrt[3]{x^2+4}}{x^2-4}$

$L=\lim_{x \to 2}(\frac{\sqrt{6-x}-2}{x^2-4}+\frac{2-\sqrt[3]{x^2+4}}{x^2-4})$

$L=\lim_{x \to 2}(-\frac{1}{(x+2)(\sqrt{6+x}+2)}-\frac{1}{4+2\sqrt[3]{x^2+4}+(\sqrt[3]{x^2+4})^{2}})$

$L=\frac{1-3\sqrt{2}}{24}$

Toán học là ông vua của mọi ngành khoa học.

Albert Einstein

(1879-1955)

Hình đã gửi


-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Click xem Đạo hàm, Tích phân ứng dụng được gì?

và khám phá những ứng dụng trong cuộc sống


#12
NGOCTIEN_A1_DQH

NGOCTIEN_A1_DQH

    Never Give Up

  • Thành viên
  • 625 Bài viết

Ta có : $$\dfrac{C_{n}^{k}}{k+1} = \dfrac{C_{n+1}^{k+1}}{n+1}$$
Ta có : $$T = \dfrac{C_{2013}^{0}+C_{2013}^{1}+...+C_{2013}^{2013}}{2013}-\dfrac{1}{2013} = \dfrac{2^{2013}-1}{2013} $$


một lời giải khác cho bài này:

xét khai triển $ P(x)=(1+x)^n=C_n^0+C_n^1.x+C_n^2.x^2+....+C_n^n.x^n $

ta lấy tích phân từ 0 tới 1 của 2 vế:

$ \int_0^1(1+x)^ndx=\int_0^1(C_n^0+C_n^1.x+C_n^2.x^2+....+C_n^n.x^n)dx $

$ \Leftrightarrow \frac{(1+x)^{n+1}}{n+1}|_0^1=(C_n^0.x+\frac{1}{2}C_n^1x^2+\frac{1}{3}C_n^2.x^3+....+\frac{1}{n+1}.C_n^n.x^{n+1})|_0^1$

$ \Leftrightarrow \frac{2^{n+1}}{n+1}-\frac{1}{n+1}=C_n^0+\frac{1}{2}C_n^1+\frac{1}{3}C_n^2+...+\frac{1}{n+1}.C_n^n $

cho $ n=2012 $ ta được $ T=\frac{2^{2013}-1}{2013} $

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi NGOCTIEN_A1_DQH: 05-02-2013 - 20:10

Em cắm hoa tươi đặt cạnh bàn

Mong rằng toán học bớt khô khan

Em ơi trong toán nhiều công thức

Cũng đẹp như hoa lại chẳng tàn




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh