Đến nội dung

Hình ảnh

vật lí 10: Động lượng


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 8 trả lời

#1
pidollittle

pidollittle

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 132 Bài viết
Một chiếc xe có khối lượng $m_{1}$= 240 kg, chở một người có khối lượng $m_{2}$= 60 kg đang đi với vận tốc 1m/s.
Tìm vận tốc của xe khi người đó nhảy ra khỏi xe theo phương nằm ngang có hướng vuông góc với hướng chuyển động của xe với vận tốc 2m/s.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi pidollittle: 07-01-2013 - 22:31


#2
pidollittle

pidollittle

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 132 Bài viết
sorry, đáp số là 1 m/s bạn :))

#3
no matter what

no matter what

    Why not me

  • Thành viên
  • 397 Bài viết

sorry, đáp số là 1 m/s bạn :))

Giải
Coi hệ trên là hệ kín(nói thật là không phải coi mà hệ đó là hệ kín vì $\Delta t$ rất ngắn
(Bạn nên vẽ hình vào cho sướng mắt :) )
Theo dlbtdl ta có $(m_1+m_2)\overrightarrow{v_0}=m_1\overrightarrow{v_1}+m_2\overrightarrow{v_2}$
Trong đó vo là vận tốc trước khi nhảy(của người+xe),v1 là vận tốc người nhảy,v2 là vận tốc xe
chiếu cí công thức trên lên phương chuyển động làm mất tích $m_1\overrightarrow{v_1}$ (do mất v1 vì v1 vuông góc với phương ngang-phương chiếu)
thay số vào công thức sau khi chiếu là xong thôi :icon6:

#4
no matter what

no matter what

    Why not me

  • Thành viên
  • 397 Bài viết

theo lời của bạn này thì thay số vào vận tốc đâu phải là 1m/s.
tổng 2 khối lượng là 300 chứ

dấp số của anh là đúng rồi ạ ,cách của em cũng không sai

#5
anhxuanfarastar

anhxuanfarastar

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 368 Bài viết

Giải
Coi hệ trên là hệ kín(nói thật là không phải coi mà hệ đó là hệ kín vì $\Delta t$ rất ngắn
(Bạn nên vẽ hình vào cho sướng mắt :) )
Theo dlbtdl ta có $(m_1+m_2)\overrightarrow{v_0}=m_1\overrightarrow{v_1}+m_2\overrightarrow{v_2}$
Trong đó vo là vận tốc trước khi nhảy(của người+xe),v1 là vận tốc người nhảy,v2 là vận tốc xe
chiếu cí công thức trên lên phương chuyển động làm mất tích $m_1\overrightarrow{v_1}$ (do mất v1 vì v1 vuông góc với phương ngang-phương chiếu)
thay số vào công thức sau khi chiếu là xong thôi :icon6:

Trong bài của bạn có một số trục trặc nhỏ sau:
Bạn chưa chọn hệ quy chiếu, ở bài này việc chọn HQC là rất quan trọng vì người nhảy ra theo phương ngang so với xe mà xe có vận tốc nên vận tốc của người so với đất sẽ tạo một góc nào đó...Nên phải chiếu phương trình của bạn lên hệ truc Oxy...

INTELLIGENCE IS THE ABILITY TO ADAPT TO CHANGE !!!


#6
no matter what

no matter what

    Why not me

  • Thành viên
  • 397 Bài viết

Trong bài của bạn có một số trục trặc nhỏ sau:
Bạn chưa chọn hệ quy chiếu, ở bài này việc chọn HQC là rất quan trọng vì người nhảy ra theo phương ngang so với xe mà xe có vận tốc nên vận tốc của người so với đất sẽ tạo một góc nào đó...Nên phải chiếu phương trình của bạn lên hệ truc Oxy...

Mình chẳng hiểu ý bạn là gì ?Hệ quy chiếu chỉ có 2 loại là hệ quy chiếu quán tính và phi quán tính,mà cái đó không chọn dc mà phải tùy theo đề bài
Hướng dương là hướng chuyển động và việc chiếu cũng không mấy khó khăn-bạn có thể đọc lại bài 1 lần nữa trước khi bình luận ?

#7
anhxuanfarastar

anhxuanfarastar

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 368 Bài viết

Mình chẳng hiểu ý bạn là gì ?Hệ quy chiếu chỉ có 2 loại là hệ quy chiếu quán tính và phi quán tính,mà cái đó không chọn dc mà phải tùy theo đề bài
Hướng dương là hướng chuyển động và việc chiếu cũng không mấy khó khăn-bạn có thể đọc lại bài 1 lần nữa trước khi bình luận ?

Thế này nhé. Nếu ta chọn HQC gắn với xe, theo đề bài thì người nhảy ra với phương vuông góc với xe. Và chắc chắn sẽ có lực quán tính tác dụng lên cả người và xe vì đây là HQC phi quán tính. Khi chọn HQC gắn với TD nghĩa là HQC quán tính thì theo công thức cộng vận tốc ta thấy vector vận tốc của người sẽ lập một góc <90 độ so với hướng chuyển động của xe...Những bài toán về BTDL ta thường gắn bài toán với HQC quán tính vì nó tổng quát và đơn giản hơn... Mình nói vậy chắc bạn cũng hiểu sơ sơ nhỉ !!! :lol:

INTELLIGENCE IS THE ABILITY TO ADAPT TO CHANGE !!!


#8
no matter what

no matter what

    Why not me

  • Thành viên
  • 397 Bài viết

Thế này nhé. Nếu ta chọn HQC gắn với xe, theo đề bài thì người nhảy ra với phương vuông góc với xe. Và chắc chắn sẽ có lực quán tính tác dụng lên cả người và xe vì đây là HQC phi quán tính. Khi chọn HQC gắn với TD nghĩa là HQC quán tính thì theo công thức cộng vận tốc ta thấy vector vận tốc của người sẽ lập một góc <90 độ so với hướng chuyển động của xe...Những bài toán về BTDL ta thường gắn bài toán với HQC quán tính vì nó tổng quát và đơn giản hơn... Mình nói vậy chắc bạn cũng hiểu sơ sơ nhỉ !!! :lol:

thật sự mình chả hiểu gì cả,trình hẹp hòi qúa :) mà đây là hệ kín giải bằng bảo toàn thì liên quan gì tới hệ quy chiếu nhỉ,nếu cảm thấy lời giải mình khó hiểu quá thì bạn có thể mở SGK nâng câo vật lí 10 ra đọc cũng khá dễ hiểu đó ,nếu khó hiểu thì đọc SGK cũng được ,chắc cũng có
VỚI BÀI NÀY TA CHỈ QUAN TÂM TỚI HỆ KÍN ĐANG XÉT ,CHIỀU DƯƠNG VÀ HƯỚNG ĐỂ CHIẾU VECTO LÀ DC

#9
barcavodich

barcavodich

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 449 Bài viết
tất cả các vector đều phải gắn với vận tốc tuyệt đối như đường ray hoặc mặt đường
nên cứ áp dụng ĐLBTĐL 1 cách cẩn thận thôi chú ý cả chiều của vector nữa là được ~O)

[topic2=''][/topic2]Music makes life more meaningful





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh