Đến nội dung

Hình ảnh

[Đề Thi Thử ĐH] Chuyên Thái Nguyên - Lần 1

đề thi thử đại học

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 10 trả lời

#1
leminhansp

leminhansp

    $\text{Hâm hấp}$

  • Điều hành viên
  • 606 Bài viết
Xem online tại ĐÂY

Hãy tìm hiểu trước khi hỏi!
Hãy hỏi TẠI SAO thay vì hỏi NHƯ THẾ NÀO và thử cố gắng tự trả lời trước khi hỏi người khác!
Hãy chia sẻ với $\sqrt{\text{MF}}$ những gì bạn học được, hãy trao đổi với $\sqrt{\text{MF}}$ những vấn đề bạn còn băn khoăn!

 

Facebook: Cùng nhau học toán CoolMath

Website: Cungnhauhoctoan.com


#2
T M

T M

    Trung úy

  • Thành viên
  • 926 Bài viết

Xem online tại ĐÂY


Anh xem lại hộ em. Lỗi rồi ạ.
ĐCG !

#3
BoFaKe

BoFaKe

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 613 Bài viết
Sở giáo dục và đào tạo Thái Nguyên
Trường THPT chuyên Thái Nguyên.

Đề thi thử đại học môn toán khối $A$ năm 2013

Thời gian làm bài:180 phút

Phần chung cho tất cả các thí sinh (7 điểm)
Câu 1:(2 điểm)
Cho hàm số $y=x^{3}-3mx+2$ có đồ thị $(Cm)$ với $m$ là tham số.
1.Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số khi $m=1$.
2.Tìm tất cả các giá trị của $m$ để hàm số có cực trị và đường thẳng đi qua 2 điểm cực đại và cực tiểu của đồ thị hàm số $(Cm)$ cắt đường tròn $©:(x-1)^{2}+(y-2)^{2}=1$ tại 2 điểm phân biệt $A,B$ sao cho $AB=\frac{2}{5}$.
Câu 2:(2 điểm)
1.Giải hệ phương trình sau:$\left\{\begin{matrix} \sqrt{x+1}+\sqrt{y-1}=4 & & \\ \sqrt{x+6}+\sqrt{y+4}=6 & & \end{matrix}\right.$
2.Giải phương trình sau:
$\frac{1}{\tan x+\cot 2x}=\frac{\sqrt{2}(\cos x-\sin x)}{\cot x-1}$
Câu 3:(1 điểm)
Tìm:$\int \frac{x\ln (x+\sqrt{x^{2}+1})}{\sqrt{x^{2}+1}}dx$
Câu 4:(1 điểm)
Cho chóp $S.ABCD$ có $SA$ vuông góc với đáy,$ABCD$ là hình chữ nhật với $AB=3a\sqrt{2};BC= 3a$.Gọi $M$ là trung điểm của $CD$ và góc giữa $(ABCD$ và $(SBC)$ bằng $60^{0}$.Chứng mnih $(SBM)\perp (SAC)$ và tính thể tích tứ diện $SABM$.
Câu 5:(1 điểm)
Cho $a,b,c$ là các số dương thõa mãn điều kiện $a+b+c=1$.Chứng minh rằng:
$\frac{a+b}{\sqrt{ab+c}}+\frac{b+c}{\sqrt{bc+a}}+\frac{c+a}{\sqrt{ca+b}}\geq 3$
Phần riêng (3 điểm)Thí sinh chỉ được làm 1 trong 2 phần ($A$ hoặc $B$)
A theo chương trình chuẩn
Câu 6a:(2 điểm)
1.Trong mặt phẳng tọa độ $Oxy$,cho hình chữ nhật $ABCD$,biết $AB:x-2y-1=0;BD:x-7y+14=0$ và đường thẳng $AC$ đi qua điểm $M(2;1)$.Tìm tọa độ các đỉnh của hình chữ nhật $ABCD$.
2.Trong không gian với hệ trục tọddoooj $Oxyz$,cho mặt cầu $(S):x^{2}+y^{2}+z^{2}-2x+4y-6z+11=0$ và mặt phẳng $(\alpha ):2x+2y-z+17=0$.Viết phương trình mặt phẳng $(\beta )$ song song với $(\alpha )$ và cắt mặt cầu $(S)$ theo giao tuyến là đường tròn có chu vi bằng $6\pi$
Câu 7a:Giải phương trình:$(3+\sqrt{7})^{x^{2}+2x}+(3-\sqrt{7})^{x^{2}+2x}= 2^{\frac{x^{2}+2x+8}{2}}$
B.Theo chương trình nâng cao.
Câu 6b:(2 điểm)
1.Trong mặt phẳng tọa độ $Oxy$,cho đường tron$©:x^{2}+y^{2}-2x+4y-20=0$ và 2 đường thẳng $(d_{1}):2x-y+5=0;(d_{2}):x+2y=0$.Viết phương trình đường thẳng $(\Delta )$ tiếp xúc với đường tròn $©$ tại điểm $A$ và cắt $(d_{1});(d_{2})$ lần lượt tại $B;C$ sao cho $B$ là trung điểm của $AC$.
2.Giải phương trình:$\log _{5}(3+\sqrt{3^{x}+1})= \log _{4}(3^{x}+1)$
Câu 7b (1 điểm):Tìm hệ số của $x^{9}$ trong khai triển nhị thức Newton$(1-\sqrt{3}x)^{2n}$ biết rằng $\frac{2}{C_{n}^{2}}+\frac{14}{3C_{n}^{3}}= \frac{1}{n}$.

-----------------------------------
Tải ở đây :File gửi kèm  K2pi.Net---Chuyen Thai Nguyen.pdf   61.63K   285 Số lần tải

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi BoFaKe: 02-02-2013 - 16:43

~~~~~~~~~~~~~~Tiếc gì mà không click vào nút like mọi ngươì nhỉ ^0^~~~~~~~~~~~~~

#4
hoangtrong2305

hoangtrong2305

    Trảm phong minh chủ

  • Phó Quản lý Toán Ứng dụ
  • 861 Bài viết

Câu 2:(2 điểm)
1.Giải hệ phương trình sau:$\left\{\begin{matrix} \sqrt{x+1}+\sqrt{y-1}=4 & & \\ \sqrt{x+6}+\sqrt{y+4}=6 & & \end{matrix}\right.$


$\left\{\begin{matrix} \sqrt{x+1}+\sqrt{y-1}=4 & & \\ \sqrt{x+6}+\sqrt{y+4}=6 & & \end{matrix}\right.$

ĐK: $\left\{\begin{matrix} -1\leq x\leq 15\\ 1\leq y\leq 17 \end{matrix}\right.$

$\left\{\begin{matrix} \sqrt{x+1}+\sqrt{y-1}=4 & & \\ \sqrt{x+6}+\sqrt{y+4}=6 & & \end{matrix}\right.$

$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x=14+y-8\sqrt{y-1} & & \\ x=34+y-12\sqrt{y+4}& & \end{matrix}\right.$

$\Leftrightarrow 3\sqrt{y+4}-2\sqrt{y-1}=5$

$\Leftrightarrow 25y^{2}-614y+625=0$

$\Leftrightarrow ....................$

Toán học là ông vua của mọi ngành khoa học.

Albert Einstein

(1879-1955)

Hình đã gửi


-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Click xem Đạo hàm, Tích phân ứng dụng được gì?

và khám phá những ứng dụng trong cuộc sống


#5
hoangtrong2305

hoangtrong2305

    Trảm phong minh chủ

  • Phó Quản lý Toán Ứng dụ
  • 861 Bài viết

Câu 2:(2 điểm)
2.Giải phương trình sau:
$\frac{1}{\tan x+\cot 2x}=\frac{\sqrt{2}(\cos x-\sin x)}{\cot x-1}$


$\frac{1}{\tan x+\cot 2x}=\frac{\sqrt{2}(\cos x-\sin x)}{\cot x-1}$

ĐK:........................................

$\frac{1}{\tan x+\cot 2x}=\frac{\sqrt{2}(\cos x-\sin x)}{\cot x-1}$

$\Leftrightarrow \cot x-1=\sqrt{2}(\cos x-\sin x)(\tan x+\cot 2x)$

$\Leftrightarrow \frac{\cos x-\sin x}{\sin x}=\sqrt{2}(\cos x-\sin x)(\frac{1}{\sin 2x})$

$\Leftrightarrow \frac{\cos x-\sin x}{\sin x}(1-\frac{\sqrt{2}}{2\cos x})=0$

$\Leftrightarrow ................................$



Câu 3:(1 điểm)
Tìm:$\int \frac{x\ln (x+\sqrt{x^{2}+1})}{\sqrt{x^{2}+1}}dx$


Có ở đây

Bạn tự thay cận hộ mình nhá, (ngại)

\[I = \int {\frac{{xln(x + \sqrt {{x^2} + 1} )}}{{\sqrt {{x^2} + 1} }}} dx = \int {ln(x + \sqrt {{x^2} + 1} )} d\left( {\sqrt {{x^2} + 1} } \right)\]

\[I = \sqrt {{x^2} + 1} .ln(x + \sqrt {{x^2} + 1} ) - \int {\sqrt {{x^2} + 1} .d} \left( {ln\left( {x + \sqrt {{x^2} + 1} } \right)} \right)\]

\[I = \sqrt {{x^2} + 1} .ln(x + \sqrt {{x^2} + 1} ) - \int {\sqrt {{x^2} + 1} .\frac{1}{{\sqrt {{x^2} + 1} }}} dx\]

\[I = \sqrt {{x^2} + 1} .ln(x + \sqrt {{x^2} + 1} ) - x + const\]


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hoangtrong2305: 02-02-2013 - 04:20

Toán học là ông vua của mọi ngành khoa học.

Albert Einstein

(1879-1955)

Hình đã gửi


-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Click xem Đạo hàm, Tích phân ứng dụng được gì?

và khám phá những ứng dụng trong cuộc sống


#6
vo van duc

vo van duc

    Thiếu úy

  • ĐHV Toán Cao cấp
  • 582 Bài viết
Câu 2

$\left\{ \begin{matrix} \sqrt{x+1} + \sqrt{y-1}=4 & (1) \\ \sqrt{x+6} + \sqrt{y+4}=6 & (2) \end{matrix} \right.$

Điều kiện: ......

Cộng (1) và (2) ta có

$\begin{matrix} \sqrt{x+1} + \sqrt{x+6} + \sqrt{y-1} + \sqrt{y+4}=10 & (3) \end{matrix}$


Lấy (2) trừ (1) ta có0

$\sqrt{x+6} - \sqrt{x+1}+\sqrt{y+4} - \sqrt{y-1}=2$

$\Leftrightarrow \frac{5}{ \sqrt{x+1} + \sqrt{x+6}}+ \frac{5}{ \sqrt{y-1} + \sqrt{y+4}}=2$

$\Leftrightarrow \begin{matrix} \left ( \sqrt{x+1} + \sqrt{x+6} \right ) \left ( \sqrt{x+1} + \sqrt{x+6} \right )=25 & (4) \end{matrix}$

Đặt $\left\{ \begin{matrix} u=\sqrt{x+1} + \sqrt{x+6} > 0 \\ v=\sqrt{y-1} + \sqrt{y+4} > 0 \end{matrix} \right.$

Ta có hệ đối xứng loại I.

Các bạn tiếp tục nha!

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi vo van duc: 02-02-2013 - 11:01

Võ Văn Đức 17.gif       6.gif

 

 

 

 

 


#7
MIM

MIM

    KTS tương lai

  • Thành viên
  • 334 Bài viết

Câu 5:(1 điểm)
Cho $a,b,c$ là các số dương thõa mãn điều kiện $a+b+c=1$.Chứng minh rằng:
$\frac{a+b}{\sqrt{ab+c}}+\frac{b+c}{\sqrt{bc+a}}+\frac{c+a}{\sqrt{ca+b}}\geq 3$


Lời giải:


$\frac{a+b}{\sqrt{ab+c}}+\frac{b+c}{\sqrt{bc+a}}+\frac{c+a}{\sqrt{ca+b}}\geq 3$

$\Leftrightarrow \frac{a+b}{\sqrt{ab+c(a+b+c)}}+\frac{b+c}{\sqrt{bc+a(a+b+c)}}+\frac{c+a}{\sqrt{ca+b(a+b+c)}}\geq 3$

$\Leftrightarrow \frac{a+b}{\sqrt{(a+c)(b+c)}}+\frac{b+c}{\sqrt{(a+b)(a+c)}}+\frac{c+a}{\sqrt{(b+c)(b+a)}}\geq 3$

Đặt $x=\sqrt{a+b},y=\sqrt{b+c},z=\sqrt{c+a}$, BĐT trên

$\Leftrightarrow \frac{x^2}{yz}+\frac{y^2}{xz}+\frac{z^2}{xy}\geq 3$

Theo hệ quả BĐT Bunhiakovsky ta có:

$VT\geq \frac{(x+y+z)^2}{xy+yz+xz}$

Bây giờ ta chỉ cần chứng minh $\frac{(x+y+z)^2}{xy+yz+xz}\geq 3$ thì bài toán coi như ok.

Thật vậy:

$\frac{(x+y+z)^2}{xy+yz+xz}\geq 3$

$\Leftrightarrow x^2+y^2+z^2-xy-yz-xz\geq 0$

$\Leftrightarrow (x-y)^2+(y-z)^2+(z-x)^2\geq 0$ (BĐT luôn đúng)

Vậy, vấn đề đã được giải quyết. Dấu $"="$ xảy ra $\Leftrightarrow x=y=z=\frac{1}{3}$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi MIM: 02-02-2013 - 13:58


#8
hoangtrong2305

hoangtrong2305

    Trảm phong minh chủ

  • Phó Quản lý Toán Ứng dụ
  • 861 Bài viết

Câu 4:(1 điểm)
Cho chóp $S.ABCD$ có $SA$ vuông góc với đáy,$ABCD$ là hình chữ nhật với $AB=3a\sqrt{2};BC= 3a$.Gọi $M$ là trung điểm của $CD$ và góc giữa $(ABCD$ và $(SBC)$ bằng $60^{0}$.Chứng mnih $(SBM)\perp (SAC)$ và tính thể tích tứ diện $SABM$.


Ảnh chụp màn hình_2013-02-02_155253.png


Gọi $G$ là giao điểm $AC$ và $BM$

Xét $\Delta MCB \perp \widehat{C}$:

$\tan \widehat{MBC}=\frac{\sqrt{2}}{2}$ (1)

Xét $\Delta ABC \perp \widehat{B}$

$\tan \widehat{ACB}=\sqrt{2}$ (2)

$(1);(2)\Rightarrow \tan \widehat{MBC}.\tan\widehat{ACB}=1$

$\Leftrightarrow \sin\widehat{MBC}.\sin \widehat{ACB}=\cos\widehat{MBC}.\cos \widehat{ACB}$

$\Leftrightarrow \cos(\widehat{MBC}-\widehat{ACB})-\cos(\widehat{MBC}+\widehat{ACB})=\cos(\widehat{MBC}+\widehat{ACB})+\cos(\widehat{MBC}-\widehat{ACB})$

$\Leftrightarrow \cos(\widehat{MBC}+\widehat{ACB})=0$

$\Rightarrow \widehat{MBC}+\widehat{ACB}=90^{o}$

Xét $\Delta BGC$ có:

$\widehat{MBC}+\widehat{ACB}=90^{o}$

$\Leftrightarrow \widehat{BGC}=90^{o}$

$\Leftrightarrow BM \perp AC$ tại $G$

Mà $ BM \perp SA;(SA \perp (ABCD))$

$\Rightarrow BM \perp (SAC)$

$\Rightarrow (SBM) \perp (SAC)$



$S_{ABCM}=S_{\Delta ABM}+S_{BMC}$

$S_{ABCM}=\frac{(AB+CM).BC}{2}=\frac{27a^{2}\sqrt{2}}{4}$

$S_{\Delta BCM}=\frac{1}{2}.BC.CM=\frac{9a^{2}\sqrt{2}}{4}$

$\Rightarrow S_{\Delta ABM}=\frac{9a^{2}\sqrt{2}}{2}$

$SA=AB.\tan 60^{o}=3a\sqrt{6}$

$\Rightarrow V_{S.ABM}=\frac{1}{3}.SA.S_{\Delta ABM}=9a^{3}\sqrt{3}$

Toán học là ông vua của mọi ngành khoa học.

Albert Einstein

(1879-1955)

Hình đã gửi


-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Click xem Đạo hàm, Tích phân ứng dụng được gì?

và khám phá những ứng dụng trong cuộc sống


#9
vo van duc

vo van duc

    Thiếu úy

  • ĐHV Toán Cao cấp
  • 582 Bài viết
Câu 7.a

$(3+\sqrt{7})^{x^{2}+2x}+ (3-\sqrt{7})^{x^{2}+2x}=2^{\frac{x^{2}+2x+8}{2}}$

$\Leftrightarrow (3+\sqrt{7})^{x^{2}+2x}+ (3-\sqrt{7})^{x^{2}+2x}=16.2^{\frac{x^{2}+2x}{2}}$

$\Leftrightarrow \left ( \frac{3+\sqrt{7}}{\sqrt{2}} \right )^{x^{2}+2x}+ \left ( \frac{3-\sqrt{7}}{\sqrt{2}} \right )^{x^{2}+2x}=16$

Đặt $t= \left ( \frac{3+\sqrt{7}}{\sqrt{2}} \right )^{x^{2}+2x} > 0$

Phương trình trở thành:

$t+\frac{1}{t}=16$


$\Leftrightarrow t=8\pm3\sqrt{7}$


* Với $t =8+3\sqrt{7}$

$\Leftrightarrow \left ( \frac{3+\sqrt{7}}{\sqrt{2}} \right )^{x^{2}+2x}= \left ( \frac{3+\sqrt{7}}{\sqrt{2}} \right )^{2}$

$\Leftrightarrow x^{2}+2x=2$

$\Leftrightarrow x=-1\pm \sqrt{3}$

* Với $t =8-3\sqrt{7}$

$\Leftrightarrow \left ( \frac{3+\sqrt{7}}{\sqrt{2}} \right )^{x^{2}+2x}= \left ( \frac{3+\sqrt{7}}{\sqrt{2}} \right )^{-2}$

$\Leftrightarrow x^{2}+2x=-2$, không có nghiệm thực

Vậy phương trình có các nghiệm thực là $ -1\pm \sqrt{3}$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi vo van duc: 03-02-2013 - 08:23

  • MIM yêu thích

Võ Văn Đức 17.gif       6.gif

 

 

 

 

 


#10
vo van duc

vo van duc

    Thiếu úy

  • ĐHV Toán Cao cấp
  • 582 Bài viết
Câu 6b.2

$log_{5}\left ( 3+\sqrt{3^{x}+1} \right )=log_{4}\left ( 3^{x}+1 \right )$


Nhận xét: $x=1$ là một nghiệm của phương trình

Xét hàm số

$f(x)= log_{5}\left ( 3+\sqrt{3^{x}+1} \right ) - log_{4}\left ( 3^{x}+1 \right )$, với mọi $x\in \mathbb{R}$

$f^{'}(x)=\frac{3^{x}}{\sqrt{3^{x}+1}}.\left ( \frac{1}{2ln5}.\frac{1}{3+\sqrt{3^{x}+1}}-\frac{1}{ln4}.\frac{1}{\sqrt{3^{x}+1}} \right ) >0, \forall x\in \mathbb{R} $

Vì $\frac{ln4}{2ln5}.\frac{\sqrt{3^{x}+1}}{3+\sqrt{3^{x}+1}}<1, \forall x\in \mathbb{R} $

Vậy hàm $f(x)$ tăng với mọi $x\in \mathbb{R}$

Suy ra $x=1$ là nghiệm duy nhất của phương trình.

Võ Văn Đức 17.gif       6.gif

 

 

 

 

 


#11
vo van duc

vo van duc

    Thiếu úy

  • ĐHV Toán Cao cấp
  • 582 Bài viết

Câu 7b (1 điểm):Tìm hệ số của $x^{9}$ trong khai triển nhị thức Newton$(1-\sqrt{3}x)^{2n}$ biết rằng $\frac{2}{C_{n}^{2}}+\frac{14}{3C_{n}^{3}}= \frac{1}{n}$.


Ta có

$\frac{2}{C_{n}^{2}}+\frac{14}{3C_{n}^{3}}= \frac{1}{n}$

$\Leftrightarrow \frac{4}{n(n-1)}+ \frac{28}{n(n-1)(n-2)}= \frac{1}{n}$

$\Leftrightarrow \frac{4}{n-1}+ \frac{28}{(n-1)(n-2)}= 1$

$\Leftrightarrow n^{2}-7n-18=0$

$\Leftrightarrow n=9$ vì n là số nguyên dương

Suy ra

$(1-\sqrt{3}x)^{18}=\sum_{k=0}^{18}C_{18}^{k}.(-1)^{k}.(\sqrt{3})^{k}.x^{k}$

Vậy hệ số của $x^{9}$ là $-3938220\sqrt{3}$

  • MIM yêu thích

Võ Văn Đức 17.gif       6.gif

 

 

 

 

 






Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: đề thi thử đại học

1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh