Đến nội dung

Hình ảnh

toán hình_chứng minh


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 5 trả lời

#1
huongway279

huongway279

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 12 Bài viết
Có mấy bài hình vừa làm xong nhưng bí vài chỗ, mong các bạn làm giúp mình :lol:
1) Cho tam giác MNP vuông tại M, đường cao MH. Gọi D,E lần lượt là chân các đường vuông góc hạ từ H xuống MN và Mp.
a)Chứng minh tứ giác MDHE là hình chữ nhật
b)Gọi A là trung điểm HP, chứng minh tam giác DEA vuông
c)Tam giác MNP cần có thêm điều kiện gì đeer DE=2EA(bí câu này đây :icon2: )

2)Cho tam giác ABC có O trung điểm cạnh BC, lấy D đối xứng A qua O.
a)Chứng minh tứ giác ABCD là hình bình hành
b) Khi tam giác ABC vuông tại A thì tứ giấcBCD là hình gì?
c)Về phía ngoài tam giác ABC, vẽ các tia Ax vuông góc AB, Ay vuông góc AC. Trên tia Ax lấy điểm E sao cho AE=AB, trên tia Ay lấy điểm F sao cho AF=AC. Chứng minh AO vuông góc với EF(câu này cũng bí lun, sao bài nào câu cuối mình cũng bi hết==')

3)Cho tam giác ABC có ba góc nhọn, trực tâm H.Đường thẳng vuông góc AB kẻ từ B cắt đường thẳng vông góc AC kẻ từ C tại D.
a)Chứng minh tứ giác BHCD là hình bình hành
b)Gọi M trung điểm BC. O trung điểm AD. Chứng minh 2OM=AH.

4)Cho tam giác ABC vuông ở A, đường cao AH. kẻ HD vuông góc AB và HE vuông góc AC(D trên AB, E trên AC). Gọi O giao điểm của BH & DE.
*)Chứng minh AH=DE
**) Gọi P & Q lần lượt là trung điểm BH và CH. Chứng minh tứ giác DEQP là hình thang vuông
a) Chứng minh O là trực tâm tam giác ABQ.
b) Chứng minh $S{ABC}=2S{DEQP}$

#2
DarkBlood

DarkBlood

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 619 Bài viết

1) Cho tam giác $MNP$ vuông tại $M,$ đường cao $MH.$ Gọi $D,E$ lần lượt là chân các đường vuông góc hạ từ $H$ xuống $MN$ và $MP.$
a)Chứng minh tứ giác $MDHE$ là hình chữ nhật
b)Gọi $A$ là trung điểm $HP$, chứng minh tam giác $DEA$ vuông
c)Tam giác $MNP$ cần có thêm điều kiện gì để $DE=2EA.$

Hình đã gửi
$a)$ Tứ giác $MDHE$ là hình chữ nhật vì có 3 góc vuông. (khai thác giả thiết là ra)
$b)$ Ta có: $\angle DEH=\angle MHE$ ($MDHE$ là hình chữ nhật)
$\angle HEA=\angle EHA$ (dễ dàng chứng minh được $\bigtriangleup HEA$ cân tại $A$ nhờ giả thiết $A$ trung điểm $HP$ và $HE\perp MP$)
Mà $\angle MHE+\angle EHA=90^{\circ}$ nên $\angle DEH+\angle HEA=\angle DEA=90^{\circ}$
$\Rightarrow$ đ.p.c.m
$c)$ Ta có: $DE=MH$
$2EA=HP$
Để $DE=2EA$ thì $MH=HP$
$\Leftrightarrow$ Tam giác $MHP$ cân tại $H$
$\Leftrightarrow$ Tam giác $MHP$ vuông cân tại $H$
$\Leftrightarrow$ $\angle P=45^{\circ}$
$\Leftrightarrow$ Tam giác $MNP$ vuông cân tại $M.$

2)Cho tam giác $ABC$ có $O$ trung điểm cạnh $BC$, lấy $D$ đối xứng $A$ qua $O.$
a)Chứng minh tứ giác $ABCD$ là hình bình hành
b) Khi tam giác $ABC$ vuông tại $A$ thì tứ giác $BCD$ là hình gì?
c)Về phía ngoài tam giác $ABC$, vẽ các tia $Ax$ vuông góc $AB$, $Ay$ vuông góc $AC.$ Trên tia $Ax$ lấy điểm $E$ sao cho $AE=AB$, trên tia $Ay$ lấy điểm $F$ sao cho $AF=AC$. Chứng minh $AO$ vuông góc với $EF.$

Hình đã gửi
Câu $a,$ $b$ dễ rồi khỏi làm nha!
$c)$ $AD$ cắt $EF$ tại $K$
Kẻ $CH\perp AD$
Chứng minh được $\angle ACH=\angle KAF$ (cùng phụ với $\angle HAC$) $(1)$

Ta có:
$\angle EAK+\angle BAD=90^{\circ}$
Mà $\angle BAD=\angle ADC$
nên $\angle EAK+\angle ADC=90^{\circ}$
Lại có: $\angle ADC+\angle DCH=90^{\circ}$
nên $\angle EAK=\angle DCH$ $(2)$

Từ $(1)$ và $(2)$ suy ra $\angle EAF=\angle ACD$
Chứng minh được: $\bigtriangleup EAF=\bigtriangleup DCA (c.g.c)$
$\Rightarrow$ $\angle DAC=\angle EFA$
Mà $\angle DAC+\angle KAF=90^{\circ}$
nên $\angle EFA+\angle KAF=90^{\circ}$
do đó tam giác $AKF$ vuông tại $K$
$\Rightarrow$ $AK\perp KF$
$\Rightarrow$ $AD\perp EF$.
-------------------------
Câu $3,$ $4$ để tý trưa mình giải cho, giờ ôn thi đã. ^^

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Hoang Huy Thong: 19-12-2012 - 10:41


#3
Oral1020

Oral1020

    Thịnh To Tướng

  • Thành viên
  • 1225 Bài viết
Bài 3:
Hình đã gửi
a)
$\oplus$Ta có:$BH \bot AC$ và $CD \bot AC$
$\Longrightarrow BH // AD$
$\oplus$Tương tự,ta có:
$BD//CH$
$\Longrightarrow$ Tứ giác $BHCD$ là hình bình hành.
b)
$\oplus$Gọi $N$ là trung điểm của $AH$.
$\oplus$Xét $\Delta{AHD}$,ta có:
$N$ là trung điểm của $AH$ và $O$ là trung điểm của $AD$
$\Longrightarrow \left\{\begin{matrix}
NO // HM\\NO=HM

\end{matrix}\right.$
$\oplus$ Vậy tứ giác $NHMO$ là hình bình hành.
$\Longrightarrow NH=OM$
$\Longrightarrow 2OM=AH$
$$Q.e.D$$

"If I feel unhappy,I do mathematics to become happy.


If I feel happy,I do mathematics to keep happy."

Alfréd Rényi

Hình đã gửi


#4
DarkBlood

DarkBlood

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 619 Bài viết

Bài 3:
Hình đã gửi
a)
$\oplus$Ta có:$BH \bot AC$ và $CD \bot AC$
$\Longrightarrow BH // AD$
$\oplus$Tương tự,ta có:
$BD//CH$
$\Longrightarrow$ Tứ giác $BHCD$ là hình bình hành.
b)
$\oplus$Gọi $N$ là trung điểm của $AH$.
$\oplus$Xét $\Delta{AHD}$,ta có:
$N$ là trung điểm của $AH$ và $O$ là trung điểm của $AD$
$\Longrightarrow \left\{\begin{matrix}
NO // HM\\NO=HM

\end{matrix}\right.$
$\oplus$ Vậy tứ giác $NHMO$ là hình bình hành.
$\Longrightarrow NH=OM$
$\Longrightarrow 2OM=AH$
$$Q.e.D$$

Câu $b)$ có thể chứng minh mà không cần dùng điểm phụ.
Ta có: Tứ giác $BHCD$ là hình bình hành $($Câu $a)$
Mà $M$ trung điểm $BC$ nên $M$ trung điểm $HD$
Xét tam giác $AHD,$ ta có:
$O$ trung điểm $AD$
$M$ trung điểm $HD$
$\Rightarrow$ $MO$ là đường trung bình của tam giác $AHD$
$\Rightarrow$ $2MO=AH$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Hoang Huy Thong: 19-12-2012 - 10:50


#5
DarkBlood

DarkBlood

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 619 Bài viết

$4)$ Cho tam giác $ABC$ vuông ở $A,$ đường cao $AH.$ kẻ $HD$ vuông góc $AB$ và $HE$ vuông góc $AC$ $(D$ trên $AB,$ $E$ trên $AC).$ Gọi $O$ giao điểm của $BH$ và $DE.$
$a)$ Chứng minh $AH=DE.$
$b)$ Gọi $P$ và $Q$ lần lượt là trung điểm $BH$ và $CH.$ Chứng minh tứ giác $DEQP$ là hình thang vuông.
$c)$ Chứng minh $O$ là trực tâm tam giác $ABQ.$
$d)$ Chứng minh $S_{ABC}=2S_{DEQP}$

$O$ giao điểm $AH$ và $DE$ nhé!
Hình đã gửi
$a)$ Tứ giác $ADHE$ hình chữ nhật $($vì có $3$ góc vuông$)$
$\Rightarrow$ $AH=DE$

$b)$ Xét $\bigtriangleup BDH$ vuông tại $D,$ ta có:
$P$ trung điểm $BH$
$\Rightarrow$ $PD=PB=PH$
$\Rightarrow$ $\bigtriangleup DPB$ cân tại $P$
Tương tự $\bigtriangleup EQH$ cân tại $Q$
Do đó:
$\widehat{DPB}=180^{\circ}-2\widehat{DBP}$; $\widehat{EQH}=180^{\circ}-2\widehat{EHQ}$
Mà $\widehat{DBP}=\widehat{EHQ}$ $(AB//EH,$ đồng vị$)$
Nên $\widehat{DPB}=\widehat{EQH}$
Mà $2$ góc này ở vị trí đồng vị nên $DP//EQ$ $\Rightarrow$ Tứ giác $DEQP$ là hình thang.
Lại có: $\widehat{DEQ}=90^{\circ}$ $($Chứng minh tương tự câu $b$ bài $1$ ở #$2)$
Vậy tứ giác $DEQP$ là hình thang vuông.

$c)$ Vì tứ giác $ADHE$ là hình chữ nhật nên $O$ là trung điểm $AH.$
Xét $\bigtriangleup AHC,$ ta có:
$O$ trung điểm $AH$
$Q$ trung điểm $CH$
$\Rightarrow$ $OQ$ là đường trung bình của $\bigtriangleup AHC$
$\Rightarrow$ $OQ//AC$
Mà $AC\perp AB$ $(\bigtriangleup ABC,\widehat{BAC}=90^{\circ})$
Nên $OQ\perp AB$
Xét $\bigtriangleup ABQ,$ ta có:
$QO\perp AB$
$AH\perp BQ$
Mà $QO\cap AH=O$
Nên $O$ là trực tâm của $\bigtriangleup ABQ.$

$d)$ Ta có:
$S_{ABC}=\frac{1}{2}AH.BC=\frac{1}{2}AH.(BH+CH)=\frac{1}{2}ED.(2DP+2EQ)=2.\left [ \frac{1}{2}ED.(DP+EQ) \right ]=2S_{PDEQ}$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Hoang Huy Thong: 19-12-2012 - 12:24


#6
DarkBlood

DarkBlood

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 619 Bài viết

3)Cho tam giác $ABC$ có ba góc nhọn, trực tâm $H$. Đường thẳng vuông góc $AB$ kẻ từ $B$ cắt đường thẳng vông góc $AC$ kẻ từ $C$ tại $D.$
$a)$ Chứng minh tứ giác $BHCD$ là hình bình hành
$b)$ Gọi $M$ trung điểm $BC.$ $O$ trung điểm $AD.$ Chứng minh $2OM=AH.$

Bài này còn có câu $c$ nữa là: Gọi $G$ là trọng tâm tam giác $ABC.$ Chứng minh $H,G,O$ thẳng hàng.
Mọi người vao làm câu này nào! :)




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh