Đến nội dung

Hình ảnh

Đề thi chọn đội tuyển Olympic 30/4 lớp 10 trường THPT chuyên Trần Hưng Đạo


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 7 trả lời

#1
ducthinh26032011

ducthinh26032011

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 290 Bài viết
Thời gian: 180 phút
Bài 1: Tìm $a,b,c$ là các số nguyên dương, trong đó a,b là các số nguyên tố, thỏa mãn phương trình sau:
$a(a+3)+b(b+3)=c(c+3)$

Bài 2: Giải phương trình:
$\sqrt[3]{3x-5}= 8x^3-36x^2+53x-25$

Bài 3: Cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn (O), gọi M, N, P lần lượt là giao điểm của AB CD, AD BC, AC BD. Chứng mình rằng bán kính đường tròn ngoại tiếp các tam giác OMN, ONP, OPM bằng nhau


Bài 4: Cho a,b,c >0 và thỏa mãn đẳng thức sau:
$\sum (\frac{a^5}{b+c}) = \frac{3}{2}$
Chứng minh $ab^2 + bc^2 + ca^2 \leq 3$
P/s:Tức quá,câu hình bỏ đã đành,câu pt cho k cũng k làm được,ức chế quá!! X((

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi ducthinh26032011: 20-02-2013 - 19:32

Hình đã gửi


#2
Primary

Primary

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 316 Bài viết
Bài 1:
Do $c$ nguyên nên $c^2\equiv 0$ (mod 3) hoặc $c^2\equiv 1$ (mod 3)
$\Rightarrow c(c+3)\equiv x$ (mod 3) với $x\in$ {$0;1$}
$\Rightarrow a(a+3)+b(b+3)\equiv y$ (mod 3) với $y\in$ {0,1,2}
Mà $\Rightarrow a(a+3)+a(a+3)\equiv a^2+b^2$ (mod 3)
Vì $a,b$ nguyên tố nên $a^2+b^2\equiv 2$ (mod 3)
Từ trên suy ra ít nhất một trong $a$ hoặc $b$ có giá trị là 3. Do $a,b$ có vai trò như nhau nên giả sử $a=3$ (*)
Khi đó: $18+b^2+3b=c^2+3c\Leftrightarrow (c-b)(b+c+3)=18$
Dễ dàng chứng minh được: $(b+c+3)-(c-b)\geq 7$. Từ đó ta rìm được cặp số $(b;c)$ là $(7;8);(2;4)$
Do (*) nên ta tìm được: $(a;b;c)=(3;7;8);(7;3;8);(3;2;4);(2;3;4)$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Primary: 21-02-2013 - 08:50


#3
phanquockhanh

phanquockhanh

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 310 Bài viết
Bài 2
$\sqrt[3]{3x-5}= 8x^3-36x^2+53x-25(1)$
$(1)\Leftrightarrow 3x-5+\sqrt[3]{3x-5}=(2x-3)^{3}+2x-3$
Xét hàm số:$f(t)=t^{3}+t$ trên R
Ta có:$f({t})'=3t^{2}+1> 0,\forall t\in \mathbb{R}\Rightarrow$ f(t) đồng biến trên R
Pt$\Leftrightarrow f(\sqrt[3]{3x-5})=f(2x-3 )\Leftrightarrow3x-5=(2x-3)^{3}\Leftrightarrow \left ( x-2 \right )(8x^{2}-20x^{2}+11)=0$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi phanquockhanh: 20-02-2013 - 19:56


#4
25 minutes

25 minutes

    Thành viên nổi bật 2015

  • Hiệp sỹ
  • 2795 Bài viết

Thời gian: 180 phút
Bài 1: Tìm $a,b,c$ là các số nguyên dương, trong đó a,b là các số nguyên tố, thỏa mãn phương trình sau:
$a(a+3)+b(b+3)=c(c+3)$

Bài 2: Giải phương trình:
$\sqrt[3]{3x-5}= 8x^3-36x^2+53x-25$

Bài 3: Cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn (O), gọi M, N, P lần lượt là giao điểm của AB CD, AD BC, AC BD. Chứng mình rằng bán kính đường tròn ngoại tiếp các tam giác OMN, ONP, OPM bằng nhau


Bài 4: Cho a,b,c >0 và thỏa mãn đẳng thức sau:
$\sum (\frac{a^5}{b+c}) = \frac{3}{2}$
Chứng minh $ab^2 + bc^2 + ca^2 \leq 3$
P/s:Tức quá,câu hình bỏ đã đành,câu pt cho k cũng k làm được,ức chế quá!! X((

Ta sẽ chứng minh bằng phản chứng
Giả sử $ab^2+bc^2+ca^2 \geq 3$, ta sẽ chứng minh $\sum \frac{a^5}{b+c} \geq \frac{3}{2}$
Do vai trò của $a,b,c$ là như nhau nên ta giả sử $a \geqb \geq c$
$\Rightarrow \left\{\begin{matrix}
a^4 \geq b^4 \geq c^4\\\frac{a}{b+c}\geq \frac{b}{a+c} \geq \frac{c}{a+b}

\end{matrix}\right.$
Áp dụng Chebyshev ta có $\sum \frac{a^5}{b+c}= \sum \frac{a}{b+c}.a^4\geq \frac{a^4+b^4+c^4}{3}.\sum \frac{a}{b+c}\geq \frac{a^4+b^4+c^4}{2}$
( bđt Nesbit )
Áp dụng AM-GM ta lại có $a^4+b^4+b^4+1 \geq 4ab^2\Rightarrow 3(a^4+b^4+c^4)+3 \geq 4(ab^2+bc^2+ca^2) \geq 12$
$\Rightarrow a^4+b^4+c^4 \geq 3$
Do đó $\sum \frac{a^5}{b+c} \geq \frac{a^4+b^4+c^4}{2} \geq \frac{3}{2}$
Vậy ta có đpcm ?

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Tran Hoang Anh Arsenal: 20-02-2013 - 20:31

Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn.



Thảo luận BĐT ôn thi Đại học tại đây


#5
N H Tu prince

N H Tu prince

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 388 Bài viết

Bài 2: Giải phương trình:
$\sqrt[3]{3x-5}= 8x^3-36x^2+53x-25$

Cách khác: Đặt $\sqrt[3]{3x-5}=2y-3$ ta có hệ
$\left\{\begin{matrix}8x^3 - 36x^2 + 53x - 25 = 2y - 3 \\8y^3 - 36y^2 + 53y - 25 = 3x - y - 3 \end{matrix}\right.$
Cách giải hệ trên giống cách giải hệ đối xứng loại II

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hoangngocbao1997: 20-02-2013 - 20:22

Link

 


#6
nqthanh123

nqthanh123

    Lính mới

  • Thành viên
  • 4 Bài viết

Thời gian: 180 phút
Bài 1: Tìm $a,b,c$ là các số nguyên dương, trong đó a,b là các số nguyên tố, thỏa mãn phương trình sau:
$a(a+3)+b(b+3)=c(c+3)$

Bài 2: Giải phương trình:
$\sqrt[3]{3x-5}= 8x^3-36x^2+53x-25$

Bài 3: Cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn (O), gọi M, N, P lần lượt là giao điểm của AB CD, AD BC, AC BD. Chứng mình rằng bán kính đường tròn ngoại tiếp các tam giác OMN, ONP, OPM bằng nhau


Bài 4: Cho a,b,c >0 và thỏa mãn đẳng thức sau:
$\sum (\frac{a^5}{b+c}) = \frac{3}{2}$
Chứng minh $ab^2 + bc^2 + ca^2 \leq 3$
P/s:Tức quá,câu hình bỏ đã đành,câu pt cho k cũng k làm được,ức chế quá!! X((

Câu 3: Sử dụng tỉ số kép để chứng minh rằng O là trực tâm của tam giác MNP.

Câu 4: Theo bất đẳng thức Schur ta có:
$(3\sum a^3)^2\geq (2\sum a^3 +3abc)^2\geq (a^2+b^2+c^2)^2(a+b+c)^2\geq 3(ab+bc+ca)^3$ (1)

Mặt khác ta chứng mình được $a^3+ b^3+ c^3 \geq ab^2+ bc^2 + ca^2$
Suy ra $\left ( \frac{3}{2} \right )^3 \geq \left ( \frac{(\sum a^3)^2}{2\sum ab}\right )^3 \geq \frac{\left ( \sum a^3 \right )^4}{24} \geq \frac{1}{24}(ab^2+ bc^2 +ca^2)^4$
dpcm

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nqthanh123: 20-02-2013 - 21:48


#7
ilovemath97

ilovemath97

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 32 Bài viết

Thời gian: 180 phút
Bài 1: Tìm $a,b,c$ là các số nguyên dương, trong đó a,b là các số nguyên tố, thỏa mãn phương trình sau:
$a(a+3)+b(b+3)=c(c+3)$

Bài 2: Giải phương trình:
$\sqrt[3]{3x-5}= 8x^3-36x^2+53x-25$

Bài 3: Cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn (O), gọi M, N, P lần lượt là giao điểm của AB CD, AD BC, AC BD. Chứng mình rằng bán kính đường tròn ngoại tiếp các tam giác OMN, ONP, OPM bằng nhau


Bài 4: Cho a,b,c >0 và thỏa mãn đẳng thức sau:
$\sum (\frac{a^5}{b+c}) = \frac{3}{2}$
Chứng minh $ab^2 + bc^2 + ca^2 \leq 3$
P/s:Tức quá,câu hình bỏ đã đành,câu pt cho k cũng k làm được,ức chế quá!! X((

Bài hình giải như sau:
Ta sử dụng 1 bổ đề, đó là định lí BROKARD
Định lí Brokard: Cho tứ giác $ABCD$ nội tiếp đường tròn $(O)$, Gọi $M,N,P$ là các giao điểm của:$AB$ và $CD$ ; $AD$ và $BC$; $AC$ và $BD$. Khi đó $O$ là trực tâm của tam giác $MNP$

C/m định lí:
Gọi $I,K$ lần lượt là giao điểm của $MP$ với $BC$ và $AD$
Xét cực và đối cực đối với $(O)$:
Ta có $(NKAD)=-1$ nên đường đối cực của $N$ qua $K$
Qua phép chiếu xuyên tâm $M$, ta cũng có $(NIBC)=-1$ nên đường đối cực của $N$ qua$I$
Từ đó $IK$ chính là đường đối cực của $N$
Do đó, $ON$ vuống góc $KI$, hay $ON$ vuông góc $MP$
Hoàn toàn tương tự, ta c/m đc $OM$ vuông góc $NP$
Và do vây, $O$ là trực tâm của tam giác $MNP$, bổ đề đã đc c/m hoàn tất

Quay lại bài toán, gọi$R1,R2,R3$ lần lượt là các bán kính của $(OPN),(OPM),(OMN)$
Trc hết ta chứng minh $R1=R2$
Thật vậy, có $2\times R1=\frac{OP}{sin\angle ONP}$ ; $2\times R2=\frac{OP}{sin\angle OMP}$
Mà từ $NP$ vuông góc $OM$; $MP$ vuông góc $ON$, ta suy ra đc

$\angle ONP=\angle OMP$, Từ đó $R1=R2$
Ta chứng minh $R1=R3$
Có $2\times R1=\frac{ON}{sin\angle OPN}$ ; $2\times R3=\frac{ON}{sin\angle OMN}$
Từ $OP$ vuông góc $MN$, $NP$ vuông góc $OM$, ta có ngay $sin\angle OPN=sin\angle OMN$(2 góc bù nhau sin bằng nhau)
Từ đó có $R1=R3$
Vậy ta đã chứng minh đc $R1=R2=R3$ nên có đpcm

Hình gửi kèm

  • untitled123.JPG

VMO 2014 đánh dấu chuỗi ngày buồn vì thất bại. Không sao cả! VMO 2015 đợi mình nhé


#8
Sagittarius912

Sagittarius912

    Trung úy

  • Thành viên
  • 776 Bài viết

Bài 4: Cho a,b,c >0 và thỏa mãn đẳng thức sau:
$\sum (\frac{a^5}{b+c}) = \frac{3}{2}$
Chứng minh $ab^2 + bc^2 + ca^2 \leq 3$


Sử dụng bdt Chebyshev:

$\sum (\frac{a^{5}}{b+c})\ge\frac{1}{3} (\sum a^{4})(\sum \frac{a}{{b+c}})$

Mặt khác theo bdt Nesbit

$\sum \frac{a}{b+c}\ge \frac{3}{2}$


$\Rightarrow a^{4}+b^{4}+c^{4}\le 3$

Sử dụng Cauchy-Shwarz:

$(\sum a^{4})(1+1+1)\ge (\sum a^{2})^{2}$


$\Rightarrow \sum a^{2}\le 3$

Lại sử dụng Cauchy_Schwarz tiếp

$(\sum ab^{2})^{2}\le (\sum a^{4})(\sum a^{2})\le 3.3$


=> dpcm


Dấu = xảy ra khi $a=b=c=1$






1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh