Đến nội dung

Hình ảnh

Thắc mắc - Góp ý về Đề thi VLVN Cup (Hiệp 1)

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 22 trả lời

#1
HiLine

HiLine

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 25 Bài viết
Anh ơi,em thấy đề thi và đáp án có nhiều vấn đề,ví dụ như câu entropy:rõ ràng là entropy có thay đổi một lượng nhỏ,nên cách trả lời của bọn em là chuẩn nhất .
Còn câu xung điện : có lúc vận tốc truyền xung điện lớn hơn vận tốc ánh sáng nhiều ,nếu anh cần thì em có thể kiếm tài liệu .
Mà em thấy thể lệ cuộc thi có cho phép chọn nhiều đáp án đâu nhỉ ???
Câu 2,câu 3 và câu 7 thì rất hay,em chưa nghĩ ra lời giải :neq

#2
B0C3

B0C3

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 14 Bài viết
Rất hoan nghênh ban giám khảo đã chỉnh lại đáp án. Tuy nhiên đề nghị với ban giám khảo xem xét lại các câu hỏi sau:

Câu 3

Một chiếc máy khoan có lực xoắn là 3Nm khi quay 100 vòng / phút . Hỏi công suất tối thiểu của máy đó bằng bao nhiêu ?

A. 3000 W
B. 300 W
C. 30 W
D. 3 W

Ta biết rằng công suất được tính theo công thức sau:

P=M.w

Ở đây M=3Nm, w=100.(2 :neq) /60=31.415W

Như vậy tối thiểu phải là 300W chứ không thể là 30W bởi vì rõ ràng 31.4>30.

Đáp án phải là B

Câu 5

Trong các máy gia tốc lớn dùng để gia tốc các chùm ion, hoặc các chùm electron tới các năng lượng rất cao, các chùm hạt cuối cùng với năng lượng rất cao này sẽ có nhiệt độ :

A. Rất cao bởi vì năng lượng của chùm là rất cao
B. Chỉ có nhiệt độ cao cỡ nhiệt độ ban đầu
C. Cả 2 đều đúng


Ở đây đề bài viết các chùm hạt cuối cùng với năng lượng rất cao này sẽ có nhiệt độ :
Vậy phải hiểu câu này thế nào? Chúng tôi hiểu các chùm hạt cuối cùng tức là sau 1 thời gian đủ lâu. Điều ấy có nghĩa là năng lượng của chùm hạt cuối cùng sẽ chuyển thành năng lượng chuyển động nhiệt hỗn loạn.

Hiểu như thế đáp án phải là A.

Câu 10

Trong dây dẫn điện và trong các tế baò, các xung điện được truyền với vận tốc

A. Bằng vận tốc ánh sáng
B. Bằng hoặc nhỏ hơn vận tốc ánh sáng
C. Luôn nhỏ hơn vận tốc ánh sáng

Đáp án câu B là chính xác theo tiên đề 2 của Enstein với các vận tốc mang thông tin. Tuy nhiên điều này khá là chung chung và ít ý nghĩa khi hỏi về vận tốc truyền xung điện. Nó gần như trả lời câu hỏi:" Khối lượng voi Châu Phi bằng bao nhiêu" thì lại trả lời là "nhỏ hoặc bằng khối lượng vũ trụ". Vì thế câu trả lời này gần như không có ý nghĩa.

Trong thực hành khi nói về các vận tốc này người ta hay cho nó bằng c.

Do bị ngăn cản bởi nguyên lý Heisenberg, nên ngay cả mỗi lần đo vận tốc ánh sáng trong chân không thì tương đương với một lần định nghĩa lại đơn vị met. Khi nói vận tốc truyền xung điện trong dây dẫn và tế bào, kết quả c là chấp nhận được.

A là chính xác.

Frog,

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi B0C3: 14-11-2005 - 07:05

Không có gì quý hơn sự chân chính của khoa học

#3
B0C3

B0C3

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 14 Bài viết
Đề nghị ban giám khảo cũng nên xem lại ngôn từ dùng để viết câu hỏi. Ví dụ như câu về cực quang, các bác nói là chỉ quan sát được ở đâu nhưng các bác nói đáp án là ab là hai địa điểm khác nhau trong khi đáp án c la bao hàm cả hai địa điểm đấy mới chính xác 100%. Hơn nữa các bác trong câu về động cơ nói là công suất tối thiểu nhưng nếu chọn 30W mà theo công thức ở trên đã nói thì đố động cơ đấy chạy được đấy!! mà 300W thi chắc liệt vào hàng cực đại rùi thế nên câu trả lời là ko có có vẻ là đúng!!Vì thế mong các bác xem xét kỹ tất cả các câu hỏi để tránh chuyện lôi thôi như thế này
Không có gì quý hơn sự chân chính của khoa học

#4
HiLine

HiLine

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 25 Bài viết
Sau khi tổng hợp ý kiến của đồng chí frog và của bản thân,tôi xin có thiển ý như sau:
Thứ nhất,câu 1 :BGK không nói lực ở đây là lực gì (nội lực?ngoại lực?) và cũng chẳng nói cân bằng gì (cân bằng động?cân bằng tĩnh?cân bằng nhiệt ???)
Thứ hai là câu công suất :rõ ràng :neq >3 ,đề nghị BGK xem lại
Thứ ba là câu chùm electron:tôi không có ý kiến gì vì có vẻ như 'sau cùng' có nghĩa là khi chùm hạt rời khỏi máy gia tốc
Thứ tư là câu truyền xung điện :tôi khẳng định vận tốc truyền xung có thể lớn hơn vận tốc ánh sáng,mong BGK xem xét lại
Thứ năm là câu entropy:câu này đội tổng hợp đúng rồi,khỏi bàn cãi,mong BGK xem xét
Thứ sáu là việc BGK không quy định về việc có thể chọn nhiều đáp án,vì thế đội Tổng hợp chỉ đưa ra đáp án khả thi nhất,mong BGK xem xét lại
Thứ bảy là câu cuối cùng :sóng âm có thể không là sóng dọc ???Nếu có thể,mong BGK đưa ra cách giải thích bởi từ trước đến giờ trong chương trình vật lí phổ thông sóng âm luôn được coi là ví dụ chuẩn mực về sóng dọc,mong BGK xem xét .


Xin hãy nhớ rằng,sự thật là chân lí

Kính chúc sức khỏe BGK

#5
Lim

Lim

    Quét rác đêm

  • Hiệp sỹ
  • 858 Bài viết
Các bạn B0C3 thân mến.
Thay mặt BGK tôi xin chân thành cảm ơn ý kiến đóng góp của ban...
Việc đóng góp của bạn và các bạn khác sẽ góp phần làm tăng chất lượng của cuộc thi
----
[quote]Thứ nhất,câu 1 :BGK không nói lực ở đây là lực gì (nội lực?ngoại lực?) và cũng chẳng nói cân bằng gì (cân bằng động?cân bằng tĩnh?cân bằng nhiệt ???)[/quote]- Bạn nói đúng là câu hỏi đã không nói rõ là cân bằng lực như nhẽ ra phải nói. Nhưng thực tế trong bối cảnh này vì hiện tượng rất phổ cập nên chúng tôi đã nói lưc mà không lo bị hiểu sai ý. Một vật ở trạng thái cân bằng khi tổng hợp lực của nó = 0, và tổng hợp momen của nó = 0 . Trong câu hỏi có khi rõ chữ ( forces), nghìa là chưa bao hàm chữ (moments) các bạn có thể xem lại câu hỏi.


----
[quote]Thứ hai là câu công suất :rõ ràng >3 ,đề nghị BGK xem lại[/quote]
- Chúng tôi đã xem cách tính của đội các bạn và tôi khẳng định là cách tính đó hoàn toàn chính xác. Nhưng vấn đề ở đây là chọn câu trả lời đúng nhất từ thông tin mà các bạn vừa tính toán. Nếu các bạn nhìn lại các con số đầu bài cho thì các bạn sẽ thấy là độ chính xác của các con số này là tới hàng đơn vị. Điều đó có nghĩa là kết quả 31.4 (w) của các bạn hàm chứa một sai số một đơn vị, do đó đáp số 30 (w) là hợp lý hơn đáp số 300 (w). Vậy để có kết quả đúng thì phải làm phép tính như các bạn đã làm rất đúng và phải chú ý tới tính chính xác của con số.
----
[quote]
Thứ ba là câu chùm electron:tôi không có ý kiến gì vì có vẻ như 'sau cùng' có nghĩa là khi chùm hạt rời khỏi máy gia tốc [/quote]- Bạn đã hiểu đúng đầu bài. Máy gia tốc tăng tốc tất cả các hạt trong chùm hạt lên cùng một giá trị và hướng, do đó nhiệt độ không bị ảnh hưởng. Thực tế nhiệt độ của các chùm hạt này sẽ thay đổi, nhưng đó là do những nguyên nhân khác.
------
[quote]
Thứ tư là câu truyền xung điện :tôi khẳng định vận tốc truyền xung có thể lớn hơn vận tốc ánh sáng,mong BGK xem xét lại[/quote]
- Việc truyền điện trong dây dẫn trong câu này chỉ là cách đánh lạc hướng người đọc, còn hiện tượng truyền điện trong các tế bào mới là hiện tượng dễ gây hiểu sai vì câu hỏi này có liên quan tới kiến thức lý sinh. Thực tế cho thấy khi đo tốc độ truyền xung điện trong tế bào động vật người ta thấy các vận tốc chỉ cỡ một vài chục (m/s).

http://hyperphysics....rvecell.html#c2
http://www.sfu.ca/~b...s/395chap10.pdf
-----
[quote]
Thứ năm là câu entropy:câu này đội tổng hợp đúng rồi,khỏi bàn cãi,mong BGK xem xét [/quote]- câu này do lý do sai sót khi đưa đề thi, chúng tôi đã nhận lỗi và sửa sai.
-----
[quote]
Thứ sáu là việc BGK không quy định về việc có thể chọn nhiều đáp án,vì thế đội Tổng hợp chỉ đưa ra đáp án khả thi nhất,mong BGK xem xét lại[/quote]
Trước khi thi chúng tôi có giới thiệu thể lệ cho 2 đội.

[quote]Lim Lim: về phần trả lời
hallophysics: btc lam an chan qua, de anh em ko quan triet luat the nay a
Lim Lim: có câu hỏi sẽ có 2,3 lựa chọn
Lim Lim: mỗi lựa chọn đều có điểm thành phần, các bạn trọn đúng 3/3 ( ví dụ) thì sẽ dược điểm trọn vẹn
Lim Lim: okay ?
hxduc88: ok
hallophysics: cho vi du di
hxduc88: nhap di
thuan_ikaba: example
[/quote][quote]
Thứ bảy là câu cuối cùng :sóng âm có thể không là sóng dọc ???Nếu có thể,mong BGK đưa ra cách giải thích bởi từ trước đến giờ trong chương trình vật lí phổ thông sóng âm luôn được coi là ví dụ chuẩn mực về sóng dọc,mong BGK xem xét .[/quote]
- Sóng âm là sóng dọc trong các môi trường khí và chất lỏng. Tuy nhiên trong môi trường chất rắn, người ta thấy có hiện tượng sóng âm có thể tồn tại ở dạng sóng dọc do chất rắn có cấu trúc tinh thể. Một ứng dụng rất hay trong địa lý về hiện tượng sóng âm ngang chỉ có thể tồn tại lan truyền trong chất rắn đó là việc phát hiện các vùng địa lý có chứa chất lỏng hoặc các túy khí ẩn sâu trong lòng đất.

Các bạn trong đội TH thân mến, mặc dù ghi ít điểm hơn đội Ams nhưng chúng tôi nghĩ các bạn còn một cơ hội rất lớn để ghi điểm trong nội dung thi phần hai. Việc thắng thua chỉ là một khái niệm rất tương đối, mà mục đích cao hơn của cuộc thi này là cùng hướng tất cả các bạn tham gia cuộc thi, bao gồm các bạn tham gia thi, các bạn cổ vũ, các bạn khán giả và cả chúng tôi- những thành viên của BGK, vào một mục đích chung : đó là cùng nhau suy nghĩ và giải thích các hiện tượng vật lý mà chúng ta đang gặp phải.

Thời gian của cuộc thi vẫn còn. Cơ hội cho các bạn vẫn còn. Xin chúc các bạn sức khỏe và tìm được nhiều niềm vui trong cuộc thi vui này.

---

Ký tên :

Bunhia - Vatly.

#6
B0C3

B0C3

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 14 Bài viết
Trước hết rất cảm ơn ban giám khảo về việc đã chú ý nghe các ý kiến của đội Tổng hợp.

Xin khẳng định rằng tôi hoàn toàn đồng ý với ban giám khảo về việc quan trọng là cùng nhau suy nghĩ và giải thích các hiện tượng vật lý mà chúng ta đang gặp phải. Vì vậy, đáng nhẽ phải tập trung làm bài thi trên 4rum xong rồi mới có ý kiến, chúng tôi quyết định vừa làm vừa nêu các ý kiến của mình. Một cách làm rõ ràng là không có lợi cho kết quả cuối cùng. Tất cả chỉ theo đúng mục đích là tìm ra câu trả lời đúng cho hiện tượng nêu ra chứ không phải câu trả lời theo đáp án.

Chúng tôi vẫn giữ nguyên ý kiến về ba câu hỏi trên.

Về vấn đề chọn công suất tối thiểu:

Trong câu hỏi của ban giám khảo có 1 phương án trả lời là 3. Do đó không thể nói như ban giám khảo được. Chúng tôi chấp nhận kết quả lấy 31 chứ không là 31.4 nhưng 31 vẫn lớn hơn 30.
Ở đây theo câu hỏi là máy chỉ có công suất tối đa 30W có thể làm việc được ở 31W không ? Câu trả lời rõ ràng là không.

Câu trả lời này rất quan trọng, về thực chất nó sẽ có dạng tương tự trong 1 loạt các vấn đề khác, ví dụ như năng lượng để bứt electron ra khỏi hạt nhân H đòi hỏi năng lượng 13,6ev nếu phải lựa chọn giữa các năng lựong 1,3ev, 13ev, và 130 ev thì phải chọn cái nào ? Rõ ràng không thể vì tiếc 13ev xấp xỉ 13,6ev mà có thể lựa chọn nó. Cái ý nghĩa quan trọng là phải chọn cận trên đúng.

Chúng tôi đề nghị 1 lần nữa chỉnh lại đáp án bài này.

Về câu gia tốc:

Xin nhắc lại là thành viên bên chúng tôi nghĩ rằng câu hỏi về sau 1 khoảng thời gian đủ lâu. Bởi vì khi nói đến từ « cuối cùng » tức là ở các trường hợp sau:

+Sau 1 số phản ứng nào đó và một thời gian đủ lâu.
+Sau thời gian đủ lâu, các hạt ở trạng thái cân bằng.

Cách hiểu của đấy cho phép nói cuối cùng nhiệt độ của chùm hạt sẽ rất cao. Để kiểm chứng ban giám khảo có thể xem các bàn bạc phía chúng tôi. Lưu ý rằng ở câu này người trực tiếp quyết đinh là Thuan yeu quai lúc đầu cũng chọn là b.

Để trả lời theo ý ban giám khảo, và để câu trả lời là duy nhất câu hỏi phải là » ngay sau khi gia tốc, nhiệt độ của chùm hạt thế nào ? ».

Câu hỏi này có các vấn đề về sự rõ ràng của hiện tượng dẫn đến các cách hiểu khác nhau. Chúng tôi đề nghị vì đề bài có nhiều cách hiểu nên mở rộng đáp án, chấm theo tất cả các cách hiểu.

---------------------

Về câu truyền vận tốc của xung điện, xin được nhấn mạnh như sau:
Bản chất của vận tốc ban giám khảo nói đến là vận tốc truyền trạng thái phân cực của các channels K+, Na+, Ca+ thông qua sự nhận hoặc đẩy Na+,K+…. Vì các channels này là các phân tử rất lớn, sự đóng mở để các ion có thể di chuyển được diễn ra rất chậm dẫn đến vận tốc truyền này nhỏ. Đặc biệt nó có một ngưỡng của sự đóng mở( tần số với xung bình thường cỡ 100xung/s)

Một ví dụ minh họa: channel K+

Hình đã gửi
Hình đã gửi
Một mô hình ba chiều được trình bày ở đây :
http://www.soils.wis...kcsa/index.html
Mở và đóng:
Hình đã gửi

Khi xảy ra khi 1 xung điện đủ lớn truyền trong tế bào channel K+ được mở ra,(K+ đi ra). Khi channel này mở, nó kích thích các channel khác, chú ý rằng sự truyền sóng điện từ luôn diễn ra và bằng c. Đấy là vận tốc để các channels khác nhận được tín hiệu từ channels lúc đầu. Nó là vận tốc để kích thích một loạt các kênh tiếp theo.

Trong các tế bào sự truyền xung này chỉ diễn ra với khi kích thích vượt ngưỡng nào đấy. Tuy nhiên ngay cả khi không đạt được ngưỡng cần thiết các channels vẫn có được sự kích thích. Trong trường hợp này sự truyền quá trình « đóng » « mở »(-- chậm--)không diễn ra nhưng các tín hiệu điện từ vẫn được truyền.
Hình đã gửi
Hình đã gửi



Chỗ tinh tế của vấn đề nằm ở chỗ sai lầm cho rằng trong tế bào do có môi trường đặc biệt nên vận tốc truyền sóng điện từ bị giảm xuống chỉ độ còn tối đa khoảng 100m/s( với dẫn truyền nhảy cóc) ... Thực tế vận tốc truyền ở đây vẫn bằng c. Một cách hình thức điều này giống như các trạm thu phát lại, một trạm phát tín hiệu với vận tốc truyền tín hiệu bằng c, các trạm xung quanh nhận xử lý và phát tiếp, tuy nhiên thời gian có thể chậm hơn cả tháng trời do phải nhận và xử lý lại toàn bộ.

Xin nhắc lại vận tốc mà ban giám khảo nói tới trong các tế bào nơron được gọi là vận tốc của xung thần kinh... Vận tốc của nó nhỏ cỡ 100m/s nhưng không có nghĩa là các xung điện trong tế bào chỉ có vận tốc đó cỡ 100m/s.

Ngay cả khái niệm truyền xung thần kinh cũng cần hiểu đúng đắn là quá trình truyền dọc theo axon mà không giảm cường độ. Còn các xung điện chỉ đơn giản xuất hiện là do sự thay đổi của các điện tích hoặc có các kích thích. Nó có vận tốc c và có thể bị dập rất nhanh.

Trong câu hỏi này, đề nghị ban giám khảo phải chỉnh lại đáp án.

hình ảnh bên trên lấy ở:
http://www.pubmedcen...ageindex=1#page
http://www.pubmedcen...67&blobtype=pdf
http://www.rpi.edu/d...rt2/channel.htm

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi B0C3: 16-11-2005 - 06:26

Không có gì quý hơn sự chân chính của khoa học

#7
eros

eros

    Lính mới

  • Thành viên
  • 4 Bài viết
Nói chung lần này ra đề thi vấn đáp như thế là đạt yêu cầu về độ khó rồi;, có điều lần sau có lẽ BGK nên check lại cho kĩ đã để tránh trường hợp có nhiều câu hỏi có vấn đề như thế.

Có 5 câu hỏi có vấn đề

1. Câu 1. Câu hỏi này theo kiểu định nghĩa. Rõ ràng là đáp án phải là "sai" vì nó thiếu điều kiện cân bằng trong mọi cách hiểu ( cân bằng nhiệt thì sai đã đành; cân bằng cơ học cần có thêm 1 số đk nữa như momen).

Như vậy nên chăng nên sửa lại thành: 1 vật cân bằng cơ học thì tổng lực của nó bằng 0 ở đây dùng chữ "thì" chứ không phải chữ "khi". Việc "chơi chữ" của BGK đã dẫn đến kết quả sai lầm của bên TH (tớ làm giám sát bên TH hôm đấy thấy họ cãi nhau về định nghĩa loạn cả lên vì ko hiểu BGK hòi gì).

2. Câu Entropy: Người ra đề câu này rõ ràng ko có tí kiến thức nào về entropy cả. Cái này là phần mở màn cho nghịch lý Gibbs nổi tiếng của Nhiệt động lực học (định lý Gibbs nói về hai bên cùng 1 loại khí, ở đây là 2 bên có 2 loại khí khác nhau). Về mặt định tính, có thể thấy rằng việc trộn hai khí vào nhau là 1 quá trình ko thuận nghịch; hệ lại cô lập; như vậy Entropy phải tăng.

Nói thêm về nghich lý Gibbs, hiện nay người ta đã chứng minh rằng kể cả khi hai bên có hai loại khí giống nhau thì entropy vẫn tăng nhưng khá nhỏ (còn câu hỏi cho hai loại khí như nhau S tăng lên đáng kể rồi)

3/. Câu công suất: Nếu không có ma sát hay mất mát gì thì công suất là 10Pi, như vậy nếu có ma sát hay mất mát thì công suất phải lớn hơn. Nghĩa là công suất tối thiểu là 10Pi --> đáp án ko có.

4/ Câu sóng âm: BGK trả lời

Sóng âm là sóng dọc trong các môi trường khí và chất lỏng. Tuy nhiên trong môi trường chất rắn, người ta thấy có hiện tượng sóng âm có thể tồn tại ở dạng sóng dọc do chất rắn có cấu trúc tinh thể.


Thế thì rõ ràng BGK công nhận việc cái nào cũng là sóng dọc rồi mà. Theo cơ học cổ điển thì sóng âm là sóng áp suất, luôn tồn tại ở dạng sóng dọc vì nó tạo ra xung kích thích các nguyên tử dao đôgj quanh vị trí cân bằng theo phương truyền sóng.

Cái này Lim cũng check lại xem nhé.

5. Câu truyền xung điện trong tế bào: Hôm đấy thấy bác Frog học về sinh vật thề lên thề xuống là bằng c. Đến lúc đáp án bác đấy ko phuc tí nào. Câu này liên quan đến Sinh học nên tớ đã đi hỏi một nhà nghiên cứu về truyền xung trong tế bào trong trường tớ, ông này đã giải thích rõ rằng khi truyền "xung điện hay tín hiệu điện" trong tế bào thì vận tốc luôn bằng vận tốc ánh sáng.

Ông này còn lấy lại câu truyện cổ tích có câu đố "cái gì đi nhanh hơn ánh sáng" -mà chàng trai trả lời là "suy nghĩ" để nói rằng: thực ra "suy nghĩ" cũng đi nhanh bằng "ánh sáng"

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi eros: 15-11-2005 - 22:06


#8
Lim

Lim

    Quét rác đêm

  • Hiệp sỹ
  • 858 Bài viết
Đau quá, viết nhầm mất rồi :)

4/ Câu sóng âm: BGK trả lời

Sóng âm là sóng dọc trong các môi trường khí và chất lỏng. Tuy nhiên trong môi trường chất rắn, người ta thấy có hiện tượng sóng âm có thể tồn tại ở dạng sóng dọc sóng ngang do chất rắn có cấu trúc tinh thể.


Thế thì rõ ràng BGK công nhận việc cái nào cũng là sóng dọc rồi mà. Theo cơ học cổ điển thì sóng âm là sóng áp suất, luôn tồn tại ở dạng sóng dọc vì nó tạo ra xung kích thích các nguyên tử dao đôgj quanh vị trí cân bằng theo phương truyền sóng.

Cái này Lim cũng check lại xem nhé.



#9
HiLine

HiLine

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 25 Bài viết
Tóm lại :các thắc mắc của tổng hợp đến giờ như sau :
Về câu entropy,BGK đã nhận sai,không cần tranh cãi nữa
Về câu máy khoan,thắc mắc là : nhất định 10 :) > 30 ,sai số lớn và lại mang ý nghĩa thực tế ---> không chấp nhận được .
Câu sinh :bên tổng hợp đưa ra lí luận rất sắc bén rằng cả 2 thứ xung điện đều có vận tốc ánh sáng ,BGK đang kiểm chứng độ chính xác .
Câu sóng âm :bên Tổng hợp thắc mắc rằng : kể cả trong chất rắn,sóng âm vẫn là sóng dọc ,BGK cũng đang kiểm chứng
Tất cả đều đang chờ đợi phán quyết công bằng và hợp lí của BGK đáng kính .

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi HiLine: 16-11-2005 - 16:29


#10
eros

eros

    Lính mới

  • Thành viên
  • 4 Bài viết
Về bản chất của sóng âm, trích dẫn:

Bài 1, phần 2: Sóng âm là sóng dọc
http://www.glenbrook...und/u11l1b.html

Mục lục cụ thể:

Lesson 1: The Nature of a Sound Wave

1. Sound is a Mechanical Wave (sóng âm là sóng cơ học)
2. Sound is a Longitudinal Wave (sóng âm là sóng dọc)
3. Sound is a Pressure Wave (sóng âm là sóng áp suất)



Còn về mạng tinh thể thì người ta thường mô hình mạng tinh thể vật rắn bằng 1 chuỗi các lò xo độ cứng k mắc nối tiếp theo phương truyền sóng, ở giữa các lò xo là các nguyên tử của mạng. Như vậy thấy rõ đây là sóng doc vì phương dao động trùng với phương truyền sóng.

#11
hallophysics

hallophysics

    Lính mới

  • Thành viên
  • 7 Bài viết
Eros nhầm nhọt thế nào chứ trong dao động mạng tinh thể có cả sóng ngang và sóng dọc mà. Đọc lại bất kỳ giáo trình VLCR nào đều đề cập tới hiện tượng này cả. Tuy nhiên, yêu cầu các bạn hs phổ thông biết được điều này thì quả là hơi quá sức

Câu đầu tiên quá hiển nhiên rồi, sao các bạn cứ bắt bẻ về câu chữ thế nhỉ (cho dù là cách diễn đạt của BTC kô thật sự sáng sủa lắm). Ai đọc qua cũng hiểu được là đề muốn nói gì mà.

Câu nhiệt độ của chùm hạt: Ai cũng biết là nhiệt độ là thước đo mức độ chuyển động hỗn loạn của hệ. Với chùm hạt được gia tốc, các hạt có cùng vận tốc, tuy cao, nhưng kô hỗn loạn, nên kô thể dùng năng lượng hạt để quy ra nhiệt độ được. Bác Frog nói là sau thời gian đủ dài, ok, nhưng bác hiểu thế nào là thời gian đủ dài?Chờ hàng tiếng đồng hồ hay lâu hơn, nếu chùm hạt kô va chạm với target, thì chúng tương tác rất yếu với nhau, còn lâu mới tán xạ và phân bố lại vận tốc. VỚi lại khi nói về máy gia tốc, chẳng ai nghĩ đến trạng thái cuối cùng của các hạt được gia tốc là trạng thái chuyển động nhiệt hỗn loạn cả: các hạt được gia tốc để bắn phá các hạt khác, chứ có phải đề làm nóng đâu. Bắt bẻ BTC quá lại càng chứng tỏ mình không tư duy theo kiểu vật lý bác Frog ạ (câu này nói theo phong cách của bác Frog, kô có ý chế nhạo hay khinh bỉ gì :)) )
Đáp án của BGK là đúng


Câu vận tốc truyền xung điện, đáp án B vẫn là chuẩn xác nhất vì vận tốc truyền sóng (chính xác hơn là vận tốc nhóm, mang năng lượng) phụ thuộc vào hằng số điện :geq của môi trường, hệ số này lớn hơn hoặc bằng 1, nên vận tốc nhỏ hơn hoặc bằng c là đúng. Trong sinh học và nhiều ngành khoa học, người ta nói vận tốc truyền xung điện bằng c chỉ là một cách nói đại khái. Giống như bây giờ cá bạn hỏi một nhà vật lý chất rắn về khối lượng nguyên tử của Si thì người ta sẽ trả lời là bao nhiêu??? Tóm lại là đáp án của BGK vẫn đúng

Câu máy khoan thì quả thực tớ chẳng hiều đề muốn nói gì, nhưng ước lượng số thấy cái 30W có vẻ hợp lý thôi. Mong BTC giải đáp kỹ hơn.

#12
eros

eros

    Lính mới

  • Thành viên
  • 4 Bài viết

Eros nhầm nhọt thế nào chứ trong dao động mạng tinh thể có cả sóng ngang và sóng dọc mà. Đọc lại bất kỳ giáo trình VLCR nào đều đề cập tới hiện tượng này cả. Tuy nhiên, yêu cầu các bạn hs phổ thông biết được điều này thì quả là hơi quá sức

Tất nhiên là dao động mạng tinh thể có cả sóng ngang và sóng dọc nhưng khi kích thích sóng âm vào vật rắn thì xu hướng chủ yếu sẽ là dao động theo phương truyền sóng của các nguyên tử nút mạng. Ví dụ như ngay cả sóng nước cũng có thành phần là sóng dọc (quĩ đạo của 1 điểm sẽ là hình ellip chứ ko phải dao động theo phương thẳng đứng), nhưng khi nói về sóng nước ta vẫn nói nó là sóng ngang. Về sóng âm thì khi nói bản chất sóng âm ta cũng nói là sóng dọc. Cái này có thể thấy trong các sách khi lấy ví dụ về sóng âm.

Câu đầu tiên quá hiển nhiên rồi, sao các bạn cứ bắt bẻ về câu chữ thế nhỉ (cho dù là cách diễn đạt của BTC kô thật sự sáng sủa lắm). Ai đọc qua cũng hiểu được là đề muốn nói gì mà.


Thật sự là cho đến lúc này em vẫn ko hiểu câu này BGK muốn hỏi gì: định nghĩa về cân bằng hay 1 tính chất của cân bằng.

Câu nhiệt độ của chùm hạt

Câu này ko nằm trong 5 câu hỏi có vấn đề mà em đặt ra ở trên. Đồng ý với đáp án của BGK.

Câu vận tốc truyền xung điện, đáp án B vẫn là chuẩn xác nhất vì vận tốc truyền sóng (chính xác hơn là vận tốc nhóm, mang năng lượng)


Nếu xét về mặt truyền thông tin thì đúng là phải hiểu là vận tốc nhóm (luôn <=c) nhưng ở đây lại xét đến vận tốc cụ thể về truyền tín hiệu trong tế bào, tức là 1 trường hợp rất cụ thể chứ ko phài là vận tốc truyền năng lượng hay truyền xung của bó sóng chung chung. Cái này có lẽ bài của bác Frog ở trên đã rõ ràng rồi.

Câu máy khoan thì quả thực tớ chẳng hiều đề muốn nói gì,

:)

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi eros: 16-11-2005 - 10:30


#13
amsmuonnam

amsmuonnam

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 15 Bài viết
-Rõ ràng câu động cơ có thể chấp nhận đáp án 30W mà.Trong đk thi trắc nghiệm như thế này thì rõ ràng đáp án ko cần chính xác đến từng li như TH nghĩ.Với lại TH ko có câu trả lời cơ mà.
Đối với các câu như sóng chẳng hạn,rõ ràng cả 2 bên có cùng 1 đáp án,vậy ko hiểu TH kiện để làm gì????

#14
B0C3

B0C3

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 14 Bài viết
Kiện đơn giản chỉ nhằm tìm đến 1 đáp án đúng nhất cho câu trả lời. Nói kiện cũng không phải mà chỉ đơn giản là tranh luận thôi, bởi vì cuối cùng điểm này cũng phản ánh 1 phần khả năng của 2 đội. Nếu câu trả lời đúng mà có lợi cho Ams chúng tôi cũng thắc mắc như thường. :)

Về vấn đề động cơ 30W, đây là 1 vấn đề khá thú vị, câu hỏi là động cơ có công suất tối đa 30W chạy được ở 31W không? Câu trả lời là không, vấn đề làm tròn ở đây là phải luôn làm tròn( nếu muốn) lên số lớn hơn, không thể làm tròn xuống được. Câu này cũng thắc mắc chỉ vì muốn có câu trả lời chính xác.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi B0C3: 16-11-2005 - 16:17

Không có gì quý hơn sự chân chính của khoa học

#15
Alligator

Alligator

    Sĩ quan

  • Founder
  • 428 Bài viết
Sau đây là ý kiến của cá nhân mình (không chính thức đại diện cho BGK vì mình không phụ trách phần thi này) về một số đáp án gây tranh luận trong Hiệp 1.

Câu 1

Câu 1
Một vật ở trạng thái cân bằng khi tổng hợp lực (forces) của nó bằng 0. Đúng hay sai ?
A. Đúng
B. Sai

Câu hỏi này tương đương với việc xác định tính đúng sai của mệnh đề:
Nếu tổng lực = 0, thì vật cân bằng
Câu trả lời hiển nhiên là B. Sai, vì thiếu điều kiện về triệt tiêu moments. Đề nghị của eros thay "khi" bằng "thì" chưa hợp lý vì nếu chữ "thì" ấy được hiểu theo nghĩa trong cặp "nếu... thì..." sẽ dẫn tới mệnh đề theo chiều ngược lại và đáp án cũng sẽ thay đổi.

Như vậy nên chăng nên sửa lại thành: 1 vật cân bằng cơ học thì tổng lực của nó bằng 0 ở đây dùng chữ "thì" chứ không phải chữ "khi".


Câu 3

Câu 3
Một chiếc máy khoan có lực xoắn là 3 Nm khi quay 100 vòng/phút. Hỏi công suất tối thiểu của máy đó bằng bao nhiêu ?
A. 3000 W
B. 300 W
C. 30 W
D. 3 W

Đây là một câu hỏi tính toán ước lượng thường gặp trong kỹ thuật. Các số liệu moment xoắn (torque) 3 Nm và tốc độ quay 100 vòng/phút mang giá trị danh nghĩa (gần đúng) từ các số đo trên băng thử với độ chính xác nhất định phụ thuộc vào thiết bị đo. Tốc độ quay đo bằng vòng/phút (rpm - round per minute) trong thực tế thường được đo với độ chính xác tới 10 rpm (trong các ứng dụng kỹ thuật thông thường như máy khoan hay các máy móc công nghiệp nói chung, độ chính xác nhỏ hơn 10 rpm của số đo tốc độ quay không mang ý nghĩa thực tiễn). Quy tắc khi tính toán ước lượng trong kỹ thuật là đáp số mang độ chính xác thấp nhất của số liệu cho trước. Công suất cơ (trên trục ra của máy khoan) được tính là:
(kết quả cuối cùng được làm tròn tới hàng chục theo độ chính xác của tốc độ quay, là độ chính xác thấp nhất trong các số liệu cho trước.)
Nếu hiệu suất của máy là 100% thì công suất cơ 30 W cũng chính là công suất điện (tiêu thụ) của máy khoan. Trong thực tế, hiệu suất của động cơ điện không bao giờ đạt 100% (thường khoảng 80% trở lên) do ma sát và các lực cản khác như eros có nói ở trên, nên công suất máy khoan sẽ lớn hơn 30 W (nhưng không thể tới 300 W, vì nếu vậy hiệu suất chỉ là 10%!!!). Như vậy công suất điện tối thiểu của máy khoan là 30 W và đặt câu hỏi về ìcông suất tối thiểu” (không phải tối đa!) là hợp lý.
Có thể có bạn sẽ hỏi rằng ìđộ chính xác 10 rpm với 80% ở đâu ra sao đề không cho?” thì quả đúng là đề không cho thật, nhưng thực tế là như vậy, và liên hệ thực tế là hoạt động tất nhiên và thường xuyên trong vật lý. Nói về liên hệ thực tế, trong mỗi lãnh vực khảo sát khác nhau, ta dùng các thang đo và độ chính xác khác nhau, thí dụ như khi đề cập tới các hiện tượng dưới nguyên tử thì mỗi eV đều đáng kể nhưng trong các hiện tượng vĩ mô thì người ta không tính chi ly như vậy nữa, cho nên dẫn chứng so sánh của B0C3 là không phù hợp lắm:

Câu trả lời này rất quan trọng, về thực chất nó sẽ có dạng tương tự trong 1 loạt các vấn đề khác, ví dụ như năng lượng để bứt electron ra khỏi hạt nhân H đòi hỏi năng lượng 13,6ev nếu phải lựa chọn giữa các năng lựong 1,3ev, 13ev, và 130 ev thì phải chọn cái nào ? Rõ ràng không thể vì tiếc 13ev xấp xỉ 13,6ev mà có thể lựa chọn nó. Cái ý nghĩa quan trọng là phải chọn cận trên đúng.

Như vậy, trong hai câu nêu trên, theo mình giải thích của BGK và các ý kiến tán thành là hợp lý và chấp nhận được. Tất nhiên nếu đề ra chặt chẽ hơn sẽ tránh được hiểu lầm nhưng đây là một điểm để rút kinh nghiệm cho các cuộc thi về sau, hơn là thay đổi kết quả hiện tại.
<span style='color:blue'>Roses are red,
violets are blue,
Fermat is dead,
but his theorem is true.
</span>

#16
B0C3

B0C3

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 14 Bài viết
Bác vừa trích dẫn số liệu thực tế cho câu công suất đúng không?? Vậy thì em cũng trích dẫn số liệu thực tế với bác dựa trên những gì mà chính tay em làm và công ty sản suất phối hợp với trường m cung cấp vậy:


Thứ nhất trong phép đo tốc độ động cơ, sai số tùy thuộc vào độ lớn của số vòng quay vì còn phụ thuộc vào sensor đc dùng để đo. Với động cơ khoảng 100 rpm , sai số mà bác nói 10rpm la quá lớn đối với thời điểm hiện nay. Em có thể đo tốc độ đó với các thiết bị tương đối đơn giản mà sai số dứoi 5% , khoảng tầm 3% thôi.


Thứ hai, trong thực tế như bác nói người ta đã tính cả sai số của phép đo lực xoắn và tốc độ trong các số liệu để cho mình tính toán. Vậy vấn đề là người ta đã tính cho bác hiệu suất của động cơ là bao nhiêu chưa? Trừ phi bác thiết kế động rất ngon thì hiệu suất mới đc khoang tren 80%. Cứ tính thế thì em cho bác biết là kết quả không chỉ la 31.4 W ma nó lên tới gần 40 W cơ. Và hơn nữa, một dieu quan trọng nhất là không bao giờ được chế tạo động cơ mà chắc chắn nó fail trong điều kiện hoạt động tồi tệ nhất hay nói cách khác sai số ở đây là dương. Muốn điều chỉnh thì không bao giờ người ta điều chỉnh từ bé hơn tới lớn hơn mà từ lớn hơn tới bé hơn trong trường hợp này. Vì thế người ta sẽ chọn làm việc ở công suất cao hơn công suất dự kiến rồi sau thay đổi hơn là phải vứt bỏ sản phẩm vì không chạy được..

Bác chơi thế làm em lại phải nhớ lại 1 năm vừa rồi em học những cái gì kìa So sad about that, nothing than solving ax+b=0
Không có gì quý hơn sự chân chính của khoa học

#17
B0C3

B0C3

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 14 Bài viết
wen mất là còn một vấn đề nữa bác nói về ý nghĩa thực tiễn ở đây thì em cũng nói luôn
Đề bài ra không nói rõ cụ thể đây là máy khoan chuyên dùng hay la không phải. Vì thế ko thể nói là sai số dưới 10rpm la không co ý nghĩa thực tiễn
va hon nua hiệu suất của bác la 80% hoặc hơn hehe cái đấy nếu nói trong đời sống dân chúng thì chả có ý nghĩa thực tiễn tí nào bởi nó tăng giá thành sản phẩm lên rùi hehe. Cái chính ở đây là các công ty bây giờ vẫn có xu hướng là kiếm tiên nhiều hơn là tiết kiệm năng lượng bác ạ. Người ta đang kêu gọi tiết kiệm năng lượng thôi chứ các công ty đã làm nhiều cái giá rẻ đâu. Những cái như thế toàn đắt thôi...........
Không có gì quý hơn sự chân chính của khoa học

#18
B0C3

B0C3

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 14 Bài viết

Trong thực tế, hiệu suất của động cơ điện không bao giờ đạt 100% (thường khoảng 80% trở lên) do ma sát và các lực cản khác như eros có nói ở trên, nên công suất máy khoan sẽ lớn hơn 30 W (nhưng không thể tới 300 W, vì nếu vậy hiệu suất chỉ là 10%!!!). Như vậy công suất điện tối thiểu của máy khoan là 30 W và đặt câu hỏi về ìcông suất tối thiểu” (không phải tối đa!) là hợp lý.


bác nói thế . Công suất tối thiểu của máy khoan la 300W va hieu suất ở đây có thể bằng 13% vì nó còn cho phép may khoan chạy được con 30W hehe cho hiệu suất của máy là 100% nhá , tai công suất tối thiểu của bác đê, đông cơ không thể chạy đc. Với lại 300W là đáp số của BGK đưa ra, TH chỉ chọn cái đấy thôi còn thì trong câu trả lời chính thức là ko có nghĩa là không có đáp án nào phù hợp chứ KHÔNG PHẢI LÀ TỔNG HỢP KHÔNG CÓ ĐÁP ÁN VÌ KHÔNG TRẢ LỜI ĐƯỢC CÂU NÀY. Hơn nữa hiệu suất không phải lúc nào cũng giữ nguyên mà thay đổi tùy theo chế độ hoạt động nhưng người ta chỉ quan tâm tới hiệu suất của máy trong điều kiện hoạt động tối ưu. Hay nói cách khác đối với một động cơ người ta chỉ có thể nói cho biết hiệu suất lớn nhất có thể đạt được chứ không nói là động cơ đó có hiệu suất là bao nhiêu trong mọi hoàn cảnh. Chinh vi thế động cơ ở chế độ này có hiệu suất là 80% thì sang chế độ khác có thể chỉ còn 20% hoặc thậm chí 0%( ko thắng nổi lực ma sát). Hiểu như bác thì bác hiểu là công suất tối thiểu thì hiệu suất cũng tối đa luôn hả?

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi B0C3: 17-11-2005 - 10:05

Không có gì quý hơn sự chân chính của khoa học

#19
Alligator

Alligator

    Sĩ quan

  • Founder
  • 428 Bài viết
Ở trên mình cố gắng giải thích tính hợp lý của đáp án. Cái thực tế mình nói cũng là trong ngữ cảnh chung chung. Còn nếu chi ly ra thì mỗi nhà mỗi cảnh, không sao nói hết được. Mình đồng ý là có thể đo tốc độ chính xác cao hơn như cỡ 5 rpm, 3 rpm như bạn nói, dùng các thứ optical reflective keyphasor là đã ngon, chưa nói đến rotary encorder còn chính xác hơn nhiều (nhưng nếu thuần túy đo bằng cơ thì khó, không biết chỗ bạn dùng gì).

Về bài 3 thì có mấy điểm mình nói thêm thế này:

+ Về độ chính xác của phép đo và sự làm tròn kết quả:

- Trước hết, ta đồng ý với nhau về luật làm tròn đến độ chính xác thấp nhất của số liệu cho trước đã nhé, đồng ý nhé :P

- Số đo 100 rpm, mình giả định là người ta làm tròn số đo đến hàng chục (từng 10 rpm), tức là nếu giá trị thật là 103 rpm hay 96 rpm thì nhìn máy đo cũng đọc là 100 rpm thôi. Vì vậy kết quả 31.4 W mình làm tròn đến hàng chục thành 30 W.

- Cũng số đo 100 rpm, giả định phép đo chính xác đến từng 5 rpm, tức là giá trị thực từ 98 rpm đến 102 rpm đều đọc là 100 rpm, dưới đó dải đó sẽ đọc là 95 rpm, trên dải đó sẽ đọc là 105 rpm. Nói cách khác, số đo gần 5 hơn hàng chục kế nó thì làm tròn thành 5 (đơn vị), còn ngược lại thì làm tròn đến hàng chục. Như vậy kết quả 31.4 W sẽ làm tròn thành 30 W (chưa đủ để làm tròn thành 35 W).

- Giả định phép đo chính xác đến từng 3 rpm..., thì kết quả 31.4 W cũng được làm tròn thành 30 W thôi, chưa lên được 33 W.

- Trừ ra bây giờ có người nói "phép đo ấy chính xác đến hàng đơn vị, chỉ vì nó ra đúng 100 rpm nên viết 100 rpm, chứ nếu 99 rpm hay 101 rpm thì đã viết là 99 rpm hay 101 rpm rồi", thì mình đành... bó tay, vì khi đó 31.4 W sẽ được làm tròn thành 31 W.

+ Về hiệu suất và công suất

- Mình có nói ở post trên là công suất tính ra từ moment xoắn trên trục và tốc độ quay là công suất cơ, cũng chính là công suất điện tối thiểu, chỉ đạt được khi hiệu suất là 100% (dĩ nhiên chẳng bao giờ đạt được). Và vì thế đáp án "công suất (điện) tối thiểu là 30 W" hợp lý. Còn tất nhiên công suất điện thật sự lớn hơn 30 W khá nhiều.

- Đúng là với động cơ nhỏ dưới 1 HP, đạt được hiệu suất 80% là khó (mình ăn gian tí :pe ), sắt và dây đều phải cực ngon. Như vậy công suất điện tiêu thụ càng cao. Tuy nhiên như trên đã nói, ta đang tính công suất tối thiểu cơ mà. :pe

- Các vấn đề bạn nêu về thiết kế chế tạo động cơ cũng rất thú vị, nhất là theo thực tế sản xuất ở VN. Hy vọng có dịp sẽ bàn thêm. Nhưng bài này theo mình chỉ là một thí nghiệm đo lường và tính toán ước lượng trên một động cơ (máy khoan) có sẵn thôi.
<span style='color:blue'>Roses are red,
violets are blue,
Fermat is dead,
but his theorem is true.
</span>

#20
Alligator

Alligator

    Sĩ quan

  • Founder
  • 428 Bài viết
Mình nói thêm chút, vì dường như các bạn B0C3 chưa hiểu ý mình. :P

Công suất cơ trên trục ra: 30 W

Công suất điện tiêu thụ:
trong đó hiệu suất.

nên hay
<span style='color:blue'>Roses are red,
violets are blue,
Fermat is dead,
but his theorem is true.
</span>




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh