Đến nội dung

Hình ảnh

[MHS2013] Trận 12 - Hình học không gian

mhs mhs2013

  • Chủ đề bị khóa Chủ đề bị khóa
Chủ đề này có 11 trả lời

#1
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết

Chuyển nhanh đến:
1) Điều lệ
2) Đăng kí thi đấu
3) Lịch thi đấu và tổng hợp kết quả


Vào hồi 20h, Thứ Sáu, ngày 16/11/2012, Tổ trọng tài sẽ ra đề vào topic này, sau khi có đề, các toán thủ bắt đầu thi đấu.

Các toán thủ khi thi đấu, cứ yên tâm rằng, sau khi trả lời là bài làm đã được lưu, BTC đã nhận được bài làm của bạn, có điều bạn không nhìn thấy được mà thôi. Bạn nên mừng vì điều này, như thế các toán thủ khác không thể copy bài của bạn được.

Bạn cũng nên sử dụng chức năng xem trước của diễn đàn để sửa các lỗi Latex trước khi gửi bài, vì gửi rồi sẽ không xem và sửa lại được nữa.

BTC lưu ý:
1) Trận 12 có 20 toán thủ nên không áp dụng luật bị loại

2) Các toán thủ chớ quên rằng mỗi một mở rộng đúng sẽ được 10 điểm, các bạn nên mở rộng bài toán để thu được nhiều điểm hơn.

3) Sau khi trận đấu kết thúc, toán thủ không được tự ý sửa bài của mình vì nếu sửa sẽ bị chấm là 0 điểm.

4) Từ trận 7, điều lệ đã có sự thay đổi

- Sau mỗi trận, sẽ có một số toán thủ bị loại theo thứ tự ưu tiên sau:
+ Điểm xét bị loại thấp hơn
+ Tham gia lâu hơn mà chưa ra đề
+ Số báo danh nhỏ hơn

- Gọi $D_{rd}$ là điểm của toán thủ ra đề:
$$D_{rd}= 4*\left (t_{lb1} - t_{bd} \right ) + 3*n_{klb} + 2*n_{mr} + 30$$

* Gọi $S$ là điểm của toán thủ làm bài.
$$S = \left [\frac{52 - \left (t_{lb} - t_{rd} \right )}{2} \right ]+3*d+d_{mr}+d_{t}$$
Trong đó:
Kí hiệu $[x]$ chỉ phần nguyên của số thập phân $x$.



#2
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết
Đề bài:
Cho hình tứ diện $ABCD$,gọi $A_{1};B_{1},C_{1};D_{1}$ lần lượt là trọng tâm các mặt đối diện với các đỉnh $A,B,C,D$.Các đường thẳng $AA_{1},BB_{1},CC_{1},DD_{1}$ cắt mặt cầu tứ diện $ABCD$ theo thứ tự tại $A_{2},B_{2},C_{2},D_{2}$.
Chứng minh rằng:
$\frac{AA_{1}}{AA_{2}} =\frac{BB_{1}}{BB_{2}}+\frac{CC_{1}}{CC_{2}}+\frac{DD_{1}}{DD_{2}} \leq \frac{8}{3}$

Toán thủ ra đề nguyenhang28091996
__________________________
- Thời gian bắt đầu tính từ 21:00 ngày 16/11/2012
- Toán thủ ra đề không phải làm bài

#3
carljohnson1997

carljohnson1997

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 36 Bài viết
Chết rồi cái này em chưa cả học. Hix mới có lớp 10. Chưa cả học hình không gian. Kiểu này bị loại mất rồi.
Thông báo khẩn. Nút LIKE hiện nay đang bị hỏng
Ai bấm vào sẽ bị đơ máy hoặc cháy case đột ngột
Không tin bấm thử mà xem
^.^

#4
chagtraife

chagtraife

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 154 Bài viết

Đề bài:
Cho hình tứ diện $ABCD$,gọi $A_{1};B_{1},C_{1};D_{1}$ lần lượt là trọng tâm các mặt đối diện với các đỉnh $A,B,C,D$.Các đường thẳng $AA_{1},BB_{1},CC_{1},DD_{1}$ cắt mặt cầu tứ diện $ABCD$ theo thứ tự tại $A_{2},B_{2},C_{2},D_{2}$.
Chứng minh rằng:
$\frac{AA_{1}}{AA_{2}} =\frac{BB_{1}}{BB_{2}}+\frac{CC_{1}}{CC_{2}}+\frac{DD_{1}}{DD_{2}} \leq \frac{8}{3}$

Toán thủ ra đề nguyenhang28091996
__________________________
- Thời gian bắt đầu tính từ 21:00 ngày 16/11/2012
- Toán thủ ra đề không phải làm bài

bài này hình như đề bị sai!theo như đính chính lại đề của nguyenhang28091996 thì đề như sau:

Đề bài:
Cho hình tứ diện $ABCD$,gọi $A_{1};B_{1},C_{1};D_{1}$ lần lượt là trọng tâm các mặt đối diện với các đỉnh $A,B,C,D$.Các đường thẳng $AA_{1},BB_{1},CC_{1},DD_{1}$ cắt mặt cầu tứ diện $ABCD$ theo thứ tự tại $A_{2},B_{2},C_{2},D_{2}$.
Chứng minh rằng:
$\frac{AA_{1}}{AA_{2}} +\frac{BB_{1}}{BB_{2}}+\frac{CC_{1}}{CC_{2}}+\frac{DD_{1}}{DD_{2}} \leq \frac{8}{3}$

do vậy, bài giải của em như sau:
trước tiên, ta tìm công thức tính $AA_1^{2}$
gọi $H$ là trung điểm $BA_1$
ta có: $AA_1^{2}=\frac{2AH^{2}+2AK^{2}-HK^{2}}{4}$ $\quad K$ là điểm nào?
$\Rightarrow 4AA_1^{2}=2AH^{2}+2AK^{2}-HK^{2}$ Định lý gì đây?
$\Rightarrow 4AA_1^{2}=2\frac{2AB^{2}+2AA_1^{2}-BA_1^{2}}{4}+2.\frac{2b^{2}+2c^{2}-y^2}{4}-HK^{2}$
$\Rightarrow 8AA_1^{2}=2a^{2}+2AA_1^{2}-BA_1^{2}+2b^{2}+2c^{2}-y^{2}-2HK^{2}$
do $BA_1=HK=\frac{2}{3}BK$,
nên: $6AA_1^{2}=2a^{2}+2b^{2}+2c^{2}-y^{2}-3\frac{4}{9}BK^{2}$
$\Rightarrow 6AA_1^{2}=2a^{2}+2b^{2}+2c^{2}-y^{2}-\frac{1}{3}(2x^{2}+2z^{2}-y^{2}) $
$\Rightarrow 18AA_1^{2}=6a^{2}+6b^{2}+6c^{2}-2x^{2}-2y^{2}-2z^{2} $
$\Rightarrow 9AA_1^{2}=3a^{2}+3b^{2}+3c^{2}-x^{2}-y^{2}-x^{2}$
$\Rightarrow AA_1^{2}=\frac{1}{3}(a^{2}+b^{2}+c^{2})-\frac{1}{9}(x^{2}+y^{2}+z^{2})$
trở lại bài toán!
ta có:$AA_1.AA_2=BA_1.A_1B'$
$= \frac{2}{3}BM.(A_1M+MB') $
$= \frac{2}{3}BM(\frac{1}{3}BM+MB') $
$=\frac{2}{9}BM^{2}+\frac{2}{3}BM.MB' $
$= \frac{2}{9}BM^{2}+\frac{2}{3}MC.MD $
$= \frac{2}{9}(\frac{x^{2}+z^2}{2}-\frac{y^{2}}{4})+\frac{2}{3}.\frac{1}{4}y^{2} $
$= \frac{1}{9}(x^{2}+y^{2}+z^{2})$
suy ra:$\frac{AA_1}{AA_2}$
$=1-\frac{AA_1.AA_2}{AA_1^{2}+AA_1.AA_2} $
$= 1-\frac{1}{3}(\frac{x^{2}+y^{2}+z^{2}}{a^{2}+b^{2}+c^{2}})$
tương tự:
$\frac{BB_1}{BB_2}= 1-\frac{1}{3}(\frac{b^{2}+c^{2}+y^{2}}{a^{2}+z^{2}+x^{2}}) $
$\frac{CC_1}{CC_2}= 1-\frac{1}{3}(\frac{a^{2}+c^{2}+z^{2}}{x^{2}+b^{2}+y^{2}}) $
$\frac{DD_1}{DD_2}= 1-\frac{1}{3}(\frac{a^{2}+b^{2}+x^{2}}{z^{2}+c^{2}+y^{2}})$
do đó:
$S=\frac{AA_1}{AA_2}+\frac{BB_1}{BB_2}+\frac{CC_1}{CC_2}+\frac{DD_1}{DD_2}=4-\frac{1}{3}(\frac{x^{2}+y^{2}+z^{2}}{a^{2}+b^{2}+c^{2}}+\frac{b^{2}+c^{2}+y^{2}}{a^{2}+z^{2}+x^{2}}+\frac{a^{2}+c^{2}+z^{2}}{x^{2}+b^{2}+y^{2}}+\frac{a^{2}+b^{2}+x^{2}}{z^{2}+c^{2}+y^{2}})$
ta thấy:$((a^{2}+b^{2}+c^{2})+(a^{2}+z^{2}+x^{2})+(x^{2}+b^{2}+y^{2})+(z^{2}+c^{2}+y^{2}))\geq 4\sqrt[4]{(a^{2}+b^{2}+c^{2}).(a^{2}+z^{2}+x^{2}).(x^{2}+b^{2}+y^{2}).(z^{2}+c^{2}+y^{2})}$
và: $\frac{1}{a^{2}+b^{2}+c^{2}}+\frac{1}{a^{2}+z^{2}+x^{2}}+\frac{1}{x^{2}+b^{2}+y^{2}}+\frac{1}{z^{2}+c^{2}+y^{2}}\geq 4\frac{1}{\sqrt[4]{(a^{2}+b^{2}+c^{2}).(a^{2}+z^{2}+x^{2}).(x^{2}+b^{2}+y^{2}).(z^{2}+c^{2}+y^{2})}}$
suy ra:$((a^{2}+b^{2}+c^{2})+(a^{2}+z^{2}+x^{2})+(x^{2}+b^{2}+y^{2})+(z^{2}+c^{2}+y^{2})).(\frac{1}{a^{2}+b^{2}+c^{2}}+\frac{1}{a^{2}+z^{2}+x^{2}}+\frac{1}{x^{2}+b^{2}+y^{2}}+\frac{1}{z^{2}+c^{2}+y^{2}})\geq 16$
$\Leftrightarrow \frac{x^{2}+y^{2}+z^{2}}{a^{2}+b^{2}+c^{2}}+\frac{b^{2}+c^{2}+y^{2}}{a^{2}+z^{2}+x^{2}}+\frac{a^{2}+c^{2}+z^{2}}{x^{2}+b^{2}+y^{2}}+\frac{a^{2}+b^{2}+x^{2}}{z^{2}+c^{2}+y^{2}}\geq 4$
Vậy $S\leq 4-\frac{1}{3}.4= \frac{8}{3}$
đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi:$a=b=c=x=y=z$$\Leftrightarrow$ tứ diện $ABCD$ là tứ diện đều!
File gửi kèm  hinh.bmp   634.55K   266 Số lần tải
hinh.png
________________________________
Bài làm: $d=1$
$S=\left\lfloor\dfrac{52-0}{2}\right\rfloor+3\times 1+0+0=29$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hxthanh: 29-11-2012 - 21:21
Chấm điểm!


#5
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết

Đề bài:
Cho hình tứ diện $ABCD$,gọi $A_{1};B_{1},C_{1};D_{1}$ lần lượt là trọng tâm các mặt đối diện với các đỉnh $A,B,C,D$.Các đường thẳng $AA_{1},BB_{1},CC_{1},DD_{1}$ cắt mặt cầu tứ diện $ABCD$ theo thứ tự tại $A_{2},B_{2},C_{2},D_{2}$.
Chứng minh rằng:
$\frac{AA_{1}}{AA_{2}} =\frac{BB_{1}}{BB_{2}}+\frac{CC_{1}}{CC_{2}}+\frac{DD_{1}}{DD_{2}} \leq \frac{8}{3}$

Toán thủ ra đề nguyenhang28091996
__________________________
- Thời gian bắt đầu tính từ 21:00 ngày 16/11/2012
- Toán thủ ra đề không phải làm bài

BTC xin chân thành cáo lỗi cùng các toán thủ. Do có sự sai sót trong khâu biên soạn đề nên đã đưa ra đề bài không chính xác! BTC xin đính chính lại đề bài, chính xác như sau:

Đề bài:
Cho hình tứ diện $ABCD$,gọi $A_{1};B_{1},C_{1};D_{1}$ lần lượt là trọng tâm các mặt đối diện với các đỉnh $A,B,C,D$. Các đường thẳng $AA_{1},BB_{1},CC_{1},DD_{1}$ cắt mặt cầu tứ diện $ABCD$ theo thứ tự tại $A_{2},B_{2},C_{2},D_{2}$.
Chứng minh rằng:
$\frac{AA_{1}}{AA_{2}} +\frac{BB_{1}}{BB_{2}}+\frac{CC_{1}}{CC_{2}}+\frac{DD_{1}}{DD_{2}} \leq \frac{8}{3}$
Toán thủ ra đề nguyenhang28091996
__________________________
- Thời gian bắt đầu tính từ 20:00 ngày 18/11/2012 - đến 23:59 ngày 20/11/2012
- Toán thủ ra đề không phải làm bài

Trân trọng cáo lỗi cùng các bạn!

#6
chagtraife

chagtraife

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 154 Bài viết
em xin chú thích cái hình hồi bữa!
Đặt: $a=AB;b=AC;c=AD$
$x=BC;y=CD;z=BD$
$M$ là trung điểm $CD$
$B'$ là giao điểm của$ BM$ với mặt cầu
$G$ là trọng tâm của tứ diện
và cái điểm $H$, em đã chú thích trong bài!(em quên vẽ điểm $H$ vào trong hình)



hihi, em thành thật xin lỗi về việc hay chú thích hay sửa bài trong vài trận vừa rồi!em sẽ "cố gắng" không phạm sai sót vào các trận sau! :P

#7
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết
Trận đấu đã kết thúc!

#8
chagtraife

chagtraife

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 154 Bài viết
bài này theo mình chắc là "biến thể" của bài toán hình học phẳng sau:
Cho tam giác $ABC$,$A_1,B_1,C_1$ lần lượt là trung điểm của $BC,CA,AB$. $AA_1,BB_1,CC_1$ cắt đường tròn ngoại tiếp tam giác $ABC$ tại $A_2,B_2,C_2$
cm:
$\frac{AA_1}{AA_2}+\frac{BB_1}{BB_2}+\frac{CC_1}{CC_2}\leq \frac{9}{4}$
hihi,bài này thì trong nhiều sách có giải!hai bài này "khá" giống nhau phải không?bài giải của mình cũng bắt chước cách làm bài này! :icon4:
hihi, và ta cũng có bài này,cũng khá hay:
Cho tam giác $ABC$,$A_1,B_1,C_1$ lần lượt là đường cao của $BC,CA,AB$. $AA_1,BB_1,CC_1$ cắt đường tròn ngoại tiếp tam giác $ABC$ tại $A_2,B_2,C_2$
cm:
$\frac{AA_1}{AA_2}+\frac{BB_1}{BB_2}+\frac{CC_1}{CC_2}\geq \frac{9}{4}$
bài này thì.......trong sách cũng có giải!
từ bài này,ta có thể chế ra bài sau đây:
Cho hình tứ diện $ABCD$,.Các đường thẳng $AA_{1},BB_{1},CC_{1},DD_{1}$ lần lượt là các đường cao của tứ diện xuất phát từ $A,B,C.D$.Các đường thẳng $AA_{1},BB_{1},CC_{1},DD_{1}$cắt mặt cầu tứ diện $ABCD$ theo thứ tự tại $A_{2},B_{2},C_{2},D_{2}$.
Chứng minh rằng:
$\frac{AA_{1}}{AA_{2}} +\frac{BB_{1}}{BB_{2}}+\frac{CC_{1}}{CC_{2}}+\frac{DD_{1}}{DD_{2}} \geq\frac{8}{3}$
hihi,không biết "đề chế" này có đúng không, do mình giải chưa ra!bài này ai giải được không???

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi chagtraife: 24-11-2012 - 19:53


#9
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết
Đáp án chính thức của nguyenhang28091996

Ta đổi các kí hiệu điểm $A,B,C,D,A_{1},B_{1},C_{1},D_{1},A_{2},B_{2},C_{2},D_{2}$ theo thứ tự là $A_{1},A_{2},A_{3},A_{4},M_{1},M_{2},M_{3},M_{4}$ và $A’_{1},A’_{2},A’_{3},A’_{4}$,bất đẳng thức $(*)$ được viết dưới dạng:
$q=\sum^{4}_{i=1} \frac{A_{i}M_{i}}{A_{i}A’_{i}} \leq \frac{8}{3}(**)$
Gọi G là trọng tâm tứ diện $A_{1}A_{2}A_{3}A_{4},O$ và $R$ lần lượt là tâm và bán kính mặt cầu ngoại tiếp tứ diện $A_{1}A_{2}A_{3}A_{4}$,ta có :
$\sum ^{4}_{i=1} \overrightarrow {GA_{i}}= \overrightarrow {0}$ và $ P_{G/(O;R)}= -\overrightarrow {GA_{i}} .\overrightarrow {GA’_{i}}=GA_{i} GA’_{i}=R^{2}-OG^{2}=p(1)$
Ngoài ra ta có:
$\sum ^{4}_{i=1} GA^{2}_{i}=\sum ^{4}_{i=1} \overrightarrow {GA^{2}_{i}} =4(R^{2}-OG^{2})=4p$
Từ $(1)$ ta có : $A_{i}A’_{i}=GA_{i}+GA’_{i}=\frac{p+GA^{2}_{i}}{GA_{i}} (3)$
Vì $A_{i}M_{i}=\frac{4}{3} GA_{i}$ nên ta có:
$\frac{A_{i}M_{i}}{A_{i}A’_{i}} =\frac{4}{3} \frac{GA^{2}_{i}}{p+GA^{2}_{i}} (4)$
Mặt khác ,áp dụng bất đẳng thức $\frac{1}{x}+\frac{1}{y} \geq \frac{4}{x+y}(x,y>0)$ ta có:
$\frac{4}{p+GA^{2}_{i}} \leq \frac{1}{p}+\frac{1}{GA^{2}_{i}} (5)$
Từ $(4),(5)$ suy ra :
$\frac{A_{i}M_{i}}{A_{i}A’_{i}} \leq \frac{1}{3} +\frac{GA^{2}_{i}}{3p}(6)$
Từ $(6) \Rightarrow q \leq \frac{4}{3} +\frac{1}{3p} (\sum ^{4}_{i=1}GA^{2}_{i})(7)$
Từ $(2)$ và $(7)$ ta được bất đẳng thức $(**) \Rightarrow (*)$ được chứng minh
Đẳng thức tại $(*)$ xảy ra khi và chỉ khi $GA^{2}_{i}=R^{2}-OG^{2} \forall i =1;2;3;4$,nghĩa là $GA_{1}=GA_{2}=GA_{3}=GA_{4}$ do đó $G \equiv O$
KL:$q= \sum ^{4}_{i=1}\frac{A_{i}M_{i}}{A_{i}A’_{i}}$ đạt cực đại bằng $\frac{8}{3}$ khi và chỉ khi trọng tâm $G$ của tứ diện $A_{1}A_{2}A_{3}A_{4}$ của tứ diện trùng với tâm $O$ tức là $A_{1}A_{2}A_{3}A_{4}$ là 1 tứ diện gần đều.

#10
chagtraife

chagtraife

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 154 Bài viết
K chính là M đấy ạ!hic!do ban đầu em tách viêc tính $AA_1 $riêng,nên lúc sau,nhập bài lại,các điểm bị sai!

#11
chagtraife

chagtraife

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 154 Bài viết
Còn cái'định lí nào đây??'thì đó chỉ là công thức tính đường trung tuyến thôi!

#12
E. Galois

E. Galois

    Chú lùn thứ 8

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 3861 Bài viết
BTC quên chấm điểm ra đề, bây giờ chấm lại:
$D=27*4+19*3+30 = 195$

1) Xem cách đăng bài tại đây
2) Học gõ công thức toán tại: http://diendantoanho...oạn-thảo-latex/
3) Xin đừng đặt tiêu đề gây nhiễu: "Một bài hay", "... đây", "giúp tớ với", "cần gấp", ...
4) Ghé thăm tôi tại 
http://Chúlùnthứ8.vn

5) Xin đừng hỏi bài hay nhờ tôi giải toán. Tôi cực gà.






Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: mhs, mhs2013

1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh