Đến nội dung

Hình ảnh

Đề thi HSG lớp 12 THPT tỉnh PHÚ THỌ vòng 1 năm học 2012-2013!


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 9 trả lời

#1
minhson95

minhson95

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 520 Bài viết
$Câu 1$ $(5 point)$:

a) GPT: $x^2-3x+14=4\sqrt{x^3-8}$

b) GHPT:$\begin{cases} x^3+xy^2=y^6+y^4 \\ \sqrt{3x+6}+\sqrt{2y^2+7}=6 \end{cases}$

$Câu 2$ $(4 point)$:
Cho $x,y,z>0$ TM:$x+y+z=3$. Tìm $maxP$ biết:

$P=\frac{xy}{3x+4y+2z}+ \frac{yz}{3y+4z+2x}+ \frac{zx}{3z+4x+2y}$

$Câu 3$ $(4 point)$:

Cho dãy số $(x_n)$ xác định bởi: $\begin{cases} x_1=3 \\ x_{n+1}=\frac{1}{2}.x_n+2^{n-2} \end{cases}$ $, n=1,2,3,4...$

a) Tìm tất cả các số hạng là số nguyên trong dãy số trên.
b) Xác định công thức số hạng tổng quát của dãy số trên.

$Câu 4$ $(5 point)$:
Cho đường tròn tâm $(o)$ và một dây cung $AB$ không đi qua $O$. $C$ là điểm chính giữa cung nhỏ $AB$ , $D$ là một điểm nằm ngoài đường tròn $(o)$ sao cho $D$ và $C$ nằm khác phía đối với đường thẳng $AB$. Qua $D$ kẻ tiếp tuyến DT với đường tròn $(o)$, $T$ là tiếp điểm. $CT$ cắt $AB$ tại $E$. Đường thẳng qua $E$ vuông góc với AB cắt $OT$ tại $I$. Một đường thẳng thay đổi qua $D$ cắt đường tròn $(o)$ tại $M$ và $N$ ($M$ nằm giữa $D$ và $N$), $CN$ cắt $AB$ tại $P$.
a) CMR: đường tròn $(I)$ bán kính $IE$ tiếp xúc trong với đường tròn $(o)$ và tứ giác $ETMP$ nội tiếp một đường tròn.
b) Qua $D$ kẻ tiếp tuyến thứ 2 $DS$ với đường tròn $(o)$, $S$ là tiếp điểm, $CS$ cắt $AB$ tại $P$. Đường thẳng qua $F$ vuông góc với $AB$ cắt $OS$ tại $J$. Gọi $K$ là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác $MNP$. CMR: $I,J,K$ thẳng hàng.

$Câu 5$ $(2 point)$ :
Trong mặt phẳng cho $n$ điểm $(n \geq 5)$ sao cho không có 3 điểm nào thẳng hàng. Kí hiệu $S(n)$ là số tam giác có 3 đỉnh là 3 trong số n điểm nói trên thỏa mãn điều kiện bên trong tam giác đó có chứa ít nhất 1 điểm trong số $n-3$ điểm còn lại. CMR: Nếu $S(n) \leq n-4$ thì $S(n)=0$.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi minhson95: 09-11-2012 - 13:51


#2
Poseidont

Poseidont

    Dark Knight

  • Thành viên
  • 322 Bài viết
Câu 1
a/ Đặt $\sqrt{x-2}=a, \sqrt{x^2+2x+4}=b$
$(1)\Leftrightarrow b^2-5a^2=4ab$
$\Leftrightarrow (a+b)(b-5a)=0$
...
b/ $x^3+xy^2=y^6+y^4\Leftrightarrow x^3-y^6=y^4-xy^2\Leftrightarrow (x-y^2)(x^2+xy^2+y^4)=y^2(y^2-x)$
$\Leftrightarrow (x-y^2)(x^2+y^2+y^4+xy^2)=0$
...
Câu 2
$\frac{xy}{3 x+4y+2z}=xy.\frac{1}{(x+y+z)+(x+y+z)+(x+y+y)}\leq \frac{xy}{9}.(\frac{1}{x+y+z}+\frac{1}{x+y+z}+\frac{1}{x+y+y})$
Ta có các đánh giá sau
$\frac{xy}{x+y+y}\leq \frac{xy}{9}.(\frac{1}{x}+\frac{1}{y}+\frac{1}{y})$
Xây dựng tương tự...
$xy+yz+xz\leq \frac{(x+y+z)^2}{3}$
Từ các điều này ta có $P{max}=\frac{1}{3}$

Nguyễn Đức Nghĩa tự hào là thành viên VMF


#3
Oh Yeah

Oh Yeah

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 15 Bài viết

Dân Phú Thọ góp vui một bài:
Câu 2.
Ta có $\frac{xy}{3x+4y+2z}=\frac{xy}{(x+z)+(y+z)+2x+3y}\leq \frac{xy}{16}\left ( \frac{1}{x+z}+\frac{1}{y+z}+\frac{1}{2x}+\frac{1}{3y} \right )$
Tương tự:
$\frac{yz}{3y+4z+2x}=\frac{yz}{(y+x)+(z+x)+2y+3z}\leq \frac{yz}{16}\left ( \frac{1}{y+x}+\frac{1}{z+x}+\frac{1}{2y}+\frac{1}{3z} \right )$
$\frac{zx}{3z+4x+2y}=\frac{zx}{(z+y)+(x+y)+2z+3x}\leq \frac{zx}{16}\left ( \frac{1}{z+y}+\frac{1}{x+y}+\frac{1}{2z}+\frac{1}{3x} \right )$
Cộng vế với vế các bất đẳng thức trên ta được:
$VT\leq \frac{1}{16}\left ( x+y+z+\frac{x+y+z}{2}+\frac{x+y+z}{3} \right )=\frac{11}{32}$. OK !

Bài làm của bạn sai rồi. Dấu ''='' xảy ra khi nào ?

#4
NGOCTIEN_A1_DQH

NGOCTIEN_A1_DQH

    Never Give Up

  • Thành viên
  • 625 Bài viết

$Câu 3$ $(4 point)$:

Cho dãy số $(x_n)$ xác định bởi: $\begin{cases} x_1=3 \\ x_{n+1}=\frac{1}{2}.x_n+2^{n-2} \end{cases}$ $, n=1,2,3,4...$

a) Tìm tất cả các số hạng là số nguyên trong dãy số trên.
b) Xác định công thức số hạng tổng quát của dãy số trên.



lâu lắm rồi mới lại chém bài :D

làm luôn câu b nhé:

đặt $ x_n=y_n+\frac{1}{6}.2^n $ thì $ y_1=3-\frac{1}{3}=\frac{8}{3} $

thay vào ta đc: $ y_{n+1}=\frac{1}{2}y_n $

công việc còn lại nhẹ nhàng :D
Em cắm hoa tươi đặt cạnh bàn

Mong rằng toán học bớt khô khan

Em ơi trong toán nhiều công thức

Cũng đẹp như hoa lại chẳng tàn

#5
minhson95

minhson95

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 520 Bài viết

lâu lắm rồi mới lại chém bài :D

làm luôn câu b nhé:

đặt $ x_n=y_n+\frac{1}{6}.2^n $ thì $ y_1=3-\frac{1}{3}=\frac{8}{3} $

thay vào ta đc: $ y_{n+1}=\frac{1}{2}y_n $

công việc còn lại nhẹ nhàng :D


Kiểu này mình không hiểu lắm !

Theo cách làm của bạn thì $x_n=\frac{8}{3}.(\frac{1}{2})^{n-1} + \frac{1}{6}.2^n$

Vì để $ y_{n+1}=\frac{1}{2}y_n $ thì $\frac{1}{6}.2^n$ phải là số không đổi thì mới đặt được nhưng $\frac{1}{6}.2^n$ lại là một số biến đổi tùy theo $n$ nhưng mà thử lại công thức tổng quát vẫn đúng ?

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi minhson95: 12-11-2012 - 18:14


#6
Wearetheworld

Wearetheworld

    Lính mới

  • Thành viên
  • 1 Bài viết
Đúng rồi chứ bạn!

Nếu n= 1

x1 = 3 (đúng chứ)

#7
minhson95

minhson95

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 520 Bài viết

Đúng rồi chứ bạn!

Nếu n= 1

x1 = 3 (đúng chứ)


Mình nhầm!

#8
caovannct

caovannct

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 529 Bài viết
Mình thử giải câu 2BĐT:
Ta có$ \frac{xy}{3x+4y+2z}=\frac{xy}{x+2y+6}\leq \frac{xy}{81}(\frac{1}{x}+\frac{2}{y}+6)$
như vậy P$\leq \frac{1}{81}(3(x+y+z)+6(xy+yz+xz))\leq \frac{1}{81}(9+2(x+y+z)^2)=\frac{1}{3}$
Vậy maxP=1/3 dấu + xảy ra khi x = y = z = 1

#9
Spin9x

Spin9x

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 51 Bài viết

lâu lắm rồi mới lại chém bài :D

làm luôn câu b nhé:

đặt $ x_n=y_n+\frac{1}{6}.2^n $ thì $ y_1=3-\frac{1}{3}=\frac{8}{3} $

thay vào ta đc: $ y_{n+1}=\frac{1}{2}y_n $

công việc còn lại nhẹ nhàng :D


Bạn có thê giải thích sao lại có cách đăt này k0?
Tôi ơi ! Cố gắng nhiều nhé !

Cố gắng vào đại học nhé !

"Thà để giọt mồ hôi rơi trên trang sách còn hơn để giọt nước mắt rơi cuối mùa thi. "

#10
NGOCTIEN_A1_DQH

NGOCTIEN_A1_DQH

    Never Give Up

  • Thành viên
  • 625 Bài viết

Bạn có thê giải thích sao lại có cách đăt này k0?


những bài có dạng $ x_{n+1}=x_n+f(n) $ như này thì ta tìm cách đặt $ x_n=y_n+g(n) $ sao cho khi thay vào 2 vế thì $ g(n+1)=g(n)+f(n) $ để các biểu thức liên quan đến $ n$ triệt tiêu hết, ta có thể đưa được về dạng cấp số cộng hoặc cấp số nhân

ví dụ như ở bài trên ta đặt $ x_n=y_n+a.2^n $, thay vào ta tìm đc $ a=\frac{1}{6} $
Em cắm hoa tươi đặt cạnh bàn

Mong rằng toán học bớt khô khan

Em ơi trong toán nhiều công thức

Cũng đẹp như hoa lại chẳng tàn




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh