Đến nội dung

Hình ảnh

Thảo luận: Các bài toán thi Violympic THCS


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 14 trả lời

#1
L Lawliet

L Lawliet

    Tiểu Linh

  • Thành viên
  • 1624 Bài viết
Topic này dùng để các em THCS khi thi Violympic gặp các bài toán khó dù đã suy nghĩ nhưng không giải được thì post lên đây để mọi người thảo luận và giúp đỡ tránh tình trạng post bài tràn lan và các topic về Violympic khác sẽ được gộp vào đây. Lưu ý: Khi post bài toán phải ghi rõ "lớp - vòng".
==========
Bài toán 1: [Vio 9 - vòng 4] Cho tam giác $ABC$ cân tại $A$, đường cao $AD$, trực tâm $H$. Biết rằng $\widehat{BCA}<90^\circ$, $AH=14cm$, $BH=HC=30cm$. Tính $AD$?

Thích ngủ.


#2
Phạm Hữu Bảo Chung

Phạm Hữu Bảo Chung

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1360 Bài viết
Tam giác ABC cân tại A nên 2 góc còn lại ($\widehat{BCA}$ và $\widehat{ABC} $) luôn nhỏ hơn 90 độ rồi chứ nhỉ!
Thế giới này trở nên bị tổn thương quá nhiều không phải bởi vì sự hung bạo của những kẻ xấu xa mà chính bởi vì sự im lặng của những người tử tế :)

#3
ckuoj1

ckuoj1

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 177 Bài viết

Topic này dùng để các em THCS khi thi Violympic gặp các bài toán khó dù đã suy nghĩ nhưng không giải được thì post lên đây để mọi người thảo luận và giúp đỡ tránh tình trạng post bài tràn lan và các topic về Violympic khác sẽ được gộp vào đây. Lưu ý: Khi post bài toán phải ghi rõ "lớp - vòng".
==========
Bài toán 1: [Vio 9 - vòng 4] Cho tam giác $ABC$ cân tại $A$, đường cao $AD$, trực tâm $H$. Biết rằng $\widehat{BCA}<90^\circ$, $AH=14cm$, $BH=HC=30cm$. Tính $AD$?

Lấy E đối xứng vs H qua BC. Đặt DE=x
Ta có pt $x(2x+14)=900$ $\Rightarrow x=18$ (cm)
Vậy AD= 32 cm
Những người thông minh là những người biết bị thần kinh đúng lúc ^^

#4
caybutbixanh

caybutbixanh

    Trung úy

  • Thành viên
  • 888 Bài viết
Bài toán 2 : ( vio 9- vòng 5): $Cos67,5^{0}=\sqrt{2-\sqrt{2}}$
( bài toán mặc dù đề không phải vậy nhưng trong quá trình tính toán mình gặp phải dạng trên . mọi người giúp đỡ mình nha :lol: )

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi caybutbixanh: 08-11-2012 - 16:44

KẺ MẠNH CHƯA CHẮC ĐÃ THẮNG



MÀ KẺ THẮNG MỚI CHÍNH LÀ KẺ MẠNH!.



(FRANZ BECKEN BAUER)




ÔN THI MÔN HÓA HỌC TẠI ĐÂY.


#5
yeutoan11

yeutoan11

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 307 Bài viết

Ai giúp mình với, lớp 9 vòng 6
http://www.upanh.com...5vg51c4q2sc.htm


$\widehat{EAF}= 90^{\circ}$ nên $EF$ là đường kính rồi mà em
Dựng nước lấy việc học làm đầu. Muốn thịnh trị lấy nhân tài làm gốc.
NGUYỄN HUỆ
Nguyễn Trần Huy
Tự hào là thành viên VMF

#6
nguyễn nhơn nghĩa

nguyễn nhơn nghĩa

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 12 Bài viết
Bài toán 3: [ vio-vòng 10]: Cho hình bình hành ABCD có
$ \angle A=120^{\circ}, AB= a(cm), BC=b (cm) \ sao \ cho \ a - b =3^{\frac{1}{4}} (cm).$ Các đường phân giác của bốn góc cắt nhau tạo thành tứ giác MNPQ. Tính diện tích tứ giác MNPQ.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nguyễn nhơn nghĩa: 19-11-2012 - 15:49


#7
nguyễn nhơn nghĩa

nguyễn nhơn nghĩa

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 12 Bài viết
Cho $\2(x^{2}+1)+{x^{2}}=2y(x+1)\$. Tính $\x+y\$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nguyễn nhơn nghĩa: 19-11-2012 - 16:00


#8
nhatkhanhfc

nhatkhanhfc

    Lính mới

  • Thành viên
  • 8 Bài viết
Ai giúp em bài VIOLYMPIC 9 VÒNG 7 VỚI
1.Cho hai đường tròn (O; 20) và (O’; 15) cắt nhau tại hai điểm M và N, đoạn nối tâm OO’ = 25. Khi đó độ dài dây MN bằng:..............
2.Hình đã gửi.........
(Chi tiết nghe)

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nhatkhanhfc: 24-11-2012 - 19:53


#9
nguyễn nhơn nghĩa

nguyễn nhơn nghĩa

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 12 Bài viết
bài 1 MM = 24cm,
Bài 2: 6

#10
nguyễn nhơn nghĩa

nguyễn nhơn nghĩa

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 12 Bài viết
Sao ít ai bàn luận vậy ta, làm xom xom cho chủ đề thêm nóng coi na!

#11
Oral1020

Oral1020

    Thịnh To Tướng

  • Thành viên
  • 1225 Bài viết
Mình có một các giúp các bạn giải phương trình;hệ ......nhanh nhất nè
Truy cập vào trang web http://www.wolframalpha.com/
Nếu muốn tìm nghiệm của phương trình $x^2+2x+1=0$ thì ta nhập $LATEX$ (không có dấu $$ nhé)
Kết quả http://www.wolframal...t/?i=x^2+2x+1=0

"If I feel unhappy,I do mathematics to become happy.


If I feel happy,I do mathematics to keep happy."

Alfréd Rényi

Hình đã gửi


#12
caybutbixanh

caybutbixanh

    Trung úy

  • Thành viên
  • 888 Bài viết

Mình có một các giúp các bạn giải phương trình;hệ ......nhanh nhất nè
Truy cập vào trang web http://www.wolframalpha.com/
Nếu muốn tìm nghiệm của phương trình $x^2+2x+1=0$ thì ta nhập $LATEX$ (không có dấu $$ nhé)
Kết quả http://www.wolframal...t/?i=x^2+2x+1=0

Nếu có thời gian vào mấy cái phần mềm đó thì chắc hẳn bạn cũng phải có thời gian ngồi giải rồi chứ ? Đi thi vào phòng nếu không có mấy cái phần mềm trên thì ngồi xơi nước à .CHo nên thi phải bằng cái đầu cứ đừng dùng công nghệ vào đây.

KẺ MẠNH CHƯA CHẮC ĐÃ THẮNG



MÀ KẺ THẮNG MỚI CHÍNH LÀ KẺ MẠNH!.



(FRANZ BECKEN BAUER)




ÔN THI MÔN HÓA HỌC TẠI ĐÂY.


#13
caybutbixanh

caybutbixanh

    Trung úy

  • Thành viên
  • 888 Bài viết

$\widehat{EAF}= 90^{\circ}$ nên $EF$ là đường kính rồi mà em

Anh có thể vẽ cho em cái hình luôn không ạ ? :icon6: Em ngồi đọc mà vẽ chẳng ra hình :(


Bài 4: Đường tròn nội tiếp $\Delta ABC$ tiếp xúc với ba cạnh AB, BC, AC lần lượt tại M,N,P .Biết $\widehat{A}:\widehat{B}:\widehat{C}=3:5:2$ . Khi đó góc $\widehat{MNP}=?$

KẺ MẠNH CHƯA CHẮC ĐÃ THẮNG



MÀ KẺ THẮNG MỚI CHÍNH LÀ KẺ MẠNH!.



(FRANZ BECKEN BAUER)




ÔN THI MÔN HÓA HỌC TẠI ĐÂY.


#14
DarkBlood

DarkBlood

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 619 Bài viết

Anh có thể vẽ cho em cái hình luôn không ạ ? :icon6: Em ngồi đọc mà vẽ chẳng ra hình :(


Bài 4: Đường tròn nội tiếp $\Delta ABC$ tiếp xúc với ba cạnh AB, BC, AC lần lượt tại M,N,P .Biết $\widehat{A}:\widehat{B}:\widehat{C}=3:5:2$ . Khi đó góc $\widehat{MNP}=?$

Hình đã gửi
Gọi $I$ là tâm đường tròn, do đó $BI$ và $CI$ lần lượt là tia phân giác $\widehat{ABC}$ và $\widehat{ACB}.$
Ta có:
$\widehat{BAC}:\widehat{ABC}:\widehat{ACB}=3:5:2$
$\Leftrightarrow$ $\widehat{ABC}=90^{\circ};$ $\widehat{ACB}=36^{\circ}$
$\bigtriangleup BMI=\bigtriangleup BNI$ $($cạnh huyền $-$ góc nhọn$)$
$\Rightarrow$ $BM=BN.$
$\Rightarrow$ $\bigtriangleup BMN$ cân tại $B$
$\Rightarrow$ $\widehat{BNM}=\frac{180^{\circ}-90^{\circ}}{2}=45^{\circ}$
Tương tự ta có: $\widehat{CNP}=\frac{180^{\circ}-36^{\circ}}{2}=72^{\circ}$
Do đó: $\widehat{MNP}=180^{\circ}-\widehat{BNM}-\widehat{CNP}=180^{\circ}-45^{\circ}-72^{\circ}=63^{\circ}$

#15
DarkBlood

DarkBlood

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 619 Bài viết

Bài toán 3: [ vio-vòng 10]: Cho hình bình hành ABCD có
$ \angle A=120^{\circ}, AB= a(cm), BC=b (cm) \ sao \ cho \ a - b =3^{\frac{1}{4}} (cm).$ Các đường phân giác của bốn góc cắt nhau tạo thành tứ giác MNPQ. Tính diện tích tứ giác MNPQ.

Tứ giác $ABCD,$ $\widehat{BAC}=120^{\circ}.$
Phân giác góc $\widehat{BAC}$ cắt phân giác góc $\widehat{ADC},$ $\widehat{ABC}$ lần lượt tại $Q,$ $P.$
Phân giác góc $\widehat{BCD}$ cắt phân giác góc $\widehat{ABC},$ $\widehat{ADC}$ lần lượt tại $N,$ $M.$
$AQ$ cắt $CD$ tại $H.$
Hình đã gửi
Chứng minh được tứ giác $MNPQ$ là hình chữ nhật.
Vì $AB-CD=3^{\frac{1}{4}}>0$ nên $AB>CD$ hay $CD>AD$
Dễ thấy tam giác $ADH$ là tam giác đều $\Rightarrow$ $AD=DH$ $\Rightarrow$ $CD>DH$
Ta có: $AB-BC=CD-DA=CD-DH=CH=3^{\frac{1}{4}}$
Tam giác đều $ADH$ $DQ$ là đường phân giác nên $DQ$ cũng là đường trung tuyến
$\Rightarrow$ $AQ=HQ$
$\bigtriangleup ADQ=\bigtriangleup CBN$ $\Rightarrow$ $AQ=CN$
Do đó $HQ=CN$
Lại có $HQ//CN$
$\Rightarrow$ Tứ giác $HCNQ$ là hình bình hành.
$\Rightarrow$ $HC=QN=3^{\frac{1}{4}}$ và $\widehat{NCH}=\widehat{HQN}=\frac{\widehat{BCD}}{2}=\frac{\widehat{DAB}}{2}=\frac{120^{\circ}}{2}=60^{\circ}$
Xét $\bigtriangleup PQN,$ ta có:
$\widehat{QPN}=90^{\circ}$
$\widehat{PQN}=\widehat{HQN}=60^{\circ}$
$\Rightarrow$ $QP=\frac{1}{2}QN$
Từ đó tính được $PN$ bằng $Pi-ta-go$
Có $QP,$ $PN$ tính được diện tích hình chữ nhật $MNPQ.$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Hoang Huy Thong: 13-01-2013 - 18:36





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh