Đến nội dung

Hình ảnh

Bài Khái niệm về mặt tròn xoay


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 5 trả lời

#1
E. Galois

E. Galois

    Chú lùn thứ 8

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 3861 Bài viết
Mình sắp đi thao giảng bài này nên mong các bạn đồng nghiệp cùng góp ý. Sau đây là nội dung bài của mình:

Đối tượng hs: Yếu


I - Mục tiêu:
1. Về kiến thức:

- Biết khái niệm mặt nón, hình nón, khối nón;

- Biết công thức tính diện tích xung quanh của hình nón, thể tích khối nón.

2. Về kĩ năng:
- Tính được diện tích xung quanh của hình nón, thể tích của khối nón.
- Lấy được ví dụ trong thực tế về hình nón


II - Phương pháp – phương tiện:
1. Phương tiện:

a. Kiến thức liên quan (HS cần chuẩn bị ở nhà các kiến thức sau): hình tam giác vuông, khối đa diện và hình đa diện, định lí Pythagore.

b. Công cụ:

HS: bút chì, thước kẻ, SGK HH11, SGK HH12.

GV: thước kẻ, SGK HH12, phấn viết, bộ tạo hình tròn xoay.

2. Phương pháp: Thuyết trình + gợi mở vấn đáp.

III - Tiến trình dạy – học:
Chương II – Mặt trụ, mặt nón, mặt cầu

Tiết 12. §1. KHÁI NIỆM VỀ MẶT TRÒN XOAY

I – Sự tạo thành mặt tròn xoay:
1. Sự tạo thành mặt tròn xoay:
Cho học sinh xem video quay chậu cảnh và hình ảnh đầu chương II

2. Các vật tròn xoay trong thực tế:
02 H/s lấy ví dụ


II – Mặt nón tròn xoay:
1. Định nghĩa: SGK
2. Hình nón tròn xoay và khối nón tròn xoay:
a) Hình nón:
* Định nghĩa: SGK
- Sử dụng thiết bị:
+Bộ tạo hình tròn xoay
+ Dùng cabri 3D mô tả sự hình thành hình nón
-
* Cách vẽ:
* Chú ý:
$l = OM$: đường sinh, $h = OI$: đường cao; $r = IM$: bán kính đáy.
b) Khối nón: SGK.
- 02 H/s lấy ví dụ về khối nón trong thực tế


3. Diện tích xung quanh của hình nón và thể tích khối nón
a) Công thức
$$S_{xq} = \pi rl$$
$$V=\frac{1}{3}\pi r^2h$$

b) Áp dụng
- Cung cấp 1 lúc 2 ví dụ


Ví dụ 1 (HS yếu)'
Một hình nón có bán kính đáy bằng 3cm, đường cao bằng 4cm. Hãy tính:
a) Diện tích xung quanh của hình nón.
b) Thể tích khối nón tương ứng.

Ví dụ 2. Thiết diện qua trục của hình nón là một tam giác đều cạnh $a$. Tính Diện tích xung quanh của hình nón và thể tích khối nón tương ứng.

- Yêu cầu 1 hs đứng tại chỗ nêu rõ giả thiết, kết luận và các bước làm ví dụ 1.
- HS làm ví dụ 1
- Gọi 1 h/s lên bảng ví dụ 1. H/s khác nhận xét
- H/s đứng tại chỗ làm ví dụ 2

1) Xem cách đăng bài tại đây
2) Học gõ công thức toán tại: http://diendantoanho...oạn-thảo-latex/
3) Xin đừng đặt tiêu đề gây nhiễu: "Một bài hay", "... đây", "giúp tớ với", "cần gấp", ...
4) Ghé thăm tôi tại 
http://Chúlùnthứ8.vn

5) Xin đừng hỏi bài hay nhờ tôi giải toán. Tôi cực gà.


#2
haiphong08

haiphong08

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 119 Bài viết
- Có lẽ đầu tiên nên nhìn vào sổ điểm trước để xác định đối tượng để phân bố thời gian cho hợp lý.
- Tăng cường rèn luyện kĩ năng, bỏ đi những phần lý thuyết phụ(nhắc qua thôi). Vì đánh giá người ta thường đánh giá vào khả năng làm bài tập của học sinh.
- Nên lường trước các tình huống có thể xảy ra( đó là tình huống sư phạm). Các vị chuyên môn của Sở LS quan tâm cái này nhiều đấy.
- Nên chia thời gian và bố trí bảng cho hợp lý( nên làm vì đ/c Khổng Ngọc cực kì quan tâm đến điều này)
- Chúc Thế hội giảng tốt nhé
_ SƯ CỌ_ (K28- ĐH SPHN2)

#3
E. Galois

E. Galois

    Chú lùn thứ 8

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 3861 Bài viết
Cảm ơn bác, (bác Hào hay bác Chiến đấy ạ?)
Em đang định không dùng máy chiếu, bác thấy như vậy có ổn không ạ

1) Xem cách đăng bài tại đây
2) Học gõ công thức toán tại: http://diendantoanho...oạn-thảo-latex/
3) Xin đừng đặt tiêu đề gây nhiễu: "Một bài hay", "... đây", "giúp tớ với", "cần gấp", ...
4) Ghé thăm tôi tại 
http://Chúlùnthứ8.vn

5) Xin đừng hỏi bài hay nhờ tôi giải toán. Tôi cực gà.


#4
haiphong08

haiphong08

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 119 Bài viết

Cảm ơn bác, (bác Hào hay bác Chiến đấy ạ?)
Em đang định không dùng máy chiếu, bác thấy như vậy có ổn không ạ

Tớ đơn giản là người đồng môn thôi: Sư cọ
Phải dùng chứ dạy chay thì hiệu suất không tốt đâu ( có thể dùng nó để hỗ trợ, hoặc đó là 1 GA điện tử thực sự ), thêm nữa nó trực quan với HHKG và tránh được cháy giáo án. Chuẩn bị cho kĩ lưỡng vào nhé. Dạy thử tại trường mọi người cùng góp ý.
Quan trọng nhất là bình tĩnh, làm chủ kiến thức( điều này đối với Thế thì ổn rồi), nhập vai. Hi vọng chúng ta trao đổi nhiều. Có duyên sẽ gặp mà. Cố lên!

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi haiphong08: 06-11-2012 - 16:08


#5
E. Galois

E. Galois

    Chú lùn thứ 8

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 3861 Bài viết
Vâng, cảm ơn bác đã động viên, nhưng em thấy việc sử dụng máy chiếu có vẻ hơi khiên cưỡng khi mà bài này có thiết bị là bộ tạo hình tròn xoay. Nếu có chiếu, chỉ chiếu một vài hình ảnh về sự hình thành mặt tròn xoay, mà cái này em định bắt hs đọc SGK.

Dùng máy chiếu mà chỉ dùng để làm vài việc không cần thiết thì chán lắm và còn gây gánh nặng, nhưng không dùng thì lại sẽ bị các đồng nghiệp nói là không UDCNTT

Mong bác cho em những lời góp ý quý báu.

1) Xem cách đăng bài tại đây
2) Học gõ công thức toán tại: http://diendantoanho...oạn-thảo-latex/
3) Xin đừng đặt tiêu đề gây nhiễu: "Một bài hay", "... đây", "giúp tớ với", "cần gấp", ...
4) Ghé thăm tôi tại 
http://Chúlùnthứ8.vn

5) Xin đừng hỏi bài hay nhờ tôi giải toán. Tôi cực gà.


#6
haiphong08

haiphong08

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 119 Bài viết
Quả là khiên cưỡng thật. Thế thì ta dùng máy chiếu dưới hình thức hỗ trợ cho hình ảnh và giải bài tập( bài tập dự phòng để củng cố). Nếu thế thì phải kết hợp hai hoạt động nhuyền nhuyễn mới đươc. Mới cả mình nghĩ nên chú trọng vào kĩ năng xác định l h. Vậy nhé. Có gì phát sinh cậu có thể đưa lên chúng ta cùng bàn biết đâu có thể giải quyết được.




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh