Đến nội dung

Hình ảnh

Tìm giới hạn bằng vô cùng bé tương đương

* * * - - 2 Bình chọn

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 32 trả lời

#21
Phuc Loi

Phuc Loi

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 4 Bài viết

Bài 1:

Khi $x\rightarrow 0$, ta có:

$e^{x^{2}}-1\sim x^{2}\Rightarrow sin(e^{x^{2}}-1)\sim sin(x^{2})\sim x^{2}$

$ln(1+x)\sim x$

$arctan(x^{3})\sim x^{3}$

$1-cos(2x)\sim \frac{(2x)^{2}}{2}=2x^{2}$

Suy ra:

$\underset{x\rightarrow 0}{lim}\frac{sin(e^{x^{2}-1})+2x^{3}-ln(1+x)}{arctan(x^{3})+1-cos(2x)}=\underset{x\rightarrow 0}{lim}\frac{x^{2}+2x^{3}-x}{x^{3}+2x^{2}}=\underset{x\rightarrow 0}{lim}\frac{-x}{2x^{2}}=-\infty$

Bài 2: Tương tự bài 1

$\lim_{x\rightarrow o}\frac{-x}{2x^{2}}=-\infty$ anh có thể giải thích rõ hơn phần này cho e ko? tại s nó ra kq như vậy.... e cảm ơn



#22
Phuc Loi

Phuc Loi

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 4 Bài viết

Ta có 

$\underset{x\rightarrow +\propto }{lim}x^{2}.\frac{e^{\frac{1}{x^{2}}}-\cos \frac{1}{x}}{\arctan x}=\underset{x\rightarrow +\propto }{lim}x^{2}.\frac{\left ( e^{\frac{1}{x^{2}}}-1 \right )-\left ( \cos \frac{1}{x}-1 \right )}{\arctan x}$

 

Khi $x\rightarrow +\propto$, ta có:

 

$\arctan x\sim \frac{\pi }{2}$

 

$e^{\frac{1}{x^{2}}}-1\sim \frac{1}{x^{2}}$    (vì $\frac{1}{x^{2}}\rightarrow 0$)

 

$\cos \frac{1}{x}-1\sim -\frac{1}{2}.\left ( \frac{1}{x} \right )^{2}=-\frac{1}{2x^{2}}$  (vì $\frac{1}{x}\rightarrow 0$)

 

Suy ra

$\underset{x\rightarrow +\propto }{lim}x^{2}.\frac{\left ( e^{\frac{1}{x^{2}}}-1 \right )-\left ( \cos \frac{1}{x}-1 \right )}{\arctan x}=\underset{x\rightarrow +\propto }{lim}x^{2}.\frac{\frac{1}{x^{2}}-\left ( -\frac{1}{2x^{2}} \right )}{\frac{\pi }{2}}=\frac{3}{\pi }$

tại sao $arctanx\sim \frac{\pi }{2}$ đáng lý nó phải là $\sim x$ chứ.. anh giải thích giùm e.... e cảm ơn


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Phuc Loi: 24-11-2016 - 12:14


#23
Phuc Loi

Phuc Loi

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 4 Bài viết

Ta có 

$\underset{x\rightarrow +\propto }{lim}x^{2}.\frac{e^{\frac{1}{x^{2}}}-\cos \frac{1}{x}}{\arctan x}=\underset{x\rightarrow +\propto }{lim}x^{2}.\frac{\left ( e^{\frac{1}{x^{2}}}-1 \right )-\left ( \cos \frac{1}{x}-1 \right )}{\arctan x}$

 

Khi $x\rightarrow +\propto$, ta có:

 

$\arctan x\sim \frac{\pi }{2}$

 

$e^{\frac{1}{x^{2}}}-1\sim \frac{1}{x^{2}}$    (vì $\frac{1}{x^{2}}\rightarrow 0$)

 

$\cos \frac{1}{x}-1\sim -\frac{1}{2}.\left ( \frac{1}{x} \right )^{2}=-\frac{1}{2x^{2}}$  (vì $\frac{1}{x}\rightarrow 0$)

 

Suy ra

$\underset{x\rightarrow +\propto }{lim}x^{2}.\frac{\left ( e^{\frac{1}{x^{2}}}-1 \right )-\left ( \cos \frac{1}{x}-1 \right )}{\arctan x}=\underset{x\rightarrow +\propto }{lim}x^{2}.\frac{\frac{1}{x^{2}}-\left ( -\frac{1}{2x^{2}} \right )}{\frac{\pi }{2}}=\frac{3}{\pi }$

tại sao $arctanx\sim \frac{\pi }{2}$ mà ko phải là $\sim x$ ... a giải thích giúp e với



#24
Phuc Loi

Phuc Loi

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 4 Bài viết

$\lim_{x\rightarrow o}= \left ( 1-cosx \right )cot^{^{2}}x$

giải giúp e... làm rõ ra dùm e luôn



#25
Nguyen Kieu Phuong

Nguyen Kieu Phuong

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 375 Bài viết

$\lim_{x\rightarrow o}= \left ( 1-cosx \right )cot^{^{2}}x$

giải giúp e... làm rõ ra dùm e luôn

$=\lim_{x\to 0}(1-cosx)\frac{cos^2x}{sin^2x}=\lim_{x\to 0}\frac{cos^2x}{1+cosx}=\frac{1}{2}$


Mọi người đều là thiên tài. Nếu bạn đánh giá một con cá bằng khả năng leo cây của nó thì cả đời nó sẽ sống mà tin rằng nó thật ngu ngốc.

 

Everybody is a genius. But if you judge a fish by its ability to climb a tree, it will live its whole life believing that it is stupid. 

                                                                                                                                                 - Albert Einstein-


#26
tunglamlqddb

tunglamlqddb

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 148 Bài viết

Dùng VCB tương đương như sau:
...........................
Khi $x\rightarrow 0$, ta có:

$sin5x\sim 5x$

$sin^{2}x\sim x^{2}$

$arcsin^{2}x\sim x^{2}$

Ta có:

$\underset{x\rightarrow 0}{lim}\frac{x-sin5x+x^{2}}{4x+arcsin^{2}x+x^{2}}=\underset{x\rightarrow 0}{lim}\frac{x-5x+x^{2}}{4x+x^{2}+x^{2}}=\underset{x\rightarrow 0}{lim}\frac{-4x}{4x}=-1$

............................
Trong bài giải có bước bỏ VCB bậc cao.


Anh ơi, em nghĩ là không được thay tương đuongw trong tông hiệu chứ nhỉ?

#27
vo van duc

vo van duc

    Thiếu úy

  • ĐHV Toán Cao cấp
  • 582 Bài viết

Anh ơi, em nghĩ là không được thay tương đuongw trong tông hiệu chứ nhỉ?

 

Việc thay VCB cho tổng hoặc hiệu là có thể làm được.

 

Tuy nhiên, phải hết sức thận trọng. Vì vậy mà có thầy nói không được thay VCB cho tổng và hiệu.

 

Cụ thể dưới đây là một số tổng kết của mình về vấn đề này rút ra từ các tài liệu chính là: Giải tích 1 - Jean Marie Monier và Phép tính vi tích phân - Phan Quốc Khánh.

 

Screenshot_2.png

Trở lại bài toán của mình thì có thể áp dụng toàn bộ bằng cách thay VCB tương đương như sau:

$$\lim_{x\rightarrow 0}\frac{x-\sin 5x+x^2}{4x+\arcsin^2x+x^2}\overset{(1)}{=}\lim_{x\rightarrow 0}\frac{x-\sin5x}{4x}\overset{(2)}{=}\lim_{x\rightarrow 0}\frac{x-5x}{4x}=-1$$

$(1)$: ta ngắt bỏ các vô cùng bé bậc cao (định lý 5.2.2 trong hình)

 

$(2)$: $x$ và $\sin5x$ là các vô cùng bé cùng bậc, không tương đương với nhau nên không vi phạm lưu ý thứ nhất trong hình, nên thay tương đương được.

 

Tất nhiên sau khi thực hiện xong bước 1 thì có thể lựa chọn cách khác (ví dụ như chia tử và mẫu cho x để đưa về giới hạn cơ bản) và không đụng chạm gì tới nội dung có phần hơi phức tạp như tôi vừa trình bày.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi vo van duc: 08-09-2017 - 23:07

Võ Văn Đức 17.gif       6.gif

 

 

 

 

 


#28
susu23

susu23

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 1 Bài viết

cho e hỏi bài này với ạ :icon6:

$\xrightarrow[X\rightarrow 0]{LIM}\frac{xsin(5x)}{(e^{x}-1)arcsin^{3}x}$

 

$\xrightarrow[x\rightarrow 0]{lim}(\frac{tan}{x})^{\frac{1}{7sin^{2}x}}$

 

 


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi susu23: 07-12-2018 - 16:21


#29
khkh

khkh

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 1 Bài viết

Kiểm tra các cặp sau có phải là vô cùng bé tương đương hay không

f(x) = e2x-ex
g(x) = sin (2x) − sin (x)    khi x → 0.
Mong được mọi người giúp ạ!!!


#30
Konstante

Konstante

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 103 Bài viết

 

Kiểm tra các cặp sau có phải là vô cùng bé tương đương hay không

f(x) = e2x-ex
g(x) = sin (2x) − sin (x)    khi x → 0.
Mong được mọi người giúp ạ!!!

 

Vì $\sin(y) = y + o(y)$ nên $g(x) = x + o(x)$ và vì $e^y = 1 + y + o(y)$ nên $f(x) = x + o(x)$. Do vậy $f \sim g$.



#31
xinhdepgiauten

xinhdepgiauten

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 2 Bài viết

Cho e hỏi bài này với ạ
Tìm  $\underset{x\to 0}{\lim}\frac{e^{2x}-1}{x(x+2)}$.
E cảm ơn


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi vo van duc: 30-10-2023 - 09:24


#32
vo van duc

vo van duc

    Thiếu úy

  • ĐHV Toán Cao cấp
  • 582 Bài viết

Cho e hỏi bài này với ạ
Tìm  $\underset{x\to 0}{\lim}\frac{e^{2x}-1}{x(x+2)}$.
E cảm ơn

 

$\underset{x\to 0}{\lim}\frac{e^{2x}-1}{x(x+2)}=\underset{x\to 0}{\lim}\frac{e^{2x}-1}{x^2+2x}=\underset{x\to 0}{\lim}\frac{2x}{2x}=1$

 

Trên tử thức, ta thay vô cùng bé tương đương; còn dưới mẫu thức, ta ngắt bỏ vô cùng bé bậc cao $x^2$.


Võ Văn Đức 17.gif       6.gif

 

 

 

 

 


#33
Thegooobs

Thegooobs

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 71 Bài viết

Giúp mình bài này với, dùng VCB tương đương :(

 

gUpouN1.gif

$$\ell=\lim_{x \to 0}\left(\dfrac{1}{x^3}-\dfrac{1}{\tan^3(x)}\right)=\lim_{x \to 0}\dfrac{\tan^3(x)-x^3}{x^3\tan^3(x)}$$

Đơn giản mẫu số bằng cách thế vô cùng bé tương đương sau:

$$x^3\tan^3(x) \stackrel{x \to 0}{\sim} x^6$$

Khi đó

$$\ell=\lim_{x \to 0}\dfrac{\tan^3(x)-x^3}{x^6}=\lim_{x \to 0}\dfrac{(\tan x -x)(\tan^2x+x\tan x+x^2)}{x^6}$$

Ta chứng minh được các cặp sau:

$$\tan x -x \stackrel{x \to 0}{\sim} \dfrac{1}{3}x^3$$ 

$$\tan^2x+x\tan x+x^2 \stackrel{x \to 0}{\sim} 3x^2$$

Nhân các vế lại ta được:

$$(\tan x -x)(\tan^2x+x\tan x+x^2) \stackrel{x \to 0}{\sim}x^5$$

Vậy 

$$\ell=\lim_{x \to 0}\dfrac{x^5}{x^6}=\lim_{x \to 0}\dfrac{1}{x}$$ 

Giới hạn $\lim_{x\to 0}\dfrac{1}{x}$ không tồn tại 

Vậy $\lim_{x \to 0}\left(\dfrac{1}{x^3}-\dfrac{1}{\tan^3(x)}\right)$ không tồn tại.

Qua đây ta thấy được

$$\tan^3(x)-x^3 \stackrel{x \to 0}{\sim} x^5$$

$$\tan (x)-x \stackrel{x\to 0}{\sim} \dfrac{1}{3}x^3$$

Vậy ta hoàn toàn có thể tìm một vô cùng bé tương đương cho hàm số

$$f(x)=\tan^n(x)-x^n$$ với $n$ là số nguyên dương


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Thegooobs: 23-02-2024 - 23:38

$$ \text{NDMTvĐA} \ \ f \sim g \Leftrightarrow g \sim f$$





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh