Đến nội dung

Hình ảnh

TSKH. Phùng Hồ Hải được phong đặc cách Giáo sư

- - - - - phùng hồ hải

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 3 trả lời

#1
Nesbit

Nesbit

    ...let it be...

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 2412 Bài viết
Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước vừa tổ chức kỳ họp thứ 10 xét đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư 2012. Sau khi thẩm định, bỏ phiếu kín, có 41 ứng viên được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, một ứng viên được đề nghị công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư đặc cách; 426 ứng viên được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư, một ứng viên được đề nghị công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư đặc cách.


Hình đã gửi

TS. Phùng Hồ Hải


Hai nhà khoa học được xét đặc cách là ông Phùng Hồ Hải, Viện phó Viện Toán học (sinh năm 1970, xét đặc cách chức danh giáo sư) và Phạm Hữu Anh Ngọc, giảng viên ĐH Quốc tế, ĐHQG TP HCM (xét đặc cách chức danh phó giáo sư).

Trao đổi với VnExpress, giáo sư Trần Văn Nhung, Tổng thư ký Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước cho biết, Hội đồng vừa làm tờ trình gửi Thủ tướng về việc đề nghị cho phép công nhận đặc cách đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư và phó giáo sư. Theo GS Nhung, PGS Phùng Hồ Hải là nhà toán học trẻ, có nhiều công trình được đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế danh tiếng trên thế giới, có thành tích khoa học xuất sắc. Ông được mời làm việc tại các Viện Nghiên cứu Toán - Lý lớn như: Trung tâm Vật lý lý thuyết quốc tế ở Trieste (Italia), Viện Max Planck về toán ở Bonn (Đức), Viện Nghiên cứu các khoa học về toán tại Berkeley (Mỹ).

PGS Hải từng được nhận giải thưởng Baedeker dành cho luận án tiến sĩ khoa học xuất sắc nhất của Đức năm 2005, Giải thưởng Von Kaven của Quỹ DFG (Đức) năm 2006, Học bổng Heisenberg các năm 2005-2010, được Viện Hàn lâm khoa học thế giới thứ ba (TWAS) bầu làm Viện sĩ trẻ, đại diện cho khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương nhiệm kỳ 2009-2013.
PGS Hải từng giảng dạy một số năm tại ĐH Essen (Đức), nhưng chủ yếu dành thời gian giảng dạy tại Viện Toán học và nhiều trường đại học khác tại Việt Nam. Ông là Phó Tổng Thư ký Hội Toán học Việt Nam, Phó tổng biên tập tạp chí Acta Math Vietnamica, Phó viện trưởng Viện Toán học (từ tháng 7/2012).
"Tuy có thể làm việc và sống ở nước ngoài với chế độ đãi ngộ, lương bổng cao, nhưng PGS Phùng Hồ Hải vẫn quyết tâm làm việc và sống tại Việt Nam. Vì vậy, dù chưa đủ một số tiêu chuẩn bổ nhiệm giáo sư nhưng hội đồng chức danh giáo sư nhà nước, các nhà khoa học vẫn đánh giá rất cao", GS Nhung cho hay.

Còn tiến sĩ Phạm Hữu Anh Ngọc có thành tích nghiên cứu khoa học xuất sắc, đã công bố 45 bài báo khoa học, trong đó 30 bài đăng ở tạp chí SCI và SCI-E (hàng đầu thế giới), có tổng số điểm công trình gấp 6 lần điểm quy định. Ông đã được nhận học bổng Humboldt của CHLB Đức - một học bổng danh giá dành cho các nhà khoa học trẻ (không quá 40 tuổi) có triển vọng.
Khi được Thủ tướng phê duyệt, ông Hải sẽ là giáo sư trẻ nhất năm 2012, còn phó giáo sư trẻ nhất là Nguyễn Khánh Diệu Hồng, công tác ở Viện Kỹ thuật Hóa học, ĐH Bách khoa (sinh năm 1981).

Theo VNExpress

Không đọc tin nhắn nhờ giải toán.

 

Góp ý về cách điều hành của mod

 

 


#2
Nesbit

Nesbit

    ...let it be...

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 2412 Bài viết
Như vậy anh Phùng Hồ Hải là nhà khoa học đầu tiên công tác ở VN được phong đặc cách Giáo sư. Xin chúc mừng anh !

Không đọc tin nhắn nhờ giải toán.

 

Góp ý về cách điều hành của mod

 

 


#3
E. Galois

E. Galois

    Chú lùn thứ 8

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 3861 Bài viết

Bài viết của GS. Trần Văn Nhung (Hội đồng Chức danh Giáosư Nhà nước) đăng trên Thông tin toán học số 16 tập 4 của Hội Toán học Việt Nam


LTS. Việc xét đạt tiêu chuẩn Giáo sư - Phó giáo sư năm nay có một số nét mới. Chúng tôi xin trích đăng bài bát biểu của GS. Trần Văn Nhung tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám vừa qua về những thay đổi này cũng như tình hình xét tiêu chuẩn chức danh GS - PGS năm nay. Toàn văn bài phát biểu có thể xem tại trang web của Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước.
Ngày 24/12/2012, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước (HĐCDGSNN) long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định và trao giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư (GS), Phó giáo sư (PGS) cho các nhà giáo năm 2012.
Hình đã gửi


TSKH Phùng Hồ Hải được đặc cách công nhận GS năm 2012



1. MỘT SỐ NÉT MỚI TRONG NĂM 2012
Ngay từ năm 2011, các tiêu chuẩn về chất lượng nghiên cứu khoa học và đào tạo đối với các ứng viên GS, PGS được nâng cao thêm một bước, theo yêu cầu của đất nước và để dần đạt đến các chuẩn mực quốc tế. Cụ thể là đánh giá cao các bài báo khoa học được đăng trên các tạp chí khoa học có uy tín quốc tế (SCI, SCIE, ISI) và quốc gia, các sách chuyên khảo và giáo trình, tăng yêu cầu về ngoại ngữ (phải “sử dụng thành thạo một ngoại ngữ phục vụ cho công tác chuyên môn và giao tiếp được bằng tiếng Anh”), tăng số nghiên cứu sinh và học viên cao học hướng dẫn chính và tăng số giờ giảng đối với các ứng viên thỉnh giảng,... Đặc biệt, từ năm 2012 theo Quyết định 20 mới của Thủ tướng Chính phủ thì:


Hình đã gửi
- Đối với những người đang làm việc ở các cơ quan, tổ chức không phải là cơ sở giáo dục đại học, có tham gia giảng dạy từ trình độ đại học trở lên tại cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam thì phải có công trình khoa học, công nghệ đặc biệt xuất sắc đã được công bố và đánh giá cao; được tặng giải thưởng lớn ở trong nước hoặc ở nước ngoài.
- Đối với những trường hợp đặc biệt, những người có đóng góp nổi trội, xuất sắc cho sự nghiệp khoa học công nghệ của đất nước và thế giới, tạo nên sự đột phá trong lĩnh vực khoa học có thể xét đặc cách các tiêu chuẩn và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi quyết định.
Nhìn chung các tân GS, PGS ngày càng trẻ hơn (nhưng vẫn chưa trẻ được như ở các nước phát triển). Năm nay số GS trên 60 tuổi chỉ còn chiếm 16,6%, PGS là 0,7%, trong khi 15 năm về trước số GS trên 60 tuổi là 31%, ba năm về trước số PGS trên 60 tuổi là 6,3%. Các tân GS, PGS thuộc các cơ sở giáo dục đại học ngày càng chiếm đa số, năm nay số GS là 69,05%, PGS là 77,75% trên tổng số đạt tiêu chuẩn; tỉ lệ nữ GS là 14, 29%, nữ PGS là 27,63%. Đó là những dấu hiệu đáng mừng về đội ngũ. Tuy nhiên mật độ phân bố quá tập trung: Số tân GS năm
2012 ở Hà Nội chiếm 80,96%, ở TP. Hồ Chí Minh là 7,14%, ở tất cả các tỉnh thành còn lại chỉ chiếm 11,90%; Số tân PGS năm 2012 ở Hà Nội là 71,20%, ở TP. Hồ Chí Minh là 14,05%, ở các tỉnh thành còn lại chỉ chiếm 14,75%. Tân GS trẻ nhất năm 2009 là 45 tuổi, năm 2010 là 46 tuổi, năm 2011 là 37 tuổi và năm 2012 là 42 tuổi. Tân PGS trẻ nhất năm 2009 là 31 tuổi, năm 2010 là 32 tuổi, năm
2011 là 29 tuổi và năm 2012 là 31 tuổi. Theo thống kê, những tân GS và PGS trẻ nhất trong bốn năm vừa qua hầu hết nằm trong lĩnh vực Toán học, sau đó đến Vật lý và Hóa học.

2. KẾT QUẢ XÉT Ở BA CẤP HỘI ĐỒNG
Năm nay, tổng số ứng viên đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS ban đầu tại 78 HĐCDGS cơ sở là 66 người, chức danh PGS là 526 người. Sau khi được xét tại HĐCDGS cơ sở và tiếp tục chuyển lên 27 HĐCDGS ngành/liên ngành và HĐCDGSNN để xét tiếp thì chỉ còn lại 42 GS và 427 PGS. Như vậy, nếu so với số ứng viên đăng ký ban đầu thì sau khi được sàng lọc bởi ba cấp hội đồng, tỷ lệ được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS đạt 64% và PGS đạt 81%. Điều đó chứng tỏ quá trình xét, công nhận rất chặt chẽ, nghiêm túc và khoa học. Hai hội đồng có số ứng viên nhiều nhất là HĐCDGS ngành Y học và Kinh tế.

3. MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT
Trong 42 nhà giáo được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS năm 2012, người trẻ nhất là Phùng Hồ Hải (sinh năm 1970, ngành Toán học, được công nhận đặc cách), tiếp theo là Đặng Đức Anh (sinh năm 1964, ngành Y học), Mai Hồng Quỳ (nữ, sinh năm 1963, ngành Luật học), Nguyễn Công Định (sinh năm 1963, ngành Tự động hóa) và Mai Hồng Bàng (sinh năm 1962, ngành Y học). Giáo sư cao niên nhất được công nhận năm nay là GS. NSND. Nguyễn Trung Kiên (Nghệ thuật, 73 tuổi), người thầy của nhiều GS, PGS và nhiều thế hệ các nghệ sĩ nổi tiếng ở trong nước và quốc tế.
Trong số 427 nhà giáo được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh PGS năm 2012, ba người trẻ nhất là Nguyễn Khánh Diệu Hồng (nữ, sinh năm 1981, ngành Hóa học), Đỗ Thị Hương Giang (nữ, sinh năm 1979, ngành Vật lý) và Đặng Hoàng Minh (sinh năm 1979, ngành Tâm lý học). Một PGS được công nhận đặc cách là Phạm Hữu Anh Ngọc (sinh năm 1967, ngành Toán học). Phó giáo sư cao niên nhất được công nhận trong năm nay là PGS. Nguyễn Thị Tình (nữ, Nghệ thuật, 69 tuổi).
Chúng ta vui mừng chào đón những gương mặt trẻ mới gia nhập đội ngũ các GS, PGS để tăng thêm sinh khí cho lực lượng khoa giáo cao cấp, chúng ta cũng rất trân trọng những người mà khi gia nhập đội ngũ các GS, PGS đã cao niên do những hoàn cảnh, điều kiện đặc biệt, vì chính họ là những tấm gương sáng, kiên cường, bền bỉ học tập, nghiên cứu và cống hiến suốt đời cho Tổ quốc. Trong năm 2012 này, độ tuổi trung bình của các tân GS trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ là 56,8, của các tân GS trong các lĩnh vực khoa học xã hội, nghệ thuật và thể dục thể thao là 57,5, chênh nhau gần một tuổi. Chúng ta vui mừng về điều này vì trước đây khoảng cách ấy thường không nhỏ.

1) Xem cách đăng bài tại đây
2) Học gõ công thức toán tại: http://diendantoanho...oạn-thảo-latex/
3) Xin đừng đặt tiêu đề gây nhiễu: "Một bài hay", "... đây", "giúp tớ với", "cần gấp", ...
4) Ghé thăm tôi tại 
http://Chúlùnthứ8.vn

5) Xin đừng hỏi bài hay nhờ tôi giải toán. Tôi cực gà.


#4
TocSoanToanHoc

TocSoanToanHoc

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 301 Bài viết
Xin trân trọng chúc mừng Giáo sư Phùng Hồ Hải. Chúc Giáo sư sớm đạt được những thành công lớn
trong nghiên cứu toán học, để đóng góp nhiều hơn và có ý nghìa hơn cho nền toán học
nước nhà.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi TocSoanToanHoc: 11-02-2013 - 09:05

TocSoanToanHoc.com - Tốc soạn Toán học - Soạn toán nhanh, cho kết quả theo ý muốn....




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh