Đến nội dung

Hình ảnh

Chứng minh $\sin 1^{\circ}$ là một số vô tỉ


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 5 trả lời

#1
tramyvodoi

tramyvodoi

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1044 Bài viết
Chứng minh $\sin 1^{\circ}$ là một số vô tỉ.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi tramyvodoi: 23-11-2012 - 17:31


#2
NLT

NLT

    Trung úy

  • Hiệp sỹ
  • 871 Bài viết

Chứng minh $sin1^{o}$ là một số vô tỉ.


Gợi ý:

Giả sử ngược lại, $\sin 1$ là số hữu tỉ.
Dễ dàng chứng minh được các kết quả chỉ bằng công thức: $\sin 3, \sin 6, \sin 27, \cos 3, \cos 27$ hữu tỉ.
Suy ra $cos(27+3)$ hữu tỉ, điều này vô lý. $\to Q.E.D$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi tramyvodoi: 23-11-2012 - 17:32

GEOMETRY IS WONDERFUL !!!

Some people who are good at calculus think that they will become leading mathematicians. It's funny and stupid.


Nguyễn Lâm Thịnh

#3
chaugaihoangtuxubatu

chaugaihoangtuxubatu

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 196 Bài viết

Gợi ý:

Giả sử ngược lại, $\sin 1$ là số hữu tỉ.
Dễ dàng chứng minh được các kết quả chỉ bằng công thức: $\sin 3, \sin 6, \sin 27, \cos 3, \cos 27$ hữu tỉ.
Suy ra $cos(27+3)$ hữu tỉ, điều này vô lý. $\to Q.E.D$

___
NLT

Em thấy rất hứng thú với bài toán này, nhưng em mới học lớp 9 nên chưa hiểu cho lắm, anh có thể giảng kĩ hơn giúp em đc ko ạ? Em cảm ơn.
@tramy : Cảm ơn em đã có tinh thần yêu toán học.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi tramyvodoi: 22-11-2012 - 20:48

Tự hào là thành viên VMF !

#4
L Lawliet

L Lawliet

    Tiểu Linh

  • Thành viên
  • 1624 Bài viết

Chứng minh $sin1^{o}$ là một số vô tỉ.

Em thấy rất hứng thú với bài toán này, nhưng em mới học lớp 9 nên chưa hiểu cho lắm, anh có thể giảng kĩ hơn giúp em đc ko ạ? Em cảm ơn.

Lời giải: Ta có: $90^\circ=3.18^\circ+2.18^\circ$.
Nên $\cos 2.18\circ=\sin 3.18\circ$.
Suy ra $1-2\sin ^{2}18^\circ=3\sin 18^\circ-4\sin ^{3}18^\circ$.
Đặt $t=\sin 18^\circ>0$, khi đó $t$ là nghiệm của phương trình:
$$4t^{3}-2t^{2}-3t+1=0\\ \Leftrightarrow \left ( t-1 \right )\left ( 4t^{2}+2t-1 \right )=0$$
Vì $\sin 18^\circ\neq 1$ và $t>0$ nên $t=\sin 18^\circ=\dfrac{-1+\sqrt{5}}{4}$.
Giả sử $\sin 1^\circ$ là số hữu tỷ, suy ra $\sin 3^\circ=3\sin 1^\circ-4\sin ^{3}1^\circ$ cũng là số hữu tỷ.
Như vậy lần lượt ta có $\sin 9^\circ=3\sin 3^\circ-4\sin ^{3}3^\circ$, $\sin 27^\circ=3\sin 9^\circ-4\sin ^{3}9^\circ$, $\sin 81^\circ=3\sin 27^\circ-4\sin ^{3}27^\circ$ cũng là số hữu tỷ.
Do đó $\sin 18^\circ=3\sin 9^\circ-4\sin ^{3}9^\circ$ cũng là số hữu tỷ.
Mà $\sin 18^\circ=\dfrac{-1+\sqrt{5}}{4}$ nên $\sqrt{5}$ là số hữu tỷ (vô lí).
Vậy ta có $\sin 1^\circ$ phải là số vô tỷ.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi tramyvodoi: 23-11-2012 - 17:32

Thích ngủ.


#5
fcb

fcb

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 50 Bài viết

có nhầm lẫn không khi 18=9.2 mà lại dùng công thức nhân 3???????????????????????????????



#6
caybutbixanh

caybutbixanh

    Trung úy

  • Thành viên
  • 888 Bài viết

Lời giải: Ta có: $90^\circ=3.18^\circ+2.18^\circ$.
Nên $\cos 2.18\circ=\sin 3.18\circ$.
Suy ra $1-2\sin ^{2}18^\circ=3\sin 18^\circ-4\sin ^{3}18^\circ$.
Đặt $t=\sin 18^\circ>0$, khi đó $t$ là nghiệm của phương trình:
$$4t^{3}-2t^{2}-3t+1=0\\ \Leftrightarrow \left ( t-1 \right )\left ( 4t^{2}+2t-1 \right )=0$$
Vì $\sin 18^\circ\neq 1$ và $t>0$ nên $t=\sin 18^\circ=\dfrac{-1+\sqrt{5}}{4}$.
Giả sử $\sin 1^\circ$ là số hữu tỷ, suy ra $\sin 3^\circ=3\sin 1^\circ-4\sin ^{3}1^\circ$ cũng là số hữu tỷ.
Như vậy lần lượt ta có $\sin 9^\circ=3\sin 3^\circ-4\sin ^{3}3^\circ$, $\sin 27^\circ=3\sin 9^\circ-4\sin ^{3}9^\circ$, $\sin 81^\circ=3\sin 27^\circ-4\sin ^{3}27^\circ$ cũng là số hữu tỷ.
Do đó $\sin 18^\circ=3\sin 9^\circ-4\sin ^{3}9^\circ$ cũng là số hữu tỷ.
Mà $\sin 18^\circ=\dfrac{-1+\sqrt{5}}{4}$ nên $\sqrt{5}$ là số hữu tỷ (vô lí).
Vậy ta có $\sin 1^\circ$ phải là số vô tỷ.

 

có nhầm lẫn không khi 18=9.2 mà lại dùng công thức nhân 3???????????????????????????????

Mình đồng ý với bạn fcb.Chưa kể việc xét $\sin18$ kiến mất tự nhiên.

Bài toán này đã có nhiều sách viết và chúng đều đi từ các ví dụ đển đi đến kết luận trên.


KẺ MẠNH CHƯA CHẮC ĐÃ THẮNG



MÀ KẺ THẮNG MỚI CHÍNH LÀ KẺ MẠNH!.



(FRANZ BECKEN BAUER)




ÔN THI MÔN HÓA HỌC TẠI ĐÂY.





2 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 2 khách, 0 thành viên ẩn danh