Đến nội dung

Hình ảnh

Bạn Thích Người Giáo Viên Toán Thế Nào ?

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 33 trả lời

Bình chọn: Bạn thích người giáo viên Toán thế nào ?

Bạn thích người giáo viên Toán thế nào ?

Bạn không thể xem kết quả cho đến khi bạn tham gia bình chọn. Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tham gia bình chọn và xem kết quả.
Bình chọn Khách không thể bình chọn

#21
LacLac

LacLac

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 51 Bài viết
Sao nhiều người không thích cho điểm dễ quá vậy nhỉ?

Không biết các bạn học sinh nghĩ sao về việc này?

Mình mà đi học thì mình thích GV cho điểm dễ một chút. Tại sao ư? Tại vì mình thuộc vào một phần rất lớn học sinh hiện nay, mình học tóan rất dở. Điểm môn toán của mình cứ thấp lè tè, làm mình mất hết cả tự tin, chẳng buồn học toán nữa!

#22
nemo

nemo

    Hoa Anh Thảo

  • Founder
  • 416 Bài viết
Việc cho điểm dễ ở đây có hai cách nhìn, một là nó giống như những lời khen tặng, những món quà tinh thần mà giáo viên dễ dàng ban phát cho học sinh để một số đông học sinh vốn học toán chưa tốt có thể thêm tự tin và hứng thú. Nhưng cách nhìn thứ hai thì điều này rất dễ mang đến sự tự thỏa mãn và xem thường môn học, điều này chẳng những không củng cố được niềm tin cho học sinh mà nguy hiểm hơn nó là nó sẽ bào mòn sự cố gắng, mong muốn khám phá và chinh phục chính mình, tệ hơn nữa nó là căn nguyên của căn bệnh thành tích, một giáo viên luôn biết nhượng bộ học sinh cũng sẽ dễ dàng nhượng bộ với thành tích của học sinh !
<span style='color:purple'>Cây nghiêng không sợ chết đứng !</span>

#23
LacLac

LacLac

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 51 Bài viết

Việc cho điểm dễ ở đây có hai cách nhìn, một là nó giống như những lời khen tặng, những món quà tinh thần mà giáo viên dễ dàng ban phát cho học sinh để một số đông học sinh vốn học toán chưa tốt có thể thêm tự tin và hứng thú. Nhưng cách nhìn thứ hai thì điều này rất dễ mang đến sự tự thỏa mãn và xem thường môn học, điều này chẳng những không củng cố được niềm tin cho học sinh mà nguy hiểm hơn nó là nó sẽ bào mòn sự cố gắng, mong muốn khám phá và chinh phục chính mình, tệ hơn nữa nó là căn nguyên của căn bệnh thành tích, một giáo viên luôn biết nhượng bộ học sinh cũng sẽ dễ dàng nhượng bộ với thành tích của học sinh !

Vậy là nhiều lúc giáo viên cũng có thể cho điểm "dễ" phải không?

Em mừng quá!

#24
salida

salida

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 34 Bài viết
Từ xưa đến giờ mình học nhiều thầy cô dạy Toán lắm rồi nhưng duy nhất có một người cô mà mình không bao giờ quên được, là người có ảnh hưởng sâu sắc đến mình nhất, là người mình kính phục nhất. Vì sao ư, vì tấm lòng của cô với học trò. Có thể cô không dạy được nhiều kiến thức như các thầy cô dạy chuyên đi thi học sinh giỏi nhưng cô mang đến cho học sinh lòng yêu mến và say mê môn toán, như cô đã say mê. Cô tạo ra trong lớp phong trào học Toán, thi đua nhau học. Có thể nói mình bắt đầu yêu thích Toán là do cô khơi nguồn, dù sau đó mình không học cô nữa, nhưng cái cảm giác khi ngồi làm một bài toán trong lớp của cô thì mình vẫn còn nhớ đến bây giờ. Chỉ có tấm lòng nhân hậu của cô mới làm nên được điều đó.
Thấy thầy cô thương mình như vậy, mỗi khi không học hành đàng hoàng thầy cô buồn thì tất nhiên mình sẽ tự động cố gắng. Nên có thể nói một thầy cô thương yêu học sinh có tác động đến học sinh lâu dài và sâu sắc hơn. Mình nhận thấy là thầy cô nào càng quan tâm đến học sinh thì mình càng cố học tốt môn đó.
Tất nhiên thầy cô có phương pháp dạy tốt là điều rất rất cần thiết, nhưng chỉ có như thế thì chưa đủ để ảnh hưởng đến học sinh.

#25
MrMATH

MrMATH

    Nguyễn Quốc Khánh

  • Hiệp sỹ
  • 4047 Bài viết
Trong những gì salida viết, có chỗ mâu thuẫn: tại sao khi đã say mê môn toán lại không thể đem tới cho học sinh những kiến thức như GVchuyên có thể
Theo cảm nhận của tôi thì việc truyền được niềm say mê toán học cho học trò là 1 điều vô cùng khó, và có lẽ chỉ thực hiện được bởi những người có 1 trình độ nhất định.

#26
LacLac

LacLac

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 51 Bài viết
10 phẩm chất hàng đầu của người thầy



Học sinh luôn đặt bao niềm kính trọng cũng như những kỳ vọng vào người thầy của mình
TTCN - Những gì dưới đây được bạn xem là phẩm chất và năng lực cần thiết của mỗi giáo viên (xếp thứ hạng theo tỉ lệ phiếu được học sinh lựa chọn tán thành)?

1. Công bằng, không thiên vị, phân biệt đối xử với HS: 97,2%
2. Không đe nẹt, thành kiến, trù dập HS: 90,6%
3. Gần gũi cảm thông với HS: 87,8%
4. Khuyến khích nâng đỡ HS học tập rèn luyện: 86,9%
5. Không tính toán so đo hơn thiệt: 85,9%

6. Dạy tốt bộ môn: 85,9%
7. Có hiểu biết rộng rãi: 82,2%
8. Luôn vui vẻ hòa nhã: 82,2%
9. Không nên tăng thu nhập bằng những việc làm không phù hợp với nghề nghiệp và danh hiệu nhà giáo: 80,4%
10. Vị tha, hết lòng vì HS: 79,4%

Trên đây là kết quả thăm dò bằng phiếu được thực hiện với 200 HS THPT tại Hà Nội (nội thành và ngoại thành, công lập và dân lập, trường điểm và trường bình thường). Tất cả chỉ là tham khảo để suy nghĩ và xác định những giải pháp cho một vấn đề lớn, ưu tiên hàng đầu, có ý nghĩa đột phá: xây dựng đội ngũ nhà giáo, lực lượng chủ công quyết định đối với sự nghiệp chấn hưng nền giáo dục của nước nhà.

NGUYỄN ĐỨC THẠC

Nguồn: Tuổi Trẻ Online

#27
thanhbinh0714

thanhbinh0714

    Giọt sương mai

  • Thành viên
  • 210 Bài viết

Từ xưa đến giờ mình học nhiều thầy cô dạy Toán lắm rồi nhưng duy nhất có một người cô mà mình không bao giờ quên được, là người có ảnh hưởng sâu sắc đến mình nhất, là người mình kính phục nhất. Vì sao ư, vì tấm lòng của cô với học trò. Có thể cô không dạy được nhiều kiến thức như các thầy cô dạy chuyên đi thi học sinh giỏi nhưng cô mang đến cho học sinh lòng yêu mến và say mê môn toán, như cô đã say mê. Cô tạo ra trong lớp phong trào học Toán, thi đua nhau học. Có thể nói mình bắt đầu yêu thích Toán là do cô khơi nguồn, dù sau đó mình không học cô nữa, nhưng cái cảm giác khi ngồi làm một bài toán trong lớp của cô thì mình vẫn còn nhớ đến bây giờ. Chỉ có tấm lòng nhân hậu của cô mới làm nên được điều đó.
Thấy thầy cô thương mình như vậy, mỗi khi không học hành đàng hoàng thầy cô buồn thì tất nhiên mình sẽ tự động cố gắng. Nên có thể nói một thầy cô thương yêu học sinh có tác động đến học sinh lâu dài và sâu sắc hơn. Mình nhận thấy là thầy cô nào càng quan tâm đến học sinh thì mình càng cố học tốt môn đó.
Tất nhiên thầy cô có phương pháp dạy tốt là điều rất rất cần thiết, nhưng chỉ có như thế thì chưa đủ để ảnh hưởng đến học sinh.

Có lẽ bạn và mình cùng học một cô giáo nhỉ?. MrMATH học chuyên nên có lẽ không được sống trong những lớp học như chúng mình. Mãi mãi mình cứ chọn "thầy cô rất yêu thương học sinh".
Một cây làm chẳng nên non

#28
Lotus

Lotus

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 27 Bài viết
Mình viết câu chuyện này vào đây có vẻ không hợp chủ đề nhưng nhân tiện chủ đề về Phẩm chất của một Giáo viên mình xin post tạm vào đây, một câu chuyện mà mình biết !



Cô không phải là một giáo viên dạy chuyên mặc dù là một giáo viên của một trường chuyên có tiếng ở phía Nam, hơn thế nữa cô lại là chủ nhiệm lớp 12 chuyên Toán-Tin, xưa nay cô vẫn chỉ là một giáo viên bình thường được phân công dạy các lớp không chuyên và thường là những lớp xã hội, năm đó cô là một ngoại lệ vì được phân là chủ nhiệm của lớp 12 chuyên Toán-Tin cái lớp chuyên vốn vẫn được coi là danh giá nhất trường. Buổi học đầu tiên với lớp là câu chuyện về một tấm gương vượt khó của một người bạn mà cô luôn kính nể và ngay từ buổi học đầu tiên đó mọi người trong lớp phát hiện ra một điều lý thú rằng họ có thể vừa học vừa ăn quà vặt, tất nhiên là phải luôn giữ nghiêm túc và thế là từ đó trở đi cứ mỗi buổi sinh nhật lại được tổ chức cùng với một tiết học của cô, cô không nói, không nhắc nhở trước nhưng không ai vô tình phá hỏng một buổi học, có cậu vừa cầm chai nước vừa lên bảng làm bài, có cậu bê cả một miếng bánh sinh nhật vừa ăn vừa ham hở làm toán, cũng may là lớp không viết phấn mà viết bút lông chứ không thì cậu đó đã ăn luôn cả bụi phấn rồi. Lớp học luôn nhộn nhịp, luôn sôi động, mọi người thi nhau phát biểu đưa ra ý kiến, buổi học biến thành một buổi thảo luận đến nỗi các thành viên trong lớp say sưa đến quên cả chỗ ngồi của mình, nhưng tuyệt nhiên không hề có sự ồn ào thiếu nghiêm túc. Khác hẳn với những thầy cô dạy chuyên trước kia, cô không nhét cho học sinh của mình cả núi bài tập lấy từ đủ thứ nguồn, những bài tập càng khó càng tốt, cô dày công đánh máy cho cả lớp một xấp bài giảng chỉ toàn là kiến thức cơ bản nhất không hề vượt khỏi chương trình sách giáo khoa. Lòng tận tụy của cô làm tất cả các thành viên trong lớp thương cô như mẹ, trong lớp chỉ có 5 bạn nữ nhưng chủ nhật nào các bạn ấy cũng rủ nhau về nhà cô, con trai trong lớp dần dần cũng bắt chước thói quen ấy và không biết từ lúc nào cứ mỗi chủ nhật, cả bọn lại rủ nhau về nhà cô họp lớp. Hai em của cô một trai, một gái cứ mỗi sáng chủ nhật lại chạy ra cổng để đón các anh chị, cô không chỉ là một người thầy mà còn là một người bạn, một người mẹ của tất cả. Tổng kết học kỳ một ai cũng được nhận một phần thưởng của cô, dù học tốt hay chưa tốt, có lẽ, trong mỗi thành viên của lớp 12 Toán-Tin ai cũng giữ mãi một kỷ niệm, một hình ảnh đẹp về cô và L cũng vậy, cậu sẽ không bao giờ quên được cái ngày cô đứng trước hội đồng nhà trường để bảo lãnh cho cậu được ở lại trường vì tội cài virus vào máy tính buộc nhà trường phải tổ chức thi lại kỳ thi chọn đội tuyển Tin học. Kỳ thi Quốc Gia năm đó, lớp của L đã lập một kỳ tích, với hai giải nhì, ba giải ba Tin học cùng hai giải nhì và một giải ba môn Toán không kể còn tới 4 giải khuyến khích, đó là thành tích tốt nhất của đội tuyển Toán-Tin từ khi thành lập Trường, ba người trong số đó đã được chọn đi du học Pháp do Tỉnh và một tổ chức Giáo dục của Pháp tài trợ. Ngày tổng kết cuối năm cả lớp đã khóc vì sắp phải xa mái trường thân yêu xa cái lớp học mà lúc nào cũng tràn ngập tiếng cười, và phải xa cô. Cô nói, cô không dạy cả lớp làm Toán, không dạy cả lớp Tin học, tất cả là do chính các em đã biết cách là một người học trò theo đúng nghĩa. Vâng ! Có thể cô đã không chỉ cho tất cả lời giải của từng bài toán nhỏ nhưng cô đã giúp tất cả tìm ra được đáp số của một bài toán lớn !

Một năm sau, L trở lại thăm cô khi đã là một Sinh Viên, L đã theo học cái ngành mà trước kia cô đã hướng cho L theo học. Mang theo niềm vui và lòng biết ơn, cậu trở lại căn nhà nhỏ ngày nào cả lớp vẫn hay nô đùa bên cô như những đứa trẻ, không có ai ra đón cậu, cô bé đang ngồi học bài, căn nhà nhỏ thật yên lặng, L bước vào và cậu sững người khi hình ảnh đầu tiên đập vào mắt cậu, di ảnh của cậu bé với ánh mắt trong vắt, ngây thơ bên cạnh người cha trên ban thờ nghi ngút hương khói.

Bây giờ cô không còn là cô giáo nữa, tai họa khủng khiếp đã cướp mất chồng cùng đứa con trai của cô khiến cô suy sụp hoàn toàn. Cô ở nhà chăm sóc đứa con gái nhỏ của mình, chăm sóc cho tất cả những Hạnh Phúc còn lại trong cuộc đời của một con người !
gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

#29
salida

salida

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 34 Bài viết
Cuộc đời thật bất công nhỉ, mong rằng cô sẽ được bù đắp trong hạnh phúc với cô con gái nhỏ của mình cũng như với sử trưởng thành của các học trò mà cô đã từng dạy dỗ.

To MrMath: Mình chẳng thấy mâu thuẫn chỗ nào cả, cô dạy mình dù yêu thích môn tóan nhưng ở trường của mình đâu có nhiều bạn giỏi tóan mà chỉ cần học kiến thức nâng cao, cô còn có trách nhiệm kèm cặp, bổ sung kiến thức căn bản cho các học sinh yếu hơn. Hơn nữa còn phụ thuộc nhiều yếu tố như sách vở tài liệu, tiếp cận với kiến thức mới và sự đầu tư của trường nữa chứ.

#30
LHTung

LHTung

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 80 Bài viết
Mình không có may mắn được học những thâỳ cô tuyệt vời như các bạn đã kể nên mình chọn là " cho điểm rất dễ " . Mà nếu dễ tính thì càng tốt (vd như hay khen học sinh khi họp phụ huynh , không bắt làm bản kđ và đi quét sân khi hs để quên giẻ lau bảng làm ảnh hưởng đến thành tích tập thể , ......) . Đặc biệt mình rất thích một số thầy , những ngừơi mà chỉ cần mấy chiêu " ứ ừ " của các cô nương trong lớp là thay giờ học vô bổ bằng giờ văn nghệ hehe .

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi LHTung: 28-03-2005 - 10:43

Em mang hồn vô tội
Đeo thánh giá huy hoàng
Còn ta nhiều sám hối
Mà sao vẫn hoang đàng

#31
hoaitrang_0506

hoaitrang_0506

    Lính mới

  • Thành viên
  • 6 Bài viết
Mình đồng ý rằng tình yêu thương không thể rèn luyện, kiến thức và phương pháp giảng dạy có thể rèn luyện đc. Mình cũng sẽ chọn yêu thương học sinh bởi nếu có điều này thì sẽ có động lực để làm những việc khác. hơn nữa còn phải dạy cho học sinh cách yêu thương...

#32
cuồng_phong

cuồng_phong

    Lính mới

  • Thành viên
  • 2 Bài viết
nếu được chọn thầy giáo,mình sẽ chọn người thầy hiểu học sinh nhất :neq :neq :neq

#33
lovePearl_maytrang

lovePearl_maytrang

    MIM-nhạc điệu của toán học

  • Hiệp sỹ
  • 292 Bài viết
Mình chọn người thầy có phương pháp tốt. Bởi mình quan niệm rằng ngưòi thầy trên hết phải là người hướng dẫn phương pháp tự học, tự nghiên cứu cho học sinh. Quan niệm cho rằng thày chỉ đơn thuần truyền đạt kiến thức cho học trò, giờ đã lỗi thời rồi
Ghé thăm blog nhé:
http://360.yahoo.com/steppe2205

#34
ngôctử

ngôctử

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 133 Bài viết

1. Công bằng, không thiên vị, phân biệt đối xử với HS: 97,2%

10. Vị tha, hết lòng vì HS: 79,4% 


Thế là đã rõ, hs chờ đợi ở gv điều gì.
Phải chăng trong thực tế gv đã thường có những biểu hiện thiên vị, thiếu công bằng nên hs đã bức xúc, đưa lên vị trí số 1 trong bảng xếp hạng? Hay thực ra chỉ là những hành động vô tình nhưng gây hiểu lầm là thiên vị ?
Con em bạn bè thân quen. Con em các vị chức sắc . Con em các Mạnh Thường Quân, … Những vấn đề tế nhị mà nếu không cẩn thận sẽ rất mang tiếng .
Có anh bạn có lần được giao phụ trách đội tuyển Toán của trường. Tổ chức kiểm tra, chọn lại 10 em. Con của một sếp lớn ở đp không có trong ds 10 em này. HT, CĐ đều động viên yêu cầu để em học – nhiệm vụ chính trị đối với địa phương (sic) . Anh bạn tìm gặp sếp, trình bày: Lớp có 10 hay 11, 12 hs chẵng tốn thêm công sức gì, nhưng sức cháu vác 50kg, nay vào đội tuyễn phải vác những 100 kg, làm việc quá sức sẽ sinh chán nãn, có hại hơn là lợi .. May là sếp nghe ra.
Lại còn chuyện dạy thêm học thêm. Có em không đi học thêm bị trù dập thiệt, nhưng cũng có nhiều trường hợp hs quá nhạy cảm, cả nghĩ nên GV bị oan.
Nhạn độ hàn đàm




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh