Đến nội dung

Hình ảnh

Topic ôn thi HSG lớp 10 Đồng Bằng Bắc Bộ và Olympic 30-4


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 54 trả lời

#41
Juliel

Juliel

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1240 Bài viết

Bài 19 : Cho các số dương $a,b,c$ thỏa mãn $a^{2}+b^{2}+c^{2}+abc=4$. Chứng minh rằng :

$$a\sqrt{4-a^2}+a\sqrt{4-b^2}+a\sqrt{4-a^2}\leq 3\sqrt{3}$$

Ta đổi biến $a=2x,b=2y,c=2z$ thì giả thiết trở thành : 

$x^2+y^2+z^2+2xyz=1$ 

Và cần chứng minh :

$$x\sqrt{1-x^2}+y\sqrt{1-y^2}+z\sqrt{1-z^2}\leq \dfrac{3\sqrt{3}}{4}$$

Đổi biến lượng giác : 

$x=cosA,y=cosB,z=cosC,\;A+B+C=\pi$ thì cần chứng minh :

$$sinA.cosA+sinB.cosB+sinC.cosC\leq \dfrac{3\sqrt{3}}{4}$$

Chú ý rằng hai dãy $\left ( sinA,sinB,sinC \right ),(cosA,cosB,cosC)$ là ngược chiều. Áp dụng BĐT $Tchebyshev$ ta được :

$$sinA.cosA+sinB.cosB+sinC.cosC\leq \dfrac{1}{3}(sinA+sinB+sinC)(cosA+cosB+cosC)\leq \dfrac{1}{3}.\dfrac{3\sqrt{3}}{2}.\dfrac{3}{2}=\dfrac{3\sqrt{3}}{4}$$

Đây là điều cần chứng minh.


Đừng rời xa tôi vì tôi lỡ yêu người mất rồi !
 

Welcome to My Facebook !


#42
shinichigl

shinichigl

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 135 Bài viết

Bài 23 : Tìm tất cả các hàm số $f:\mathbb{Q}^+\rightarrow \mathbb{Q}^+$ và thỏa mãn :

$$\left\{\begin{matrix} f(x+1)=f(x)+1\\ f(x^5)=f^5(x)\\ \end{matrix}\right.,\;\forall x\in \mathbb{Q}^+$$

 

Bài 24 : Giải phương trình :

$$x=\sqrt[5]{11\sqrt[5]{11\sqrt[5]{11x+10}+10}+10}$$

Bài 24 phải là 4 lớp căn chứ.

Nếu là 4 lớp căn thì đặt $y=\sqrt[5]{11\sqrt[5]{11x+10}+10}$ để đưa về hệ đối xứng

$\left\{\begin{matrix} y=\sqrt[5]{11\sqrt[5]{11x+10}+10} & \\ x=\sqrt[5]{11\sqrt[5]{11y+10}+10}& \end{matrix}\right.$



#43
Juliel

Juliel

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1240 Bài viết

Bài 24 phải là 4 lớp căn chứ.

Nếu là 4 lớp căn thì đặt $y=\sqrt[5]{11\sqrt[5]{11x+10}+10}$ để đưa về hệ đối xứng

$\left\{\begin{matrix} y=\sqrt[5]{11\sqrt[5]{11x+10}+10} & \\ x=\sqrt[5]{11\sqrt[5]{11y+10}+10}& \end{matrix}\right.$

Đề không sai đâu bạn. 


Đừng rời xa tôi vì tôi lỡ yêu người mất rồi !
 

Welcome to My Facebook !


#44
davidhg1719

davidhg1719

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 13 Bài viết

Bài 24:

Đặt $y=\sqrt[5]{11x+10}; z=\sqrt[5]{11y+10}$ ta đưa được về hệ đối xứng 

$x^{5}=11z+10; 
y^{5}=11x+10; 
z^{5}=11y+10$
Lập luận suy ra được $x=y=z$
Giải phương trình $x^{5}=11x+10\leftrightarrow (x-1)(x+1)(x-2)(x^{2}+2x+5)=0$
Vậy $S=\left \{ -1;1;2 \right \}$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi davidhg1719: 30-03-2014 - 12:22


#45
davidhg1719

davidhg1719

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 13 Bài viết

Bài 25: Có thể phủ hình vuông có cạnh là 1cm bởi 3 đường tròn có bán kính là 1cm được hay không? giải thích?



#46
dangviethung

dangviethung

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 105 Bài viết

Bài 23 : Tìm tất cả các hàm số $f:\mathbb{Q}^+\rightarrow \mathbb{Q}^+$ và thỏa mãn :

$$\left\{\begin{matrix} f(x+1)=f(x)+1\\ f(x^5)=f^5(x)\\ \end{matrix}\right.,\;\forall x\in \mathbb{Q}^+$$

 

Bài 24 : Giải phương trình :

$$x=\sqrt[5]{11\sqrt[5]{11\sqrt[5]{11x+10}+10}+10}$$

Bài 23: 

Từ $f(x+1)=f(x)$ quy nạp ta đuợc: $f(x+n)=f(x)+n$ với mọi  $n\epsilon Z_{+}$

Đặt $r=\frac{p}{q}$, Xét :

$f((r+q^{4})^{5})=f^{5}(r+q^{4})=(f(r)+q^{4})^{5}$

Lại có: $f((r+q^{4})^{5})=f(r^{5}+5r^{4}q^{4}+10r^{3}q^{8}+10r^{2}q^{12}+5rq^{16}+q^{20})$

Từ đó ta suy ra f $f(x)=x$ với mọi $x\epsilon Q_{+}$



#47
caybutbixanh

caybutbixanh

    Trung úy

  • Thành viên
  • 888 Bài viết

Bất đẳng thức này là thuần nhất nên ta chuẩn hóa $a+b+c=1$. 

Bất đẳng thức cần chứng minh trở thành :

$$\dfrac{1+\sqrt{a}}{b+c}+\dfrac{1+\sqrt{b}}{c+a}+\dfrac{1+\sqrt{c}}{a+b}\geq \dfrac{9+3\sqrt{3}}{2}$$

Ta đổi biến $a=x^2,b=y^2,c=z^2$ thì $x^2+y^2+z^2=1$ và cần chứng minh :

$$\dfrac{1}{x^2+y^2}+\dfrac{1}{y^2+z^2}+\dfrac{1}{z^2+x^2}+\dfrac{x}{y^2+z^2}+\dfrac{y}{z^2+x^2}+\dfrac{z}{x^2+y^2}\geq \dfrac{9+3\sqrt{3}}{2}$$

Thật vậy, theo $AM-GM$

$$x(1-x^2)=x(1-x)(1+x)=\dfrac{1}{(2-\sqrt{3})(\sqrt{3}-1)}.(1-x)\left [ (2-\sqrt{3})+(2-\sqrt{3})x \right ].(\sqrt{3}-1)x\leq \dfrac{1}{(2-\sqrt{3})(\sqrt{3}-1)}.\left [ \dfrac{(1-x)+(2-\sqrt{3})+(2-\sqrt{3})x+(\sqrt{3}-1)x}{3} \right ]^3=\dfrac{2\sqrt{3}}{9}\Leftrightarrow \dfrac{x}{1-x^2}\geq \dfrac{3\sqrt{3}x^2}{2}\Leftrightarrow \dfrac{x}{y^2+z^2}\geq \dfrac{3\sqrt{3}x^2}{2}$$

Kéo theo :

$$\dfrac{x}{y^2+z^2}+\dfrac{y}{z^2+x^2}+\dfrac{z}{x^2+y^2}\geq \dfrac{3\sqrt{3}}{2}(x^2+y^2+z^2)=\dfrac{3\sqrt{3}}{2}\;\;\;\;(1)$$

Hơn nữa theo $Cauchy-Schwarz$ ta còn có :

$$\dfrac{1}{y^2+z^2}+\dfrac{1}{z^2+x^2}+\dfrac{1}{x^2+y^2}\geq \dfrac{9}{2(x^2+y^2+z^2)}=\dfrac{9}{2}\;\;\;(2)$$

Cộng vế theo vế $(1)(2)$ ta được điều phải chứng minh.

Cậu có thể cho mình biết cách cậu đưa trọng số vào AM-GM để đánh giá như trên được không ? Mình có đọc qua nhưng chưa hiểu cho lắm


KẺ MẠNH CHƯA CHẮC ĐÃ THẮNG



MÀ KẺ THẮNG MỚI CHÍNH LÀ KẺ MẠNH!.



(FRANZ BECKEN BAUER)




ÔN THI MÔN HÓA HỌC TẠI ĐÂY.


#48
Juliel

Juliel

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1240 Bài viết

Cậu có thể cho mình biết cách cậu đưa trọng số vào AM-GM để đánh giá như trên được không ? Mình có đọc qua nhưng chưa hiểu cho lắm

Có nhiều cách để đưa số vào như thế. Ở đây ta đã dự đoán được dấu bằng là $x=\dfrac{1}{\sqrt{3}}$

Ta chọn các tham số :

$$x(1-x^2)=ax(1-x)(b+bx).\dfrac{1}{ab}$$

Ý tưởng ở đây là áp dụng $AM-GM$ cho ba số $ax,1-x,b+bx$ thì điều kiện để xảy ra đẳng thức là $ax=1-x=b+bx$

Mà đẳng thức xảy ra khi $x=\dfrac{1}{\sqrt{3}}$ nên thay $x=\dfrac{1}{\sqrt{3}}$ vào hệ trên ta tìm được $a=-1+\sqrt{3},b=2-\sqrt{3}$ và chú ý khi đó $ax-x+bx=0$ nên sau khi đánh giá, biến $x$ sẽ mất.


Đừng rời xa tôi vì tôi lỡ yêu người mất rồi !
 

Welcome to My Facebook !


#49
davidhg1719

davidhg1719

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 13 Bài viết

Sắp thi Olympic 30-4 rồi. Chúc các bạn thi tốt nhé.

Mình xin góp 1 bài nho nhỏ  :lol:

Cho a, b, c là 3 số thực dương thỏa mãn $abc=1$. Tìm giá trị nhỏ nhất của:

$P=\frac{1}{a^{3}(b+c)}+\frac{1}{b^{3}(c+a)}+\frac{1}{c^{3}(a+b)}$



#50
Juliel

Juliel

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1240 Bài viết

Sắp thi Olympic 30-4 rồi. Chúc các bạn thi tốt nhé.

Mình xin góp 1 bài nho nhỏ  :lol:

Bài 26 : Cho a, b, c là 3 số thực dương thỏa mãn $abc=1$. Tìm giá trị nhỏ nhất của:

$P=\frac{1}{a^{3}(b+c)}+\frac{1}{b^{3}(c+a)}+\frac{1}{c^{3}(a+b)}$

Bài của bạn là bài $26$

Đổi biến $\left ( a,b,c \right )\rightarrow \left ( 1/x,1/y,1/z \right )$ thì $xyz=1$

Ta được :

$P=\dfrac{x^3yz}{y+z}+\dfrac{xy^3z}{z+x}+\dfrac{xyz^3}{x+y}=\dfrac{x^2}{y+z}+\dfrac{y^2}{z+x}+\dfrac{z^2}{x+y}\geq \dfrac{x+y+z}{2}\geq \dfrac{3}{2}$

 

Bài 27 : Cho các số dương $a,b,c$ thỏa mãn $a^3+b^3+c^3=1$. Chứng minh rằng :

$$\dfrac{1}{a^5(b^2+c^2)^2}+\dfrac{1}{b^5(c^2+a^2)^2}+\dfrac{1}{c^5(a^2+b^2)^2}\geq \dfrac{81}{4}$$


Đừng rời xa tôi vì tôi lỡ yêu người mất rồi !
 

Welcome to My Facebook !


#51
duongluan1998

duongluan1998

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 84 Bài viết

 

 

Bài 27 : Cho các số dương $a,b,c$ thỏa mãn $a^3+b^3+c^3=1$. Chứng minh rằng :

$$\dfrac{1}{a^5(b^2+c^2)^2}+\dfrac{1}{b^5(c^2+a^2)^2}+\dfrac{1}{c^5(a^2+b^2)^2}\geq \dfrac{81}{4}$$

P=$$\dfrac{1}{a^5(b^2+c^2)^2}+\dfrac{1}{b^5(c^2+a^2)^2}+\dfrac{1}{c^5(a^2+b^2)^2}\geq \dfrac{81}{4}$$

$$\sum \frac{1}{a^{3}(ab^{2}+ac^{2})^{2}}\geq \frac{9}{\sum a^{3}(ab^{2}+ac^{2})^{2}}$$

Mà ta có 

$2=a^{3}+b^{3}+b^{3}+c^{3}+c^{3}+a^{3}\geq 3(ab^{2}+ac^{2})$

Suy ra

$P\geq \frac{9}{\frac{4}{9}(\sum a^{3})}=\frac{81}{4}$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi duongluan1998: 03-04-2014 - 22:43


#52
mathandyou

mathandyou

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 171 Bài viết

Ủng hộ hai bài mai thi rồi. :D

Bài 28:Cho $a,b,c$ là các số thực dương.Chứng minh bất đẳng thức:

$(\dfrac{1}{a}+\dfrac{1}{b}+\dfrac{1}{c})(\dfrac{1}{a+1}+\dfrac{1}{b+1}+\dfrac{1}{c+1}) \geq \dfrac{9}{1+abc}$

Bài 29:Cho các số thực $a_1,a_2,..,a_n$ đồng thời thỏa mãn:$a_1+a_2+..+a_n \geq n$ và $a_1^2+a_2^2+..+a_n^2 \geq n^2$.

Chứng minh: $max$ {a_1,a_2,..,a_n} $\geq 2$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi mathandyou: 04-04-2014 - 10:39

:( ĐƯỜNG TƯƠNG LAI GẶP NHIỀU GIAN KHÓ..  :unsure:

:)ĐỪNG NẢN LÒNG HÃY CỐ GẮNG VƯỢT QUA. :lol:
@};- -Khải Hoàn-

#53
caybutbixanh

caybutbixanh

    Trung úy

  • Thành viên
  • 888 Bài viết

Lưới qua thấy có bài chưa giải nên giải luôn (sr đã để lâu)

 

Bài 22 : Cho ba số $a,b,c$ thỏa mãn :$\left\{\begin{matrix} (a-b+c)^{2}+2ab-8ac+2bc< 0\\ 5a-4b+5c< 0 \end{matrix}\right.$

Chứng minh rằng :$2005a-2004b+2005c< 0$

 

Giải :Từ giả thiết ta suy ra $a$ khác $0.$

Xét tam thức  $f(x)=a.x^{2}+b.x+c$

Ta để ý $(a-b+c)^{2}+2ab-8ac+2bc <0\Leftrightarrow (a-c)^{2}+b^{2}-4ac<0\\$

$\Leftrightarrow b^{2}-4ac<0\Rightarrow f(x)<0$
Hay $f(x)$ vô nghiệm
Giả sử $2005a-2004b+2005c\geq 0\Leftrightarrow 2000(a-b+c)\geq -(5a-4b+5c)>0\Rightarrow f(-1)> 0$
Mặt khác :$2005a-2004b+2005c\geq 0\Leftrightarrow 401(5a-4b+5c)\geq 400b\Leftrightarrow b\leq 0.\\$
$5a-4b+5c<0\Leftrightarrow 5(a+b+c)<9b\Rightarrow f(1)<0$
Tóm lại $f(1).f(-1)<0$ suy ra $f(x)$ có nghiệm (vô lý )
Vây ta có $dpcm$.
-----------------------------------------------------
p/s: Những bài dạng như trên dù cho số thế nào thì cũng có dùng chung phương pháp đó là sử dụng định lý đảo về dấu của tam thức bậc hai + các biến đổi đại số kéo léo (nhưng có chủ ý )

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi caybutbixanh: 04-04-2014 - 23:14

KẺ MẠNH CHƯA CHẮC ĐÃ THẮNG



MÀ KẺ THẮNG MỚI CHÍNH LÀ KẺ MẠNH!.



(FRANZ BECKEN BAUER)




ÔN THI MÔN HÓA HỌC TẠI ĐÂY.


#54
Kir

Kir

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 111 Bài viết

Bài 30: Cho abc=1

Tìm GTNN của: $\frac{1}{(a+b)^{3}}+\frac{1}{(b+c)^{3}}+\frac{1}{(c+a)^{3}}$


Kir - Kẻ lang thang giàu nhất thế giới


#55
nguyenthanhlam1

nguyenthanhlam1

    Lính mới

  • Thành viên
  • 5 Bài viết

ai giải bài 2 dùm cái






1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh