Đến nội dung

Hình ảnh

Đề thi kiểm tra chất lượng HSG lần 4 Quỳnh Lưu 2 - Nghệ An

quỳnh lưu 2 hsg nghệ an

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 10 trả lời

#1
xuanha

xuanha

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 131 Bài viết
TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 2 ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HSG NĂM 2012-2013
TỔ TOÁN Thời gian:150 phút

Câu 1: (6 điểm)
1.Gpt: $(x^{3}+2x^{2}-1)=15(\sqrt{x-1}-\sqrt{x-2})^{3}$
2. Gbpt: $24x^{2}-60x+36\geq \frac{1}{\sqrt{5x-7}}-\frac{1}{\sqrt{x-1}}$

Câu 2: (3 điểm) tìm tất cả các giá trrị của m để hpt sau có nghiệm
$\left\{\begin{matrix} x+y-1=\sqrt{2x-4}+\sqrt{y+1} & & \\ (x+y)^{2}-\sqrt{9-x-y}+\frac{1}{\sqrt{x+y}}+m=0& & \end{matrix}\right.$


Câu 3(2,5 điểm) cho x,y,z >0 và xyz=1. tìm giá trị nhỏ nhất của:
$P=\frac{x+3}{(x+1)^{2}}+\frac{y+3}{(y+1)^{2}}+\frac{z+3}{(z+1)^{2}}$

Câu 4:(6 điểm)
1. cho tứ diệm ABCD có thể tích V và M là trọng tâm tam giác BCD. 3 đường thẳng qua M song song với AB, AC,AD cắt lần lượt các mp(ACD), (ABD), (ABC) tại B', C', D'. tính thể tích của khối MB'C'D' theo V.
2. cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. E là trung điểm của SC, mp(P) chứa AE cắt SB, SD tại M,N. Gọi V, V' lần lượt là thể tích của S.ABCD và S.AMEN. CM: $V'\leq \frac{3}{8}V$

Câu 5: (2,5 điểm)
Trong mp Oxy, cho đường tròn (C1) $x^{2}+(y-2)^{2}=25$ và (C2) $x^{2}+y^{2}=4$. đường thẳng (d) cắt (C1) tại A,B và tiếp xúc với (C2) tại M. tìm tọa độ M sao cho $MA^{2}+MB^{2}$ đạt max

........................Hết.......................

Nguyễn Xuân Hà

K46A1(2010-2013)_QL2



#2
lehoanghiep

lehoanghiep

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 196 Bài viết

Câu 1: (6 điểm)
1.Gpt: $(x^{3}+2x^{2}-1)=15(\sqrt{x-1}-\sqrt{x-2})^{3}$
2. Gbpt: $24x^{2}-60x+36\geq \frac{1}{\sqrt{5x-7}}-\frac{1}{\sqrt{x-1}}$

1) Điều kiện $x\geq 2$.
Phương trình đã cho tương đương $\left ( x^{3}+2x^{2}-1 \right )\left ( \sqrt{x-1}+\sqrt{x-2} \right )^{3}=15$.
Đặt $f\left ( x \right )=x^{3}+2x^{2}-1$ và $g\left ( x \right )=\left ( \sqrt{x-1}+\sqrt{x-2} \right )^{3}$
Dễ thấy $\left\{\begin{matrix} f\left ( x \right )>0,f'\left ( x \right )>0 & \\ g\left ( x \right )>0,g'\left ( x \right )>0& \end{matrix}\right.$.
Xét $h\left ( x \right )=f\left ( x \right ).g\left ( x \right )\Rightarrow h'\left ( x \right )=f'\left ( x \right )g\left ( x \right )+f\left ( x \right )g'\left ( x \right )>0$.
Mặt khác $h\left ( 2 \right )=0$. Suy ra $x=2$ là nghiệm duy nhất.
2) Điều kiện $x>\frac{7}{5}$.
BPT$\Leftrightarrow \left ( 5x-6\right )^{2}-\frac{1}{\sqrt{5x-7}}\geq x^{2}-\frac{1}{\sqrt{x-1}}$.
Đến đây, xét hàm $f\left ( t \right )=t^{2}-\frac{1}{\sqrt{t-1}}\left ( t>\frac{7}{5} \right )$ ta được $5x-6\geq x\Leftrightarrow x\geq \frac{3}{2}$.

#3
lehoanghiep

lehoanghiep

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 196 Bài viết

Câu 5: (2,5 điểm)
Trong mp Oxy, cho đường tròn (C1) $x^{2}+(y-2)^{2}=25$ và (C2) $x^{2}+y^{2}=4$. đường thẳng (d) cắt (C1) tại A,B và tiếp xúc với (C2) tại M. tìm tọa độ M sao cho $MA^{2}+MB^{2}$ đạt max

Gọi $I$, $O$ lần lượt là tâm đường tròn $\left ( C_{1} \right ),\left ( C_{2} \right )$. $D$ là trung điểm của $AB$.
Ta có $MA^{2}+MB^{2}=OA^{2}+OB^{2}-2OM^{2}$$=\left ( \overrightarrow{OI}+\overrightarrow{IA} \right )^{2}+\left ( \overrightarrow{OI}+\overrightarrow{IB} \right )^{2}-2R_{2}^{2}=2OI^{2}+IA^{2}+IB^{2}-2R_{2}^{2}+2\overrightarrow{OI}\left ( \overrightarrow{IA}+\overrightarrow{IB} \right )$$=2OI^{2}+2R_{1}^{2}-2R_{2}^{2}+4\overrightarrow{OI}.\overrightarrow{ID}$.
Vậy ta cần xác định $D$ để $\overrightarrow{OI}.\overrightarrow{ID}$ là lớn nhất.

Hướng này không biết có làm được gì không :))

#4
xuanha

xuanha

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 131 Bài viết

Gọi $I$, $O$ lần lượt là tâm đường tròn $\left ( C_{1} \right ),\left ( C_{2} \right )$. $D$ là trung điểm của $AB$.
Ta có $MA^{2}+MB^{2}=OA^{2}+OB^{2}-2OM^{2}$$=\left ( \overrightarrow{OI}+\overrightarrow{IA} \right )^{2}+\left ( \overrightarrow{OI}+\overrightarrow{IB} \right )^{2}-2R_{2}^{2}=2OI^{2}+IA^{2}+IB^{2}-2R_{2}^{2}+2\overrightarrow{OI}\left ( \overrightarrow{IA}+\overrightarrow{IB} \right )$$=2OI^{2}+2R_{1}^{2}-2R_{2}^{2}+4\overrightarrow{OI}.\overrightarrow{ID}$.
Vậy ta cần xác định $D$ để $\overrightarrow{OI}.\overrightarrow{ID}$ là lớn nhất.

Hướng này không biết có làm được gì không :))

bạn xác định xem sao. mình cũng theo hướng vectơ rùi nhưng chịu.k làm tiếp đc.cũng đến chỗ giống như bạn thế

#5
Mrnhan

Mrnhan

    $\text{Uchiha Itachi}$

  • Thành viên
  • 1100 Bài viết

bạn xác định xem sao. mình cũng theo hướng vectơ rùi nhưng chịu.k làm tiếp đc.cũng đến chỗ giống như bạn thế

tôi cũng làm theo vecto , cái phương tích nhưng không ra. câu này khó nhất trong đề thi.
đáp án là OD=R/2.
mọi người thử dùng hình học phẳng thôi, dùng tọa độ rất rắc rối..!!

$\text{Cứ làm việc chăm chỉ trong im lặng}$

Hình đã gửi$\text{Hãy để thành công trở thành tiếng nói của bạn}$Hình đã gửi


#6
lehoanghiep

lehoanghiep

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 196 Bài viết

bạn xác định xem sao. mình cũng theo hướng vectơ rùi nhưng chịu.k làm tiếp đc.cũng đến chỗ giống như bạn thế

Đặt $\left ( \overrightarrow{OI};\overrightarrow{ID} \right )=\beta ;\left ( \overrightarrow{ID};\overrightarrow{IA} \right )=\alpha$.
Vì tam giác $IAB$ cân tại $I$ nên $\widehat{OID}=\alpha \Rightarrow \alpha +\beta =\pi$.
Ta có $\overrightarrow{OI}.\overrightarrow{ID}=OI.ID.cos\beta =OI.IA.cos\alpha cos\beta =\frac{1}{2}OI.IA\left ( cos\left ( \alpha +\beta \right )+cos\left ( \alpha -\beta \right ) \right )=\frac{1}{2}OI.IA\left ( cos\left ( \alpha -\beta \right )-1 \right )\leq 0$.
Đẳng thức xảy ra khi $\alpha =\beta$.
Khi đó $A$ là giao điểm của tia $OI$ với $\left ( C_{1} \right )$.

Đến đây nhẹ nhàng rồi :))

#7
xuanha

xuanha

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 131 Bài viết
câu 5: I(0;2) là tâm của (C1). kẻ IH vuông góc với d,IK vuông góc với OM. từ đó ta có IHMN là hình chữ nhật.
$P=MA^{2}+MB^{2}=(AH+HM)^{2}+(BH-HM)^{2}=2(AH^{2}+HM^{2})$
$=2(R_{1}-IH^{2})+2(R_{2}-ON^{2})$
đặt IH=x với x$\in [0;2]$thì ON=2-x. thay vào biểu thức trên rùi khảo sát để nó lớn nhất thì x=?.
có đc khoảng cách từ I, O đến (d), như vậy đã tìm đc pt (d) rồi => tìm đc M
anh ha.jpg

#8
lehoanghiep

lehoanghiep

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 196 Bài viết

câu 5: I(0;2) là tâm của (C1). kẻ IH vuông góc với d,IK vuông góc với OM. từ đó ta có IHMN là hình chữ nhật.
$P=MA^{2}+MB^{2}=(AH+HM)^{2}+(BH-HM)^{2}=2(AH^{2}+HM^{2})$
$=2(R_{1}-IH^{2})+2(R_{2}-ON^{2})$
đặt IH=x với x$\in [0;2]$thì ON=2-x. thay vào biểu thức trên rùi khảo sát để nó lớn nhất thì x=?.
có đc khoảng cách từ I, O đến (d), như vậy đã tìm đc pt (d) rồi => tìm đc M
anh ha.jpg

$=2(R_{1}^{2}-IH^{2})+2(R_{2}^{2}-ON^{2})$.

#9
hoangtrong2305

hoangtrong2305

    Trảm phong minh chủ

  • Phó Quản lý Toán Ứng dụ
  • 861 Bài viết

Câu 4:(6 điểm)
1. cho tứ diệm ABCD có thể tích V và M là trọng tâm tam giác BCD. 3 đường thẳng qua M song song với AB, AC,AD cắt lần lượt các mp(ACD), (ABD), (ABC) tại B', C', D'. tính thể tích của khối MB'C'D' theo V.


Gọi $E;F;G$ lần lượt trung điểm $BC,CD,BD$

Ta có: $MB'//BA\Rightarrow \frac{FB'}{FA}=\frac{FM}{FB}=\frac{1}{3}$

Chứng minh tương tự, ta suy ra $\frac{FB'}{FA}=\frac{ED'}{EA}=\frac{GC'}{GA}=\frac{1}{3}$

Áp dụng $Thales\Rightarrow D'B'//EF;B'C'//FG;C'D'//GE$

$\Rightarrow (BCD)//(B'C'D')$

Có $\frac{AD'}{AE}=\frac{D'C'}{EG}=\frac{2}{3}\Rightarrow EG=\frac{3}{2}D'C'$

Mà $EG=\frac{1}{2}DC$

$\Rightarrow \frac{CD}{C'D'}=3$

Chứng minh tương tự, ta suy ra $\frac{CD}{C'D'}=\frac{DB}{D'B'}=\frac{BC}{B'C'}=3$

$\Rightarrow \Delta BCD\sim \Delta B'C'D'$

$\Rightarrow S_{\Delta BCD}= 3S_{\Delta B'C'D'}$

Có $(BCD)//(B'C'D')$ nên $\frac{FB'}{FA}=\frac{d[B';(BCD)]}{d[A;(BCD)]}=\frac{1}{3}$


$\Leftrightarrow d[B';(BCD)]=d[M;(B'C'D')]=\frac{1}{3}d[A';(BCD)]$

Vậy ta có:

$V_{MB'C'D'}=\frac{1}{3}.d[M;(B'C'D')].S_{\Delta B'C'D'}=\frac{1}{3}.\frac{1}{3}.d[A';(BCD)].\frac{1}{3}.S_{\Delta BCD}$

$\Leftrightarrow V_{MB'C'D'}=\frac{1}{9}.\frac{1}{3}.d[A';(BCD)].S_{\Delta BCD}=\frac{1}{9}V$

Toán học là ông vua của mọi ngành khoa học.

Albert Einstein

(1879-1955)

Hình đã gửi


-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Click xem Đạo hàm, Tích phân ứng dụng được gì?

và khám phá những ứng dụng trong cuộc sống


#10
Mrnhan

Mrnhan

    $\text{Uchiha Itachi}$

  • Thành viên
  • 1100 Bài viết

Gọi $E;F;G$ lần lượt trung điểm $BC,CD,BD$

Ta có: $MB'//BA\Rightarrow \frac{FB'}{FA}=\frac{FM}{FB}=\frac{1}{3}$

Chứng minh tương tự, ta suy ra $\frac{FB'}{FA}=\frac{ED'}{EA}=\frac{GC'}{GA}=\frac{1}{3}$

Áp dụng $Thales\Rightarrow D'B'//EF;B'C'//FG;C'D'//GE$

$\Rightarrow (BCD)//(B'C'D')$

Có $\frac{AD'}{AE}=\frac{D'C'}{EG}=\frac{2}{3}\Rightarrow EG=\frac{3}{2}D'C'$

Mà $EG=\frac{1}{2}DC$

$\Rightarrow \frac{CD}{C'D'}=3$

Chứng minh tương tự, ta suy ra $\frac{CD}{C'D'}=\frac{DB}{D'B'}=\frac{BC}{B'C'}=3$

$\Rightarrow \Delta BCD\sim \Delta B'C'D'$

$\Rightarrow S_{\Delta BCD}= 3S_{\Delta B'C'D'}$

Có $(BCD)//(B'C'D')$ nên $\frac{FB'}{FA}=\frac{d[B';(BCD)]}{d[A;(BCD)]}=\frac{1}{3}$


$\Leftrightarrow d[B';(BCD)]=d[M;(B'C'D')]=\frac{1}{3}d[A';(BCD)]$

Vậy ta có:

$V_{MB'C'D'}=\frac{1}{3}.d[M;(B'C'D')].S_{\Delta B'C'D'}=\frac{1}{3}.\frac{1}{3}.d[A';(BCD)].\frac{1}{3}.S_{\Delta BCD}$

$\Leftrightarrow V_{MB'C'D'}=\frac{1}{9}.\frac{1}{3}.d[A';(BCD)].S_{\Delta BCD}=\frac{1}{9}V$

hình như đáp án sai. bạn xem lại xem sao..

$\text{Cứ làm việc chăm chỉ trong im lặng}$

Hình đã gửi$\text{Hãy để thành công trở thành tiếng nói của bạn}$Hình đã gửi


#11
xuanha

xuanha

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 131 Bài viết

$\Leftrightarrow V_{MB'C'D'}=\frac{1}{9}.\frac{1}{3}.d[A';(BCD)].S_{\Delta BCD}=\frac{1}{9}V$

do MB',MC',MD' song song với AB,AC,AD nên $\angle B'MC'=\angle BAC$ và t][ng tự với các góc còn lại
trên AB, AC, AD lấy E, F, P sao cho MB'=AE, MC'=CF, MD'=AP
khi đó: $V_{MB'C'D'}=V_{AEFP}=\frac{AE.AF.AP}{AB.AC.AD}.V_{ABCD}=\frac{1}{27}V$





Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: quỳnh lưu 2, hsg, nghệ an

1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh